Tiêu chuẩn rèn luyện phát triển toàn diện cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi
lượt xem 51
download
A)Lớp nhà trẻ 1,5 tuổi đến 3 tuổi: 1. Phát triển vận động: Đi thẳng người nhấc cao chân Chạy theo hướng thẳng và đổi hướng không mất thăng bằng Lên xuống cầu thang có vịnh Bật xa bằng hai chân 20cm Ném xa Xâu hạt thành chuỗi Ghép hình 4 mảnh Biết cài nút áo, mặc quần. 2. Phát triển nhận thức: Gọi tên và nói được chức năng của một số bộ phận cơ thể con người (Mắt, mũi, tai, miệng, tay, chân, đầu, tóc) Gọi tên và nói được chức năng, một vài đặc điểm nổi bật...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiêu chuẩn rèn luyện phát triển toàn diện cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi
- Tiêu chuẩn rèn luyện phát triễn toàn diện cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi A)Lớp nhà trẻ 1,5 tuổi đến 3 tuổi: 1. Phát triển vận động: Đi thẳng người nhấc cao chân Chạy theo hướng thẳng và đổi hướng không mất thăng bằng Lên xuống cầu thang có vịnh Bật xa bằng hai chân 20cm Ném xa Xâu hạt thành chuỗi Ghép hình 4 mảnh Biết cài nút áo, mặc quần. 2. Phát triển nhận thức: Gọi tên và nói được chức năng của một số bộ phận cơ thể con người (Mắt, mũi, tai, miệng, tay, chân, đầu, tóc) Gọi tên và nói được chức năng, một vài đặc điểm nổi bật của một số đồ vật, hoa, quả, con vật quen thuộc. Nhận biết được một-nhiều, ba màu cơ bản: đỏ-xanh-vàng.
- Thích họat động tìm hiểu khám phá đồ vật và bắt chước một số hành động của những người xung quanh. 3. Phát triển ngôn ngữ: Phát âm rõ ràng. Thích trò chuyện với cô và các bạn trong nhóm. Thích và trả lời được các câu hỏi: Thế nào? Để làm gì? Tại sao…? Đọc thơ, kể lại truyện ngắn quen thuộc. Tự “kể chuyện”. Viết nguệch ngoạc khi được đưa bút chì hoặc bút sáp. 4. Phát triển tình cảm xã hội: Biết tên tuổi, giới tính, một số đặc điểm của bản thân. Biết tên bố, mẹ, anh chị, cô giáo, bạn bè… Bắt đầu chú ý và thể hiện sự quan tâm đến những trẻ khác; chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn. Nhận biết cảm xúc của người khác và đáp lại một cách phù hợp. Thích hát và vận động đơn giản theo nhạc một số bài hát. Thích đọc thơ, kể chuyện một số bài thơ câu chuyện đơn giản. Vẽ nguyệch ngoạc.
- Biết chào hỏi, cảm ơn. Biết chờ đợi đến lượt. Bước đầu tự thu dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi, ăn uống, vệ sinh. 5. Dinh dưỡng, sức khỏe: Trẻ thích nghi với sinh hoạt theo lứa tuổi ở nhà trẻ: vui vẻ, thoải mái, ăn ngon miệng, ăn hết suất, ngủ ngon. Trẻ ăn được cơm với nhiều loại thức ăn khác nhau. Biết yêu cầu cho thêm canh, nước uống một cách lễ phép, biết cám ơn. Ngủ một giấc, đúng giờ. Trẻ biết gọi cô khi có nhu cầu đi vệ sinh. Đi vệ sinh đúng nơi qui định. Trẻ có một số thói quen sạch sẽ: biết gọi cô khi bị ướt bẩn, rửa tay trước khi ăn, khi tay bẩn, uống nước sau khi ăn. Vứt rác đúng nơi qui định. Biết tự đi đến bàn ăn, cầm muỗng tự múc ăn, cầm ca uống nước. Biết tự rứa tay với sự giúp đở của người lớn. Bếit cởi vớ, cởi quần khi bị ướt, bị dơ với sự giúp đở của người lớn. Biết thu dọn đồ chơi, để dép đúng nơi quy định. Biết thể hiện bằng lời nói về yêu cầu của trẻ trong ăn, ngủ, vệ sinh.
- Tự nguyện khi được tắm rửa. Trẻ thích được chải răng. Chấp nhận đi dép, đội nón khi đi nắng, đi vớ, quàng khăn khi trời lạnh. Biết tránh một số vật dụng, nơi gây nguy hiểm. B) Lớp mầm : 3 đến 4 tuổi: 1.phát triển thể chất: a.Dinh dưỡngsức khỏe: Biết gọi tên một số thực phẩm thông thường. Kể tên một số món ăn và một số dảng chế biến đơn giản(luộc,xào,rán). Chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Biết các bửa ăn trong ngày.
- Rửa tay ,lau mặt,đánh răng với sự giúp đở của người lớn. Biết tháo tất,cởi quần áo khi bi’ ướt,bẩn có sự giúp đở của người lớn. Không cho tay bẩn vào miệng,dụi tay bẩn vào mắt,quệt mũi ngang má. Biết sử dụng dụng cụ ăn uống hợp vệ sinh(uống nước bằng cốc,ăn bằng bát ,thìa.) Biết mời cô ,mời bạn khi ăn. Thích được làm các công việc tự phục vụ. Nhận biết được trang phục phù hợp với thời tiết,mùa. Biết gọi người lớn khi bị:đau bụng ,đau đầu ,sốt ,đau răng. Nhận biết được một số vật dụng,nơi nguy hiểm. b.Phát triển vận động: Chạy 10m khoảng 10 giây. Bật xa 25-30 cm. Ném xa 1 tay 2m. Bò theo đường dích dắc không bị chạm vào vạch, hoặc vật(4 đoạn dích dắc) Có thể dùng kéo cắt. Xếp tháp 9 khối gỗ.
- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nhặt vật nhỏ. Tự mặc quần, cài cúc áo. Tự rót nước vào bình(ấm) vào ca ,cốc. 2. Phát triển nhận thức: Thích hoạt động, tìm hiểu, khám phá đồ vật. Hay hỏi:ai đây? Cái gì đây?. Nhận biết được một số đồ vật quen thuộc bằng các giác quan. Nói được một vài đăc điểm nổi bật của sư vật,hiện tượng quen thuộc vói trẻ. Biết đếm từ 1-5. Biết sử dụng các từ: to-nhỏ,cao-thấp, nặng-nhẹ. Gọi đúng tên các hình:tròn, vuông, tam giác. 3.Phát triển ngôn ngữ: Nghe hiểu được lời nói Diễn đạt được nhu cầu,mong muốn bằng các câu đơn. Mạnh dạn trong giao tiếp. Thích: nghe hát ,đọc thơ ,kể truyện. Kể lại truyện dựa theo câu hỏi.
- 4. Phát triển thẩm mĩ: Bộc lộ cảm xúc khi tếp xúcvới các tác phẩm(âm nhạc, tạo hình, ngôn ngữ nghệ thuật). Hát và vận động đơn giản theo nhạc. Sử dụng được một số dụng cụ,vật liệu để tạo racác sản phẩm vẽ,nặn , cắt xé dán,chắp ghép đơn giản. Biết đọc thơ, kể chuyện đơn giản. Mạnh dạn tham gia hát,vận động theo nhạc,vẽ ,nặn, cắt, xé dán , chắp ghép, đọc thơ, kể chuyện,đóng kịch. 5.Phát triển tình cảm –xã hội: Biết họ tên của bản thân, tên của các thành viên trong gia đình,tên cô giá và các bạn. Biết địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình(nếu có),tên trường –lớp Biết tên một số nghề gần gũi. Vui vẻ , mạnh dạn. Nhận biết được một số trạng tháixúc cảm củ người khác(vui, buồn, tức giận) Cố gắng thực hiện được một số công việc đơn giản được giao. Có biểun hiện thái độ quan tâm đến người khác. Yêu thích văn hóa truyền thống,phonh tục tập quántốt đẹp của địa phương.
- Có một số kĩ năng tự phục vụtrong sinh hoạt(ăn, mặc, rửa tay,đánh răng , đi vệ sinh) Biết chào hỏi lễ phép,biết cảm ơn khi được nhận quà hoặc được giúp đỡ. Biết giữ gìn vệ sinh lớp học,sân trường ,đường phố. C) Lớp chồi : 4 đến 5 tuổi: 1. Phát triển thể chất: a) Dinh dưỡng – Sức khỏe: Nhận biết được 4 nhóm thực phẩm. Kể tên được một số món ăn và cách chế biến đơn giản. Chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn. Biết các bữa ăn trong ngày
- Rửa tay bằng xà bông, tự đánh răng với sự giám sát của người lớn. Tự lau mặt Biết tháo vớ, cởi quần áo khi bị ướt bẩn. Không cho tay bẩn vào miệng, dụi tay bẩn vào mắt, quyệt mũi ngang má. Biết sử dụng dụng cụ ăn uống hợp vệ sinh Biết mời cô, mời bạn khi ăn. Thích được làm công việv tự phục vụ. Nhận biết và phân biệt được trang phục phù hợp với thời tiết, mùa. Biết gọi người lớn khi bị: đau bụng, đau đầu, sốt, đau răng. Nhận biết được một số vật dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh. b) Phát triển vận động: Chạy 15m khoảng 10giây. Bật xa 30-40cm Ném xa 1 tay 3m Bò theo đường dích dắc không bị chạm vào vạch hoặc vật (5-6 đoạn dích dắc) Đứng co chân 5 giây. Cắt được theo đường thẳng.
- Cài , cởi nút. Tự mặc quần áo với sự giúp đỡ của người lớn. Tự rót nước không bị đỗ. 2. Phát triển nhận thức: Phát hiện được sự thay đổi rõ nét của môi trường xung quanh. Hay hỏi: tại sao? Phải làm gì? Nhận ra một số đồ vật hoa quả quen thuộc bằng các giác quan. Nói được những điểm giống và khác nhau của hai đối tượng về màu sắc, hình dạng, kích thước… Phân loại được các đối tượng theo 1-2 dấu hiệu cho trước. Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa sự vật, hiện tượng quen thuộc. Biết đếm từ 1-10 Có biểu tượng về số trong phạm vi 5 Biết sử dụng các từ: to hơn-nhỏ hơn, cao hơn-thấp hơn, dài hơn-ngắn hơn, rộng hơn-hẹp hơn, nhiều hơn-ít hơn. Gọi đúng tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. Thêm bớt được trong phạm vi 5. 3. Phát triển ngôn ngữ:
- Nghe hiểu được lời nói. Diễn đạt được nhu cầu mong muốn bằng các câu đơn, câu phức. Mạnh dạn chủ động trong giao tiếp. Thích nghe hát, đọc thơ, kể chuyện và nghe đọc sách. Kể lại sự việc xảy ra theo trình tự. Chú ý lắng nghe, không ngắt lời. 4. Phát triển thẩm mỹ: Bộc lộ cảm xúc phù hợp với tác phẩm (âm nhạc, tạo hình, ngôn ngữ nghệ thuật) Hát đúng, vận động theo nhạc. Sử dụng các dụng cụ, vật liệu để tạo ra các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, xé, dán, chắp ghép có cấu trúc liên kết. Biết đọc thơ, kể chuyện có diễn cảm. Biết thể hiện theo ý muốn khi hát, vận động theo nhạc, vẽ, nặn, cắt, xé, dán, chắp ghép, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch. 5. Phát triển tình cảm – xã hội: Biết họ tên của bản thân và của bố mẹ. Biết địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình (nếu có), tên trường lớp.
- Biết một số nghề và dịch vụ gần gũi (tên, công cụ, hoạt động, sản phẩm, lợi ích). Vui vẽ, mạnh dạn trong các hoạt động. Nhận biết trạng thái xúc cảm của người khác, và biết thể hiện tình cảm một cách phù hợp. Thực hiện công việc được giao đến cùng. Có việc làm, thái độ thể hiện quan tâm đến người khác. Yêu thích văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương. Có một số kỹ năng tự phục vụvà hành vi văn minh trong sinh hoạt (tự xúc ăn gọn gàng, không bốc thức ăn, không vừa nhai vừa nói, đầu tóc quần áo gọn gàng sạch sẽ). Biết kiềm chế khi cần thiết như không tranh giành đồ chơi, biết cất dọn đồ chơi sau khi chơi, biết chờ đợi đến lượt, biết nói năng lễ phép, biết chào hỏi, cám ơn, xin lỗi, biết giúp đỡ người khác. Có ý thức và hành động trong việc bảo vệ môi trường (không phá cây cối, không trêu chọc các con vật, không khạc nhộ, không vứt rác bừa bãi nơi công cộng). Có ý thức tiết kiệm điện nước.
- D) Lớp lá: 5 đến 6 tuổi : 1. Phát triển thể chất: Nhận biết và lựa chọn được thực phẩm trong 4 nhóm thực phẩm. Hào hứng tham gia vào chế biến các món ăn, thức uống đơn giản. Biết sử dụng một số dụng cụ chế biến món ăn đơn giản. Chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Biết các bữa ăn trong ngày. Có thói quen rửa tay và tự rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Tự đánh răng lau mặt. Biết tự thay tất, quần áo, khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.
- Không cho tay bẩn vào miệng, dụi tay bẩn vào mắt, quệt mũi ngang má. Biết sử dụng dụng cụ ăn uống hợp vệ sinh (uống nước bằng cố, ăn bằng bát, thìa). Biết mời cô, mời bạn khi ăn. Thích được làm các công việc tự phục vụ. Nhận biết và phân biệt được trang phục phù hợp với thời tiết, mùa. Biết gọi người lớn khi bị đau bụng, đau đầu, sốt, đau răng. Nhận biết dược một số vận dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh. 2. Phát triển nhận thức Phát hiện được sự phát triển của môi trường xung quanh. Hay đặt câu hỏi làm sao? Như thế nào? Để làm gi? Phân biệt một số đồ vật, rau, hoa, quả quen thuộc. Phân biệt được các đối tượng theo 2- 3 dấu hiệu cho trước. Tự tìm ra dấu hiệu phân loại. Phát hiện ra mối quan hệ nhân quả, củ một số sự vật, hiện tượng. Biết đếm từ 1- 20. Có biểu tượng về số trong phạm vi 10.
- Biết sử dụng các từ: to nhất, nhỏ nhất, cao nhất, thấp hơn, thấp nhất, dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất, rộng nhất, hép hơn, hẹp nhất, ít hơn, nhiều hơn, nhiều nhất. Thêm bớt được trong phạm vi 10. 3. Phát triển ngôn ngữ: Nghe hiểu được lời nói, từ trái nghĩa như: nóng- lành, cao- thấp,… Diễn đạt đượ nhu cầu, mong muốn, ý nghĩ rõ rang bằng nhiều loại câu đơn, câu phức. Mạnh dạn, chủ động, tích cực, giao tiếp bằng lời nói. Yêu thích sách, chọn sách theo ý thích. Kể chuyện theo trật tự. Tham gia có sáng tạo trong các hoạt động ngôn gnữ: trò chuyện, kể chuyện, đóng kịch, trò chơi ngôn ngữ. Biết sử dụng các từ biểu hiện lễ phép trong giao tiếp. Chú ý lắng nghe không ngắt lời. 4. Phát triển thẩm mỹ: Bộc lộ cảm xúc phong ohú, phù hợp với tác phẩm âm nhạc, tạo hình, ngôn ngữ nghệ thuật. Hát diễn cảm và vận động nhịp nhàng theo nhạc.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, vật liệu để tạo ra các sản phẩm cắt, vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép có cấu trúc liên kết phức tạp hơn. Biết đọc thơ, kể chuyện diễn cảm. Biết thể hiện sự độc đáo khi hát, vận động theo nhạc, vẽ, nặn, cắt, xé dán, chắp ghép, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch. 5. Phát triển tình cảm, xã hội: Biết họ tên của bản thân và những người gần gũi (bố, mẹ, anh, chị, em ruột, cô giáo, bạn cùng lớp). Biết địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, tên trường lớp. Biết một số nghề và dịch vụ gần gũi (tên, cộng cụ, hoạt động) Vui vẻ, mạnh dạn, tự tin, trong việc biểu lộ và trìng bày ý kiến. Nhận biết trạng thái cảm xúc của người khác. Và biết thể hiện tình cảm một cách phù hợp. Biết làm việc, phối hợp với trẻ khác. Có trách nhiệm và thực hiện cộng việc được giao đến cùng. Xử trí các tình huống đơn giản. Có việc làm và thái độ thể hiện sự quan tâm đến người khác. Yêu thích văn hoá truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn luyện phát âm chuẩn cho học sinh lớp 1
23 p | 1223 | 288
-
37:SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
6 p | 549 | 60
-
Trẻ học kém vì phương pháp sai lầm
5 p | 131 | 15
-
Các tiêu chuẩn phát triển binh thường của trẻ 1 tuổi
4 p | 85 | 9
-
SKKN: Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 phát huy năng lực tự học môn Toán
27 p | 72 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi
15 p | 68 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn giáo dục công dân 6
19 p | 23 | 7
-
Đề kiểm tra chất lượng cuối kì 1 môn Toán lớp 2 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Gio Châu
5 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn
10 p | 45 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh khối 8 trường THCS Lương Thế Vinh qua bài dạy: ‘Câu lệnh điều kiện’
33 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm quản lý công tác dạy và học trong trường tiểu học
23 p | 54 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nghĩa Sơn
11 p | 38 | 4
-
Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Vạn Thái
3 p | 11 | 4
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Thượng Thanh
6 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
11 p | 43 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
9 p | 50 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4 năm 2023-2024 - Trường Tiểu học Thị trấn Vôi số 2
3 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn