intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thức ăn Vật nuôi

Chia sẻ: Hwang Ni | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

198
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Khái niệm thức ăn vật nuôi? Mối quan hệ giữa thức ăn chăn nuôi và thực phẩm cho con người? "Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh v ật, khoáng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thức ăn Vật nuôi

  1. Câu 1: Khái niệm thức ăn vật nuôi? Mối quan hệ giữa thức ăn chăn nuôi và thực phẩm cho con người? "Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh v ật, khoáng vật, những sản phẩm hoá học, công nghệ sinh học …, nh ững s ản ph ẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khoẻ mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài" Mối quan hệ giữa thức ăn chăn nuôi và thực phẩm cho con người? • Sản phẩm chăn nuôi là nguồn thực phẩm quan trọng của con ngươờ. Muốn cho sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao thì thức ăn chăn nuôi ph ải cung c ấp đ ầy đ ủ c ả về số lượng và chất lượng. Thức ăn chăn nuôi tốt thì sản phẩm chăn nuôi tốt và ngược lại. Ví d ụ: Vào mùa đông thiếu cỏ, bò sữa phải ăn cỏ khô, sữa bò trong mùa này thường nghèo caroten hơn sữa mùa mưa, nếu trẻ uống sữa loại này trẻ sẽ bị thiếu vitamin A và caroten. Cây cỏ ở vùng núi thường thiếu iot, tỉ lệ bệnh bướu cổ (do thiếu I) của người sống ở vùng núi thường cao hơn vùng ven biển. Mặt khác, khi thức ăn gia súc bị nhiễm các chất độc hại nh ư thuốc trừ sâu, thu ốc diệt cỏ, các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, asen… thì các chất này tích tụ l ại trong sản phẩm chăn nuôi và cuối cùng đi vào cơ thể con người. Như vậy giữa thức ăn chăn nuôi và thực phẩm có mối quan h ệ mật thi ết. N ếu người chăn nuôi chạy theo lợi nhuận đơn thuần tang năng suất s ản ph ẩn chăn nuôi b ằng mọi cách không tính đến tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng nh ư các hoá chất độc hại dung để kích thích tăng trọng, kích thích ti ết s ữa ho ặc đ ẻ tr ứng thì s ẽ có h ại cho toàn XH. Vì vậy giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm phải bắt đầu từ chuồng nuôi và thức ăn chăn nuôi. Câu 2: Protein thô là gì? Hợp chất N phi Protein gồm những phần nào? Vai trò dinh dưỡng của Protein đối với động vật nuôi ?
  2. Về mặt dinh dưỡng, người ta gọi tất cả các chất chứa N là protein thô, trong protein thô có protein thuần và hợp chất chứa N phi protein. - Hợp chất chứa N phi protein bao gồm các axit amin tự do, các sản phâẩ phân giải protein như urê, axit uric, purin, pirimidin, nitrat, nitrit,… các hoạt ch ất sinh ch ứa N nh ư một số vitamin và hocmon. Hợp chất N phi protein có nhiều trong thức ăn xanh hơn thức ăn hạt và đặc biệt có nhiều trong thức ăn ủ xanh. Vai trò dinh dưỡng của Protein đối với động vật nuôi: • - Protein là thành phần của các chất xúc tác enzym, nhờ enzym tốc độ phản ứng có thể tăng lên tới 1012 lần - Là thành phần của các chất vận chuyển (protein vận tải) như hemoglobin, vận chuyển oxi và khí cacbonic trong quá trình hô hấp. - Tham gia chức năng cơ học như collgen trong xương, răng; chức năng v ận đ ộng như co cơ. - Tham gia chức năng bảo vệ trong thành phần của các kháng thể - Tham gia chức năng thông tin trong các protein thị giác (như rbodopsin) - Protein cũng là nguồn năng lượng của cơ th ể, 1 g protein khi oxi hoá cho ra 4,5 Kcal. Khi thiếu protein trong khẩu phần, con vật non gầy yếu, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh đường tiêu hoá và hô hấp, sinh sản ch ậm động dục, tỉ l ệ th ụ thai kém, thai phát tri ển chậm, con đẻ ra yếu; gia cầm đẻ ít trứng, trứng nhỏ, tỉ lệ nở của trứng cũng giảm. Thí nghiệm trên con lợn con với khẩu phần 12% protein, lợn chỉ tăng trọng 490g/ngày trong khi khẩu phần 16% protein thì lợn tăng trọng 690g/ngày. Khi thừa protein so với nhu cầu cũng có hại, so với nhu c ầu thì th ấy l ợn gi ảm ăn, lông da thô, ỉa chảy và giảm thể trọng. Câu 3: Các biện pháp nâng cao chất lượng protein thức ăn? Có ba biện pháp để nâng cao chất lượng protein khẩu phần: + Phối hợp nhiều loại thức ăn trong khẩu phần: Khi có nhi ều lo ại th ức ăn trong khẩu phần thì các axit amin của thức ăn này sẽ bổ sung cho axit amin của thức ăn khác. Ví dụ: Một thí nghiệm trên lợn thịt với 2 kh ẩu ph ần, kh ẩu ph ần 1 ch ỉ có ngô và khô đỗ tương, khẩu phần 2 ngoài ngô và đỗ tương cho lợn giai đo ạn 25 - 60kg và 60kg - gi ết thịt). Lợn ăn khẩu phần 1 và 2 đã tăng trọng 484 và 573 g/ngày. + Xử lí nhiệt đối với hạt họ đậu: Trong hạt họ đậu có các chất kháng dinh dưỡng như cá chất ức ch ế enzym tripsin và chimotripsin, lectin (còn gọi là hemaglutinin), axit phytic, goitrogen … Một số ch ất kháng dinh dưỡng có thể bị nhiệt phá huỷ trong quá trình chế biến. Nhờ vậy tăng đ ược t ỉ l ệ tiêu hoá hấp thụ protein cũng như chất lượng protein thức ăn. + Bổ sung axit amin công nghiệp: Axit amin công nghiệp được sản xuất bằng con đường vi sinh v ật hoặc hoá h ọc. Ngày nay đã có 3 loại axit amin công nghiệp bán trên th ị trường, đó là lysin, metiomin, treonin và tryptophan.
  3. Khi bổ sung axit amin người ta chỉ bổ sung axit amin hạn chế. Câu 4: Kể tên các nguyên tố đa lượng và vi lương có vai trò dinh dưỡng đối với động vật? - Những chất khoáng có số lượng lớn được tính theo g/kg hoặc % gọi là khoáng đa lượng: Canxi, phospho, magie, natri, kali, clo - Những chất khoáng có số lượng nhỏ được tính bằng mg/kg hay ppm g ọi là khoáng vi lượng: Coban, đồng, Fluor, sắt, mangan, selen, kẽm… Câu 5: Vai trò dinh dưỡng của Ca, P, Na, K, Cl đối với động vật? + Canxi và phospho (Ca, P) - Trong cơ thể Ca chiếm 1,3 đến 1,8% và P chiếm 0,8 đến 1% khối lượng. Ca và P có một vai trò chung là thành phần cấu tạo bộ xương. Nếu kh ẩu ph ần ăn thiếu hai chất khoáng này bộ xương sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên. Con v ật non th ị b ị mềm xương, con vật trưởng thành thì bị loãng xương. Ca còn tham gia vào quá trình đông máu P là thành phần của phospholipit, phosphoprotein (cấu t ạo màng t ế bào), axit nucleic (trong nhân tế bào), tham gia thành phần của hợp chất dự trữ năng lượng như ATP. Do giữ những vai trò quan trọng như trên nên khi thiếu Ca và P trong kh ẩu ph ần, động vật đang sinh trưởng sẽ chậm lớn, còi cọc, gầy yếu; động vật sinh sản sẽ ch ậm động dục, đậu thai kém; gia cầm đẻ trứng sẽ giảm sản lượng trứng, gi ảm ch ất l ượng v ỏ trứng (mỏng vỏ, vỏ sần sùi, dễ vỡ); động vật tiết sữa s ẽ giảm s ản l ượng s ữa và khi nguồn dự trữ Ca và P trong xương bị cạn kiệt thì không còn khả năng sinh sản, tuổi s ản xuất bị rút ngắn lại. Khẩu phần loài nhai lại thường thiếu P, khẩu phần gia cầm thường thiếu Ca. Th ức ăn thực vật nghèo Ca và P hơn thức ăn động vật. + Magie (Mg): - Trong xương Mg chiếm 0,5-0,7%, lượng Mg trong xương chiếm khoảng 1/2 lượng Mg trong cơ thể. - Mg còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phosphoryl oxi hoá, quá trình t ạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Thiếu Mg xảy ra hiện tượng co giật (tetanos" khi hàm lượng Mg trong máu giảm thấp. Thức ăn cho lợn và gia cầm thường có nhiều Mg. + Natri, kali và clo (Na, K, Cl) Na, K và Cl là chất điện giải, khi cơ th ể mất nước (do mất máu, ỉa ch ảy, nôn …) s ẽ mất chất điện giải, cân bằng áp suất thẩm thấu giữa trong và ngoài t ế bào b ị r ối lo ạn, con vật có thể chết. Thiếu Na và Cl trong khẩu phần làm giảm tính ham ăn, con vật sút cân, gầy y ếu và giảm sức sản xuất (giảm sản lượng sữa ở con vật tiết sữa). Tuy nhiên kh ẩu phần th ừa Na và Cl thì lại gây độc. Thiếu K không xảy ra trong thực tế.
  4. Câu 6: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thể hiện ở những chỉ tiêu nào? Đây là một phương pháp quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn. + Xác định chất khô: Sấy mẫu thức ăn trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 0C cho đến khi khối lượng mẫu thức ăn không đổi (thường sấy 4-8 giờ tuỳ thuộc vào độ ẩm c ủa th ức ăn). + Xác định tro hay khoáng toàn phần: Đốt mẫu trong lò nung ở nhiệt độ 6000C trong thời gian 2 giờ, cân xác định khối lượng tro còn lại. + Xác định protein thô: Phương pháp cổ điển nhất là phương pháp Kjeldahl. Trong phương pháp này người ta chưng mẫu thức ăn bằng axit sunphuric đậm đặc để chuy ển tất cả N của mẫu thành (NH4)2SO4. Tiếp theo là giải phóng NH3 khỏi muối sunphat amonium (dùng NaOH), rồi định lượng N của NH3. Protein thô của mẫu = N x 6,25 + Xác định chất béo thô: Dùng ether ethylic để hoà tan tất cả các chất tan trong ether của mẫu thức ăn, rồi làm ether bay hơi. Cân khối lượng phần còn lại, đó là chất béo thô. + Xác định xơ thô: Phương pháp Weede. Nguyên tắc là đem mẫu hoà tan bằng axit H2SO4 loãng rồi sau đó hoà tan tiếp bằng KOH loãng, cuối cùng đem s ấy m ẫu r ồi đ ốt cháy, chất cháy chính là xơ thô. Ngày nay có phương pháp Van Soest (Mỹ), trước hết người ta xử lý m ẫu b ằng m ột dung dịch chứa một hỗn hợp hoá chất được gọi thuốc tẩy trung tính, (viết t ắt là NDF), sau đó lại xử lí mẫu bằng thuốc tẩy axit (viết tắt ADF), cuối cùng x ử lí m ẫu b ằng axit H2SO4 72%, chất còn lại sau khi xử lí axit sunphuric chính là lignin. Tóm lại, chất xơ theo phương pháp phân tích Van Soest gồm: Câu 7: Sơ đồ chuyển hoá năng lượng thức ăn trong cơ thể động vật? NL thô (GE) NL phân NL tiêu hoá (DE) NL nước tiểu, CH4 NL trao đổi (ME) Nhiệt thất thoát (HI) NL thuần (NE) Sản xuất Duy trì Sơ đồ 2.3: Tóm tắt sự chuyển hoá năng lượng thức ăn
  5. Câu 8: Cho biết các nhóm thức ăn theo cách phân loại theo nguồn gốc. Thế nào thức ăn thô khô, thức ăn giàu năng lượng, thức ăn giàu Protein. Cho ví dụ? • Phân loại thức ăn Thức ăn xanh: Tất cả các loại rau, cỏ trồng, cỏ tự nhiên cho ăn tươi như: rau muống, bèo hoa dâu, lá bắp cải, su hào, cỏ voi, cây ngô non, cỏ ghine… Thức ăn thô khô: Tất cả các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng được cắt phơi phô, các loại ph ụ ph ẩm nông nghiệp phơi khô… có hàm lượng xơ thô > 18%, như: Cỏ khô họ đậu, hoà thảo: pangola, stylo… Phu phẩm công nghiệp: dây lang, cây lạc, than cây ngô, rơm lúa, bã mía, bã d ứa ph ơi khô Thức ăn ủ xanh: Cây ngô tươi, cỏ voi ủ xanh Các loại rau ủ chua Thức ăn giàu năng lượng: Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô < 20%, x ơ thô < 18% và > 70% TDN: Các loại ngũ cốc: ngô, gạo, cao lương… • Phế phụ phẩm của ngành xay xát: cám gạo, cám mì, cám ngô… • Các loại củ, quả: sắn, khoai lang, khoai tây, bí đỏ… • Rỉ mật đường, dầu mỡ • Thức ăn giàu protein Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô > 25%, xơ thô < 18% như: Thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật: các loại hạt họ đậu (đỗ tương, • vừng, đậu mèo… và phụ phẩm công nghiệp chế biến (khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương…) Thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật: bột cá, bột thịt, sữa bột… • Nấm men, tảo biển, vi sinh vật… • Thức ăn bổ sung khoáng: Bột xương, bột vỏ sò, bột đá vôi, bột CacO3 • Các chất khoáng vi lượng: FeSO4, CuSO4, MnSO4 • Thức ăn bổ sung vitamin A, D,E, B1, B2, C, … Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng Chất chống mốc, chất chống oxi hoá. Chất tạo màu, tạo mùi
  6. Thuốc phòng bệnh, kháng sinh Chất kích thích sinh trưởng… Thức ăn thô khô, thức ăn giàu năng lượng, thức ăn giàu Protein • Thức ăn thô khô Thức ăn thô khô bao gồm cỏ tự nhiên hay cỏ trồng, rơm rạ, thân cây ngô già, cây lạc và một số phế phụ phẩm nông nghiệp khác phơi khô. Thức ăn thô khô thường có hàm lượng xơ thô cao (20 - 37% theo ch ất khô), nghèo protein, năng lượng và nghèo chất dinh dưỡng. + Rơm rạ + Cây ngô già sau thu bắp Thức ăn giàu năng lượng:  Thức ăn củ quả Là loại thức ăn dùng tương đối phổ biến cho gia súc, nhất là gia súc cho s ữa. Th ức ăn củ quả thường gặp ở nước ta là: sắn, khoai lang, bí đỏ, khoai tây … Đ ặc đi ểm chung của nhóm thức ăn này là chứa nhiều nước, nghèo protein, chất béo, nghèo các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng nhưng giàu tinh bột, đường và hàm lượng xơ thấp, dễ tiêu hoá. + Khoai lang (Ipomea batatas) + Sắn (Manihot esculenta)  Hạt ngũ cốc và phụ phẩm Hạt ngũ cốc gồm: Lúa, ngô, lúa mì, cao lương … cám, tấm,… Là loại thức ăn giàu tinh bột và giàu năng lượng: 3200 - 3400 Kcal ME/kg. Hàm lượng protein thô bi ến đ ộng trong khoảng 8 - 12%, nghèo lysin, tryptophan và metionnin. + Ngô (Zea mays) + Lúa gạo (Oryza sativa) + Cám gạo + Cám mì Thức ăn giàu Protein  Thức ăn protein có nguồn gốc thực vật Hạt họ đậu Hạt cây họ đậu giàu protein và các axit amin. Giá trị sinh h ọc c ủa protein h ạt h ọ đ ậu cao, trung bình đạt 72 - 75%. Các nguyên tố khoáng nh ư Ca, Mg, Mn, Zn, Cu trong h ạt h ọ đậu cao hơn so với hạt hoà thảo nhưng chúng lại nghèo P và K. Khô dầu Khô dầu là phụ phẩm của các loại hạt có dầu sau khi đ ược ép l ấy d ầu. Các s ản phẩm này bao gồm: Khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương, khô dầu h ướng d ương, khô d ầu bông… + Khô dầu lạc:
  7. + Khô dầu đậu tương + Khô dầu bông + Một số điều cần lưu ý khi sử dụng các loại dầu Các loại khô dầu khi bảo quản trong điều kiện nhiệt độ và đ ộ ẩm cao r ất d ễ b ị nhiễm nấm mốc và sản sinh nhiều độc tố nấm mốc (mycotoxin), rất nguy hại cho sức khoẻ của động vật và ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi.  Thức ăn protein nguồn gốc động vật Gồm tất cả các sản phẩm chế biến từ thức ăn có nguồn gốc động vật như bột xương, bột thịt xương, bột cá, bột máu, bột đầu tôm .. Hầu hết thức ăn động vật đều giàu protein có chất lượng cao, cân bằng cá axit amin, các nguyên tố khoáng cần thiết và một số vitamin quan trọng như vitamin B12, A, K, D, E… + Bột cá + Bột thịt xương + Bột đầu tôm. Câu 9: Đặc điểm dinh dưỡng của gạo và cám gạo. Chú ý gì khi sử dụng? Lúa gạo: là nguồn lương thực chủ yếu cho người ở các nước nhiệt đới nhưng nó cũng được sử dung 1 phần làm thức ăn cho gia súc. Hàm lượng protein, chất béo, năng lượng trao đổi của thóc thấp hơn ngô nh ưng hàm lượng xơ lại cao hơn. Tỉ lệ protein thô trung bình trong thóc là 7,8 - 8,7%, x ơ t ừ 9 - 12%. Thóc có thể sử dụng làm thức ăn cho loài nhai lại và ngựa. Thóc sau khi xay tách trấu thu được gạo xay. Tỉ lệ gạo xay và trấu là 80:20. Tỉ lệ thành phẩm và ph ụ phẩm của công nghiệp xay xát gạo: thóc 100%, trấu 20 - 21%, cám 6 - 8%, g ạo tấm 3% và gạo trắng từ 66 - 68% Cám gạo: là phụ phẩm chính của ngành xay xát gạo, là nguồn thức ăn cho gia súc. Trong cám gạo có 12 – 14% protein thô, 14 – 18% dầu. Dầu trong cám gạo dễ bị oxi hoá, do đó cám gạo không nên dữ trữ lâu. Trong cám g ạo có nhi ều vitamin nhóm B nhất là B1. Trong 1kg có khoảng 22,2 mg vitamin B1, 13,1 vitamin B6 và 0,43 mg biotin. Trong cám gạo còn có 5,1% axit phitic. Trong khẩu phần ăn cho nhiều cám gạo thì dễ gay cho gia súc bị bệnh parakeratosis (da hoá s ừng) do axit phitic trong cám g ạo kết hợp với kẽm tạo tahnh2 phytat kẽm, gia súc không h ấp th ụ ch ất này và th ải ra ngoài dẩn đến bị thiếu kẽm. để chữa bệnh này cân bổ sung sunfat kẽm vào kh ẩu ph ần ăn cho gia súc. Câu 10: Kể tên các phương pháp xử lý thức ăn thô giàu xơ? Nguyên lý của phương pháp xử lý rơm bằng ure... Kỹ thuật xử lý rơm bằng vôi và ure, xử lý rơm tươi với ure?
  8. Các phương pháp xử lí thức ăn thô giàu xơ Nguyên lý của phương pháp xử lý rơm bằng ure: • Với sự có mặt của nước và nhiệt, urê bị thuỷ phân thành amoniac và CO 2 nhờ enzym urease: Khi thuỷ phân hoàn toàn, một phân tử urê (60g) sản sinh 2 phân tử amoniac (34g). Như vậy cứ 5kg urê sản sinh 2,83kg amoniac. Amoniac sẽ thấm vào khối th ức ăn và làm giảm độ vững chắc của thành tế bào, tăng độ hoà tan của chất xơ (chú ý là hemicellulozơ), tăng độ trương nở của tế bào thực vật trong môi trường n ước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phân giải xơ cũng nh ư enzym phân gi ải x ơ thâm nhập vào bên trong tế bào. Kết quả chung là tỉ lệ tiêu hoá của rơm tăng lên (tăng 8 - 12 điểm), lượng N trong rơm cũng tăng lên. Kỹ thuật xử lý rơm bằng vôi và ure, xử lý rơm tươi với ure: •  Xử lý rơm tươi bằng ure: Chuẩn bị bể ủ hoặc hố ủ: kích thước của bể hay ố ủ là 2x1x1m, ủ khoảng 200 – 300 kg rơm là thích hợp, nếu có 1 số lượng lớn rơm sau thu hoạch thì nên làm nhiều bể. Nếu là hố thì đất phải chắc, thành hố lót bằng nilon, bẹ chuối hoặc lá chuối khô… cũng có thể ủ bằng thạp, sọt tre, hoặc trong bao nilon. Nguyên liệu ủ: lượng ure dung bằng 4% so với VCK của rơm, như vậy cần biết độ ẩm của rơm để tính toán lượng Ure đem sử dụng. Thường rơm mới lấy về có độ ẩm thích hợp cho việc ủ (độ ẩm khoảng 50%), nếu rơm đã để khô thì cần tưới thêm nước cho đủ ẩm. Cách ủ: Cho rơm vào bể hay hố thành từng lớp, mỗi lớp rơm rắc 1 lớp ure, làm cho đến khi đầy bể, nén chặt sau đó phủ 1 tấm nylon lên trên cùng để tránh nước mưa thấm vào và tránh khí ammoniac thoát ra. Thời gian ủ tuỳ vào mùa, màu hè chỉ cần 2 tuần, mùe rét 3 – 4 tuần. Nếu ủ tốt rơm có màu vàng đậm, mềm mại hơn, không mốc, không mủn có mùi cay của Ammoniac Cho ăn: Sau thời gian ủ nói trên thì có thể lấy rơm ra cho ăn, lấy vừa đủ lượng rơm cần thiết cho mỗi bữa ăn, không thừa. Phần rơm còn lại trong bể hay hố ủ phải được che đậy kỹ. Rơm ủ được trâu bò thích ăn và ăn nhiều hơn so với rơm chưa ủ. Tuy nhiên 1 số trâu bò chưa quen cần tập luyện cho chúng quen dần, cho ăn ít 1 và nên trộn với thức ăn khác như cỏ xanh.  Xử lý rơm bằng vôi và ure: Nguyên liệu ủ: Dùng rơm đã phơi khô kỹ, không dung rơm đã mốc hỏng. Có thể áp dụng 1 trong 3 công thức sau: Công thức 1: rơm khô 100kg + 4kg urê +70 – 100 lít nước sạch. Công thức 2: rơm khô 100kg + 4kg urê +0,5 kg vôi tôi + 70 – 100 lít nước sạch.
  9. Công thức 3 (khi giá ure cao): rơm khô 100kg + 2,5 kg urê +2 – 3 kg vôi tôi + 70 – 100 lít nước sạch. Cách ủ: Ure và vôi hoà vào nước cho tan đều, xếp rơm vào bể hay hố thành từng lớp 20cm, tưới dung dịch vôi/ure vào, đảo qua đảo lại cho ngấm rồi nén chặt. Làm cho đến khi đầy bể, lớp trên cùng phủ 1 tấm nylon để tránh nước mưa thấm vào và tránh khí ammoniac thoát ra. Cho ăn: Giống như rơm tươi ủ, sau khi ủ 2 tuần (mùa hè) hoặc 3 – 4 tuần (mùa đông) có thể lấy rơm ra cho ăn. Câu 11: Hoạt động sinh lý thực vật và hoạt động vi sinh vật trong quá trình ủ xanh? + Hoạt động sinh lí thực vật Nhờ enzym (trong tế bào thực vật còn sống), đường bị oxi hoá cho ra khí carbonic, nước và năng lượng: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng + Hoạt động của vi sinh vật Những vi sinh vật có sẵn trong nguyên liệu thức ăn là nấm và vi khu ẩn. Các vi khuẩn gồm vi khuẩn lactic, vi khuẩn clostridia và enterobacteria. Câu 12: Khái niệm nhu cầu chuyển hoá cơ bản? Nhu cầu chuyển hoá cơ bản (CHCB) theo nhà sinh lí học Levi (1865 - 1955) là mức năng lượng tối thiểu vừa đủ cho hoạt động sống, tức là ch ỉ dùng năng l ượng cho tim đ ập, thân bài tiết và cho hoạt động hô hấp, không v ận đ ộng c ơ, không có th ức ăn trong đ ường tiêu hoá, không có phản xạ tăng chuyển hoá, không m ất năng l ượng đ ể đi ều ti ết thân nhiệt. Câu 13: Khái niệm nhu cầu duy trì sản xuất? Nhu cầu duy trì là nhu cầu năng lượng do trong điều kiện con vật vẫn đi lại và ăn uống bình thường và trong tình trạng con vật không tăng trọng hay gi ảm tr ọng, không cho các sản phẩm, không nuôi thai, không cho con bú hay phối giống. Câu 14: Phương pháp xác định nhu cầu protein và năng lượng cho lợn và gà trong giai đoạn sinh trưởng? Nhu cầu năng lượng: •  Lợn Theo phương pháp nguyên tố, để xác định nhu cầu năng lượng tiêu hoá (DE) cho l ợn sinh trưởng người ta dùng công thức sau: DE = DEm + DE protein + DE mỡ + DEToC Trong đó:
  10. - DEm: DE cho duy trì = 0,5 MJ/kg W0,75 gọi là thể trọng trao đổi, để chuyển từ thể trọng (W) sang thể trọng trao đổi (W0,75) (Tra bảng 5.15 cuối chương) - DE nạc: DE cho tăng nạc = 15 MJ/kg nạc hình thành - DE mỡ: DE cho tăng mỡ = 50 MJ/kg mỡ hình thành - DEToC: DE hiệu chỉnh theo nhiệt độ chuồng nuôi, cứ giảm 1 0C so với nhiệt độ tiêu chuẩn tới hạn (LCT) thì nhu cầu năng lượng tăng thêm 0,0016MJDE/kgW0,75  Gà: Đối với gà thịt (gà broiler) có thể áp dụng công thức sau của Wu Hà lan (1982) để xác định nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) - Đối với gà từ 0 - 4 tuần tuổi: ME (kcal/ngày) = 128,5 W0,75 + 2,5 W - Đối với gà từ 4 - 7 tuần tuổi ME (kcal/ngày) = 128,5 W0,75 + 3,8 W Nhu cầu protein: •  Lợn Đối với lợn sinh trưởng để xác định nhu cầu protein có thể sử dụng công thức: CP (g/ngày) = CP cho duy trì + CP cho tăng thịt nạc - Trong thịt nạc có 22% protein - Để xác định nhu cầu protein cho duy trì có th ể s ử d ụng nh ững h ệ s ố sau đ ối v ới các loại thể trọng lớn (bảng 5.3). Bảng 5.3. Hệ số dùng để xác định nhu cầu protein duy trì của lợn sinh trưởng Thể trọng (kg) Hệ số Thể trọng (kg) Hệ số 20 0,0012 70 0,0008 30 0,0011 80 0,0007 40 0,0010 90 0,0006 50 0,0009 100 0,0006 60 0,0008 110 0,0005 120 0,0005  Gà: Theo Scot và Cs (1976), nhu cầu protein hằng ngày cho gà Broiler gồm: + Nhu cầu protein tiêu hoá cho tăng trọng + Nhu cầu protein tiêu hoá cho duy trì + Nhu cầu protein tiêu hoá cho phát triển lông. Cách tình toán các nhu cầu trên như sau: Nhu cầu CP cho tăng trọng (g) = (Thịt gà chứa 18 % protein và hiệu suất lợi dụng protein của gà Broiler là 64%)
  11. Nhu cầu CP cho duy trì (g) = Nhu cầu CP cho mọc lộng (g) = (Thông thường ở 3 tuần tuổi thì bộ long của gia cầm chiếm 4% thể trọng, đạt 45 ở tuần thứ 4, sau đó duy trì và ổn định. Hàm lượng Protein trong lông gà trung bình là 82%) Câu 15: Phương pháp xác định nhu cầu protein và năng lượng cho bò sữa? Nhu cầu năng lượng • Khi tính toán nhu cầu năng lượng cho bò tiết sữa cần có các điều kiện sau: - Khối lượng cơ thể (kg) để tính nhu cầu duy trì - Sản lượng sữa (kg) và tỉ lệ mỡ sữa (%) - Sản lượng tiêu chuẩn 4% mỡ sữa (FCM = Fat Correction Milk) Công thức tính FCM: FCM (kg) = S (0,4 + 0,15M) Trong đó: FCM: Sản lượng sữa đã hiệu chính 4% mỡ sữa (kg) S: Sản lượng sữa thực tế (kg) M: Tỉ lệ mỡ sữa thực tế (%) + Nhu cầu cho tiết sữa: Bò ôn đới (Holstein, Jersey…): cứ 1kg sữa 4% cần 1130 kcal ME Bò nhiệt đới: cứ 1kg sữa 4% cần 1144 kcal ME + Nhu cầu năng lượng cho duy trì: Bò sữa từ các nước ôn đới nhập vào: thể trọng 1kg 0,75 cần 120 kcal ME (bò Holstein) Bò sữa vùng nhiệt đới (Zebu, lai Sindhi…): cần 120 kcal ME/kg 0,75 Nếu bò chăn thả, thì nhu cầu duy trì = 125 – 130% nhu cầu duy trì c ủa bò nuôi t ại chuồng. + Nhu cầu cho sinh trưởng: Bò đang ở kì tiết sữa thứ nhất = 20% nhu cầu duy trì, kì tiết sữa th ứ 2 = 10% nhu cầu duy trì. Tổng cộng nhu cầu năng lượng cho tiết sữa: Tổng cộng nhu cầu năng lượng cho tiết sữa = Tiết sữa + Duy trì + Sinh trưởng Nhu cầu protein • + Nhu cầu protein cho duy trì tính theo 1kgW0,75 là 2,86 g + Nhu cầu protein cho sinh trường thì bằng 20% của nhu cầu protein duy trì + Nhu cầu protein cho tiết sữa: Đối với bò ôn đới: 51g protein tiêu hoá/kg s ữa 4% mỡ; đối với bò nhiệt đới như Zebu, Sind…; 56g protein tiêu hoá/kg sữa 4% mỡ.
  12. Câu 16: Khái niệm tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn? Cho ví dụ? Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu các chất dinh dưỡng của con v ật trong một ngày đêm. • Mức ăn là tiêu chuẩn ăn + số dư an toàn. Tiêu chu ẩn ăn đ ược nghiên c ứu trong nh ững điều kiện thí nghiệm chặt chẽ, khi áp dụng vào sản xuất, các đi ều ki ện chăn nuôi thường không giống với điều kiện thí nghiệm, nhu cầu các chất dinh dưỡng phải được tăng thêm mọt lượng nhất định, lượng đó gọi là "số dư an toàn". Ví dụ: Bò sữa nặng 400kg, cho 10kg sữa/ngày, 3,6% mỡ sữa, kì tiết sữa thứ nhất. Tiêu chuẩn ăn hàng ngày: * ME (Mcal): 24,7 * Protein thô (g): 1358,4 Khẩu phần ăn là một hỗn hợp thức ăn thoả mãn tiêu chuẩn ăn. • Ví dụ 1: - Tiêu chuẩn ăn cho bò sữa nặng 400kg, cho 10kg s ữa/ngày, 3,6% mỡ s ữa, bò đang ở thời kì tiết sữa thứ nhất là: 24,72 Mcal EM; 1358,4g protein thô - Khẩu phần ăn là: cỏ voi: 45,6kg; cám: 2,36kg; thức ăn hỗn hợp cho bò sữa: 2,3kg.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2