intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng phát triển du lịch và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành du lịch Bắc Kạn trong những năm qua đã có bước phát triển vượt bậc với số lượng khách và doanh thu du lịch ngày càng tăng. Tuy nhiên du lịch Bắc Kạn vẫn đứng trước những vấn đề thiếu bền vững như: chất lượng khách, sản phẩm du lịch, công tác tuyên truyền quảng bá, tính an toàn trong du lịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng phát triển du lịch và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững tỉnh Bắc Kạn

Phạm Thu Thủy<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 91(03): 105 - 108<br /> <br /> THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI<br /> VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH BẮC KẠN<br /> Phạm Thu Thủy*<br /> Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Ngành du lịch Bắc Kạn trong những năm qua đã có bước phát triển vượt bậc với số lượng khách<br /> và doanh thu du lịch ngày càng tăng. Tuy nhiên du lịch Bắc Kạn vẫn đứng trước những vấn đề<br /> thiếu bền vững như: chất lượng khách, sản phẩm du lịch, công tác tuyên truyền quảng bá, tính an<br /> toàn trong du lịch. Do đó để có thể đạt được sự phát triển bền vững và tạo ra sức cạnh tranh cho<br /> ngành du lịch của tỉnh thì cần phải đưa ra những giải pháp hợp lý và kịp thời, đó là phải thu hút<br /> được nguồn khách từ những thị trường có khả năng chi trả cao, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp<br /> dẫn, có trang thiết bị đảm bảo độ an toàn cho du khách khi tham gia du lịch…<br /> Từ khóa: Du lịch, doanh thu du lịch, khách du lịch, giải pháp, phát triển du lịch bền vững.<br /> <br /> LỊCH SỬ VẤN ĐỀ*<br /> Bắc Kạn là nơi có tiềm năng du lịch lớn; vì<br /> vậy, từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của<br /> nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên hầu hết các<br /> công trình nghiên cứu đều tập trung vào khu<br /> vực Hồ Ba Bể như: “Dự án xây dựng Vườn<br /> Quốc Gia Ba Bể” do Ủy ban nhân dân tỉnh<br /> Cao Bằng soạn thảo và thông qua tháng<br /> 7/1990 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt<br /> ngày 10/11/1992 trong Quyết định số 83/TTg<br /> hay đề tài “Bước đầu đánh giá các điều kiện<br /> tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực<br /> Hồ Ba Bể phục vụ mục đích du lịch” của<br /> Đặng Thị Hoàng Vân... Gần đây có đề tài<br /> nghiên cứu khoa học sinh viên “Nghiên cứu<br /> điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tỉnh<br /> Bắc Kạn” của Dương Thị Ngọc Ánh và Chu<br /> Thị Cảnh. Còn việc tìm hiểu “Thực trạng phát<br /> triển du lịch và những vấn đề đặt ra đối với<br /> phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn” thì đến nay<br /> chúng tôi vẫn chưa thấy có một công trình<br /> nào đề cập.<br /> KHÁI QUÁT<br /> Tỉnh Bắc Kạn nằm trong giới hạn từ 21048’<br /> đến 22044’ và từ 105026’ đến 106015’, phía<br /> Đông giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên<br /> Quang, phía Nam giáp Thái Nguyên và phía<br /> Bắc giáp Cao Bằng. Là một tỉnh thuộc vùng<br /> núi phía Bắc, có nhiều phong cảnh tự nhiên<br /> đẹp cùng với những nét văn hóa độc đáo đậm<br /> đà bản sắc dân tộc, Bắc Kạn thực sự có tiềm<br /> năng to lớn để phát triển du lịch.<br /> *<br /> <br /> Tel: 0915 214070, Email: thuy_kdsp@yahoo.com.vn<br /> <br /> THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH<br /> TỈNH BẮC KẠN<br /> Tình hình phát triển du lịch<br /> Khách du lịch<br /> Từ năm 2000 đến năm 2010 số khách du lịch<br /> đến Bắc Kạn tăng 122.858 lượt khách, trong<br /> đó tăng nhanh nhất là giai đoạn 2008 – 2010<br /> với tốc độ tăng trung bình là 116% năm. Đặc<br /> biệt, năm 2010 du lịch Bắc Kạn đón được<br /> 150.000 lượt khách, tăng 62% so với năm<br /> 2009. Tuy nhiên trong tổng số khách đến với<br /> Bắc Kạn thì phần lớn là khách trong nước<br /> chiếm 96,3% tổng lượt khách, còn khách<br /> quốc tế chỉ chiếm 3,7% (năm 2010).<br /> Khách đến Bắc Kạn tập trung vào các tháng<br /> 3, 6, 7, 8 và 11, trong đó 2 tháng 7 và 11 là<br /> các tháng đỉnh điểm của du lịch Bắc Kạn.<br /> Khách du lịch quốc tế đến Bắc Kạn tập trung<br /> vào 2 thời điểm tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ<br /> tập trung nhiều lễ hội và tháng 10,11 là thời<br /> kỳ nghỉ đông. Trong khi đó, khách du lịch nội<br /> địa lại lựa chọn du lịch vào các tháng 6, 7, 8<br /> vì đây là thời kỳ nóng bức, khách đi du lịch<br /> kết hợp với nghỉ mát nên đã tìm đến những<br /> nơi có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp như<br /> Ba Bể. Mục đích du lịch của khách là tham<br /> quan, nghỉ dưỡng, tham gia lễ hội, tìm hiểu<br /> tín ngưỡng, phong tục… của đồng bào các<br /> dân tộc thiểu số vùng cao.<br /> Doanh thu du lịch<br /> Doanh thu du lịch bao gồm các khoản thu từ<br /> dịch vụ: ăn uống, lưu trú, dịch vụ mua sắm<br /> hàng lưu niệm, vận chuyển khách du lịch, các<br /> dịch vụ vui chơi giải trí và từ các dịch vụ khác.<br /> 105<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Phạm Thu Thủy<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Tình hình chung: mức tăng trưởng khách du<br /> lịch cao, ngày lưu trú bình quân của khách<br /> tăng, nên doanh thu từ đó cũng tăng lên. Tổng<br /> doanh thu từ 2000 – 2010 tăng 71,2 tỷ đồng.<br /> Tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2000 là<br /> 19,7 lần, trong đó tăng mạnh kể từ sau năm<br /> 2005. Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ<br /> du lịch quốc tế của thời kỳ này chiếm gần<br /> 20% tổng doanh thu du lịch, qua đó cho thấy<br /> doanh thu của du lịch nội địa chiếm đa số.<br /> Tuy nhiên nếu so với tỷ lệ khách du lịch quốc<br /> tế đến Bắc Kạn (chỉ chiếm 3,7% trong tổng<br /> số) thì doanh thu từ khách du lịch quốc tế lại<br /> chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy khách<br /> du lịch quốc tế là những người có khả năng chi<br /> trả cao hơn so với khách nội địa.<br /> Đánh giá một cách khách quan, tỉ trọng doanh<br /> thu du lịch Bắc Kạn còn khiêm tốn so với<br /> doanh thu du lịch của cả vùng Bắc Bộ, điều<br /> này cho thấy tiềm năng du lịch chưa được<br /> khai thác và đầu tư tương xứng với tiềm năng<br /> và yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh.<br /> Cơ sở hạ tầng du lịch<br /> Mạng lưới giao thông:<br /> Bắc Kạn có mạng lưới giao thông gồm đường<br /> bộ và đường thủy:<br /> - Đường bộ: Có tuyến quốc lộ 3 từ Hà Nội<br /> đến cửa khẩu Tà Lùng. Ngoài ra còn có quốc<br /> lộ 279 từ Lạng San (huyện Na Rì) qua huyện<br /> Ngân Sơn, huyện Ba Bể sang tỉnh Tuyên<br /> Quang và tỉnh Hà Giang, quốc lộ 3B từ Xuất<br /> Hóa (thị xã Bắc Kạn) qua Na Rì sang huyện<br /> Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). Trong địa bàn tỉnh<br /> còn có các tuyến đường liên huyện, liên xã.<br /> - Đường thủy: Đây là loại hình giao thông<br /> được sử dụng chủ yếu cho các tuyến tham<br /> quan hồ Ba Bể và các hang động.<br /> Hệ thống điện:<br /> Đa số các huyện, thị xã, thôn có mạng lưới<br /> điện quốc gia, nguồn điện đảm bảo cung cấp<br /> đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; tuy nhiên,<br /> tại các bản, xã vùng sâu mạng lưới điện còn<br /> nhiều hạn chế.<br /> Hệ thống cấp thoát nước:<br /> Hệ thống nước sạch mới chỉ đáp ứng nhu cầu ở<br /> thị xã, trung tâm huyện, còn các khu vực khác<br /> hầu như chưa được cung cấp nước sạch.<br /> Thông tin liên lạc<br /> Do được quan tâm đầu tư nên mạng lưới được<br /> phủ sóng hầu hết trên các huyện, thị xã. Tuy<br /> <br /> 91(03): 105 - 108<br /> <br /> nhiên ở một số vùng sâu, vùng xa, tại các<br /> điểm du lịch bản làng mạng lưới này còn hạn<br /> chế, nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho<br /> việc đảm bảo chất lượng các dịch vụ du lịch.<br /> Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ<br /> Số lượng buồng, phòng, khách sạn lưu trú đã<br /> tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng. Từ<br /> chỗ năm 2000 cả tỉnh chỉ có 36 cơ sở với 275<br /> phòng, đến nay toàn tỉnh có 174 cơ sở lưu trú<br /> với 1824 phòng.<br /> Công tác quảng bá du lịch<br /> Nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của<br /> ngành du lịch tỉnh nhà, Đảng bộ tỉnh đã chỉ<br /> đạo Ủy ban nhân dân và các ban ngành liên<br /> quan mà trực tiếp là sở Văn hóa thông tin và<br /> du lịch Bắc Kạn xây dựng kế hoạch cụ thể,<br /> hướng dẫn và chỉ đạo, triển khai các hoạt<br /> động du lịch bằng những nội dung và hình<br /> thức phong phú như: Nâng cao chất lượng<br /> phục vụ, đảm bảo an ninh trật tự, phòng<br /> chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm,<br /> mở các chuyên mục quảng bá du lịch trên đài<br /> phát thanh truyền hình, xây dựng các website<br /> quảng bá về du lịch Bắc Kạn, tiến hành các<br /> hoạt động văn hóa gắn liền với lễ hội truyền<br /> thống dân tộc như: hội xuân Ba Bể, lễ hội<br /> Lồng Tồng, chợ tình Xuân Dương…; đồng<br /> thời phát triển thêm các loại hình du lịch đi<br /> bộ, leo núi, các món ăn đặc sản của địa<br /> phương. Xây dựng, mở rộng các làng nghề<br /> phục vụ tham quan của du khách.<br /> Đường lối chính sách<br /> Để khai thác tốt tiềm năng sẵn có, tỉnh Bắc<br /> Kạn phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du<br /> lịch, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch xây<br /> dựng hoàn chỉnh dự án quy hoạch tổng thể<br /> khu du lịch Vườn Quốc gia Ba Bể, trình Thủ<br /> tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở cho<br /> việc xây dựng quy hoạch chi tiết, tạo điều<br /> kiện cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu<br /> hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài<br /> ra Sở Văn hóa thông tin và Du lịch tỉnh còn<br /> thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra rà soát<br /> việc chấp hành các quy định trong hoạt động<br /> kinh doanh cơ sở lưu trú tại các cơ sở kinh<br /> doanh du lịch trong tỉnh. Tổ chức lớp bồi<br /> dưỡng nghiệp vụ về quản lý, hướng dẫn viên,<br /> nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp cho các tổ<br /> chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch.<br /> Cùng với đó, công tác quy hoạch, đầu tư,<br /> nâng cấp các khu, điểm du lịch cũng luôn<br /> được quan tâm đúng mức.<br /> <br /> 106<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Phạm Thu Thủy<br /> <br /> Năm<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 91(03): 105 - 108<br /> <br /> Bảng 1. Khách quốc tế và khách nội địa đến Bắc Kạn từ năm 2000 đến 2010<br /> Đơn vị tính: người<br /> 2000<br /> 2001<br /> 2002<br /> 2003<br /> 2004<br /> 2005<br /> 2010<br /> <br /> Tổng số khách<br /> <br /> 27142<br /> <br /> 35592<br /> <br /> 35696<br /> <br /> 39350<br /> <br /> 43409<br /> <br /> 58298<br /> <br /> 150000<br /> <br /> Khách nội địa<br /> <br /> 24630<br /> <br /> 29829<br /> <br /> 32481<br /> <br /> 36440<br /> <br /> 40675<br /> <br /> 54948<br /> <br /> 144500<br /> <br /> Khách quốc tế<br /> <br /> 2512<br /> <br /> 2763<br /> <br /> 3215<br /> <br /> 2910<br /> <br /> 2734<br /> <br /> 3350<br /> <br /> 5500<br /> <br /> Bảng 2. Doanh thu của ngành du lịch Bắc Kạn từ năm 2000 đến 2010<br /> Năm<br /> <br /> 2000<br /> <br /> 2001<br /> <br /> 2002<br /> <br /> 2003<br /> <br /> 2004<br /> <br /> Đơn vị tính: tỷ đồng<br /> 2005<br /> 2010<br /> <br /> Doanh thu<br /> <br /> 3,8<br /> <br /> 4,66<br /> <br /> 5,57<br /> <br /> 6,88<br /> <br /> 7,08<br /> <br /> 10,11<br /> <br /> Những tồn tại trong phát triển du lịch<br /> - Việc hoạch định chiến lược chưa đáp ứng<br /> được yêu cầu phát triển thực tế, thiếu cụ thể<br /> nên khó thực thi. Mặt khác, quy hoạch chi tiết<br /> chậm thực hiện, chưa đưa ra các dự án cụ thể<br /> ảnh hưởng đến việc đầu tư. Các cơ chế chính<br /> sách khuyến khích thu hút đầu tư đã có nhưng<br /> chưa quảng bá sâu rộng, chưa hấp dẫn được<br /> các nhà đầu tư bằng các dự án du lịch lớn và<br /> chất lượng.<br /> - Việc quản lý chất lượng buồng, phòng và các<br /> dịch vụ trong cơ sở lưu trú còn lỏng lẻo, dẫn<br /> đến việc cơ sở hiện có thì xuống cấp, cơ sở mới<br /> thì khó đáp ứng chuẩn mực và chất lượng do<br /> quy mô nhỏ và ảnh hưởng của tính thời vụ cao.<br /> - Các hoạt động du lịch còn yếu, tình trạng<br /> cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ở nhiều<br /> lĩnh vực như: lữ hành, vận chuyển.<br /> - Công tác tuyên truyền, quảng bá chưa sâu<br /> rộng, nhỏ lẻ, tự phát, định hướng của cơ quan<br /> nhà nước về du lịch còn hạn chế.<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI MỤC<br /> TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG<br /> CỦA TỈNH BẮC KẠN<br /> Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du<br /> lịch bền vững tỉnh Bắc Kạn<br /> Khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc<br /> tế luôn là đối tượng mà ngành du lịch quan<br /> tâm, bởi lượng khách tăng sẽ đồng nghĩa với<br /> việc tăng thu nhập du lịch, tăng khả năng<br /> đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng<br /> kinh tế của đất nước. Tuy nhiên sự phát triển<br /> du lịch bền vững thường ít quan tâm đến số<br /> lượng khách mà luôn hướng tới những thị<br /> <br /> 75<br /> <br /> trường khách quốc tế ổn định, có mức chi trả<br /> cao, lưu trú dài ngày.[2]<br /> Nếu chỉ xét về chỉ tiêu số lượng khách du lịch<br /> quốc tế đến Bắc Kạn trong 10 năm qua thì<br /> đều có sự gia tăng: năm sau cao hơn năm<br /> trước (trừ năm 2003 có giảm nhẹ). Tuy nhiên<br /> một vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch<br /> bền vững (xét trên góc độ kinh tế) là: thời<br /> gian qua ngành du lịch mới chỉ quan tâm đến<br /> số lượng khách mà chưa chú ý đến “chất<br /> lượng” nguồn khách. Thực tế cho thấy, khách<br /> du lịch quốc tế đến Bắc Kạn đa phần là khách<br /> từ các thị trường có khả năng chi trả thấp, thời<br /> gian lưu trú ngắn như: Trung Quốc, trong khi<br /> đó khách từ các nước có tiềm năng như Mỹ,<br /> Nhật thì lại có xu thế chững lại.<br /> Đối với khách du lịch nội địa: Mặc dù số<br /> lượng tuyệt đối có tăng tuy nhiên vấn đề<br /> đặt ra là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm lại<br /> không cao.<br /> Như vậy chất lượng nguồn khách du lịch là<br /> vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với sư phát triển<br /> du lịch bền vững. Với tư cách là một ngành<br /> kinh tế, sản phẩm du lịch là yếu tố rất quan<br /> trọng, quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch.<br /> Một sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng và phù<br /> hợp với nhu cầu của khách sẽ có khả năng bán<br /> giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.<br /> Có thể nhận thấy, mặc dù Bắc Kạn có tiềm<br /> năng du lịch phong phú và đa dạng, song<br /> trong nhiều năm qua những sản phẩm du lịch<br /> đặc sắc, mang bản sắc riêng và những sản<br /> phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách<br /> chưa được đầu tư tương xứng để phát triển.<br /> Đây là nguyên nhân quan trọng hạn chế hiệu<br /> 107<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Phạm Thu Thủy<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> quả kinh doanh, đồng thời có thể gây nên sự<br /> nhàm chán cho khách, ảnh hưởng đến sự phát<br /> triển du lịch bền vững.<br /> Một số đề xuất cụ thể<br /> Xuất phát từ đặc điểm: sự phát triển kinh tế<br /> nói chung và du lịch nói riêng hiện nay mang<br /> tính cạnh tranh cao, điều này đòi hỏi phải đẩy<br /> mạnh phát triển một số sản phẩm du lịch đặc<br /> thù của tỉnh, vừa nhằm đa dạng hóa sản phẩm<br /> du lịch, vừa tạo ra khả năng cạnh tranh. để thu<br /> hút khách - đặc biệt là khách từ những thị<br /> trường trọng điểm có khả năng chi trả cao và<br /> lưu trú dài ngày như: du lịch sinh thái vườn<br /> quốc gia Ba Bể, du lịch thôn bản Pác Ngòi, du<br /> lịch thể thao leo núi, du lịch tham quan lễ hội:<br /> hội xuân Ba Bể (8-10/1 âm lịch), chợ tình<br /> Xuân Dương (25/3 âm lịch)…<br /> Một vấn đề nữa cũng cần được đặt ra để góp<br /> phần đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững đó là việc tuyên truyền, quảng cáo phải có<br /> trách nhiệm và trung thực. Thực tế cho thấy,<br /> phần lớn các sản phẩm du lịch quảng cáo<br /> thường được “thổi lên” chưa đúng với bản<br /> chất về nội dung và chất lượng. Vì thế, sẽ gây<br /> ra tâm lý thất vọng và cảm giác bị lừa đối với<br /> khách du lịch sau mỗi chuyến tham quan.<br /> <br /> 91(03): 105 - 108<br /> <br /> Ngoài ra du lịch bền vững cũng cần phải đảm<br /> bảo tính an toàn cho khách. Bắc Kạn tuy<br /> phong cảnh đẹp, hấp dẫn, nhưng độ an toàn<br /> lại chưa cao, chưa có những phương tiện hỗ<br /> trợ hữu hiệu để đảm bảo an toàn cho du khách<br /> – nhất là khách du lịch trên hồ Ba Bể. Do đó,<br /> đòi hỏi phải trang bị các phương tiện cứu hộ<br /> như: áo phao, phao bơi… đảm bảo chất lượng<br /> khi đi du thuyền trên hồ; đồng thời phải có<br /> một đội ngũ nhân viên cứu hộ được tập huấn<br /> bài bản và có kinh nghiệm.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Dương Thị Ngọc Ánh, Chu Thị Cảnh, Nghiên<br /> cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tỉnh<br /> Bắc Kạn, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên.<br /> [2]. PGS.TS Phạm Trung Lương (chủ nhiệm đề<br /> tài), Báo cáo tổng hợp đề tài KHCN độc lập cấp<br /> nhà nước “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển<br /> du lịch bền vững ở Việt Nam”.<br /> [3]. Lê Thông, (2002), Địa lý kinh tế - xã hội, Nhà<br /> xuất bản Giáo dục.<br /> [4]. Website: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn<br /> <br /> SUMMARY<br /> TOURISM DEVELOPMENT SITUATION AND ISSUES FOR SUSTAINABLE<br /> TOURISM DEVELOPMENT OF BAC KAN PROVINCE<br /> Pham Thu Thuy*<br /> College of Education - TNU<br /> <br /> In recent years, Bac Kan tourism has achieved an outstanding development with an increasing<br /> number of tourists and tourism revenue. However, Bac Kan tourism is still facing some<br /> unsustainable issues such as tourist quality, tourism products, promotion propaganda and safety in<br /> tourism. Therefore, in order to get the sustainable development and create competition for the<br /> province’s tourism industry, it is necessary to set up reasonable and timely solutions, which is to<br /> attract tourists from markets with high ability to pay and to produce attractive tourism products<br /> with facilities to ensure safety for tourists.<br /> Key words: Tourism, tourism revenue, toursit, solution, sustainable toursim development.<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0915 214070, Email: thuy_kdsp@yahoo.com.vn<br /> <br /> 108<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1