Đề bài: Thuyết minh về bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính<br />
Hướng dẫn<br />
Nếu không có sự nhút nhát đã không có bài thơ này. Chàng trai đa tình này đã phải lòng <br />
một cô gái nào đó ở thôn bên, chẳng rõ “nàng” có biết điều này không, mà chàng cứ thè' <br />
nhớ nhung, mong ngóng, hờn dỗi, trách móc, hy vọng v. v… Và chỉ… ngồi một chỗ “Thôn <br />
Đoài ngồi nhớ thôn Đông”.Nếu chàng “xăm xăm băng lối” theo đúng “đạo” nam nhi chủ <br />
động tìm đến thì đã chẳng có “tương tư”, hoặc có thơ sè là một bài thơ khác. Nghịch tình, <br />
nghịch cảnh là cốt lõi của hình thái “tương tư” này. Nguyễn Bính có sở trường trong việc <br />
biểu hiện môtíp “xa cách nhớ thương” nhất là những “cách trở” trong khi chẳng có <br />
“khoảng cách” nào “cách nhau có giậu mồng tơi xanh rờn” và “đây cách một đầu đình”… <br />
thì ra ngăn trở lớn nhất là sự “nhút nhát rụt rè chân quê”. Đây cũng là một nguồn thơ <br />
Nguyễn Bính – Tương tư là hiện thân đầy đủ của một cái tôi “đa tình” mà “nhút nhát”.<br />
Có thể nói ở Tương tư có đủ “thiên thời”, “địa lợi” còn thiếu mỗi… “nhân hòa”. Khổ thơ <br />
đầu đã gợi lên cái lẽ “tất yếu” của mối duyên này: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,<br />
Một người chín nhớ mười mong một người.<br />
Gió mưa là bệnh của giời,<br />
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.<br />
Cũng bởi chỉ có “một người chín nhớ mười mong một người” thôi mà khổ thơ đã viện <br />
đến cả nắng mưa, trời đất. Nêu như “gió mưa là bệnh của trời” thì “tương tư là bệnh của <br />
tôi yêu nàng” nghĩa là hoàn toàn tất yếu, hợp quy luật. Nhưng chàng rụt rè một cách “ranh <br />
mãnh” nên không xuất đầu lộ diện – chàng ẩn nấp vào thôn – “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn <br />
Đông”. Sự tài hoa đã bộc lộ ngay trong cặp lục bát đầu tiên là thế, nhất là ở câu thứ hai. <br />
“Một người” đầu này một người đầu kia, giữa họ là một chiếc cầu với chín nhịp nhớ, <br />
mười nhịp mong: “Một người chín nhớ mười mong một người”.<br />
Anh yêu em là thuận lòng trời. Anh yêu em còn thuận cả lòng… đất nữa: Hai thôn chung <br />
lại một làng. Nhưng đây cách một đầu đình.<br />
Ấy thế mà chúng mình vẫn chưa phải duyên nhau, vẫn chỉ là “tình xa xôi” và ngày tháng <br />
trôi đi thật hoài phí, con người mong đợi vẫn hoài công. Chàng bắt đầu kể lể, thở than và <br />
trách móc, hờn dỗi… cái việc em không sang thật trái với “lẽ trời”, “lẽ đời”. Cuối cùng <br />
chàng còn tìm ra một “lý sự” khôn khéo nữa ở “giàn giầu” và “hàng cau”.<br />
Nào chỉ hợp với lòng trời, nào chỉ hai thôn “tạo điều kiện” không đâu. Ngay cả nhà anh và <br />
nhà em dường như các sự vật sinh ra đã ngầm “đính ước”, “hứa hôn” với nhau rồi. Chẳng <br />
thế mà:<br />
Nhà em có một giàn giầu,<br />
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng.<br />
Trầu và cau sinh ra chẳng phải để tìm nhau, gặp nhau, “phải duyên nhau”, để mà “thắm <br />
lại” hay sao? Còn về bản thân anh? Sinh ra cũng đã thuộc về môi duyên này rồi, anh yêu <br />
em là tất yếu, là hiển nhiên rồi. Chữ “thì” ở đây là lời tuyên bố chính thức của chàng:<br />
Thôn Đoài thì nhớ Thôn Đông<br />
Tất cả còn lại chi phụ thuộc vào một mình em thôi:<br />
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?<br />
Logic ngầm của một lời tỏ tình như vậy, “chặt chẽ” đến mức… “nguy hiểm”, “chết <br />
người”!<br />
<br />