intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết trình trước lớp

Chia sẻ: Hà Xuân Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

255
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu có, thì cũng đừng xí hổ nhé vì bạn chẳng phải là người duy nhất đâu! Có rất nhiều bạn, bình thường thì múa máy tay chân rất dữ, nhưng khi đứng trước lớp thì cứ như “gà mắc tóc”. Triệu chứng thường gặp nhất là khó thở, tim thì cứ “binh binh”, tay chân run rẩy, lạc giọng, thậm chí là có cảm giác buồn nôn nữa!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết trình trước lớp

  1. Thuyết trình trước lớp Bạn có triệu chứng “tim đập chân run” mỗi khi đứng thuyết trình trước lớp hông? Nếu có, thì cũng đừng xí hổ nhé vì bạn chẳng phải là người duy nhất đâu! Có rất nhiều bạn, bình thường thì múa máy tay chân rất dữ, nhưng khi đứng trước lớp thì cứ như “gà mắc tóc”. Triệu chứng thường gặp nhất là khó thở, tim thì cứ “binh binh”, tay chân run rẩy, lạc giọng, thậm chí là có cảm giác buồn nôn nữa! Nhưng bạn đừng lo sợ vì ai cũng có thể vượt qua bệnh sợ nói trước lớp với quyết tâm và thời gian thực tập. Nào, cùng soi các bí kíp sau đây nhé! 1. Trước ngày thuyết trình a. Bắt tay chuẩn bị Khi gần tới ngày thuyết trình, việc chuẩn bị bài thuyết trình là rất cần thiết. Càng nắm vững bài thuyết trình bao nhiêu, bạn sẽ càng thoải mái hơn khi nói chuyện trước lớp. Đừng bao giờ dại dột đợi nước tới chân mới nhảy! Bạn nên hoàn thành sớm hơn, vì bạn sẽ có thời gian để tập dượt kĩ càng. Bạn nên có bố cục rõ ràng cho bài thuyết trình. Căn bản, bạn cần ba phần: lời giới thiệu, thân bài và kết luận. Chuẩn bị bài thuyết trình trên giấy. b. Chia bài thuyết trình thành những phần nhỏ Nếu phải đọc một tờ giấy dài ngoằng, bạn sẽ rất dễ quên mất phần mình đang nói. Để cho mọi chuyện dễ dàng hơn, bạn nên tự mình chia bài thuyết trình thành những ý lớn. Sử dụng những mẩu giấy nhỏ, mỗi mẩu giấy để dành cho một ý lớn trong bài thuyết trình. Phần tiêu đề của mỗi ý nên được đánh dấu bằng bút dạ quang, sẽ khiến bạn dễ nắm ý hơn. Xếp chúng theo thứ tự theo ý trước hay ý sau. Bạn có thể bấm chúng lại bằng kẹp bấm giấy hay dùng dây xâu lại để đề phòng trường hợp bạn run tay làm rớt chúng, và sự vụng về này có thể được cả lớp tặng cho bạn “tràng cười” khiến bạn xuống tinh thần hơn. c. Thực tập Bạn tập dượt càng nhiều, thì sự tự tin và thoải mái càng tăng cao khi bạn nói trước lớp. Về phần này thì một chiếc gương sẽ giúp bạn rất nhiều. Nói chuyện trước gương sẽ khiến bạn trông mình như thế nào khi lên thuyết trình. Tập cười (nó sẽ khiến bạn nhìn tự tin), nói chậm và rõ ràng (khán giả sẽ chẳng thể hiểu nếu bạn nói nuốt từ). Bạn có thể sử dụng máy ghi âm để bạn có thể nghe giọng mình và quyết định xem chỗ nào chưa ổn để sửa giọng lại.
  2. Nếu bạn chuẩn bị sử dụng bất cứ thiết bị nào hỗ trợ cho bài thuyết trình của bạn, hãy dành thời gian thực tập với chúng. Bạn cần có buổi tổng duyệt cho bài thuyết trình của bạn với tất cả các bước, một vài lần cho đến khi nào bạn cảm thấy hoàn toàn tự tin trước “giờ lên hình”. Nếu có giới hạn về mặt thời gian, bạn nên chắc chắn bài thuyết trình của mình gói gọn trong thời gian quy định. Nếu bài của bạn dài hơn hạn định, bạn cần bớt đi các bước không cần thiết. Một khi bạn đã hoàn thành bài thuyết trình một mình, bạn nên tham khảo ý kiến từ một vài người khác như gia đình, hay nhỏ bạn thân của bạn trước ngày thuyết trình, lắng nghe phản hồi từ họ để rút kinh nghiệm. Thêm vào đó, bạn sẽ quen với việc nói chuyện trước nhiều người. Sử dụng mắt trong khi thuyết trình, phong cách tự tin và đầy năng lượng. d. Học hỏi kinh nghiệm Quan sát các bạn khi thuyết trình trước lớp. Bạn có thể học rất nhiều và tích lũy những kinh nghiệm sẵn có để có thể áp dụng, và tránh những thói xấu (như là không chịu nhìn khán giả). Xem MC trong các game show nói trước camera như thế nào cũng là một cách hay. Chú ý cách họ làm thế nào để dẫn chương trình thu hút. (Gợi ý: chính là cách họ luôn biết mỉm cười) 2. Ngày thuyết trình a. Thả lỏng Trước khi bạn chuẩn bị thuyết trình, chuẩn bị sẵn sàng “khí cụ” của bạn — giọng nói và cơ thể bằng cách làm một vài bài tập giảm xì trét. Lấy hơi thật sâu, rồi từ từ thở ra. Ngay khi bạn thở ra, cố gắng duỗi cánh tay, vai, và bàn tay — để chúng được duỗi thẳng một cách thoải mái. Lặp lại cho tới khi nào bạn cảm thấy sự căng thẳng đã bốc hơi khỏi người bạn. Khiến mình bận rộn trong vòng nửa tiếng trước giờ lên “diễn”, nói chuyện với bạn bè hay làm bất cứ thứ gì trừ bài thuyết trình. Đừng để bài thuyết trình ám ảnh bạn. Bất cứ thứ gì bạn làm trong phút cuối cùng sẽ chẳng giúp ích gì đâu, vì thế bạn nên càng thoải mái càng tốt trong suốt thời gian này. Nếu bạn hay bị run khi nói chuyện trước đám đông, đừng dại dột mà uống cà phê vào ngày hôm đó. Bạn nên bỏ uống cola, trà và socola. Nên uống nước lọc để thấm giọng trước khi lên thuyết trình, vì thế hãy để chai nước kế bên trong suốt bài thuyết trình, trong trường hợp ban khát nước. Chắc rằng bạn đã vặn kĩ chai nước, để tránh làm đổ nước. b. Đừng để bị "bắt nạt" Nếu có người trong lớp muốn phá bạn, hay chỉ không thích bạn? Nếu bạn là người yếu bóng vía, phớt lờ họ mau và chỉ để ý những người thích bạn mà thôi. Nhìn nhỏ bạn thân, và đừng thèm nhìn vào những người không thích bạn. Hãy giả vờ như họ không có ở đây. Bạn giả vờ đang đọc phần tin buổi chiều sẽ giúp bạn loại bỏ cảm giác sợ hãi hay bị đe dọa, và lớp học chính là những người đang theo dõi màn ảnh nhỏ tại nhà. Nếu bạn quá mắc cỡ hay căng thẳng để nhìn thẳng vào khán giả, chỉ cần chọn một người ngồi gần giữa lớp trong khán giả người mà bạn cảm thấy thoải mái, và hướng ánh mắt phần
  3. lớn về họ. Bạn phải nhìn khắp phòng một lượt, nhưng bạn có thể nhìn phía trên đầu khán giả - thay vì nhìn thẳng vào mắt họ, có thể giúp bạn giảm bớt áp lực, mà vẫn tạo ấn tượng tự tin với mọi người. Đừng sợ nếu bạn quên mất mình đang nói gì. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn quên mất mình đang nói tới phần nào? Chẳng có gì lớn lao đâu, chỉ cần bạn lướt qua những mẩu ghi chú nhỏ. Kiểm tra những tiêu đề đã được đánh dấu bằng mực dạ quang và bạn sẽ biết mình đang nói tới đâu thôi mà. Nhớ rằng khán giả của bạn chẳng hề biết bạn đang quên mình đang nói gì, vì làm sao mà bọn họ biết bạn đang chuẩn bị nói gì đâu đúng không. Chỉ cần hít một hơi thở sau và tiếp tục bài thuyết trình của mình. Chúc bạn thành công nhé!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2