intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THỰC HIỆN HỆ THỐNG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Chia sẻ: Vang Thi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:141

118
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống đào tạo theo tín chỉ ngày nay đã trở thành phổ biến như một đơn vị đo lường quá trình học tập trong giáo dục đại học Hoa Kỳ Nó được dùng để: ~phân bổ kinh phí, ~ tính toán kết quả của việc học tập ~ phân công công việc, và ~ bảo đảm chất lượng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THỰC HIỆN HỆ THỐNG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

  1. THỰC HIỆN HỆ THỐNG ĐÀO TẠO THEO TÍN  CHỈ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC                                   VIỆT NAM TS. Giáo dục học Vladimir Briller Giám đốc Nghiên cứu Cơ chế và Kế hoạch Chiến lược Học viện Pratt , New York, Hoa Kỳ. vbriller@pratt.edu
  2. Hệ thống Đào tạo theo Tín chỉ tại Hoa Kỳ • Hệ thống đào tạo theo tín chỉ ngày nay đã trở thành phổ biến như một đơn vị đo lường quá trình học tập trong giáo dục đại học Hoa Kỳ • Nó được dùng để: ~phân bổ kinh phí, ~ tính toán kết quả của việc học tập ~ phân công công việc, và ~ bảo đảm chất lượng
  3. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ Hai mốc phát triển chính: 1. Một chương trình đào tạo bậc đại học được quy định toàn bộ cùng với những môn học bổ sung mà mỗi sinh viên đều có quyền lựa chọn. Cần “tính toán” hoạt động giảng dạy trong những giới hạn tiêu chuẩn của một môi trường mà mỗi sinh viên có thể bắt tay vào việc học tập qua con đường riêng của mình (Harvard,
  4. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ 2. Vì các trường trung học khác nhau khá nhiều (ngày nay cũng vẫn vậy), cần phải có một đơn vị tiêu chuẩn để bảo đảm rằng những em sinh viên bước vào bậc đại học về đại thể có cùng trình độ. Do vậy sự mở rộng đồng thời đường vào đại học cũng đòi hỏi phải hợp lý hóa các tiêu chuẩn tuyển sinh đại học
  5. Giờ tín chỉ là gì? • Một đơn vị để tính “thời gian lên lớp”mỗi tuần được tạo ra theo một đơn vị thời gian giảng dạy xác định • Các biến số: - Một giờ là thế nào? - “Đơn vị thời gian giảng dạy" có thể là học kỳ, hoặc ba tháng - Bài tập ở nhà và các hoạt động thí nghiệm thì được tính như thế nào?
  6. Những định nghĩa ở cấp  trường và cấp Liên bang s Những định nghĩa ở cấp tiểu bang và liên bang về giờ tín chỉ dựa trên thời gian lên lớp chính thức được quy định cho một quãng thời gian học tập nhất định. s Định nghĩa của các trường thì khác nhau một cách đáng kể : (1) Một học kỳ tương đương với “không ít hơn 2000 phút thời gian lên lớp đã được lên lịch, bao gồm cả thời gian thi và kiểm tra” (Indiana State University) (2) Một tín chỉ là “tương đương với ba giờ học tập mỗi tuần, được tính trung bình dựa trên khoảng thời gian thích hợp cần thiết cho một sinh viên trung bình đạt được điểm số trung bình của môn học. "(University of Minnesota).
  7. tín chỉ đo được những gì? • Tín chỉ là Đơn vị của hoạt động giảng d ạy . • Tín chỉ như một đơn vị để tính chi phí. • Tín chỉ như một đơn vị để tính thành quả học tập đạt được : - nhằm cho phép sinh viên chuyển ngành hoặc chuyển trường - nhằm xác định xem sinh viên hoàn thành tiến trình h ọc t ập ở mức độ nào- hoặc phục vụ cho những mục đích nội bộ như tư vấn và can thiệp, hay cho những mục đích bên ngoài như xem xét hỗ trợ tài chính
  8. Hệ thống Tín chỉ mang lại  những thuận lợi gì? Sự đơn giản: Dựa trên sự tương ứng trực tiếp giữa thời gian và các hoạt động đã được xác định, hệ thống tín chỉ có tính chất minh bạch về mặt khái niệm và (ít nhất về nguyên tắc) có thể áp dụng dễ dàng. Tính linh hoạt: Hầu hết các trường và các cơ quan, tổ chức đều có thể diễn giải hệ thống này một cách thích hợp thông qua việc xây dựng các tín chỉ tương đương Sự tín nhiệm: Khái niệm giờ tín chỉ có sức mạnh pháp lý đối với những công chúng khác nhau; nó phù hợp trực tiếp với trải nghiệm của hầu hết mọi người trong quá trình học tập.
  9. Hệ thống tín chỉ có  điều gì không hay? Sự mâu thuẫn: • Có mức độ dao động trong việc đo lường hoạt động giảng dạy, và trong việc điều chỉnh, chuyển đổi các hoạt động giảng dạy khác với giờ lên lớp truyền thống chẳng hạn như hoạt động thí nghiệm, thực tập, tự học, tự nghiên cứu ..sang giờ tín chỉ; • Có sự khác nhau đáng kể trong chính sách của các trường, theo đó là sự suy giảm tinh thần trung thành với những tiêu chuẩn ban đầu.
  10. Hệ thống tín chỉ có  điều gì không hay? Sự không thích hợp: • Nhiều hoạt động học tập –mặt đối mặt – diễn ra ngoài phạm vi của lớp học theo kiểu chính thống; • Dùng thời gian “ngồi trên lớp” làm tiêu chuẩn đo lường sẽ hạn chế việc xây dựng chương trình và phương pháp sư phạm qua việc tạo ra những khuyến khích không thích đáng đối với cách xử sự của giảng viên và nhà trường
  11. Hệ thống tín chỉ có  điều gì không hay? Quan ngại về tính toàn vẹn của văn bằng đại học : • Hệ thống tín chỉ dường như không có khả năng bảo đảm rằng việc học tập thực sự đã được thực hiện. • Hệ thống tín chỉ cũng không phải là một bảo đảm cho kỹ năng và năng lực của người học
  12. Có chăng một giải pháp? • Một “giải pháp”đơn thuần có lẽ không cần thiết và cũng không đáng mong muốn. • Điều quan trọng không phải là hệ thống đơn vị để tính toán mà là những “tiêu chuẩn” hỗ trợ cho nó • Bất cứ cái gì được tính đến trong hệ thống tín chỉ đều phải đặt nền tảng trên thực tiễn đào tạo. • Những gì được tính đến phải có tính chất thẩm tra được
  13. Hệ thống chuyển đổi tín chỉ  Châu Âu Hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu(ECTS)       Hệ thống chuyển đổi và tích lũy tín chỉ châu Âu là một hệ  thống lấy người học làm trung tâm, dựa trên khối lượng công  việc sinh viên được yêu cầu phải thực hiện để hoàn thành  mục tiêu của khóa học, những mục tiêu này tốt nhất là được  cụ thể hóa dựa theo kết quả học tập cần đạt của khóa học và  những năng lực mà sinh viên cần thụ đắc sau khóa học. Hệ  thống này được tạo ra nhằm tăng cường sự cơ động của sinh  viên và tạo điều kiện chuyển đổi tín chỉ cho những văn bằng  liên kết giữa hai trường hoặc nhiều trường trong hàng ngũ các  nước đã ký kết Tuyên ngôn Bologna về Giáo dục Đại học  châu Âu năm 1999 .
  14. Hệ thống chuyển đổi tín chỉ  Châu Âu ECTS làm cho các chương trình học tập thành ra dễ đọc và có thể so sánh với nhau đối với tất cả sinh viên bản xứ và sinh viên nước ngoài. ECTS tạo điều kiện cho sự công nhận kết quả học tập giữa các trường và thúc đẩy sự lưu chuyển sinh viên. ECTS giúp các trường tổ chức và duyệt xét lại các chương trình đào tạo của mình. ECTS có thể vận dụng đối với nhiều chương trình đào tạo khác nhau và hình thức tổ chức đào tạo khác nhau. ECTS khiến cho giáo dục đại học Châu Âu hấp dẫn hơn đối với sinh viên nước ngoài..
  15. Hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu  ECTS dựa trên nguyên tắc 60 tín chỉ là định mức đo lường khối lượng công việc mà một sinh viên học toàn thời gian phải thực hiện trong một năm học. Mỗi năm học có khoảng 36-40 tuần.  Sinh viên được dành thời gian cho hội thảo, tham dự bài giảng, thảo luận nhóm, tự học, viết báo cáo, chuẩn bị thi cử và làm bài thi…Thời gian này được ước lượng là 40-50 giờ mỗi tuần
  16. Hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu  Một môn học gồm 10 tín chỉ theo hệ thống này theo đó sẽ được tính khoảng 6-7 tuần với khối lượng công việc trung bình là 240-300 giờ. Một tín chỉ trong hệ thống này tương ứng với 24-30 giờ làm việc của một sinh viên trung bình  Tín chỉ trong hệ thống ECTS chỉ có thể đạt được sau khi người học làm tốt những công việc được yêu cầu, và kết quả học tập được đánh giá một cách thích hợp. Mục tiêu học tập được xây dựng dựa trên những năng lực mà sinh viên cần thụ đắc sau khóa học, diễn đạt những gì sinh viên sẽ biết, sẽ hiểu, và sẽ làm được sau khi hoàn thành một tiến trình học tập, dù là dài hay ngắn.
  17. Hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu  Bằng thạc sĩ gồm 120 tín chỉ tương ứng với 72-80 tuần học tập. Chuyển đổi sang giờ làm việc của sinh viên, bno1 tương ứng với 2880-3600 giờ để hoàn tất bậc học thạc sĩ.  Số giờ này có thể giãn ra trong một quãng thời gian dài hơn đối với sinh viên học bán thời gian. Đơn vị chuyển đổi chính đối với 1 tín chỉ ECTS : 24-30 giờ. Khối lượng công việc này được dồn vào một thời gian nhất định hay trải ra nhiều tuần không phải là điều quan trọng.
  18. Hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu Kết quả học tập của sinh viên được ghi nhận qua hệ th ống thang điểm của quốc gia hoặc của địa phương. Bổ sung hệ thống cho điểm thống nhất cho ECTS có một ý nghĩa tích c ực , nhất là trong trường hợp chuyển đổi tín ch ỉ. Hệ th ống đi ểm số của ECTS đánh giá sinh viên trên cơ sở thống kê. B ởi v ậy dữ liệu thống kê về kết quả học tập của sinh viên là điều kiện tiên quyết để áp dụng hệ thống điểm số của ECTS. Điểm số được cho theo thang bậc như sau: A tốt nhất 10% B tiếp theo 25% C tiếp theo 30% D tiếp theo 25% E tiếp theo 10%
  19. Tiến trình Bologna Mục tiêu của Tiến trình Bologna Process là tạo ra một Không gian Giáo dục Đại học Châu Âu nhằm  Xây dựng những cơ cấu chung  Gia tăng tính cơ động của giảng viên và sinh viên, và  Nâng cao sự hợp tác giao lưu giữa các trường cao đẳng và đại học
  20. Tiến trình Bologna Trong các năm 1999 và 2001, các Bộ trưởng Giáo dục Châu Âu đã xác định chín điều sau đây: 1. Thông qua một hệ thống các văn bằng có thể đọc được và so sánh được một cách dễ dàng 2. Thông qua một hệ thống chủ yếu dựa trên hai vòng đào tạo: cử nhân và thạc sĩ 3. Xây dựng hệ thống tín chỉ 4. Thúc đẩy sự lưu chuyển giảng viên và sinh viên 5. Thúc đẩy sự hợp tác của châu Âu trong vấn đề đảm bảo chất lượng 6. Thúc đẩy định hướng Châu Âu trong giáo dục đại học 7. Học tập suốt đời 8. Trường đại học và sinh viên 9. Thúc đẩy sự thu hút của Vùng Giáo dục Đại học Châu Âu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2