intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng nguồn nhân lực hoạt động du lịch nông nghiệp: Nghiên cứu tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Thực trạng nguồn nhân lực hoạt động du lịch nông nghiệp: Nghiên cứu tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ" cho thấy, chất lượng nguồn lao động tại các điểm du lịch nông nghiệp huyện Phong Điền có thái độ phục vụ du lịch tốt, nhưng còn hạn chế và rào cản về kiến thức, kỹ năng về du lịch; từ đó một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch tại huyện Phong Điền trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng nguồn nhân lực hoạt động du lịch nông nghiệp: Nghiên cứu tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

  1. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NÔNG NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Trương Trí Thông1,*, Nguyễn Trọng Nhân2, Nguyễn Huỳnh Phước Thiện3 1 Khoa Du lịch - Ngoại ngữ, Trường Cao đẳng Kiên Giang. 2 Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ. 3 Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Tây Đô. *Tác giả liên hệ, Email: ttthongcantho@gmail.com. TÓM TẮT Huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch nông nghiệp. Trong thời gian qua, du lịch nông nghiệp ở huyện Phong Điền (Cần Thơ) được phát triển mạnh mẽ và thu hút nhiều du khách. Thế nhưng, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch nông nghiệp trên địa bàn còn nhiều hạn chế và bị một số rào cản. Chính vì vậy, nghiên cứu này thực hiện đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch nông nghiệp ở huyện Phong Điền bằng phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu, phỏng vấn bằng bản câu hỏi và quan sát thực địa. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng nguồn lao động tại các điểm du lịch nông nghiệp huyện Phong Điền có thái độ phục vụ du lịch tốt, nhưng còn hạn chế và rào cản về kiến thức, kỹ năng về du lịch; từ đó một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch tại huyện Phong Điền trong thời gian tới. Từ khóa: Du lịch nông nghiệp; huyện Phong Điền; nguồn nhân lực du lịch; thành phố Cần Thơ. 1. Tổng quan Du lịch nông nghiệp D NN) được hiểu là h nh thức tham gia c a du hách tại các hông gian sản xuất nông nghiệp nhằm thỏa m n các nhu cầu ng m cảnh, trải nghiệm một phần hay toàn ộ hoạt động văn hóa nông nghiệp, t m hiểu các giá trị tự nhiên và nhân văn, đồng thời góp phần gia tăng lợi ch về inh tế và nhiều lợi ch hác cho các ên liên quan Châu & Bảo, 2021). D NN có vai trò to lớn trong việc mang lại lợi ch về inh tế, văn hoá - x hội, môi trường (Mastronardi và cộng sự, 2015), phát triển ền vững vùng nông thôn và nền nông nghiệp (Tiraieyari & Hamzah, 2012). Vì vậy, D NN đ và đang được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng hai thác và phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với D NN, ngoài tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, quảng á xúc tiến,… th nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng cho phát triển c a một điểm đến D NN Anh và cộng sự, 2023) ởi v chất lượng nguồn lao động có ảnh hưởng t ch cực đến sự phát triển D NN Nhân, 2023). Theo Mastronardi và cộng sự 2015), chỉ có người nông dân mới có thể thực hiện D NN, và đối tượng tham gia tổ chức D NN có thể là ch hộ, nhà vườn, ch rừng, ch trang trại, ch cơ sở sản xuất nông nghiệp,... Thi và cộng sự, 2020; Cảnh, 2020). Do nguồn nhân lực hoạt động trong D NN ch yếu là người nông dân nên hi chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang hoạt động dịch vụ, những người nông dân thường gặp phải một số yếu tố rào cản và hạn chế Koutsouris và cộng sự, 2014) như thiếu các ỹ năng phù hợp trong phục vụ du lịch Bus y & Rendle, 2000), hông có inh nghiệm hoặc hông được đào tạo trước về du lịch Koutsouris và cộng sự, 2014), cũng 533
  2. như vấn đề tuổi tác c a những người nông dân thường cao Koutsouris, 2008),… Do đó, để phát triển D NN được hiệu quả và ền vững, cần tập trung cải thiện và nâng cao năng lực phục vụ c a nguồn nhân lực du lịch tại các điểm đến nông nghiệp là rất cần thiết. Ch nh v vậy, nhằm mục đ ch nâng cao năng lực phục vụ D NN c a nguồn nhân lực ở vùng nông thôn, nghiên cứu thực hiện đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động D NN với nghiên cứu điển h nh ở huyện Phong Điền - một trong những điểm đến D NN nổi ật ở thành phố Cần Thơ TPCT) nói riêng và vùng đồng ằng sông Cửu ong nói chung, qua đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch tại địa àn nghiên cứu thông qua ết quả đánh giá thực trạng. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc cung cấp cơ sở hoa học cho các ên liên quan trong phát triển D NN tại huyện Phong Điền, để từ đó phát triển nguồn nhân lực phục D NN nơi đây được hiệu quả và ài ản. 2. Phương pháp 2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các sách, áo, tạp ch hoa học dưới dạng ản in hoặc tài liệu điện tử, Internet,… có nội dung liên quan đến du lịch tại điểm đến nông nghiệp, nông thôn, D NN như “Đề án Phát triển du lịch nông nghiệp trên địa àn TPCT giai đoạn 2021-2025, tầm nh n đến 2030”, “Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn TPCT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng ằng sông Cửu ong đến năm 2020, tầm nh n đến năm 2030”, “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”,… Dữ liệu sau hi được thu thập, phương pháp pháp phân t ch và tổng hợp được sử dụng phân t ch dữ liệu thứ cấp nhằm mục đ ch phục vụ nội dung nghiên cứu. 2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu Nghiên cứu phỏng vấn sâu lấy ý iến c a công ty du lịch lữ hành tại địa àn TPCT 08 đại diện c a 08 công ty du lịch lữ hành), 08 nhà hoa học trong lĩnh vực du lịch và 05 hộ dân inh doanh, hoạt động D NN với ỹ thuật phỏng vấn án cấu trúc. Theo Creswell 2007), phỏng vấn từ 20 - 30 đáp viên đạt được sự o hòa thông tin, do đó, với số lượng 21 đáp viên đ để tho m n điều iện trên. Thông tin về đối tượng phỏng vấn sâu được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Thông tin đối tượng phỏng vấn sâu Thông tin đáp viên Nhà hoa học Công ty lữ hành Hộ dân hoạt động DLNN Nam 4/8 (50,0%) 7/8 (87,5% 4/5 (80,0%) Giới t nh Nữ 4/8 (50,0%) 1/8 (12,5%) 1/5 (20,0%) Từ 18 đến 29 tuổi 1/8 (12,5%) 2/8 (25,0%) 1/5 (20,0%) Từ 30 đến 41 tuổi 5/8 (62,5%) 5/8 (62,5%) 1/5 (20,0%) Độ tuổi Từ 42 đến 53 tuổi 1/8 (12,5%) 1/8 (12,5%) 1/5 (20,0%) Trên 53 tuổi 1/8 (12,5%) 0/8 (0%) 2/5 (40,0%) Trung học phổ 0/8 (0%) 0/8 (0%) 3/5 (60,0%) thông trở xuống Tr nh độ học Trung cấp 0/8 (0%) 0/8 (0%) 0/5 (0%) vấn Cao đẳng 0/8 (0%) 0/8 (0%) 1/5 (20,0%) Đại học 2/8 (25,0%) 5/8 (62,5%) 1/5 (20,0%) Sau đại học 6/8 (75,0%) 3/8 (37,5%) 0/5 (0%) (Nguồn: Kết quả phỏng vấn năm 2023) 2.3 Phương pháp phỏng vấn bằng bản câu hỏi Nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp từ du hách thông qua ản câu hỏi được thiết ế với các nội dung liên quan đến năng lực phục vụ c a nguồn nhân lực tại điểm D NN ở huyện Phong Điền. Sau hi ản câu hỏi được thiết ế, nhóm nghiên cứu tiến hành hảo sát ý iến du hách 534
  3. ằng phương pháp phi xác xuất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện trong thời gian phỏng vấn từ 19/8/2023 đến 4/9/2023 tại các địa điểm D NN như vườn ca cao Mười Cương, lò ánh hỏi mặt võng Út Dzách, các điểm vườn trái cây,…. Kết quả có 157 quan sát được thu thập đảm ảo độ tin cậy. Dữ liệu được xử lý ằng phần mềm SPSS 25.0 với phương pháp thống ê mô tả dưới dạng tỷ lệ phần trăm và giá trị trung nh. Trong 157 du hách, du hách nữ chiếm 56,7%, còn lại du hách nam có tỷ lệ 43,3%. Đồng thời, du hách có độ tuổi từ 18 đến 29 tuổi có tỷ lệ cao nhất 45,2%), ế đến là du hách có đội tuổi từ 30 đến 41 tuổi 29,9%), độ tuổi từ 42 đến 53 tuổi và trên 53 tuổi chiếm tỷ lệ hông cao lần lượt tương ứng là 16,6% và 8,3%). Về tr nh độ học vấn, du hách đa số có tr nh độ học vấn cao với tr nh độ đại học chiếm 38,2%, cao đẳng chiếm 29,9%, trung cấp là 14,6%, sau đại học là 12,1% và trung học phổ thông trở xuống chỉ có 5,1%. 2.4. Phương pháp quan sát thực địa Để đánh giá được thực trạng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động DLNN ở huyện Phong Điền và đề xuất các giải pháp ở địa bàn nghiên cứu được hợp lý và thiết thực hơn, nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp quan sát thực địa. Nhóm nghiên cứu đ thực hiện quan sát thực địa nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại các điểm tham quan, DLNN ở huyện Phong Điền như vườn ca cao Mười Cương, cơ sở sản xuất bánh hỏi Út Dzách, vườn trái cây Vàm Xáng, vườn trái cây 9 Hồng, vườn dâu, vườn chôm chôm, làng du lịch Ông Đề,… với số lần quan sát là 05 lần (lần 01 vào ngày 28/7/2023, lần 02 vào ngày 12/8/2023, lần 03 vào ngày 26/8/2023, lần 04 vào ngày 03/9/2023 và lần thứ 5 vào ngày 23/12/2023). 3. Kết quả và thảo luận 3.1 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch nông nghiệp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Để có điểm đến D NN tốt, đòi hỏi nguồn nhân lực đảm ảo về số lượng, cơ cấu và chất lượng, có iến thức, năng lực và thái độ tốt đáp ứng tiêu chuẩn ỹ năng nghề hu vực và thế giới, cũng như đáp ứng yêu cầu về sức hỏe, iến thức, ỹ năng quản lý, ỹ năng nghề nghiệp; tr nh độ ngoại ngữ hướng tới đạt chuẩn; phong cách, đạo đức đạt mức độ tinh tế và nhạy cảm trong phục vụ và giao tiếp Cương, 2023). Theo hảo sát và quan sát thực địa, phần lớn ch hộ hoạt động DLNN là nam với vai trò ch yếu là hướng dẫn hách tham quan vườn và giới thiệu về vườn cây trái, còn nữ sẽ tham gia vào hoạt động sản xuất phục vụ du hách như pha chế thức uống, nấu ăn, hướng dẫn làm ánh,… Ngoài ra, do nguồn nhân lực tại các điểm DLNN ch yếu xuất thân từ nông dân ở vùng nông thôn nên học vấn nằm ở mức trung bình, ch yếu từ THPT trở xuống (60%), trình độ cao đẳng và đại học tương đối ít. Vì vậy, đây cũng là một phần trở ngại trong tiếp thu những kiến thức và kỹ năng về hoạt động du lịch hi được tập huấn và đào tạo. Theo nghiên cứu thực tế cho thấy, hoạt động DLNN tại các nhà vườn, hộ dân ở Phong Điền (TPCT) ch yếu là người nông dân, nguồn lao động gia đ nh; do đó, iến thức và kỹ năng về du lịch nói chung và DLNN nói riêng còn yếu như “người dân chưa có hiểu biết nhiều về du lịch, chưa nhận định đúng về lợi ích du lịch đem lại, kiến thức du lịch còn hạn chế; chưa chuyên nghiệp, chưa qua đào tạo chuyên môn về du lịch, chưa được/thiếu đào tạo bài bản về du lịch, nguồn nhân lực chưa có kinh nghiệm” (Phỏng vấn sâu, năm 2023). Điều này giống với nhận định chung về đặc điểm nguồn nhận lực DLNN c a Busby & Rendle (2000) và Koutsouris và cộng sự (2014). Không những vậy, một trong những kênh thông tin mà có thể truyền tải thông tin, quảng á điểm đến DLNN nói riêng, du lịch nói chung đến du khách nhanh và hiệu quả, đó là mạng xã hội; thế nhưng hoạt động quảng bá thông tin du lịch trên mạng xã hội rất hạn chế, chỉ có một vài hộ kinh doanh du lịch hoạt động trên Facebook, một số cơ sở lớn thì có thêm kênh Youtube, Facebook, Tiktok và trang Website; đây cũng là một hạn chế về mặt kỹ năng marketing cần được xem xét kỹ. Ngoài ra, đặc điểm nguồn nhân lực phục vụ DLNN ở huyện Phong Điền giống với nhận định c a Koutsouris (2008) là “đa số độ tuổi trung niên, lớn tuổi” nên năng lực phục vụ du 535
  4. lịch và khả năng lĩnh hội rất hạn chế, ch yếu phục vụ du hách theo năng lực vốn có và phong cách hằng ngày như hoạt động sinh hoạt tại gia đ nh. Theo hảo sát, lao động tại các điểm DLNN có độ tuổi trung bình là 49 tuổi, trong đó trẻ nhất là 23 tuổi và lớn nhất là 73 tuổi, có thể thấy độ tuổi lao động c a các điểm DLNN ở độ tuổi khá cao. Bên cạnh đó, theo đánh giá c a du khách, kỹ năng c a người lao động ở điểm du lịch chưa thành thạo công việc M 3,34), người lao động ở điểm du lịch chưa hướng dẫn và giải đáp tận tình cho du khách (M=3,29), một số du khách còn cho rằng“Chúng tôi không tìm hiểu được nhiều vì không có ai giải thích thao tác. Thật đáng tiếc”. Một số điểm DLNN có thuê nguồn lao động trẻ để đón tiếp và hướng dẫn du khách, tuy nhiên một số nhân viên thiếu kinh nghiệm và kiến thức về các giống cây trồng hoặc vật nuôi trong vườn, dẫn đến khi du khách hỏi thông tin thì không thể giải đáp tận tình (Thông & Nhân, 2023). Đồng quan điểm đó, các công ty lữ hành cũng đánh giá nguồn nhân lực phục vụ DLNN ở huyện Phong Điền, TPCT “chưa lành nghề, các hoạt động đón tiếp khách phần lớn còn mang tính tự phát” (Phỏng vấn sâu, năm 2023). Ngoài ra, khá ít hộ dân hoạt động DLNN ở huyện Phong Điền có năng lực về ngoại ngữ để giao tiếp lưu loát với du khách khi thuyết minh, giới thiệu hoặc hướng dẫn du khách tham quan, một hộ dân được phỏng vấn cho biết “các hộ dân hoạt động du lịch ở đây chủ yếu là tự làm, không có biết gì về ngoại ngữ, rất hiếm hộ biết được tiếng nước ngoài như Tiếng Anh, một chút tiếng Pháp để có thể giao tiếp được với khách” (Phỏng vấn sâu, năm 2023). Đa số bản thân các hộ dân hoạt động trong lĩnh vực D NN cũng nh n nhận thấy thấy hạn chế c a mình “không biết tiếng Anh, không biết người nước ngoài họ nói gì, không biết ngoại ngữ để nói với các khách đi dạng lẻ, chỉ chủ yếu sử dụng chức năng dịch thông qua điện thoại” (Phỏng vấn sâu, năm 2023). Chính vì vậy, trong thời gian tới cần có những giải pháp để nâng cao năng lực ngoại ngữ c a các hộ dân hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại cơ sở sản xuất nông nghiệp. Về thái độ phục vụ, theo kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, tính cách c a người nông dân tại các điểm nông nghiệp g n với du lịch ở huyện Phong Điền là nét thu hút du khách và là lợi thế giúp phát triển DLNN “tính cách con người chất phác, vui vẻ, nhiệt tình” (Phỏng vấn sâu, năm 2023). Cách phục vụ hiện nay c a các hộ dân hoạt động du lịch ở huyện Phong Điền có t nh gần gũi, thân mật, dễ tạo sự g n ết giữa du hách với ch vườn Trang và cộng sự, 2019). Theo khảo sát thực tế cho thấy, đội ngũ phục vụ du lịch g n với nông nghiệp ở huyện Phong Điền được du hách đánh giá há cao với “sự thân thiện, cẩn thận chỉ dẫn, vui tính, nhiệt tình, nồng hậu” (Phỏng vấn sâu, năm 2023). Tuy nhiên, theo đánh giá c a du khách sự thân thiện, lịch sự, cởi mở c a người lao động ở một số điểm D NN chưa tốt (M=3,29). Tóm lại, nguồn nhân lực phục vụ hoạt động DLNN ở huyện Phong Điền, TPCT có thái độ phục vụ khá tốt, niềm nở, nhiệt t nh chào đón du hách, ởi đây là một trong những tính cách đặc trưng c a người nông dân. Tuy nhiên, kiến thức và kỹ năng phục vụ du lịch c a người dân còn yếu và hạn chế do người dân ch yếu chuyển từ hoạt động sản xuất sang hoạt động du lịch, hạn chế nhất vẫn là năng lực về ngoại ngữ. Do đó, trong thời gian tới, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp cần chú trọng đến vấn đề này trong phát triển DLNN. 3.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch nông nghiệp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Thứ nhất, rà soát năng lực du lịch và nhu cầu học tập, nâng cao tr nh độ về du lịch c a nguồn lao động. Do nguồn lao động là người trực tiếp tham gia vào quá tr nh cung cấp và phục vụ hách du lịch, ch nh v vậy chỉ có ản thân họ mới iết được m nh cần g . Do đó, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và ch nh quyền địa phương cần hảo sát về nhu cầu đào tạo c a các hộ/điểm D NN để có thể đáp ứng được nguyện vọng, phù hợp với thực tế c a các điểm tham quan D NN, tránh trường hợp đào tạo l ng ph . Thứ hai, thường xuyên đào tạo, tập huấn nguồn lao động tham gia vào hoạt động và phục vụ D NN. Theo hảo sát các hộ dân hoạt động D NN tại huyện Phong Điền, các hoá tập huấn, 536
  5. đào tạo được diễn ra định ỳ hằng năm và đa dạng về nghiệp vụ đào tạo, nhưng thường dành cho các hộ đang hoạt động du lịch, trong hi đó các hộ chuẩn ị tham gia vào hoạt động D NN chưa được tiếp cận. V vậy, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương cần có những hoá đào tạo về iến thức và ỹ năng về D NN dành cho các hộ dân từ hi t đầu đăng ý hoạt động du lịch, đây là điều t uộc hi các hộ dân muốn tham gia vào hoạt động D NN tại địa phương. Điều này sẽ tốt hơn các hoá dành cho các hộ đang hoạt động ởi v có như vậy các hộ dân sẽ có định hướng phát triển và hoạt động sẽ được ài ản từ an đầu. Các hoá đào tạo, tập huấn và ồi dưỡng về du lịch và D NN cần có như quy t c ứng xử trong hoạt động du lịch, giao tiếp ngoại ngữ cơ ản, đón tiếp và phục vụ hách, du lịch có trách nhiệm,... Thứ a, hướng dẫn nguồn nhân lực tham gia và thực hiện D NN. Phần lớn nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động du lịch ch yếu là nguồn lao động tại địa phương, người nông dân, v vậy họ chưa iết phải làm g hi tham gia vào hoạt động D NN cũng như phục vụ hách. V thế, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và ch nh quyền địa phương cần có những hướng dẫn cụ thể, cần iên soạn cẩm nang về D NN để những hộ dân, người lao động có căn cứ để thực hiện được chuẩn xác. Các cơ quan chức năng, ch nh quyền địa phương cần mời các chuyên gia, công ty du lịch lữ hành, các hộ hoạt động D NN có inh nghiệm đến chia sẻ và hướng dẫn người dân hi tham gia vào DLNN. Thứ tư, tăng cường hoạt động tuyên truyền cho người dân và người tham gia vào hoạt động D NN. Cần có những hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm c a ản thân nguồn lao động trong hoạt động du lịch, đặc iệt nêu lên những lợi ch hi tham gia vào hoạt động du lịch, lợi ch hi đáp ứng và phục vụ tốt du hách,… Thứ năm, nâng cao hả năng quảng á và chuyển đổi số cho nguồn nhân lực hoạt động du lịch. Đa số nguồn nhân lực phục vụ D NN ch yếu là người nông dân, người lớn tuổi và có trình độ đa số từ trung học phổ thông trở xuống. Do đó, việc chuyển đổi từ làm nông sang inh doanh dịch vụ du lịch là hết sức hó hăn, nhất là trong hoạt động truyền thông, quảng á du lịch còn rất hạn chế. V thế, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và ch nh quyền địa phương cần tổ chức tập huấn cho người dân về hoạt động quảng á h nh ảnh du lịch c a hộ inh doanh, điểm đến D NN, đặc iệt là hả năng chuyển đổi số trong du lịch, Digital mar eting, quảng á truyền thông trên các trang mạng x hội,… 4. Kết luận Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch nói chung và DLNN nói riêng. Huyện Phong Điền, TPCT có nhiều điều kiện và tiềm năng phát triển D NN. Để DLNN huyện Phong Điền được phát triển hiệu quả, bài bản và bền vững, ngoài việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác nguồn tài nguyên du lịch hợp lý thì phải cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào quá trình hoạt động D NN. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục đ ch đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động DLNN bằng các phương pháp hác nhau như quan sát thực địa, tổng hợp và phân tích dữ liệu thứ cấp, khảo sát bằng bản câu hỏi, phỏng vấn sâu. Qua nghiên cứu cho thấy, nguồn nhân lực tại điểm đến DLNN Phong Điền được các ên liên quan đánh giá cao về thái độ phục vụ, nhưng về kiến thức và kỹ năng phục vụ du khách còn rất hạn chế, nhất là ngoại ngữ. Qua đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du khách tại điểm đến DLNN huyện Phong Điền, TPCT, các bên liên quan cần rà soát năng lực du lịch và nhu cầu học tập, nâng cao tr nh độ về du lịch c a nguồn lao động; thường xuyên đào tạo, tập huấn nguồn lao động tham gia vào hoạt động và phục vụ DLNN; hướng dẫn nguồn nhân lực tham gia và thực hiện D NN; tăng cường tuyên truyền cho người dân, người tham gia vào hoạt động DLNN; nâng cao khả năng quảng bá và chuyển đổi số cho nguồn nhân lực hoạt động du lịch. Với những đề xuất trên, hy vọng nguồn nhân lực du lịch nói riêng và D NN Phong Điền nói chung trong thời gian tới phần nào sẽ có những chuyển biến tích cực, nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành c a du khách. 537
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh, N. T. Q., Thao, T. Đ. & Nhuần, N. H. 2023). Tổng quan inh nghiệm quốc tế và những cơ hội, thách thức đối với phát triển du lịch nông nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(6), 794-803. 2. Busby, G., & Rendle, S. (2000). The transition from tourism on farms to farm tourism. Tourism management, 21(6), 635-642. 3. Cảnh, Đ. N. 2020). Phát triển du lịch nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ. ội thảo Khoa học hát triển du lịch nông nghiệp ở ồng ng sông Cửu ong trong mối quan hệ liên kết vùng theo định hướng phát triển ền vững giai đoạn 2020 – 2030 (trang 20-33). Nhà xuất ản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Ch Minh. 4. Châu, H. N. M. & Bảo, H. T. Thực trạng hoạt động du lịch nông nghiệp tại Cồn Chim - Trà Vinh. Tạp chí hát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học hội và Nhân văn, 5(4),1315-1322. 5. Creswell, J. W. (2007). Qualitative inquiry and research design: Choosing among five approaches (2nd edn.). SAGE Publications: US. 6. Cương, Đ. M. 2023). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa àn thành phố Hà Nội. ội thảo khoa học ây dựng tiêu chí đánh giá phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh và ền vững trên địa àn thành phố à Nội (trang 13-37). 7. Koutsouris, A. (2008). The battlefield for (sustainable) rural development: The case of Lake Plastiras, Central Greece. Sociologia ruralis, 48(3), 240-256. 8. Koutsouris, A., Gidarakou, I., Grava, F., & Michailidis, A. (2014). The phantom of (agri) tourism and agriculture symbiosis? A Greek case study. Tourism Management Perspectives, 12, 94-103. 9. Mastronardi, L., Giaccio, V., Giannelli, A., & Scardera, A. (2015). Is agritourism eco- friendly? A comparison between agritourisms and other farms in Italy using farm accountancy data network dataset. SpringerPlus, 4(1), 1-12. 10. Nhân, T. N. 2023). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ. ội thảo Khoa học Quốc tế hát triển ền vững ngành Du lịch vùng Nam Bộ trong ối cảnh mới (trang 94-103). Nhà xuất ản ao động. 11. Sirakaya-Turk, E., Uysal, M., Hammitt, W. & Vaske, J. J. (2011), Research Moethods for Leisure, Recreation and Tourism. Cambridge University Press: UK. 12. Thi, N. Q., Van Tuyen, H., Linh, N. T., Viet, D. H., & Anh, T. T. M. (2020). Potential of Agri-Tourism in Vo Nhai District, Thai Nguyen Province. TNU Journal of Science and Technology, 225(03), 133-142. 13. Thông, T. T. & Nhân, N. T. 2023). Phát triển du lịch nông nghiệp huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ qua inh nghiệm một số quốc gia và địa phương ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường ại học Bạc iêu, 1(9), 84-96. 14. Tiraieyari, N., & Hamzah, A. (2012). Agri-tourism: Potential opportunities for farmers and local communities in Malaysia. African journal of agricultural research, 6(31), 4357-4361. 15. Trang, T. T. K, ộc, T. T., Hiệu, . V. & Xuân, D. T. 2019). Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và hát triển kinh tế Trường ại học Tây ô, số chuyên đề, 155-164. 538
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1