Đề bài: Thuyết minh về tác phẩm Số Đỏ dựa vào nghệ thuật trào phúng của Vũ <br />
Trọng Phụng<br />
<br />
Hướng dẫn<br />
<br />
Lịch sử văn học Việt Nam chưa có một.tiểu thuyết nào gây được một phản ứng xã hội <br />
kịch liệt như tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Số đỏ xuất hiện đột ngột <br />
giữa làng văn như một tiếng sét xé trời mà thanh âm của nó chắc chắn sẽ còn vang vọng <br />
mãi. Xuân Tóc Đỏ (nhân vật chính trong tác phẩm) trở thành một nhân vật điển hình trong <br />
số rất ít các nhân vật điển hình của văn học Việt Nam. Với Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã <br />
trở thành đại diện xuất sắc bậc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán thời kì 1930 – <br />
1945 ở Việt Nam. Thành công của tác phẩm trước hết là bởi một nghệ thuật trào phúng <br />
sắc bén bậc thầy của nhà văn mà qua đó xã hội Việt Nam đương thời hiện lên với đầy đủ <br />
những tàn tật, dị dạng, những tiêu cực, tệ nạn. Chương cuối cùng của tác phẩm Xuân Tóc <br />
Đỏ cứu quốc tuy chưa là chương hay nhất của tác phẩm nhưng lại là chương điển hình <br />
nhất cho hiện thực xã hội lố lăng, bịp bợm đương thời.<br />
<br />
Chương truyện là bước phát triển cao nhất cho cái nhà văn gọi là “sổ đỏ” của thằng <br />
Xuân. Từ một tên ma cà bông hạn bét ở đầu tác phẩm giờ đây chóng vánh trở thành một <br />
vĩ nhân đầy hào quang chói lọi. Một sự thăng tiến đến chóng mặt, tưởng như đầy rẫy sự <br />
vô lý nhưng đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc ấy lại có thể xảy ra được. Suy cho cùng, cái <br />
“Số đỏ” của thằng Xuân không chỉ hoàn toàn là cái may do khách quan (mà cụ thể là cái <br />
xã hội thượng lưu đểu giả đương thời) đưa lại, mà nó bắt nguồn từ bản chất mất dạy, <br />
vô giáo dục, vô văn hóa, xỏ lá đểu cáng, háo danh háo sắc của y. Nói cách khác cái bản <br />
chất của thằng Xuân chính là điều kiện cần và hoàn cảnh xã hội là điều kiện đủ để cái <br />
“số đỏ” của y có thể phát triển rực rỡ huy hoàng, đạt đến giá trị cực đại của nó. Trong <br />
chương truyện cuối cùng của tác phẩm, Xuân Tóc Đỏ đã đáp ứng một cách xuất sắc đầy <br />
đủ những yêu cầu mà xã hội đương thời đặt ra để bước tới danh hiệu cao quý “vĩ nhân”, <br />
“anh hùng cứu quốc”. Có thể nói Xuân Tóc Đỏ là kết tinh, là điểm hội tụ tập trung của <br />
mọi thói tật, mọi tệ nạn xã hội. Nhưng mỉa mai thay, chính sự hội tụ bỉ ổi ấy lại đưa nó <br />
đến đỉnh cao danh vọng. Xuân Tóc Đỏ là con người của tệ nạn nhưng cũng lại là con <br />
người của hào quang. Suy cho cùng cái chất trào lộng của ngòi bút Vũ Trọng Phụng phát <br />
khởi từ đây, từ một nghịch lý mà hợp lý, từ một sự phi lý mà có thật. Đó là cả một sự đối <br />
chọi đầy chua chát mà chì có ngòi bút hiện thực của Vũ Trọng Phụng mới vạch ra trần <br />
trụi. Cứ như những tình tiết xảy ra trong tác phẩm, đặc biệt là ở chương cuối, người đời <br />
có thể rút ra một quy luật tiến thân lạ lùng nhất trong đời, chỉ có thể xảy ra ở cái xã hội <br />
thời ấy mà thôi, quy luật ấy là càng bịp bợm. Càng vô văn hóa, càng xổ lá ba que, càng <br />
dâm loạn thì cơ hội tiến thân càng rộng mở.<br />
<br />
Nhìn lại con đường tiến thân của Xuân, ta thấy rồ hơn điều đó. Dầu tiên y chỉ là một đứa <br />
trẻ mồ côi và mất dạy, hư hỏng, rồi một tên ma cà bông hạng bét, cơm thừa canh cặn, là <br />
chạy cờ rạp hát, bán thuốc tây đểu trên tàu xe, tiếp đèn là thằng nhặt banh trên sân quần <br />
vợt. Sau một “tai nạn nghề nghiệp” bệnh hoạn và trở nên thất nghiệp, có ai ngờ rằng cái <br />
số đỏ của y bắt đầu “liên tục phát triển” kể từ đây. Do chi tiết biểu hiện tính dâm đãng <br />
của y (cụ thể là nhìn trộm phụ nữ thay quần áo – một thói quen cố hữu, một đặc tính xấu <br />
xa ngay từ nhỏ của y) mà y lọt vào “mắt xanh” của mụ me Tây bệnh hoạn, rửng mỡ có <br />
cái tên là bà Phó Đoan. Từ đó con đường công danh của y phất lên như diều gặp gió bởi y <br />
đã bước vào vòng quay của xã hội thượng lưu. Đầu tiên người ta gọi y là sinh viên trường <br />
thuốc vì đã có công giết chết một lão già trăm ngàn lần đáng chết. Tiếp sau đó người ta <br />
còn gán cho y những cái tên nghe thật sướng tai nào là nhà cải cách xã hội, nào là giáo sư <br />
quần vợt và hàng chục vị hàm cao cấp khác trước khi đến đích cuối cùng là một vĩ nhân,<br />
<br />
một anh hùng cứu quốc. Một con người với tài năng hiếm có và một cách vô ý thức, từ <br />
chỗ là công cụ cho người khác, cho xã hội lợi dụng dần dần với bước của “chó sói gửi <br />
thân”, y đã lợi dụng trở lại, dùng xã hội làm công cụ tiến thân một cách đầy toan tính.<br />
<br />
Có thể xem mỗi chương trong Số đỏ là một màn sân khấu mà ở đó các xung đột diễn ra <br />
đầy kịch tính. Nếu như ở các chương trước chỉ là những màn kịch vi mô với các mâu <br />
thuẫn diễn ra trong gia đình cụ cố Hồng, một tập hợp các thành viên đầy khập khiễng và <br />
thằng Xuân thì chương cuối này là một màn kịch mang tầm vĩ mô, một màn kịch “bách <br />
khoa toàn thư” về xã hội Việt Nam đương thời, một màn đại hài kịch tạpphếlù huy <br />
động tối đa mọi nhân vật vào các vai diễn. Đó là từ vua ta tới vua Xiêm, từ quan thông sứ <br />
tới quan toàn quyền, từ các ông Tây bà đầm cho tới các thượng lưu trí thức, từ cái con mẹ <br />
me Tây góa phụ cho mấy ông thầy chùa, từ các ông thầy tướng số tới các chủ khách sạn, <br />
từ các ông chồng bị cắm sừng cho tới các cô gái tân thời quyết giữ chữ trinh tiết với hai <br />
người trở lên… Tất cả chừng ấy “nhân vật” lộn xộn, bừa bãi đều được lôi sềnh sệch vào <br />
một màn hí trường hài hước nhốn nháo, lố bịch, kệch cỡm, tạp nham hết sức. Kính thưa <br />
các loại phế phẩm, kính thưa các loại phụ phẩm phế liệu, kính thưa các hạng người… <br />
đều được Vũ Trọng Phụng nhồi nhét vào màn kịch trào phúng cỡ bự của mình một cách <br />
xô bồ, tự nhiên và sinh động đến lạ thường. Cái xã hội tật Nguyễn ấy chưa bao giờ mang <br />
tính quái thai đến thế, chưa bao giờ động cỡn đến thế. Dưới ngòi bút trào lộng sắc bén, <br />
Vũ Trọng Phụng đã vạch trần tất cả những tệ nạn bản chất nhất của cái xã hội bịp bợm <br />
“chó đểu” ấy. Nhà văn đã phá vỡ tung tóe tất cả những tỉ lệ hiện thực, làm lộn tùng phèo <br />
hết thảy những giá trị vốn có để gây nên chất trào lộng cho tác phẩm. Nó thể hiện ở một <br />
lối hành văn đặc biệt, khi nói về cái hình thức bên ngoài, cái mã cái vỏ thì thậm xưng, <br />
tăng lên đến mây xanh, ngay sau đó nhà văn lại ném phịch nó xuống mặt đất bằng chính <br />
cái bản chất của nó. Cái hình thức bên ngoài thì lớn lao, to tát, hùng hồn nhưng cái ruột thì <br />
lại thảm hại như một cách tiêu điều, đến tội nghiệp. Cuộc tiếp kiến lịch sử giữa vua ta <br />
và vua Xiêm được khoa trương với những từ ngữ đại hoa mĩ: nào là “Nước Việt Nam hồi <br />
xuân”, nào là “Một chỗ rẽ trong lịch sử”, nào là “Việt – Xiêm thân thiện”, “hai vua tại một <br />
nước”, nào là “một cái hân hạnh đặc biệt cho bình dân Việt Nam: cả vua Xiêm nhân dịp <br />
thân hành sang chơi với ta” nào là “hai nước Xiêm – Việt từ nay bắt tay nhau trên đường <br />
tiến bộ”. Tưởng là vua ta với vua Xiêm cùng nhau hội đàm, cùng nhau luận bàn việc nước <br />
hóa ra lại đi lông bông để cho dân chúng Hà Thành có dịp ngồi lê đôi mách. Cuối cùng vì <br />
tinh thần thể thao chân chính, cả hai người cùng đến xem một trận đấu quần vợt. Vũ <br />
Trọng Phụng đã khéo léo đưa chuyện, dần chuyện để người đọc thấy được cái hệ trọng <br />
hàng mà của hai vị “thiên tử”. Chính sự khập khiễng ấy đã lập tức gợi lên cái chất hài <br />
hước cho câu chuyện.<br />
<br />
Việc Xuân Tóc Đỏ, một tay vợt nghiệp dư, được mời ra tranh tài với tài tử Luang <br />
Prabahot, quán quân quần vợt Xiêm La, không chỉ là một sự chỉ định tình cờ mà là kết quả <br />
của một sự xếp đặt, của một mưu ma chước quỷ sặc sụa chất vị kỷ, điển hình cho cái <br />
thói thắng nhân tố kỉ của Xuân Tóc Đỏ. Y đã tương kế tựu kế để làm hại hai nhà quán <br />
quân Hải và Thụ ở bót để hãnh diện tiến ra sân theo lời mời của đích vị Tổng cục trưởng <br />
tổng cục thể thao Bắc Kì. Chính vì thế, Xuân Tóc Đỏ và ông bầu Văn Minh của mình trở <br />
thành đại diện Hà Thành để giữ cái danh dự cho Tổ quốc.<br />
<br />
Điều hài hước nữa là từ vua Xiêm và vua ta cho chí các quan Pháp đi xem thể thao nhưng <br />
lại thế hiện những hành vi, thái độ phi the thao đến nực cười. Vua Xiêm lại quá máu me <br />
ăn thua, sần sàng đem vận mệnh đất nước ra để đổi lấy chuyện thắng thua trong một <br />
quán quần vợt vô bổ. Trong khi đó vua ta thì chỉ cốt, đánh lấy… thua. Và chỉ thị ấy đã <br />
được ban tới tai Xuân Tóc Đỏ và kết cục ai cũng rõ là chiến thắng thuộc về Luang <br />
Prabahot, quán quân quần vợt Xiêm La và đức vua Xiêm S.M.Prafadophick. Huống nổi, sự <br />
hy sinh cao cả của bậc đại nhân, đại tài lại không được quần chúng thấu hiểu. Xuân Tóc <br />
Đỏ và Văn Minh bị lâm vào một nỗi oan Thị Mầu. Quả thua ngớ ngẩn và khó hiểu của <br />
Xuân đã làm khán giả, những người sẵn sàng tự tử bằng cách hút thuốc phiện không có <br />
âm thanh vì không mua được vé vào cửa, nổi cơn thịnh nộ. Họ hò hét “Quốc sỉ! về nhà bò! <br />
Đi về nhà bò đi!” rồi “Abas Xuân! Abas Xuân! Dcsexplications!” (Đả đảo Xuân! Đả đảo <br />
Xuân! Hãy giải thích). Đáng thương thay, tội nghiệp thay cho Xuân Tóc Đỏ, oan ức thay <br />
cho y vì quần chúng “trẻ người non dạ”, “nông nổi” không thâu tỏ nổi tấc lòng trung hậu <br />
cao thượng của y.<br />
<br />
Tất, cả những sự hiểu nhầm ấy đều tan biến bởi một bài thuyết giáo “cố lai hy” của y. <br />
Hãy xem những lời lồ trịnh thượng và nực cười đến nhường nào: “Hỡi quần chúng! Mi <br />
không hiểu gì, mi oán ta, ta vẫn quý mi mặc dù mi chẳng hiểu lòng ta!”. Trời đất hỡi cách <br />
xưng hô của bậc vĩ nhân mới độc đáo làm sao, độc đáo một cách tuyệt đối khiến người <br />
đọc không còn gì để bình thêm nữa, không có gì chê bai, khen tụng nữa. Nhưng chưa hết, <br />
để kết thúc bài hùng biện của mình, Xuân Tóc Đỏ dõng dạc: “Thôi giải tán đi, và cứ việc <br />
an cư lập nghiệp trong hòa bình và trật tự! Ta không dám tự phụ là anh hùng cứu quốc <br />
nhưng ta đã tránh cho mi cái nạn chiến tranh rồi. Hòa Bình vạn tuế, Hội Quốc Liên vạn <br />
tuế!”. Khỏi phải bàn những lời lẽ đã đưa hắn lên vị trí vĩ nhân, anh hùng cứu quốc, là <br />
thần tượng của “mi”, như cách gọi của bậc vĩ nhân Tóc Đỏ ấy. Bài thuyết giáo của y đã <br />
khai sáng đầu óc đám quần chúng tôi như hũ nút. Thế rồi thiên hạ sốt sắng hô to: “Xuân <br />
Tóc Đỏ vạn tuế, sự đại bại vạn tuế”. Sau đó là những lời chúc tụng lu bù, những vinh <br />
quang ập đến với Xuân một cách đột ngột. Chính phủ Pháp và An Nam tặng huân chương <br />
danh giá, được mời làm cố vấn báo Gõ mõ, là hội viên hội Khai trí tiến đức, đón mừng lời <br />
chúc tụng của cảnh sát giới mà cụ thể là Min Đơ, Min Toa, của các chủ khách sạn mà đại <br />
diện là Victor Ban, rồi bà Typn thay mặc cho chị em phụ nữ và đặc biệt là ông Phán thay <br />
mặc các<br />
<br />
Người chồng mọc sừng. Tưởng như đã hết thì cuối cùng còn “nảy nòi” ra ông thầy tướng <br />
số chao ôi là vinh quang nhọc nhằn.<br />
<br />
Buồn cười hơn cả là hình ảnh Xuân Tóc Đỏ hứa hẹn xin cho bà Phó Đoan một cái bảng <br />
“tiết hạnh khả phong”. Trời ơi, một chi tiết đắc địa đến lạnh người. Một con me Tây <br />
dâm loạn, lẳng lơ đỏng đảnh và rửng mỡ, đối lập hoàn toàn với bốn chữ cao quý ấy. <br />
Những chi tiết như câu gắt “Nước mẹ gì” của thằng vĩ nhân Xuân lại được khen rối rít và <br />
hứa hẹn đưa vào từ điển Đại Việt. Đặc biệt vừa nghe được chính phủ tặng bội tinh, cụ <br />
Hồng đã hô to “Bay dân, bày hương án” một gia đình gia phong nề nếp đến thế là cùng. <br />
Cách xưng hô “toa”, “moa” của bố con nhà Văn Minh cũng “văn minh” và nực cười đến <br />
chừng nào. Việc lấy ra những sự tương phản, những điều lố bịch chính là để ta thấy rõ <br />
hơn cái bản chất băng hoại, suy đồi, sự phá sản hoàn toàn của các giá trị đạo đức truyền <br />
thống. Chính lôi viết tương phán ấy là một nét trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng <br />
Phụng.<br />
<br />
Những lời bình, những lời thể hiện trực tiếp thái độ của nhà văn song hành với lời kể của <br />
câu chuyện. Chẳng hạn như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả dấm chào loài người, <br />
hay với tài hùng biện của một người đã thổi loa cho hiệu thuốc, với cái tự nhiên của một <br />
anh lính chạy cờ rạp hát lại được ông bầu Văn Minh đĩa kèn, Xuân Tóc Đỏ đã chinh phục <br />
quần chúng như một nhà chính trị đại tài. Thường thì nhà văn tả chân, nhà văn hiện thực <br />
tối kị việc đưa ra những lời nhận xét. Nhưng với Vũ Trọng Phụng thì khác, ông là một <br />
nhà văn châm biếm đả kích, là một nhà văn hiện thực đi đối với trào lộng phê phán. <br />
Những lời nhận xét của ông vừa mang đậm chất cười dân gian, vừa “humour” một cách <br />
trí tuệ, lại vừa gay gắt, chua chát. Đấy cũng là một Đặc điểm trong nghệ thuật trào phúng <br />
của ông, dưới ngòi bút đó, tất cả đều hiện nguyên hình với bộ mặt thật bỉ ổi. Với những <br />
phẩm chất như vậy, ông xứng đáng trở thành nhà văn hiện thực lớn và văn chương ông <br />
đúng là “sự thực ở đời” như ông từng quan niệm.<br />
<br />
<br />