intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Chia sẻ: Mille Mille | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

319
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như chúng ta đã biết, nhãn hiệu hàng hoá là một tài sản trí tuệ quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển thị trường của một doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đó thực hiện sản xuất hàng hoá hay cung cấp dịch vụ. Theo thời gian, cùng với sự phát triển kinh doanh, uy tín của nhãn hiệu ngày càng được bồi đắp, dẫn đến giá trị của nó ngày càng tăng tiến, nhất là khi nhãn hiệu trở thành nổi tiếng và được đông đảo người tiêu......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

  1. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng Như chúng ta đã biết, nhãn hiệu hàng hoá là một tài sản trí tuệ quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển thị trường của một doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đó thực hiện sản xuất hàng hoá hay cung cấp dịch vụ. Theo thời gian, cùng với sự phát triển kinh doanh, uy tín của nhãn hiệu ngày càng được bồi đắp, dẫn đến giá trị của nó ngày càng tăng tiến, nhất là khi nhãn hiệu trở thành nổi tiếng và được đông đảo người tiêu dùng biết đến. Vậy tiêu chí để xác định, những quy định pháp lý bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng hiện nay như thế nào? Bài viết dưới đây của ông Trần Việt Hùng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn những vấn đề nêu trên. Hàng năm có hàng trăm ngàn nhãn hiệu được đăng ký mới trên toàn thế giới, tạo nên một tập hợp hàng chục triệu nhãn hiệu đang tồn tại và lưu thông trên toàn cầu. Ví dụ: Tính đến cuối năm 2003, Hoa Kỳ có khoảng 1.600.000 nhãn hiệu đang tồn tại, Pháp có khoảng 1.000.000, Thái Lan có khoảng 250.000 và Việt Nam có hơn 100.000 nhãn hiệu đã đăng ký. Trong tập hợp nhãn hiệu, thương hiệu rất khổng lồ và đa dạng của các hãng, công ty trên thế giới thì có một số xác định nhãn hiệu do được sử dụng lâu dài, liên tục; do luôn gìn giữ chất lượng, uy tín; do có chính sách quảng cáo xúc tiến thương mại mạnh mẽ và hiệu quả... đã trở nên nổi tiếng với rộng rãi người tiêu dùng hoặc với một bộ phận người tiêu dùng chuyên về một lĩnh vực xác định. Vì vậy, từ cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện thuật ngữ quốc tế “nhãn hiệu nổi tiếng” (Well-known Mark). Một kết quả tất yếu đối với các nhãn hiệu nổi tiếng là sự thu hút của khách hàng lớn hơn, thị phần cũng lớn hơn so với các nhãn hiệu bình thường, vì vậy sự xâm phạm quyền (dù vô tình hay hữu ý) đối với các nhãn hiệu nổi tiếng sẽ trở nên thường xuyên và khốc liệt hơn. Ngoài ra những hành vi nhái lại hay lợi dụng các nhãn hiệu nổi tiếng cho công việc kinh doanh ở các ngành, hàng khác với các nhãn hiệu đó cũng sẽ gây tổn thất về uy tín cho các nhãn hiệu này. Do đó, vấn đề bảo hộ hữu hiệu nhãn hiệu nổi tiếng và coi việc tạo cho chúng sự bảo hộ đặc biệt hơn đã trở thành mối quan tâm cũng như sự đồng thuận của các quốc gia từ cuối thế kỷ XIX khi Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (SHCN) cho tận đến ngày nay. Việt Nam là quốc gia đang từng bước đi vào nền kinh tế thị trường và trong những năm gần đây đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc quan tâm đến bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng cũng trở thành vấn đề quan trọng trong nhu cầu hoàn chỉnh khung pháp lý về sở hữu trí tuệ (SHTT) phục vụ cho bản thân sự phát triển của nền kinh tế đất nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ SHCN và đang thực hiện các quy định của Hiệp định TRIPS/WTO nên có trách nhiệm phải thực hiện các cam kết về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng quy định trong hai điều ước quốc tế này. Thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng? Cho đến nay các nước trên thế giới chưa có một bộ tiêu chí thống nhất để công nhận nhãn hiệu nổi tiếng và cũng chưa có một bản danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng của thế giới. Tuy vậy, Tổ chức SHTT Thế gới (WIPO) đã chủ trì thông qua Bản khuyến nghị chung cho các quốc gia thành viên trong việc xác định và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Theo Bản khuyến nghị này cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia khi đánh giá một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không cần dựa vào các tiêu chí (có thể còn các tiêu chí khác): Mức độ nhãn hiệu được biết đến hoặc thừa nhận của một bộ phận công chúng liên quan; thời gian và vùng địa lý của việc sử dụng nhãn hiệu; thời gian và vùng địa lý của các hoạt động xúc tiến nhãn hiệu (bao gồm quảng cáo, xuất bản hoặc giới thiệu các sản phẩm tại hội chợ, triển lãm); thời gian và vùng địa lý mà nhãn hiệu được đăng ký hoặc đã nộp đơn đăng ký nhằm chứng minh việc sử dụng hoặc thừa nhận nhãn hiệu; các kết quả về chống vi phạm quyền đối với nhãn hiệu (bao gồm cả các quốc gia đã công nhận nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng); giá trị được đánh giá của nhãn hiệu. Các quy định quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Điều 6 bis của Công ước Paris về bảo hộ SHCN (1883) đã quy định “ Các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chươc, biên dịch và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan thẩm quyền của nước đăng ký hoặc sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó cho hàng hoá giống hoặc tương tự...”. Theo Điều 6 bis: Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu của các doanh nghiệp thuộc các nước thành viên Công ước Paris; có thể đã đăng ký hoặc chưa đăng ký bảo hộ; được cơ quan có thẩm quyền ở nước đăng ký hoặc sử dụng công nhận. Việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm các hoạt động: Từ chối việc đăng ký một nhãn hiệu tương tự cho người khác để sử dụng cho cùng sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự; huỷ bỏ đăng ký một nhãn hiệu tương tự đã cấp cho người khác cho cùng sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự; yêu cầu chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng.
  2. Điều 16 của Hiệp định TRIPS/WTO (1994) có nội dung tóm tắt như sau: Để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không phải xem xét danh tiếng của nhãn hiệu đối với một bộ phận công chúng có liên quan, kể cả danh tiếng có được nhờ quảng cáo... Điều 6 bis Công ước Paris phải được áp dụng cả đối với những hàng hoá hoặc dịch vụ không tương tự với hàng hoá, dịch vụ của nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng như vậy có thể gây hiểu lầm về mọi liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và gây tổn hại đến lợi ích của chủ nhãn hiệu nổi tiếng. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng của các nước trên thế giới Hầu hết các nước trên thế giới là thành viên của Công ước Paris hoặc thành viên của WTO đều có quy định và thực tiễn bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng nội dung và cách thức công nhận và bảo hộ có khác nhau. Định nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng không đồng nhất ở các nước, nhưng đa phần các nước áp dụng theo các tiêu chí đánh giá do WIPO đưa ra. Đa số các nước đều sử dụng một khái niệm “nhãn hiệu nổi tiếng”, riêng Cộng đồng châu Âu sử dụng hai khái niệm “nhãn hiệu nổi tiếng” và “nhãn hiệu rất nổi tiếng”. Cơ quan quốc gia có thẩm quyền công nhận nhãn hiệu nổi tiếng thường là cơ quan SHCN quốc gia và toà án, tại một số nước chỉ là cơ quan SHCN hoặc toà án. Nói chung, các nước không lập một danh mục các nhãn hiệu nổi tiếng của mình mà giải quyết theo từng vụ việc một trong quá trình cấp đăng ký nhãn hiệu hoặc xét xử tranh chấp tại toà. Chỉ có Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan là lập danh sách nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng chỉ là của các doanh nghiệp trong nước, nhằm phục vụ cho mục đích xúc tiến thương mại hoặc trao đỏi thông tin với nước khác. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam Là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ SHCN, Việt Nam đã áp dụng các điều khoản để bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Trong Nghị định 63/CP ngày 24.10.1996 của Chính phủ quy định chi tiết về SHCN nhằm hướng dẫn thi hành các quy định về bảo hộ quyền SHCN tại Chương II, Phần thứ VI của Bộ Luật Dân sự (1995); tại Điều 6, khoản 1e quy định: Không chấp nhận bảo hộ là nhãn hiệu hàng hoá các dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng. Điều khoản này đã được Cục SHTT (trước đây là Cục SHCN) áp dụng để: Từ chối bảo hộ các nhãn hiệu xin đăng ký trùng hoặc tượng tự tới mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu nổi tiếng (cả trong các trường hợp các nhãn hiệu nổi tiếng này chưa đăng ký bảo hộ tại Việt Nam); huỷ bỏ các đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu nổi tiếng khi có khiếu nại của chủ các nhãn hiệu đó. Các trường hợp này được xem xét theo từng trường hợp cụ thể, căn cứ trên cơ sở các tài liệu chứng minh của bên khiếu nại hoặc trên cơ sở thông tin có được của Cục về sự nổi tiếng của nhãn hiệu. Các căn cứ chính để xác định nhãn hiệu là nổi tiếng gồm: Thời gian sử dụng nhãn hiệu; phạm vi địa lý sử dụng nhãn hiệu; doanh thu; phạm vi, tuần suất và chi phí cho quảng cáo; số lượng các quốc gia mà nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ; giá trị nhãn hiệu (nếu có); số nước công nhận nhãn hiệu nổi tiếng (nếu có). Trên cơ sở các quy định pháp luật và tiêu chí trên, Cục SHTT đã giải quyết một số vụ việc cụ thể: Năm 1992, Cục đã bác bỏ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá “McDonald’s” của một công ty Australia cho các sản phẩm đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống và các nhóm sản phẩm khác. Cục có đủ thông tin để khẳng định nhãn hiệu “McDonald’s” là nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới cho đồ ăn nhanh và dịch vụ ăn nhanh của Công ty McDonald’s Corporation (Hoa Kỳ) mặc dù Công ty này chưa từng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trên tại Việt Nam. Năm 1993, Cục SHCN đã xem xét và quyết định huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 4854 cấp cho OPHIX GROUP (Australia) đối với nhãn hiệu “Pizza Hut” trên cơ sở đơn khiếu nại của Công ty Pizza Hut International, LLC (Hoa Kỳ). Công ty Hoa Kỳ đã chứng minh được sự nổi tiếng của các nhãn hiệu của mình, mặc dù chưa được đăng ký bảo hộ cũng như chưa từng sử dụng ở Việt Nam. Năm 1998, Cục SHCN đã từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu “MILIKET” của một cơ sở thuộc thành phố Hồ Chí Minh cho sản phẩm vở học sinh vì dễ dàng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mì “MILIKET” của Công ty thực phẩm quận 5. Để tăng cường bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, ngày 1.2.2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/CP, sửa đổi, bổ sung Nghị định 63/CP ngày 24.10.1996, trong đó đã đưa vào các quy định mới nhằm bảo hộ hiệu quả hơn nhãn hiệu nổi tiếng. Để được công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, chủ nhãn hiệu có thể nộp đơn yêu cầu công nhận nhãn hiệu nổi tiếng cho Cục SHTT. Cục sẽ xem xét đơn và ra Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng đối với nhãn hiệu liên quan. Nhãn hiệu được công nhận sẽ được bảo hộ theo Quy chế nhãn hiệu nổi tiếng và được đưa vào Danh mục các nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Chủ các nhãn hiệu nổi tiếng có quyền yêu cầu xử lý các vi phạm liên quan đến nhãn hiệu của mình ngay cả trong trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng chưa được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam. Khi xét một nhãn hiệu có khả năng vi phạm một nhãn hiệu nổi tiếng thì không chỉ so sánh với các sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm của nhãn hiệu nổi tiếng mà có thể xem xét với cả các sản phẩm khác loại nếu trong thực tế tồn tại nguy cơ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
  3. Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng: 1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; 2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; 3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp; 4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; 5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; 6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; 7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; 8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu. (Theo tchdkh)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2