Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả
lượt xem 5
download
Bài viết nêu lên sự cần thiết và thực trạng trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trên cơ sở quy định của pháp luật, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả
- THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI BUÔN BÁN HÀNG GIẢ Hồ Tùng Lâm, Lê Khánh Giang, Huỳnh Nhật Minh* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT ‚Buôn bán hàng giả‛ đã và đang trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, người quản lý và các cấp chính quyền. ‚Buôn bán hàng giả‛ không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, hay sự khó khăn của các cấp chính quyền trong việc quản lý mà nó còn liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội, hợp tác quốc tế, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả muốn đề cập về sự cần thiết và thực trạng trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trên cơ sở quy định của pháp luật, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả hiện nay. Từ khóa: Chính sách hoàn thiện pháp luật, buôn bán hàng giả, xử lý vi phạm hành chính. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng buôn bán hàng giả đã trở thành vấn đề rất lớn, gây bức xúc, lo lắng cho toàn xã hội, là nguy cơ nghiêm trọng hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, an toàn tính mạng của từng người dân. Nhưng công tác quản lý, xử lý hành vi buôn bán hàng giả còn nhiều bất cập cả về thể chế và thực thi pháp luật, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin không chính xác, thiếu căn cứ khoa học, tác động rất tiêu cực đến việc sản xuất, kinh doanh và niềm tin của người dân về hàng hóa chất lượng. Vì vậy, việc xử lý hành vi buôn bán hàng giả là một vấn đề thực sự rất cần thiết trong công tác đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng hiện nay. Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng tràn ngập các bài viết về buôn bán hàng giả khiến cho người tiêu dùng khủng hoảng niềm tin khi liên tiếp nhận thông tin về những lần cơ quan chức năng phát hiện các đường dây kinh doanh, buôn bán hàng giả kém chất lượng. Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), trong năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện 34.733 vụ vi phạm, xử phạt hành chính trên 121,3 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm hơn 907 tỷ đồng. Trong đó, hàng hóa giả về chất lượng, công dụng có 458 vụ vi phạm; hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bao bì 6.154 vụ; 690 vụ vi phạm tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả; 1.064 vụ vi phạm về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 26.367 vụ vi phạm về nhãn hàng hóa. Đặc biệt, chỉ tính riêng tại TP. Hồ Chí Minh, trong 9 tháng tính từ đầu năm 2018, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh kiểm tra các trung tâm thương mại, chợ truyền thống, các cửa hàng, đã phát hiện 749 vụ kinh doanh hàng giả, thu giữ 20.4279 sản phẩm giả gồm quần áo, mắt kính, đồng hồ đeo tay, ví, túi xách, phụ tùng xe máy, mỹ phẩm, 1647
- thực phẩm chức năng. Theo thống kê của Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh, các mặt hàng giả chỉ đứng sau các mặt hàng nhập lậu về số vụ vi phạm xử lý, trung bình mỗi tuần, phát hiện từ 10 đến 40 vụ hàng giả. Điển hình như việc kinh doanh tại chợ Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh) trong những năm gần đây, mặc dù hàng ngàn tiểu thương ký vào bản cam kết không bán hàng giả nhưng khi cơ quan chức năng kiểm tra thì hàng giả vẫn tràn ngập chợ, cụ thể vào ngày 10/05/2019, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh kiểm tra 20 sạp tại chợ Bến Thành, đã phát hiện hơn 3.200 sản phẩm là mặt hàng mắt kính, đồng hồ, bóp ví kinh doanh trái phép, trong đó có 1.380 sản phẩm là hàng giả [12]. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Hữu Linh cho biết, trong năm 2019, lực lượng quản lý thị trường đã bất ngờ kiểm tra tại các điểm nóng và triệt hạ các đường dây, ổ nhóm về buôn bán hàng giả, phát hiện và xử lý gần 90.000 vụ vi phạm, ước thu nộp ngân sách gần 670 tỷ đồng, giá trị hàng hóa, tang vật vi phạm bị tiêu hủy trên 120 tỷ đồng. Điển hình là vụ kiểm tra 18 kho hàng tại Quận 6, TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện lượng lớn hàng hóa giả nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam như: Dior, Chanel, Louis Vuitton, Gucci,…[1]. Đầu năm 2020, khi bệnh viêm phổi cấp tính do chủng mới của vi-rút Co-ro-na (COVID-19) gây ra, đã gây hoang mang cho người dân, theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên ngành y tế thì việc đeo khẩu trang có thể một phần nào ngăn cản được sự lây nhiễm của vi-rút, lợi dụng việc này nhiều cơ sở kinh doanh đã đầu cơ tích trữ, nâng giá bán khẩu trang với một mức giá trên trời, không những thế những chiếc khẩu trang này còn bị làm giả từ giấy vệ sinh. Điển hình, vào ngày 11/02/2020, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã bất ngờ kiểm tra một chiếc xe tải dừng đỗ tại phố Hồ Văn Chương, Quận Đống Đa (Hà Nội) và phát hiện trên xe có 2.863 hộp khẩu trang của 18 loại, tương đương 143.000 cái, trong đó có 1 loại khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp không thể hiện thông tin địa chỉ nhà sản xuất gồm 449 hộp, toàn bộ lô hàng trên có giá trị hơn 1 tỷ đồng. Sau khi gửi đến cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm và giám định chất lượng, thì kết quả cho thấy số khẩu trang y tế trên là hàng giả, không đạt yêu cầu về chất liệu theo TCVN 8389-1:2010. Trung tâm kiểm nghiệm khẳng định đây chỉ là khẩu trang y tế thông thường, không có lớp kháng khuẩn, là khẩu trang 4 lớp nhưng lớp vải sử dụng bên trong là giấy vệ sinh, loại vải không dệt, không hút nước, lớp mặt ngoài màu xanh, mặt trong màu trắng, lớp vi lọc thấu khí không thấm nước [13]. Tình trạng buôn bán hàng giả có xu hướng gia tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng. Kinh doanh sản phẩm, hàng hóa cơ bản vẫn còn rất nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên việc kiểm tra kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn, công tác quản lý hàng hóa thị trường còn nhiều yếu kém, bất cập, nhiều hạn chế về nguồn lực và kinh phí, chưa đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn. Xuất phát từ thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực buôn bán hàng giả, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý lĩnh vực này để đảm bảo chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội. Một trong những vấn đề cần phải được chú trọng đó là các quy định của pháp luật điều chỉnh nhằm quản lý vấn đề hàng hóa phải đạt chuẩn chất lượng. 1648
- 2 NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI BUÔN BÁN HÀNG GIẢ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Qua quá trình nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các tài liệu liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả, tác giả đưa ra một số bất cập cùng kiến nghị như sau: Thứ nhất, chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả chưa có sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 giải thích về định nghĩa xử phạt vi phạm hành chính như sau: ‚Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính‛ [7]. Như vậy, có thể thấy, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì đối tượng bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính chỉ bao gồm cá nhân và tổ chức. Trong đó, căn cứ vào Khoản 10 Điều 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì ‚tổ chức‛ ở đây được xác định là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật [7]. Tuy nhiên, theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) tại Khoản 2 Điều 2 quy định thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính ở đây không chỉ là cá nhân hoặc tổ chức mà còn bao gồm hộ kinh doanh và hộ gia đình [11]. Nhìn lại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi, bổ sung 2007, 2008) thì có thể nhận thấy, mức tiền phạt được quy định trong pháp lệnh được áp dụng bằng nhau mà không phân biệt rõ là cá nhân hay tổ chức. Tuy nhiên, sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được thông qua và có hiệu lực thì quy định lại mức tiền phạt của tổ chức gấp hai lần mức tiền phạt của cá nhân đối với cùng một hành vi vi phạm. Chính vì thế, việc xác định tư cách chủ thể vi phạm là cá nhân hay tổ chức đóng một vai trò hết sức quan trọng. điều này nhằm xác định chính xác được mức tiền phạt. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) thì ‚hộ kinh doanh, hộ gia đình có hành vi buôn bán hàng giả sẽ bị xử phạt như đối với cá nhân‛ [11]. Theo tác giả quy định này là hoàn toàn chưa phù hợp dưới nhiều góc độ. Theo Từ điển Luật học thì có thể hiểu ‚hộ gia đình là tập hợp nhóm người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng‛ [4]. Như vậy, hộ gia đình muốn được xác định là chủ thể của quan hệ pháp luật thì phải có nhiều người, những người này phải có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng [5]. Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì các quy định điều chỉnh cá nhân và hộ gia đình cũng hoàn toàn khác biệt nhau [2]. Đồng thời, quy định về Hộ gia đình cũng được khẳng định gián tiếp qua định nghĩa về ‚Hộ gia đình sử dụng đất‛ được quy định trong Luật Đất đai 2013, cụ thể tại Khoản 29 Điều 3 như sau: ‚Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn 1649
- nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất‛ [6]. Vì vậy, không thể xem hộ gia đình là một cá nhân để từ đó quy định việc xử phạt hộ gia đình giống như xử phạt cá nhân. Đối với hộ kinh doanh, theo tác giả cũng không thể xem việc xử phạt hộ kinh doanh giống với xử phạt cá nhân, bởi theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 108/2018/NĐ- CP) thì khái niệm hộ kinh doanh như sau: ‚Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh‛ [8]. Từ khái niệm này, căn cứ vào chủ thể tạo lập, có thể chia hộ kinh doanh thành 3 loại: Hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ; hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ; hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ. Chính vì thế, trong một số trường hợp, hộ kinh doanh có thể được hiểu là tổ chức chứ không phải đơn thuần là một cá nhân. Giả sử trong trường hợp, hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ cùng có hành vi buôn bán hàng giả thì cơ quan chức năng sẽ xử phạt như thế nào? Nếu xử phạt từng người trong hộ kinh doanh thì không phù hợp với đối tượng bị xử phạt là ‚hộ kinh doanh‛ được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP). Tuy nhiên, nếu chỉ xử phạt hộ kinh doanh bằng mức phạt của cá nhân thì cũng không phù hợp với nguyên tắc ‚nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó‛ được quy định cụ thể tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Chính vì thế, theo tác giả, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) quy định xử phạt hộ gia đình, hộ kinh doanh giống như xử phạt đối với cá nhân là chưa thật sự phù hợp. Do đó, cần phải xem xét và chuẩn hóa lại các quy định về đối tượng bị xử phạt trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, quy định rõ đối tượng nào được xác định là cá nhân, đối tượng nào được xác định là tổ chức, cùng với đó, cũng cần phải điều chỉnh lại một số quy định liên quan đến đối tượng bị xử phạt trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính. Thứ hai, một số vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả có sự chồng chéo với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác. Quy định tại Điều 13 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) thì đối với hành vi ‚buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa‛ [11] sẽ bị phạt tiền với mức thấp nhất là 200.000 đồng và cao nhất là 30.000.000 đồng phụ thuộc vào số lượng hàng giả. Tuy nhiên, tại Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp cũng quy định xử phạt hành vi ‚buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý‛ [10] với mức phạt tiền thấp nhất là 4.000.000 đồng và cao nhất là 250.000.000 đồng phụ thuộc vào giá trị hàng hóa vi phạm. Trên thực tế, để phân biệt hai hành vi nêu trên là rất 1650
- khó khăn, vì không có cơ sở để xác định, còn nếu hai hành vi trên giống nhau thì mức phạt tiền lại khác nhau, không đồng nhất. Tương tự, theo Điều 15 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) thì hành vi ‚buôn bán tem, nhãn, bao bì giả‛ [11] có mức tiền phạt thấp nhất là 200.000 đồng và cao nhất là 20.000.000 đồng phụ thuộc vào số lượng đơn vị tem, nhãn, bao bì giả. Trong khi đó, tại Điều 13 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP lại quy định xử phạt hành vi ‚buôn bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo‛ [10] với mức tiền phạt thấp nhất là 500.000 đồng và cao nhất là 25.000.000 đồng phụ thuộc vào số lượng tem, nhãn vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo. Hai hành vi này cũng rất khó để phân biệt một cách rõ ràng, sự chồng chéo trong các chế tài xử phạt sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các chủ thể có thẩm quyền trong việc lựa chọn quy định pháp luật để áp dụng khi xử phạt trên thực tế. Điều này tạo nguy cơ tiềm ẩn trong việc tùy tiện, lạm quyền trong quá trình xử phạt, gây ra những thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xử phạt. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP) thì ‚trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này nhưng do tính chất vi phạm đặc thù của hành vi đó, thì có thể quy định và xử phạt trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác. Trong trường hợp này, hình thức, mức xử phạt quy định phải thống nhất với quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính của lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng‛ [9]. Từ quy định trên, đã đưa ra một nguyên tắc xác định chế tài một cách rõ ràng, vì vậy các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả cũng cần phải được thống nhất hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc áp dụng xử phạt đối với các chủ thể bị xử phạt. Theo tác giả, cần phải rà soát và sửa đổi chế tài xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả được quy định trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) và Nghị định số 99/2013/NĐ-CP sao cho phù hợp với nhau, điều này là cần thiết nhằm bảo đảm tính thống nhất trong việc xác định hành vi vi phạm và chế tài xử phạt liên quan đến buôn bán hàng giả. Thứ ba, ranh giới giữa xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hình sự đối với hành vi buôn bán hàng giả chưa rõ ràng, còn có sự mâu thuẫn với nhau. Đối với hành vi vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả thì khi bị xử phạt, người có thẩm quyền chỉ áp dụng một hình thức xử phạt chính là phạt tiền, ngoài ra, người có thẩm quyền còn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là ‚tịch thu tang vật vi phạm hành chính‛ và ‚tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề‛ [7]. Tuy nhiên, hai hình thức phạt bổ sung trên chỉ được áp dụng khi đối tượng vi phạm buôn bán hàng giả thuộc trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì ‚Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý‛ [7] và theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì ‚Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành 1651
- chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý‛ [7]. Với quy định về khái niệm vi phạm hành chính nhiều lần, có thể hiểu, đây là việc vi phạm hành vi đó nhiều lần nhưng chưa bị xử phạt và vẫn còn thời hiệu để xử phạt. Đối với quy định về khái niệm tái phạm, thì có thể hiểu là phạm lại hành vi đã bị xử phạt khi chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, đối với cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán hàng giả thì tái phạm là khi chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi buôn bán hàng giả, có nghĩa là trong thời hạn 01 năm kể từ khi chấp hành xong các hình thức xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả, hoặc 02 năm kể từ khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả mà lại thực hiện hành vi buôn bán hàng giả. Giả sử, nếu A đã bị xử phạt về hành vi ‚buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng‛ theo Điều 11 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn này là 01 năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì A lại thực hiện hành vi này một lần nữa, trong trường hợp này, hành vi của A được xem là tái phạm. Tuy nhiên, hiện nay ngoài chế tài về hành chính, thì hành vi buôn bán hàng giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về ‚Tội sản xuất, buôn bán hàng giả‛ như sau: 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a. Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c. Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; d. Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. ………………. [3]‛ Quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể hiểu nếu một người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán hàng giả mà lại tiếp tục có hành buôn bán hàng giả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với chế tài phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 1652
- Giả sử tình huống như sau: Ngày 30/01/2020, ông B bị xử phạt về hành vi buôn báng hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng. Người có thẩm quyền đã phạt ông B với số tiền 25.000.000 đồng (hình thức xử phạt chính) và tịch thu tang vật (hình thức xử phạt bổ sung). Ông B đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính này. Đến ngày 18/03/2020, ông B lại thực hiện hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng. Trong trường hợp này, ông B sẽ bị xử lý như thế nào? Nếu căn cứ theo Điểm e Khoản 1 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) thì ông B sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền 30.000.000 đồng vì có tình tiết tăng nặng là tái phạm và hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính. Ngoài ra, do có tình tiết tăng nặng là tái phạm nên ông B còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong khi đó, nếu căn cứ tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì ông B lại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong trường hợp này, đã có sự chồng chéo mâu thuẫn về chế tài xử phạt vi phạm hành chính với chế tài hình sự khi xử lý hành vi buôn bán hàng giả. Do đó, theo tác giả đề xuất kiến nghị, thì nhà làm luật cần xác định rõ ranh giới giữa xử lý hình sự và xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả. Mặc dù Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 tính tới hiện nay là đã gần hai năm rưỡi, tuy nhiên Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) lại được ban hành vào năm 2013 nên các quy định chưa thật sự thống nhất và hợp lý. Vì vậy, cần phải tiền hành sửa đổi Nghị định này, với mục đích phân định rõ ràng giữa xử phạt hành chính và xử lý hình sự, điều này không chỉ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính liên quan đến hành vi buôn bán hàng giả mà còn hạn chế tình trạng ‚hành chính hóa các vi phạm hình sự‛ hoặc ‚hình sự hóa các vi phạm hành chính‛. 3 KẾT LUẬN Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam hiệu quả hơn trong thời gian tới, cần phải rà soát, tham mưu, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, hoàn thiện hành lang pháp lý, sớm ban hành quy định về ghi xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước, cơ cấu tổ chức, cơ chế thực thi, cơ chế phối hợp,... để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều phối, phối hợp thực thi đấu tranh chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng một cách hiệu quả hơn trong tình hình mới, đồng thời cải thiện các nguồn lực phục vụ công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo xuất xứ về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 90.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại được phát hiện trong năm 2019, Báo văn hóa điện, ngày 13/01/2020. http://www.baovanhoa.com.vn/gia-%C4%91inh/loi- song/artmid/2117/articleid/25435/90000-vu-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-duoc-phat- hien-trong-nam-2019 truy cập ngày 25/03/2020. 1653
- [2] Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [3] Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2017) [4] Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý, năm 2006, Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa và Nxb. Tư pháp, tr. 373. [5] Đào Hoàng Thắng, năm 2011, Hộ gia đình và trách nhiệm trả nợ của hộ gia đình trong quan hệ tín dụng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18; Lê Thu Hà, năm 2010, Bàn về chủ thể hộ gia đình, Tạp chí Nghề luật số 4. [6] Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [7] Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ban hành ngày 20 tháng 06 năm 2012 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [8] Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 108/2018/NĐ-CP). [9] Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP) [10] Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. [11] Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. [12] Phú Lữ, Tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái ngày càng phức tạp, Cảnh sát toàn cầu online, ngày 24/10/2018. http://cstc.cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Tinh-trang-buon- ban-hang-gia-hang-nhai-ngay-cang-phuc-tap-516636/ truy cập ngày 25/03/2020. [13] Trần Vũ Nghi, Phát hiện 143.000 chiếc khẩu trang làm giả từ... giấy vệ sinh, Báo điện tử Tuổi trẻ online, ngày 13/02/2020. https://tuoitre.vn/phat-hien-143-000-chiec-khau-trang-lam-gia- tu-giay-ve-sinh-20200213155607689.htm truy cập ngày 01/04/2020. 1654
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
13 p | 193 | 23
-
Đề án: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2017-2020
47 p | 110 | 18
-
Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập
7 p | 46 | 6
-
Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
7 p | 17 | 5
-
Một số ý kiến về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
8 p | 35 | 4
-
Xử phạt vi phạm hành chính về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí - Thực trạng và giải pháp
5 p | 42 | 4
-
Hoàn thiện khung pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan
4 p | 9 | 4
-
Một số ý kiến về thực trạng quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh
5 p | 13 | 3
-
Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh
6 p | 18 | 3
-
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính: Thực trạng và hướng hoàn thiện
8 p | 12 | 3
-
Báo động đỏ vấn nạn xâm hại tình dục ở Việt Nam
6 p | 33 | 3
-
Nhận diện và phòng ngừa các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Phần 1
61 p | 10 | 3
-
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: Số 10/2020
68 p | 52 | 3
-
Số hóa và thách thức đối với tư pháp quốc tế
8 p | 21 | 2
-
Bảo đảm tính thống nhất trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính
6 p | 57 | 2
-
Vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
6 p | 63 | 2
-
Một số ý kiến về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng
6 p | 37 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn