intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thục quỳ chống viêm

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thục quỳ còn gọi là Mãn đình hồng, tên khoa học là Althaea rosea. Là loại cây có nguồn gốc ở Trung Âu và Trung Quốc, được nhập trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Bộ phận dùng làm thuốc là hoa, hạt, rễ, lá. Trong hạt quả thục quỳ chứa 11,9% dầu khô. Hoa chứa flavonoid là cyanidin. Đông y cho rằng hoa thục quỳ có vị ngọt, mặn, tính hàn; có tác dụng lợi niệu nhuận táo, hoạt huyết điều kinh, tán ung thũng, giải độc. Hạt có vị ngọt, tính hàn; có tác dụng lợi niệu thông lãm,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thục quỳ chống viêm

  1. Thục quỳ chống viêm Thục quỳ còn gọi là Mãn đình hồng, tên khoa học là Althaea rosea. Là loại cây có nguồn gốc ở Trung Âu và Trung Quốc, được nhập trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Bộ phận dùng làm thuốc là hoa, hạt, rễ, lá. Trong hạt quả thục quỳ chứa 11,9% dầu khô. Hoa chứa flavonoid là cyanidin. Đông y cho rằng hoa thục quỳ có vị ngọt, mặn, tính hàn; có tác dụng lợi niệu nhuận táo, hoạt huyết điều kinh, tán ung thũng, giải độc. Hạt có vị ngọt, tính hàn; có tác dụng lợi niệu thông lãm, thông đạt tiện; còn có tác dụng hạ nhiệt. Rễ có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ lỵ, bài nùng, lợi niệu. Hoa được dùng trị đại tiểu tiện không thông suốt, kinh
  2. nguyệt không đều, bạch đới. Liều dùng hoa 12g, dạng thuốc sắc. Trà thục quỳ trị viêm họng. Một số bài thuốc trị bệnh từ thục quỳ:
  3. Trị họng viêm sưng đau: Dùng trà thục quỳ. Cho 2 muỗng rễ thục quỳ khô vào 1 ly nước đun sôi trong vòng 10 phút rồi lọc lấy nước bỏ bã và uống từ 3 đến 5 ly mỗi ngày. Chữa bệnh đường hô hấp: Lá cây thục quỳ 20g, hoa cây cúc mẫu 20g, hạt lanh 40g. Cho nước vào các vị thuốc trên theo tỷ lệ 1 thìa canh với một cốc nước. Sắc thuốc và uống 3 lần/ngày, cho mật ong vào nước thuốc và uống càng nóng càng tốt. Hoặc lấy lá cây thục quỳ 20g, lá cây cẩm quỳ 20g, cây nhân hương 20g. Hoa cây cúc mẫu 20g, hạt lanh 20g. Cho nước vào các vị thuốc trên theo tỷ lệ 1 thìa canh với 1 cốc nước. Sắc thuốc, uống nước thuốc 2, 3 cốc/ngày. Có thể thay cây nhân hương bằng lá cây cửu lý hương hay cây cỏ đậu vàng.
  4. Chữa viêm ruột, cảm nhiễm niệu đạo, đái đỏ, viêm cổ tử cung, bạch đới: Rễ thục quỳ 12g, sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày. Trị đại tiện không thông: Hạt thục quỳ 12g, sắc ngày 1 thang, chia 3 lần. Trị vết bỏng: Hoa và lá thục quỳ, lấy lượng vừa đủ giã nát đắp vào nơi bị bỏng ngày thay 1lần. Chữa tiểu đỏ: Lấy hạt thục quỳ 5g, rau má 20g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống trong 5 ngày. Chữa trị sỏi niệu đạo: Lấy hạt thục quỳ 8g, kim tiền thảo 15g, rễ cỏ tranh 10g, mã đề 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày. Liệu trình là 10 ngày. Cần uống liền 3 liệu trình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2