intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc chống động kinh thế hệ hai

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

146
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những thuốc chống động kinh thế hệ mới có khả năng dung nạp tốt hơn các loại thuốc thuộc thế hệ cũ (thuốc chống động kinh chuẩn). Chúng ít buồn ngủ và ít đòi hỏi phải theo dõi. Lamotrigin: có hiệu quả trong việc phối hợp điều trị, dung nạp tốt trong điều trị cơn động kinh cục bộ và cơn động kinh toàn thể hóa. Thuốc được khuyến cáo như là một đơn trị liệu trong điều trị động kinh cục bộ ở người trưởng thành không đáp ứng với thuốc động kinh chọn lựa đầu tiên, hoặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc chống động kinh thế hệ hai

  1. Thuốc chống động kinh thế hệ hai Những thuốc chống động kinh thế hệ mới có khả năng dung nạp tốt hơn các loại thuốc thuộc thế hệ cũ (thuốc chống động kinh chuẩn). Chúng ít buồn ngủ và ít đòi hỏi phải theo dõi. Lamotrigin: có hiệu quả trong việc phối hợp điều trị, dung nạp tốt trong điều trị cơn động kinh cục bộ và cơn động kinh toàn thể hóa. Thuốc được khuyến cáo như là một đơn trị liệu trong điều trị động kinh cục bộ ở người trưởng thành không đáp ứng với thuốc động kinh chọn lựa đầu tiên, hoặc phối hợp thuốc ở những cơn động kinh cục bộ ở trẻ em và hội chứng Lennox - Gastaut. Một số nghiên cứu cho thấy thuốc có hiệu quả tương tự như carbamazepin và phenytoin và bệnh nhân dung nạp tốt hơn. Lamotrigin có thể là lựa chọn tốt ở bệnh nhân tăng cân hoặc những tác dụng phụ có liên quan đến các hormon nội tiết của valproate. Lamotrigin không có hại đối với chức năng giới tính ở nam giới như những thuốc chống co giật khác. Thuốc cũng làm cải thiện mức cholesterol máu. Nổi mẩn da xảy ra khoảng 5% bệnh nhân và có thể biến mất ở những bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc, nhưng hiếm khi gây nên những tác hại trầm trọng. Nguy
  2. cơ của nổi mẩn da có thể tăng nếu thuốc được bắt đầu với liều cao hoặc nếu bệnh nhân dùng valproate acid. Những tác dụng phụ khác bao gồm: buồn nôn, choáng váng, nhìn mờ, nhức đầu, buồn ngủ hoặc mất ngủ. Tác dụng phụ nặng nhưng hiếm gặp là hội chứng tăng nhạy cảm với thuốc chống co giật, được đặc trưng bởi sốt, phát ban trên da, bất thường các hạch bạch huyết và sự phá hủy gan. Gabapentin: gabapentin (Neurontin) là một thuốc phối hợp hiệu quả trong việc kiểm soát cơn động kinh cục bộ phức tạp hay cơn động kinh cục bộ toàn thể thứ phát. Thuốc được khuyến cáo cho trẻ em và người lớn bị động kinh như trên. Thuốc đáp ứng với những bệnh nhân có cơn động kinh cục bộ kháng trị và không có lợi trong động kinh cơn nhỏ toàn thể. Độc tính của thuốc thấp và các tác dụng phụ bao gồm: buồn ngủ, nhức đầu, mệt, choáng váng, quá cân. Gabapentin không tương tác thuốc có ý nghĩa khi dùng chung với những loại thuốc khác. Trẻ em có thể có những hành vi giận dữ hay tăng nhạy cảm. Các tác dụng có hại lâu dài vẫn chưa được biết. Topiramat: topiramat (Topamax) tác dụng tương tự phenytoin và carbamazepin, hiệu quả và an toàn trong diện rộng đối với những cơn co giật ở người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, bao gồm động kinh cục bộ và động kinh tonic - clonic toàn thể hóa. Nghiên cứu cho thấy 34 - 87% giảm tần số cơn co giật ở nhiều bệnh nhân và nhiều trường hợp hết co giật. Thuốc cũng hữu dụng ở trẻ em có hội
  3. chứng Lennox - Gastaut. Topiramat ít tương tác với thuốc ngừa thai so với những thuốc chống động kinh khác. Tác dụng phụ của thuốc từ nhẹ đến trung bình và có thể giảm hoặc ngăn ngừa khi bắt đầu dùng liều thấp và tăng liều từ từ. Các tác dụng phụ bao gồm: có hành động nhún nhảy (mood swings), rối loạn hành vi, choáng váng, mệt, rối loạn thị giác, run, suy nghĩ lệch lạc, sụt cân, tiêu lỏng và nguy cơ sỏi thận. Sự giảm tiết mồ hôi thường xảy ra ở những bệnh nhân trẻ và tăng nhiệt độ cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy topiramat có liên quan với bệnh tăng nhãn áp góc đóng. Triệu chứng xảy ra đột ngột bao gồm: nhìn mờ, nhức đầu, mất thị giác, buồn nôn. Điều trị tức thời phải được tiến hành. Oxcarbazepin: oxcarbazepin (Trileptal) tác dụng tương tự phenytoin và carbamazepin nhưng ít tác dụng phụ hơn. Thuốc được khuyến cáo như là một đơn trị liệu trong cơn động kinh cục bộ ở người trưởng thành và là thuốc phối hợp điều trị ở trẻ em. Oxcarbazepin ít tương tác với các loại thuốc khác và thích hợp cho bệnh nhân lớn tuổi. Zonisamid: zonisamid (Zonegran) là thuốc duy nhất ức chế kênh natri và kênh calcium; bảo vệ những đặc tính của hệ thần kinh. Thuốc được khuyến cáo dùng phối hợp cho những bệnh nhân động kinh cục bộ và có hiệu quả chống lại những cơn co giật ở trẻ em (hội chứng West) và cơn co giật cơ.
  4. Zonisamid làm tăng nguy cơ tạo sỏi thận, có thể giảm bằng cách tăng lượng dịch vào và citrat. Thuốc có liên quan đến việc giảm tiết mồ hôi và tăng nhiệt độ cơ thể, đặt biệt là khi trời nóng. Trẻ em có nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ trầm trọng (thuốc không được khuyến cáo dùng cho trẻ em). Các tác dụng phụ khác có khuynh hướng giảm theo thời gian bao gồm: choáng váng, hay quên, nhức đầu, sụt cân, và buồn nôn. Levetiracetam: levetiracetam (Keppra) được biết như là tác nhân nootropic, được khuyến cáo dùng cho bệnh nhân mới khởi phát cơn động kinh cục bộ. Nootropic làm tăng chức năng của hệ thần kinh trong tình trạng oxy thấp. Nhiều chuyên gia cho rằng Levetiracetam là thuốc quan trọng được sử dụng đầu tiên. Một ưu điểm của levetiracetam là liều đầu thường có hiệu quả duy trì và ít tương tác hơn so với các loại thuốc chống động kinh khác và hiệu quả đối với bệnh nhân lớn tuổi. Tác dụng phụ hầu như chỉ xảy ra trong tháng đầu tiên, bao gồm: buồn ngủ, mệt, yếu cơ và khó khăn trong việc phối hợp vận động, đau đầu, triệu chứng cảm cúm, choáng váng, rối loạn hành vi, có nguy cơ giảm bạch cầu và tăng tỷ lệ nhiễm trùng, suy thận… Nhiều báo cáo cho rằng thuốc ảnh hưởng lên tính tình (nổi cáu, trầm cảm, lo lắng). Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc ít có tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc chống động kinh khác, nhưng khoảng 1% bệnh nhân được báo cáo có sụt cân.
  5. Tiagabin: tiagabin (Gabitril) có hiệu quả tương tự như phenytoin và carbamazepin và cũng là thuốc có nhiều triển vọng. Tác dụng phụ bao gồm: choáng váng, mệt, lo âu và run. Một nghiên cứu cho thấy tiagabin có nhiều tác dụng phụ hơn lamotrigin và ít dung nạp hơn. O
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2