thực trạng thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật đầu tư 2005
lượt xem 3
download
Đề tài nhìn nhận, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện các quy định về cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tư ở nước ta hiện nay, trong đó chỉ ra những bất cập, tồn tại trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: thực trạng thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật đầu tư 2005
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG NGỌC BẢO THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ THEO LUẬT ĐẦU TƯ 2005 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG NGỌC BẢO THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ THEO LUẬT ĐẦU TƯ 2005 Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa HÀ NỘI - 2011
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ 6 1.1. Khái niệm, phân loại, vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng 6 nhận đầu tư 1.1.1. Khái niệm và phân loại Giấy chứng nhận đầu tư 6 1.1.1.1. Khái niệm Giấy chứng nhận đầu tư 6 1.1.1.2. Phân loại Giấy chứng nhận đầu tư 8 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư 9 1.1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ 9 quan quản lý nhà nước 1.1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư 10 1.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư 13 1.3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư 15 1.4. Một số nội dung, thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận 24 đầu tư 1.5. Những điểm mới trong quy định liên quan đến Giấy 28 chứng nhận đầu tư
- Chương 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP 33 GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ 2.1. Thành công trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư 33 2.1.1. Thủ tục, trình tự cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại các địa 34 phương, Ban quản lý các khu công nghiệp 2.1.2. Tình hình các địa phương, Ban quản lý các khu công nghiệp 40 cấp Giấy chứng nhận đầu tư 2.1.3. Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư 42 nước ngoài trên phạm vi cả nước 2.1.4. Tình hình đầu tư ra nước ngoài 45 2.1.5. Đánh giá chung 47 2.2. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động cấp Giấy chứng 47 nhận đầu tư 2.2.1. Đánh giá chung 47 2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động 49 cấp Giấy chứng nhận đầu tư 2.2.2.1. Một số quy định pháp luật còn bất cập 49 2.2.2.2. Vướng mắc, hạn chế trong hoạt động quản lý đầu tư, cấp 52 Giấy chứng nhận đầu tư Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ 56 CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ 3.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động đầu tư của một số nước 56 3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 57 3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 57 3.2. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện pháp luật về cấp 58 Giấy chứng nhận đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam 3.2.1. Tiếp tục duy trì Giấy chứng nhận đầu tư 58
- 3.2.2. Yêu cầu đối với quy định về Giấy chứng nhận đầu tư và 60 hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về cấp Giấy 61 chứng nhận đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam 3.3.1. Đổi mới hoạt động xây dựng pháp luật về cấp Giấy chứng 61 nhận đầu tư 3.3.2. Sửa đổi, hoàn thiện các quy định về Giấy chứng nhận đầu tư 63 và quy định có liên quan 3.3.2.1. Sửa đổi, hoàn thiện các quy định về Giấy chứng nhận đầu tư 63 3.3.2.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan 69 3.3.3. Cải cách thủ tục hành chính 70 3.3.4. Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác cấp Giấy 73 chứng nhận đầu tư 3.3.5. Đầu tư, đổi mới trang thiết bị phục vụ hoạt động cấp Giấy 74 chứng nhận đầu tư 3.3.6. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ, kiểm tra hoạt động đầu tư 74 3.4.6.1. Tăng cường các kênh thông tin kết nối cơ quan quản lý về 75 đầu tư với nhà đầu tư 3.4.6.2. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ đầu tư 76 3.4.6.3. Tăng cường kiểm tra hoạt động đầu tư 76 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 So sánh thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ và Giấy 17 phép đầu tƣ 1.2 Thẩm quyền và thủ tục cấp phép đầu tƣ qua các thời kỳ 29 2.1 Số lƣợng Giấy chứng nhận đầu tƣ do thành phố Hà Nội 41 cấp từ năm 2007 đến tháng 9/2010 2.2 Số liệu FDI năm 2006 43 2.3 Số liệu FDI năm 2007 43 2.4 Số liệu FDI năm 2008 44 2.5 Số liệu FDI năm 2009 44 2.6 Số liệu FDI năm 2010 45 2.7 Tình hình đầu tƣ ra nƣớc ngoài phân theo ngành (Tính 45 đến ngày 31/12/2007 - các dự án còn hiệu lực) 2.8 Tình hình đầu tƣ ra nƣớc ngoài năm 2009 46 2.9 Kết quả khảo sát về chi phí không chính thức đối với 54 doanh nghiệp năm 2008 1
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ 2.1 Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ cấp Giấy chứng nhận 37 đầu tƣ đối với dự án nằm ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 3.1 Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ 72 2
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật về đầu tƣ là lĩnh vực quan trọng của chuyên ngành luật kinh tế. Kể từ năm 2005 trở về trƣớc, ở Việt Nam tồn tại hai hệ thống pháp luật về đầu tƣ, đó là pháp luật về đầu tƣ nƣớc ngoài với văn bản chính là Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam và pháp luật về đầu tƣ trong nƣớc, với văn bản chính là Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc. Năm 1987, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Sau một thời gian thực thi, vào các năm 1990 và 1992, Quốc hội đã lần lƣợt ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam nhằm mở rộng cho các thành kinh tế có thể tham gia hợp tác với nƣớc ngoài trong lĩnh vực đầu tƣ và bổ sung một số hình thức Đầu tƣ nƣớc ngoài. Tiếp đó, ngày 12/11/1996, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đã đƣợc Quốc hội thông qua theo hƣớng cải cách các thủ tục hành chính song giảm bớt một số ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ. Năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài ra đời theo hƣớng mở rộng quyền tự chủ trong tổ chức quản lý của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đồng thời bổ sung một số ƣu đãi về thuế. Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc năm 1994 là văn bản luật đầu tiên điều chỉnh các quan hệ về đầu tƣ trong nƣớc. Tiếp đó, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc huy động các nguồn vốn trong nƣớc, ngày 30/5/1998 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi) trong đó bổ sung một số hình thức, ƣu đãi đầu tƣ. Do đƣợc ban hành ở các thời điểm khác nhau, phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng khác nhau nên các quy định về đầu tƣ ở Việt Nam có chỗ chƣa nhất quán, có tình trạng phân biệt đối xử, không bình đẳng giữa nhà đầu 3
- tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Điều này dẫn đến nhiều hạn chế trong việc huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc. Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng theo hƣớng đơn giản, minh bạch, nhất quán, từng bƣớc xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài; xây dựng trình tự, thủ tục đơn giản, thuận lợi không chỉ cho nhà đầu tƣ mà cho cả cơ quan nhà nƣớc nhằm đảm bảo chính sách đến đƣợc nhà đầu tƣ, tạo lòng tin cho nhà đầu tƣ thuộc mọi thành phần kinh tế sử dụng nguồn lực của mình đầu tƣ, kinh doanh. Việc xây dựng Luật Đầu tƣ chung, thống nhất các quy định áp dụng cho hoạt động đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài là đòi hỏi tất yếu, khách quan trong tiến trình đổi mới kinh tế đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc ban hành Luật Đầu tƣ chung (Luật Đầu tƣ 2005) thay thế cho Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc với phạm vi áp dụng chung cho hoạt động đầu tƣ trong nƣớc, hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài, hoạt động đầu tƣ nhà nƣớc và hoạt động đầu tƣ tƣ nhân là một bƣớc tiến quan trọng theo hƣớng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, về cơ bản tạo "sân chơi" bình đẳng cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Luật Đầu tƣ 2005 về cơ bản đã nhất thể hóa hệ thống pháp luật về đầu tƣ của Việt Nam, điều chỉnh mọi hoạt động đầu tƣ, không phân biệt nguồn vốn đầu tƣ là đầu tƣ trong nƣớc hay đầu tƣ nƣớc ngoài, đầu tƣ của nhà nƣớc hay đầu tƣ của tƣ nhân, đầu tƣ trực tiếp hay đầu tƣ gián tiếp đồng thời đơn giản hoá thủ tục đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ. nhiều . Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tƣ chung đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực đầu tƣ tại Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay. 4
- Trong các quy định pháp luật về đầu tƣ, Giấy chứng nhận đầu tƣ là nội dung quan trọng. Đây là văn bản thay thế cho Giấy phép đầu tƣ theo quy định của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam và Giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc. Trải qua hơn 4 năm sau khi Luật Đầu tƣ 2005 có hiệu lực, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ đã cấp hàng nghìn Giấy chứng nhận đầu tƣ. Tuy nhiên, việc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ chƣa đƣợc rà soát, tổng hợp, đánh giá một cách toàn diện, tổng thể trên quy mô cả nƣớc. Các quy định về cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ khi áp dụng trong thực tế đã bộc lộ một số bất cập, không thống nhất giữa các địa phƣơng, đặc biệt là vấn đề "hậu kiểm" sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ theo Luật Đầu tƣ 2005 từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và kiện toàn công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn: Về lý luận, sẽ làm rõ vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tƣ; quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Về thực tiễn, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đầu tƣ góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ đồng thời đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, nâng cao hiệu quản quản lý sau cấp phép, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển hiệu quả và bền vững. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu trƣớc đây về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vấn đề thu hút đầu tƣ trong phạm vi cả nƣớc hoặc ở một số địa phƣơng..., song có rất ít công trình nghiên cứu về Giấy chứng nhận đầu tƣ, đặc biệt là chƣa thấy có công trình nào nghiên cứu, 5
- đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện và khảo sát kỹ hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ trên phạm vi cả nƣớc. Do đó, đề tài này ngoài việc phân tích vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tƣ; quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ; đánh giá thực trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ ở Việt Nam còn phân tích các nhân tố tác động đến công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhìn nhận, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện các quy định về cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ đồng thời đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ ở nƣớc ta hiện nay, trong đó chỉ ra những bất cập, tồn tại trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ nói riêng, pháp luật về đầu tƣ nói chung hiện nay cũng nhƣ khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật, văn bản pháp quy về Giấy chứng nhận đầu tƣ theo Luật Đầu tƣ 2005; thực trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ trên phƣơng diện quy định của luật và thực tiễn, chú trọng đề cập đến những hạn chế, bất cập của hoạt động này. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu là ở Việt Nam nói chung và một số địa phƣơng trọng điểm về thu hút đầu tƣ. Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thi hành pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ kể từ khi Luật Đầu tƣ có hiệu lực (01/7/2006) cho đến nay. 6
- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu từ các Bộ, ngành trung ƣơng, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ các tỉnh để xem xét những ƣu điểm và hạn chế trong các quy định về cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, thực tiễn cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. 6. Kết quả và đóng góp của luận văn Luận văn phân tích các khía cạnh pháp lý có liên quan đến pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ tại Việt Nam theo Luật Đầu tƣ 2005 đồng thời đánh giá thực trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong quy định của pháp luật và thực tiễn cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Trên cơ sở luận cứ khoa học và thực tiễn, luận văn đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật quy định về Giấy chứng nhận đầu tƣ, cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ nói riêng và Luật Đầu tƣ 2005 nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ và nâng cao hiệu quả hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. 7
- 8
- Chƣơng 1 PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƢ 1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƢ 1.1.1. Khái niệm và phân loại Giấy chứng nhận đầu tƣ 1.1.1.1. Khái niệm Giấy chứng nhận đầu tư Luật Đầu tƣ 2005 và các văn bản hƣớng dẫn không định nghĩa Giấy chứng nhận đầu tƣ. Do đó, việc làm rõ khái niệm, vai trò của Giấy chứng nhận đầu tƣ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ và cả nhà đầu tƣ, góp phần làm sáng tỏ các quy định của luật và đề xuất một quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ phù hợp với thực tiễn. Trƣớc đây, dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện theo Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, theo đó nhà đầu tƣ đƣợc cấp Giấy phép đầu tƣ. Trong khi đó, dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc thực hiện theo Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, theo đó nhà đầu tƣ đƣợc cấp Giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ. Hai loại văn bản này có sự khác nhau về nội dung lẫn quy trình thủ tục cấp giấy và cả quan điểm của nhà nƣớc đối với nhà đầu tƣ. Khi Luật Đầu tƣ 2005 ra đời, cả hai loại Giấy trên đều đã đƣợc bãi bỏ, thay bằng một văn bản chung thống nhất là Giấy chứng nhận đầu tƣ. Quy trình cấp về cơ bản đƣợc áp dụng thống nhất đối với cả dự án có vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Nhƣ vậy, Luật Đầu tƣ 2005 về cơ bản đã xóa bỏ sự khác biệt trong cấp phép giữa dự án đầu tƣ trong nƣớc và dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Đầu tƣ là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tƣ theo quy định của Luật Đầu tƣ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hoạt động 9
- đầu tƣ là hoạt động của nhà đầu tƣ trong quá trình đầu tƣ, bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện và quản lý dự án đầu tƣ. Dự án đầu tƣ là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tƣ trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Trên cơ sở các khái niệm liên quan đến hoạt động đầu tƣ, có thể định nghĩa: Giấy chứng nhận đầu tư là văn bản do cơ quan quản lý về đầu tư cấp cho nhà đầu tư, công nhận hoạt động đầu tư của nhà đầu tư đó đối với một dự án đầu tư cụ thể. Tùy theo quy mô và tính chất của dự án đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư có thể là chứng chỉ ghi nhận các chỉ số nhà đầu tư đã đăng ký, cũng có thể là bằng chứng xác minh quá trình thẩm định của cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư, đối với khía cạnh đăng ký thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư có ý nghĩa tương tự và có giá trị như Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đầu tƣ bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Tên, địa chỉ của nhà đầu tƣ; - Địa điểm thực hiện dự án đầu tƣ; nhu cầu diện tích đất sử dụng; - Mục tiêu, quy mô dự án đầu tƣ; - Tổng vốn đầu tƣ; - Thời hạn thực hiện dự án; - Tiến độ thực hiện dự án đầu tƣ; - Xác nhận các ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ (nếu có). Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có dự án đầu tƣ gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì Giấy chứng nhận đầu tƣ có nội dung nhƣ đã nêu trên và nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đầu tƣ đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 10
- 1.1.1.2. Phân loại Giấy chứng nhận đầu tư Theo hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tại Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH, có ba loại Giấy chứng nhận đầu tƣ: - Loại Giấy chứng nhận đầu tƣ chỉ điều chỉnh dự án đầu tƣ (Phụ lục II-1). - Loại Giấy chứng nhận đầu tƣ gắn với thành lập Chi nhánh điều chỉnh hoạt động của dự án đầu tƣ đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Chi nhánh (Phụ lục II-2), gồm 4 nội dung hoạt động của Chi nhánh và 7 nội dung về dự án đầu tƣ. - Loại Giấy chứng nhận đầu tƣ gắn với việc thành lập doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động dự án đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (Phụ lục II-3), gồm 6 nội dung đăng ký kinh doanh và 7 nội dung về dự án đầu tƣ. Cụ thể: Giấy chứng nhận đầu tƣ để thực hiện dự án đầu tƣ hoặc gắn với thành lập chi nhánh có số Giấy chứng nhận đầu tƣ là dãy ký tự bằng số có 11 chữ số. Còn Giấy chứng nhận đầu tƣ để thực hiện dự án dự án đầu tƣ gắn với thành lập doanh nghiệp (Phụ lục II-3) có số Giấy chứng nhận đầu tƣ, đồng thời là số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, là dãy ký tự bằng số có 12 chữ số. Giấy chứng nhận đầu tƣ chỉ để thực hiện dự án đầu tƣ không bị điều chỉnh theo pháp luật về đăng ký kinh doanh, do đó việc ban hành bản gốc Giấy chứng nhận đầu tƣ phụ thuộc vào số nhà đầu tƣ, có thể điều chỉnh, bổ sung nhƣ cơ chế điều chỉnh Giấy phép đầu tƣ trƣớc đây. Còn Giấy chứng nhận đầu tƣ gắn với thành lập Chi nhánh, hoặc gắn với thành lập doanh nghiệp quản lý theo cơ chế Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà pháp luật về đăng ký kinh doanh quy định, do đó cơ quan quản lý cấp bản gốc cho doanh nghiệp, việc bổ sung, sửa đổi theo cơ chế đổi (không điều chỉnh, sửa đổi). 11
- 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tƣ 1.1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ quan quản lý nhà nước Mục tiêu các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ là lựa chọn đƣợc dự án đầu tƣ có hiệu quả đồng thời xây dựng một cơ chế phù hợp về quản lý, giám sát sau đầu tƣ. Về mặt quản lý nhà nƣớc, Giấy chứng nhận đầu tƣ là phƣơng tiện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ, là cơ sở để theo dõi, kiểm tra việc chấp hành thực hiện ƣu đãi của các cơ quan liên quan. Khi đăng ký đầu tƣ, nhà đầu tƣ phải giải trình về mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tƣ, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất v.v... Cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ là công việc đƣợc tiến hành trong quy trình quản lý đầu tƣ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ. Giấy chứng nhận đầu tƣ là văn bản làm căn cứ cho việc quản lý hoạt động đầu tƣ của nhà đầu tƣ trên các khía cạnh nhƣ: tƣ cách pháp lý của nhà đầu tƣ; mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tƣ; vốn đầu tƣ, tiến độ thực hiện dự án đầu tƣ; ƣu đãi đầu tƣ (nếu có)… Giấy chứng nhận đầu tƣ giúp cơ quan quản lý nhà nƣớc "tiền kiểm", tức kiểm tra, soát xét tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh của nhà đầu tƣ tại thời điểm cấp phép, nhà đầu tƣ sẽ kinh doanh gì, ở đâu, nhà đầu tƣ thực sự có năng lực hay không, trƣớc khi dự án đƣợc tiến hành trên thực tế. Theo đó, đối với mỗi mức vốn đầu tƣ hoặc lĩnh vực đầu tƣ, kinh doanh nhất định sẽ có những yêu cầu cụ thể về hồ sơ phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nƣớc. Giấy chứng nhận đầu tƣ còn là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nƣớc "hậu kiểm". Luật Đầu tƣ quy định, nếu dự án đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ sau 12 tháng mà nhà đầu tƣ không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ. Do đó, Giấy chứng nhận đầu tƣ là một trong những cơ sở để cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đầu tƣ. 12
- 1.1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư - Giấy chứng nhận đầu tƣ có ý nghĩa là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Trƣờng hợp dự án đầu tƣ gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thủ tục đầu tƣ đƣợc làm đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh. Trong Giấy chứng nhận đầu tƣ bao gồm cả các nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong trƣờng hợp này, Giấy chứng nhận đầu tƣ là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cũng đƣợc gửi cho cơ quan quản lý kinh doanh để quản lý chung về đăng ký kinh doanh. Trƣờng hợp nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ tại Việt Nam có dự án đầu tƣ mới mà không thành lập pháp nhân mới thì chỉ thực hiện thủ tục đầu tƣ để đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ theo quy định của Luật Đầu tƣ 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Nếu nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có dự án đầu tƣ mới gắn với việc thành lập pháp nhân mới thì thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế và thủ tục đầu tƣ theo quy định nhƣ đối với nhà đầu tƣ trong nƣớc. Ngoài ra, để đảm bảo tính linh hoạt của hoạt động đầu tƣ, pháp luật quy định về chuyển đổi hình thức đầu tƣ của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo đó, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong quá trình hoạt động của mình đƣợc tự do chuyển đổi giữa các hình thức đầu tƣ cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh mà không bị cấm hoặc hạn chế, từ hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần hoặc ngƣợc lại, từ công ty hợp doanh sang công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn và ngƣợc lại... Trong các trƣờng hợp này, nhà đầu tƣ chỉ việc tiến hành một số thủ tục khá đơn giản theo mẫu quy định và sẽ đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ mới (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp trong nƣớc) phù hợp với loại hình doanh nghiệp đã chuyển đổi. 13
- Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tạo thuận lợi nhất định cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong quá trình tiến hành thủ tục về đầu tƣ. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ theo Luật Đầu tƣ vẫn song song tồn tại đồng thời quy định đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc và dự án đầu tƣ nƣớc ngoài còn có những khác biệt nhất định. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xác lập địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh, tức là doanh nghiệp, trong khi Giấy chứng nhận đầu tƣ chỉ xác lập tính hợp pháp của một hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Nghĩa là, Giấy chứng nhận đầu tƣ gắn với một dự án còn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với một doanh nghiệp, trong khi một doanh nghiệp có thể có nhiều dự án. Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực chất là đã đồng nhất một dự án với một doanh nghiệp. Do ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tƣ vẫn khác Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp dẫn đến tại các Sở Kế hoạch và Đầu tƣ hiện nay, Phòng đăng ký kinh doanh (có Sở gọi là Phòng Doanh nghiệp) và Phòng Thẩm định các dự án và kế hoạch đầu tƣ (hoặc Phòng Đầu tƣ nƣớc ngoài) vẫn tách làm hai. - Giấy chứng nhận đầu tƣ ghi nhận ƣu đãi đầu tƣ: Đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc thuộc diện không phải đăng ký đầu tƣ và dự án thuộc diện đăng ký đầu tƣ, nếu nhà đầu tƣ yêu cầu xác nhận ƣu đãi đầu tƣ thì làm thủ tục đăng ký đầu tƣ để cơ quan nhà nƣớc quản lý đầu tƣ ghi ƣu đãi đầu tƣ vào Giấy chứng nhận đầu tƣ. Đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc thuộc diện thẩm tra đầu tƣ đáp ứng điều kiện đƣợc hƣởng ƣu đãi, cơ quan nhà nƣớc quản lý đầu tƣ ghi ƣu đãi đầu tƣ vào Giấy chứng nhận đầu tƣ. Đối với dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đáp ứng điều kiện đƣợc hƣởng ƣu đãi, cơ quan nhà nƣớc quản lý đầu tƣ ghi nội dung ƣu đãi đầu tƣ vào Giấy chứng nhận đầu tƣ. 14
- Nhƣ vậy, Giấy chứng nhận đầu tƣ là chứng nhận ƣu đãi đối với dự án đầu tƣ. Đây là một trong những cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác định mức ƣu đãi cụ thể cho dự án. Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào Giấy chứng nhận đầu tƣ và sự đáp ứng trên thực tế của doanh nghiệp đối với các tiêu chí hƣởng ƣu đãi để đƣa ra mức ƣu đãi áp dụng thực tế. Theo quy định, lĩnh vực đầu tƣ ƣu đãi bao gồm các ngành sản xuất vật liệu mới, năng lƣợng mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ tin học, công nghệ thông tin; phát triển nuôi trồng, chế biến nông, lâm, hải sản, bảo vệ môi trƣờng; nghiên cứu phát triển và ƣơm tạo công nghệ cao, đầu tƣ vào nghiên cứu phát triển, sử dụng nhiều lao động và phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp v.v... Địa bàn ƣu đãi đầu tƣ đƣợc áp dụng cho các địa phƣơng dựa trên các tiêu chí về thu nhập kinh tế quốc dân, tỷ lệ đói nghèo, cơ sở hạ tầng, mức độ tăng trƣởng công nghiệp, v.v... - Giấy chứng nhận đầu tƣ xác định thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Thời hạn hoạt động của dự án đƣợc ghi trong Giấy chứng nhận đầu tƣ. Theo quy định của Luật Đầu tƣ, thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mƣơi năm; trƣờng hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhƣng không quá bảy mƣơi năm. Nhƣ vậy, Giấy chứng nhận đầu tƣ không phải là giấy phép theo cách hiểu cũ cho phép nhà đầu tƣ đƣợc kinh doanh ở Việt Nam, không còn là cơ chế xin cho mà là giấy chứng nhận hoạt động đầu tƣ. Giấy này giúp nhà đầu tƣ làm các thủ tục ƣu đãi dễ dàng hơn. Đây là cơ sở để các cơ quan chấp hành nhƣ thuế, hải quan, tài nguyên và môi trƣờng,… tiến hành giải quyết ƣu đãi cho nhà đầu tƣ. Nhà đầu tƣ chỉ phải đến một cửa là Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thay vì phải đến rất nhiều cơ quan nắm quyền quyết định ƣu đãi nhƣ hải quan, thuế, địa chính... nhƣ trƣớc đây. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
23 p | 273 | 70
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
219 p | 94 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Thực trạng thi hành pháp luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố Đà Nẵng
26 p | 130 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thi hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
105 p | 58 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của UBND tỉnh Phú Thọ
87 p | 52 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh
99 p | 43 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thi hành pháp luật dân chủ cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
96 p | 35 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
95 p | 18 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
115 p | 34 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về góp vốn thành lập hợp tác xã - thực tiễn thi hành tại tỉnh Bình Dương
79 p | 17 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư theo Luật đầu tư 2005
7 p | 91 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc ở Việt Nam
108 p | 19 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
109 p | 23 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
122 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội
87 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
90 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
25 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn