intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến lý luận và thực trạng thi hành pháp luật về biện pháp áp dụng XLHC đưa vào cơ sởcai nghiện bắt buộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất các giải pháp, bảo đảm thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian tới trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Y SƠ MI NIÊ KĐĂM THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ THANH THUÝ Phản biện 1: TS. Vũ Thị Thu Hằng, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS. Vũ Anh Tuấn, Học viện Chính trị khu vực 3 Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Thời gian: Vào hồi 08 giờ 15 phút, ngày 02 tháng 6 năm 2023. Địa điểm: Phòng họp 208 - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên. Địa chỉ: 02 Trương Quang Tuân, P. Tân Lập, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Để giải quyết vấn nạn ma túy, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, kịp thời, hiệu quả, trong đó việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về phòng, chống ma túy, xử lý vi phạm pháp luật về ma túy có vai trò đặc biệt quan trọng. Về phương diện xây dựng pháp luật, cùng với Luật phòng, chống ma túy ngày 30 tháng 3 năm 2021; Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020 và nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 về việc quy định chi tiết một số điều của luật phòng, chống ma túy, luật xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện đã được ban hành, kèm theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, với những quy định về các biện pháp xử phạt VPHC cũng như biện pháp xử lý hành chính (XLHC) đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã góp phần tích cực vào xác lập những cơ sở pháp lý quan trọng để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020 để bảo đảm thực thi hiệu quả việc thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với những người nghiện ma túy tại các văn bản hướng dẫn thi hành, rất nhiều khó khăn, thách thức đã và đang đặt ra cho các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương. Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, trong những năm qua trước tác động của tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở trong nước, khu vực và trên thế giới Thị xã 1
  4. Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk đã trở thành địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy. Nguồn ma túy chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc (Cao Bằng, Nghệ An) và từ phía nam (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai) qua đường bộ chuyển vào địa bàn để tiêu thụ. Thống kê trên địa thị xã năm 2018 có 61 người nghiện ma túy ở 12/12 xã, trong đó 09 người nghiện trong cơ sở cai nghiện ma túy. Trong những năm qua, thực hiện công tác cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy gặp nhiều khó khăn đặt ra, cần các cấp, các ngành của tỉnh Đắk Lắk tổ chức, triển khai thực hiện hoạt động này. Xuất phát từ thực tiễn đời sống, nhằm giúp cho hoạt động quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được hiệu quả cao. Thực hiện Luật xử lý VPHC, áp dụng việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội hiện nay là hết sức cần thiết. Việc chọn đề tài: “Thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Tác giả Vũ Thư với luận án Tiến sĩ luật học về “Chế tài hành chính lý luận và thực tiễn”, bảo vệ thành công tại Viện Nhà nước và pháp luật, 2006 [35]. - Tác giả Nguyễn Trọng Bình, “Hoàn thiện các quy định pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính”, bảo vệ thành công tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012 [7]. 2
  5. Tác giả Nguyễn Ngọc Bích với luận văn thạc sĩ luật học về “Hoàn thiện pháp luật về XLHC với người chưa thành niên”, bảo vệ thành công tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013 [6]. - Tác giả Dương Thị Bích Hạnh (2014), với luận văn thạc sĩ “Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính”, Đại học quốc gia Hà Nội. [34]. - Tác giả Phạm Tiến Thành (2014), với đề tài luận văn thạc sĩ “Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam. [22]. - Nhóm tác giả Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh (2016), Những bất cập trong các quy định về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và các kiến nghị hoàn thiện, Trường Đại học Luật Tp.HCM. [42]. Tác giả Nguyễn Hoàng Việt (2019), Hoàn thiện quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đã nghiên cứu và đưa ra các vướng mắc liên quan đến việc triển khai các quy định của pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc Các công trình cứu về các biện pháp XLHC khác: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp “Các biện pháp XLHC khác và việc bảo đảm quyền con người” do ThS. Đặng Thanh Sơn làm chủ nhiệm đề tài cũng nhóm nghiên cứu. - Tác giả Trần Thanh Hương với bài viết “Quyền công dân, quyền con người và chỗ đứng của các biện pháp XLHC khác trong pháp luật về VPHC” đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật. - Tác giả Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Tố Như (2013), Tham vấn điều trị nghiện ma túy, NXB Lao đông – Xã hội, Hà Nội 2013. 3
  6. Các công trình nghiên cứu về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Tác giả Lê Văn Khánh với bài viết “Một số khó khăn bất cập trong thực hiện biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” đăng trong trang web Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ- TB&XH, ngày 06/01/2017. - Tác giả Lê Đức Hiền với bài viết “Những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức cai nghiện ma túy và một số đề xuất, kiến nghị” đăng trong Tạp chí Nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ, khoa học của Học viện Cảnh sát nhân dân, ngày 15/3/2019. - Tác giả Trần Anh Tuấn với bài viết “Tiếp tục trao đổi về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện công tác kiểm sát việc thi hành Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp XLHC tại Tòa án. Những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức cai nghiện ma túy và một số đề xuất, kiến nghị” đăng trên Website của Viện Kiểm soát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề liên quan đến lý luận và thực trạng thi hành pháp luật về biện pháp áp dụng XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất các giải pháp, bảo đảm thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian tới trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được các mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ phải thực hiện như sau: 4
  7. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm những quan niệm, đặc điểm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, các biện pháp … Phân tích một số giải pháp bảo đảm thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2018 đến tháng 12 năm 2022. - Phạm vi nghiên cứu: Tại địa bàn thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk. - Nội dung nghiên cứu: Thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một vấn đề phức tạp; trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung làm rõ các nội dung. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, chủ trương của Đảng và Nhà nước, về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và thi hành pháp luật về XLHC biện pháp cai nghiện ma túy. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, phương pháp lịch sử - logic, được sử dụng nhằm lý giải các vấn đề lý luận, giúp cho mỗi vấn đề được nhìn nhận từ nhiều góc độ, thấy được những điểm hợp lý và chưa hợp lý của các quan điểm, quan niệm đưa ra trong luận văn, từ đó đưa ra được kết luận có tính 5
  8. khoa học và nổi bật của vấn đề. Phương pháp thống kê, phương pháp tổng kết thực tiễn cũng được sử dụng có hiệu quả để từ những số liệu, tình hình thực tế cụ thể thống kê được có thể phân tích, tổng kết thấy được bức tranh toàn diện về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đó là cơ sở chính xác nhất cho việc đề xuất các giải pháp hợp lý và khả thi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài góp phần làm phong phú thêm những tri thức lý luận liên quan đến biện pháp XLHC và thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho người làm công tác thực tiễn thi hành pháp luật về biện pháp áp dụng XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. 6
  9. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC 1.1. Khái quát về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.1.1. Khái niệm biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Luật xử lý VPHC năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), tại khoản 3, Điều 2 quy định: Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Từ khái niệm trên, có thể xem xét một số đặc điểm như sau: - Biện pháp xử lý hành chính được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm - Thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính thuộc về cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan tư pháp - Đối tượng áp dụng chỉ với cá nhân là công dân Việt Nam. 1.1.2. Vai trò biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tác hại của ma túy là vô cùng nguy hiểm, nó hủy hoại không chỉ cá nhân những người nghiện mà còn phá hủy tất cả những gì ở nơi nó xuất hiện và tồn tại. Do đó, công tác phòng, chống ma túy không chỉ là trách nhiệm của riêng một cá nhân hay một cơ quan nào, mà cần có một phong trào 7
  10. quần chúng rộng khắp và phải có tính xã hội cao. Việc áp dụng đối biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với những đối tượng này là cần thiết để ngăn chặn họ tái phạm và tiếp tục đi vào con đường lầm lạc. 1.2. Thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.2.1. Khái niệm thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Trong các văn bản pháp lý có thể xem xét, Hiến pháp năm 1946, khi quy định về thẩm quyền của Chính phủ và cơ qua hành chính địa phương đã quy định Chính phủ có quyền “thi hành các đạo luật và quyết định của Nghị viện (Điều 52). Điều 59 Hiến pháp năm 1946 quy định Ủy ban hành chính có trách nhiệm nhiệm “thi hành các mệnh lệnh của cấp trên”. Trong Hiến pháp năm 1959, Điều 50 có quy định Quốc hội có quyền “giám sát việc thi hành Hiến pháp”, Điều 73 quy định Hội đồng Chính phủ có quyền “kiểm tra việc thi hành những nghị định”, Điều 74 quy định Hội đồng Chính phủ có quyền “đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân tỉnh”, Điều 75 có sử dụng cụm từ “thi hành pháp luật”. Hiến pháp năm 1980 có nhắc tới nội dung toàn thể nhân dân Việt Nam “ra sức thi hành Hiến pháp”. Điều 98 Hiến pháp năm 1980 quy định Hội đồng nhà nước “giám sát việc thi hành Hiến pháp, các luật, pháp lệnh”. Điều 107 Hiến pháp năm 1980 quy định Hội đồng Bộ trưởng có nhiệm vụ “bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật”. Điều 112 (Khoản 2) Hiến pháp năm 1992 quy định Chính phủ có trách nhiệm “bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật”. Thêm vào đó, “thi hành pháp luật” cũng không phải chỉ là hành vi của cơ quan công quyền mà còn là hành vi của người dân, doanh nghiệp bởi lẽ Điều 9 8
  11. Hiến pháp năm 1992 có quy định “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… động viên nhân dân… nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật” [trích dẫn Tài liệu bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính năm 2022]. Từ sự phân tích trên, thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là việc các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo trình tự thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với đối tượng thuộc nhóm người nghiện ma túy theo các quy định của pháp luật. Từ khái niệm trên có thể xem xét một số đặc điểm như sau: Một là, chủ thể thi hành pháp luật về biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành bằng biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước. Hai là, thi hành pháp luật về biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chỉ áp dụng đối với công dân Việt Nam, được xác định là bị nghiện và có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Ba là, việc thi hành pháp luật về biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được áp dụng theo những trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định và đối tượng bị áp dụng phải chịu sự quản lý và hạn chế một số quyền tự do cá nhân nhất định. 1.2.2. Vai trò của thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Thứ nhất, thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy. Thứ hai, thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc góp phần quan trọng vào việc giúp người cai 9
  12. nghiện cải thiện tình trạng nghiện, cải thiện tình trạng sức khỏe, giáo dục ý thức đạo đức, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tạo điều kiện giúp cho người nghiện có thể tái hòa nhập với đời sống chung của cộng đồng. Thứ ba, thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc góp phần vào việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. 1.2.3. Nội dung thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Công tác chỉ đạo, thiết lập hồ sơ, đề nghị thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đối với người nghiện; - Triển khai hoạt động cai nghiện ma túy; - Tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm khi thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Sơ kết, tổng kết báo cáo tình hình thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 1.2.4. Đối tượng bị áp dụng, thẩm quyền, trình tự thủ tục 1.2.4.1. Đối tượng bị áp dụng - Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện; - Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; - Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện; 10
  13. - Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây: + Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; + Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên; + Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. 1.2.4.2. Thẩm quyền quyết định thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định. - Trường hợp người nghiện ma túy do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 96 của Luật XLVPHC thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó; 1.2.4.3. Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan trong việc thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 11
  14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành các biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để thống nhất thực hiện. Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy; chủ trì, phối hợp Bộ Công an hướng dẫn trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy. Bộ Công an hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan Công an các cấp trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị thi hành pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với đối tượng bị áp dụng. Viện kiểm sát và Tòa án nhân tối cao chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Tòa án nhân dân cấp thẩm quyền; 1.2.4.4. Trình tự thủ tục thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Sau khi có phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện, chia làm các trường hợp sau: - Đối với trường hợp chưa đăng ký cai nghiện tự nguyện thì Cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ ra văn bản thông báo về kết quả xác định tình trạng nghiện; - Trong trường hợp đã tiến hành đăng ký cai nghiện tự nguyện hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, nhưng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định cai nghiện tự nguyện, quyết định điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế của cơ quan có thẩm quyền mà không thực hiện cai nghiện, điều trị theo đăng ký (Trường hợp do sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện đúng thời hạn trên thì thời hạn được tính lại kể từ thời điểm sự kiện bất khả kháng chấm dứt theo quyết định 12
  15. của cơ quan có thẩm quyền) thì lập biên bản vi phạm hành chính về việc không thực hiện cai nghiện tự nguyện hoặc không thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. - Trong trường hợp đã tiến hành đăng ký cai nghiện tự nguyện hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và đã thực hiện nhưng đang trong thời gian cai nghiện tự nguyện, thời gian điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế mà không tuân thủ các quy định chuyên môn về cai nghiện ma túy; tự ý rời khỏi cơ sở cai nghiện từ 05 ngày làm việc trở lên, không đến điều trị tại cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế từ 05 ngày làm việc trở lên hoặc không chấp hành 10 liệu trình điều trị liên tục mà không có lý do thì lập biên bản vi phạm về việc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy, chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. - Đối với trường hợp đang trong thời hạn quản lý sau cai nghiện thì lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý sau cai nghiện ma túy. Công an cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”. * Tòa án xem xét, giải quyết: * Các tài liệu trong hồ sơ 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Thứ nhất, mức độ hoàn thiện của pháp luật liên quan đến việc 13
  16. thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cai nghiện bắt buộc. Thứ hai, yếu tố kinh tế xã hội của địa phương. Thứ ba, ý thức pháp luật của cá nhân, tổ chức có liên quan trong thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thứ tư, năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong tổ chức thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tiểu kết chương 1 14
  17. Chương 2 THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Đặc điểm tỉnh hình tỉnh Đắk Lắk có ảnh hưởng thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk 2.1.2.Thực trạng tình hình người nghiện ma túy của tỉnh Đắk Lắk) Năm 2018, toàn thị xã có 30 người nghiện ma túy. Năm 2019, toàn thị xã có 32 người nghiện ma túy. Năm 2020, toàn thị xã có 29 người nghiện ma túy. Năm 2021, toàn thị xã có 30 người nghiện ma túy. Tính đến năm tháng 12/2022, toàn thị xã có 31 người nghiện ma túy. 2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Công tác chỉ đạo, thiết lập hồ sơ, đề nghị thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đối với người nghiện Chỉ đạo thực hiện Luật Xử lý VPHC được Quốc hội thông qua đã thể hiện quan điểm mới, đề cao tính nhân đạo, tôn trọng quyền con người đối với người nghiện ma túy. Thiết lập hồ sơ Công an thị xã chỉ đạo thực hiện thiết lập hồ sơ cai nghiện bắt 15
  18. buộc thông qua các hành vi vi phạm của người nghiện ma túy. Đề nghị thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đối với người nghiện thuộc thẩm quyền của ngành LĐ-TB&XH. 2.2.2. Triển khai hoạt động cai nghiện ma túy * Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện * Điều trị nghiện ma túy bằng thuốc methadol tại cộng đồng Chương trình điều trị Methadol bắt đầu triển khai tháng 10/2012, đến nay có 02 cơ sở điều trị Methadol tại thị xã Buồn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, điều trị 100 người nghiện các chất dạng thuốc phiện. * Cai nghiện ma túy tại cộng đồng Cai nghiện tại cộng đồng được thực hiện tại Nghị định số 116/2021/NĐ- CP ngày 21/12/2021. Kết quả đã tuyên truyền vận động, lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng đến năm 2022 có 89 người nghiện ma túy tự nguyện tham gia chương trình. 2.2.3. Tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm khi thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Công tác kiểm tra được thực hiện tại UBND các huyện, thành phố về tình hình triển khai công tác thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 2.2.4 Sơ kết, tổng kết báo cáo tình hình thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Xây dựng và triển khai thực hiện dự án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” đến 07 phường 05 xã trên địa bàn thị xã. Kịp thời tham mưu xây dựng kế hoạch về việc mở đợt cao điểm triệt xóa các điểm sử dụng ma túy và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người nghiện ma túy trên địa bàn; 16
  19. chủ động xây dựng các kế hoạch các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm. Về phối hợp tuyên truyền, phát động luật phòng, chống ma túy, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy, cách phòng, chống ma túy; Về công tác phòng ngừa nghiệp vụ: Phòng lao động – thương binh và xã hội phối hợp với Công an xã, phường lập hồ sơ giáo dục xã phường về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo nghị định 116/2021/NĐ-CP. Công an thị xã phối hợp với Công an xã, phường quản lý đối tượng ra tù về tội ma túy và quản lý đối tượng đã cai nghiện ma túy trở về địa phương trên địa bàn thị xã. 2.3 Đánh giá tình hình thi hành pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nân Thứ nhất, số người được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, sau khi tháo gỡ được khó khăn khi thực hiện năm sau cao hơn năm trước. Thứ hai, quá trình phát hiện và lập hồ sơ đề nghị, việc thi hành pháp luật về biện pháp đưa người nghiện đi cai cơ bản được thực hiện đúng quy trình theo luật định, không bỏ sót các giai đoạn nên hầu hết các đối tượng sau khi phát hiện ra đã và đang có hành vi tái nghiện đều bị cơ quan có thẩm quyền thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thứ ba, việc phối hợp của các cơ quan liên quan trong công tác đưa người đi cai nghiện bắt buộc về cơ bản có những chuyển biến tích cực. 17
  20. Nguyên nhân Trước đây, các chế tài quản lý mới chỉ áp dụng cho người được xác định là nghiện ma túy. Trong khi đó, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy chỉ bị xử phạt hành chính cao nhất là 01 triệu đồng nên không đủ sức răn đe. Một số trường hợp sử dụng ma túy dẫn đến loạn thần, “ngáo đá” gây ra một số vụ án nghiêm trọng, làm mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, theo quy định của Luật Xử lý VPHC năm 2012, việc thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải trải qua nhiều tầng rất rườm rà, gây khó khăn cho các cấp, ngành trong quá trình thực hiện. Thứ hai, các biện pháp thực thi còn chưa phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và trình độ quản lý của chính quyền cấp xã tại Việt Nam hiện nay nói chung và thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk nói riêng, do cơ sở vật chất hiện có tại địa phương, cụ thể là trạm y tế cấp xã về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực chưa bảo đảm được nhiệm vụ, thiết kế của các trạm y tế cấp xã không phù hợp để cắt cơn và hỗ trợ y tế cho quy trình cai nghiện. Thứ ba, hiệu quả công tác điều trị nghiện ma túy khi thực hiện cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện với các biện pháp tổ chức cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng khi trở về cộng đồng tỷ lệ tái nghiện rất cao. Thứ tư, chính sách đầu tư, nguồn nhân lực phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho người sau cai, người có tiền sử nghiện ma túy còn hạn chế, thi hành pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện chưa chú trọng đầu tư cho công tác dự phòng. Nguyên nhân 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
97=>1