Tiểu luận:Các vấn đề chung về quyền con người
lượt xem 57
download
Quá trình phát triển quyền con người trong lịch sử nhân loại: Kể từ thời xa xưa đã tồn tại các quan niệm cho rằng mỗi người đều có giá trị cá nhân bẩm sinh đòi hỏi cần có một mức độ ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ nhất định. Tất cả các tôn giáo lớn đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của căn bản của đức hạnh và lòng từ bi đối với thân phận con người và coi đó là cơ sở để đối xử một cách tôn trọng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Các vấn đề chung về quyền con người
- Tiểu luận Các vấn đề chung về quyền con người
- I. Quá trình phát triển quyền con người trong lịch sử nhân loại: Kể từ thời xa xưa đã tồn tại các quan niệm cho rằng mỗi người đều có giá trị cá nhân bẩm sinh đòi hỏi cần có một mức độ ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ nhất định. Tất cả các tôn giáo lớn đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của căn bản của đức hạnh và lòng từ bi đối với thân phận con người và coi đó là cơ sở để đối xử một cách tôn trọng. Nhiều xã hội cổ đại, mặc dù ở các cấp độ khác nhau, nhưng đều được thành lập dựa trên quan niệm rằng, người lãnh đạo phải phục vụ dựa trên lợi ích tốt nhất của những người mà họ lãnh đạo. Quan niệm hiện đại về quyền con người có thể được xác định bắt đầu từ thời kỳ Khai sáng vào thế kỷ XVII và XVIII ở Châu Âu – thời kỳ mà cơ sở của triết học chính trị về chủ nghĩa tự do được xác lập. Những nhà tư tưởng Phục hưng có những đóng góp lớn về những nguyên tắc nhận thức về nhân quyền và lý luận về quan hệ giữa các cá nhân và nhà nước. Một trong những nội dung cơ bản của các nguyên tắc là: Mục đích của nhà nước là đảm bảo quyền con người và tự do cho các công dân; Bản thân con người sinh ra vốn là tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn phải được bảo đảm để tự do và bình đẳng,… Bước sang thế kỷ XIX, tư tưởng về quyền con người tạm thời lắng xuống vì ngọn cờ nhân quyền không còn được trương lên do chủ nghĩa tư bản lúc này đã vứt bỏ ngọn cờ dân chủ, bác ái và tiến hành xâm lược thuộc địa. Đến đầu thế kỷ XX, có thể nói rằng tư tưởng về luật nhân quyền hiện đại đã xuất hiện trong pháp luật và chế định của luật quốc tế. Việc nghiêm cấm nô lệ, cướp biển và các bảo hộ ban đầu trong luật nhân đạo (liên quan đến đối xử với binh lính và thường dân trong xung đột vũ trang) trong chừng mực nào đó đều đã được đề cập trong luật quốc tế, kể cả dưới góc độ các điều ước và tập quán. Sự ra đời của Hội quốc liên ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù thất bại ngay sau đó, cũng đã đề cập đến quyền con người trong hiến chương của mình. Đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, quyền con người mới thực sự được ghi nhận trong luật quốc tế. Hàng loạt các tổ chức quốc tế đều quan tâm đến quyền con người như: Liên hợp Quốc, Hội đồng châu Âu,… Các công ước quốc tế về quyền con người cũng được hình thành, trong đó phải kể đến Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về quyền trẻ em, … Hiện nay, quyền con người trở thành chủ đề quan trọng trong các lĩnh vực như luật học, chính trị học, triết học, đạo đức học, xã hội học, văn học, … II. Các quan điểm, cách giải thích quyền con người: 1. Nguồn gốc cổ đại và quan niệm hiện đại: John Locke – nhà triết học nổi tiếng người Anh thời kỳ Khai sáng đã đưa ra đề xuất mạnh mẽ về tự tưởng quyền tự nhiên và không thể chuyển nhượng. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng căn bản của tính phổ biến và tính vượt ttội của quyền con người, có nghĩa là quyền con người thuộc về mọi cá nhân bất kể là họ đang sống dưới chế độ chính trị nào. Ý nghĩa của quan niệm này đã mang lại nhiều kết quả to lớn, là cơ sở cho nhiều tiến bộ như cuộc Cách Mạng Pháp, Chiến tranh độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn Pháp… 2. Chủ nghĩa Mác về quyền con người
- Chủ nghĩa Mác đã xác định đúng đắn vai trò của con người và tương quan giữa con người với quy luật khách quan của xã hội. C.Mác viết “Con người tạo ra lịch sử của mình, sự sáng tạo đó dựa trên những tiền đề và những điều kiện nhất định – nhân tố quyết định, xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực”. Ở đây không có bất cứ một quyết định luận nào quy định số phận của con người. Các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, công bằng chỉ có thể giành được qua đấu tranh cách mạng và cải tạo xã hội. Ông cũng chỉ ra rằng các tiêu chuẩn đánh giá những tư tưởng về con người phải lấy con người làm thước đo. C.Mác đã làm sáng tỏ điều kiện của quyền con người. Ông không phủ nhận những quyền mà con người đạt được trong chế độ tư bản, nhưng ông chỉ ra đó vẫn chỉ mang tính hình thức vì trong xã hội đó “người ta mặc nhiên thừa nhận sự bất bình đẳng về năng lực của mỗi con người, còn nhà nước thì thừa nhận sự bất bình đẳng về sở hữu.” Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, do đó quyền con người trong tính hiện thực của nó tất nhiên là phải gắn với một chế độ xã hội, một nền văn hóa nhất định. C.Mác cũng đã đưa ra câu trả lời về mối quan hệ giữa quyền tự do cá nhân với quyền của cộng đồng. Ông viết “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.” Điều đó có nghĩa, các quyền và tự do của cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của cộng đồng, song quyền và tự do của cá nhân phải được phát triển sao cho không cản trở mà trở thành điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tự do của cả cộng đồng. Giá trị bền vững của tư tưởng về quyền con người của C.Mác còn được thể hiện ở tư tưởng nhân quyền mang tính triệt để. Không một chế độ xã hội nào, một nhà nước nào có thể chắc chắn đã đảm bảo đầy đủ quyền con người. Mỗi quốc gia phải tự phê phán, hướng tới những yêu cầu cao hơn trong việc đảm bảo quyền con người. 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người Quyền con người ở Việt Nam chỉ mới ra đời khi nhân dân Việt Nam giành được độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng Tháng Tám 1945. Các quyền và tự do cơ bản của nhân dân Việt Nam đã được ghi trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới, năm 1946. Đối với người Việt Nam, quyền con người không phải ngẫu nhiên mà có, đó là thành quả của Cách Mạng. Hồ Chí Minh viết “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước VN độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ cộng hòa”. Do đó “Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập.” Đối với các dân tộc bị áp bức, thì điều kiện tiên quyết bảo đảm quyền con người là độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Người từng nói “Cái mà tôi cần trên đời là đồng bào tôi được tự do, dân tộc tôi được độc lập” Những nét đặc sắc trong tư tưởng nhân quyền của HCM: - Quyền con người là thành quả sự phát triển liên tục của lịch sử. Các dân tộc có thể kế thừa, chia sẻ những giá trị của nhau - Quyền và phẩm giá của các cá nhân gắn liền với quyền và phẩm giá của dân tộc
- - Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước là tiền đề, điều kiện tiên quyết của quyền cá nhân - Bảo đảm quyền con người là thước đo, là bản chất của Nhà nước và của xã hội chủ nghĩa - Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân là nhân tố cơ bản đảm bảo các quyền con người - Trách nhiệm bảo đảm quyền con người không chỉ là của Nhà nước mà còn là của tất cả các tổ chức hợp thành hệ thống chính trị - Bảo vệ độc lập dân tộc và quyền con người của dân tộc VN, đồng thời phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền con người của các dân tộc khác. III. Khái niệm quyền con người: 1. Quyền con người là gì? Quyền con người là nền tảng mà dựa trên đó xã hội loài người được xây dựng và cuộc sống của các nhân mới có ý nghĩa. Quyền con người là biểu trưng phân biệt của loài người, cũng như những dấu hiệu cụ thể có thể được xác định tính nhân loại chung của chúng ta. Trong thực tế, không có một định nghĩa duy nhất, toàn diện và đạt được sự đồng thuận tuyệt đối về quyền con người. Ngoài những điểm chung nhất định, những chi tiết cụ thể của quyền con người thường xuyên bị thách thức và gây tranh luận. Thực sự, nhìn từ nhiều phía, có lẽ phù hợp hơn cả là coi công việc định nghĩa quyền con người như một quá trình không có hồi kết, một quá trình khám phá về mặt triết học và tự lý giải bản thân. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong nghiên cứu, tìm hiểu và pháp điển hóa các quyền con người trong các lĩnh vực luật pháp, chính trị, xã hội học và triết học, nhưng vẫn còn nhiều điều cần làm trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Những loại quyền bao hàm trong phạm trù “quyền con người” bao trùm một diện rộng các vấn đề khác nhau. Dù sao chúng ta cũng cần đưa ra một quan niệm chung về quyền con người. Có thể hiểu quyền con người là quyền của tất cả mọi người, là những đòi hỏi xuất phát từ nhân phẩm được chế định trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Khái niệm quyền con người là một khái niệm năng động và được thay đổi, mở rộng. Tuy nhiên, cần phải duy trì bản chất của khái niệm này, đó là mỗi cá nhân đều có những quyền nhất định không thể chuyển nhượng và có thể được thi hành một cách hợp pháp, nhằm bảo vệ người đó trước sự can thiệp của quốc gia và sự lạm dụng quyền lực của chính phủ. Ba văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người do Liên Hiệp Quốc ban hành, đó là Tuyên ngôn toàn cầu về nhân quyền (UDHR), Công ước quốc tế về quyền dân sự - chính trị (ICCPR), và Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã liệt kê một loạt các quyền được xem là quyền con người. Bao gồm các quyền như: quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do tôn giáo, tự do lập hội…; các quyền về sức khỏe, quyền giáo dục, quyền về nhà ở, quyền về bảo trợ xã hội… 2. Các yếu tố cơ bản của khái niệm quyền con người Quyền con người là vấn đề có lịch sử lâu đời, có nội dung rộng lớn. Trong lịch sử nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về vấn đề quyền con người. Đó là những khuynh hướng “kinh tế”, khuynh hướng “nhân quyền quan niệm”, đặc biệt là khuynh hướng “tự nhiên” theo thuyết pháp quyền tự nhiên và khuynh hướng “thực định”. Trong quá trình nhận thức, các học thuyết nhân quyền đã tuyệt đối hóa mặt nào đó của quyền con người, do đó khó tiếp cận chân lý.
- Ngày nay, khoa học pháp luật phát triển đã cho chúng ta nhiều căn cứ để hiểu khái niệm quyền con người đầy đủ hơn trong sự vận động biện chứng của lịch sử, song có thể hiểu, khái niệm quyền con người được thiết lập bởi hai yếu tố cơ bản: Trước hết, quyền con người được hiểu là những đặc quyền vốn có, tự nhiên của con người và chỉ con người mới có. Đó là những khả năng hành động một cách có ý thức, né tránh, từ chối hoặc yêu cầu giành lấy những cái gì đó, nhất là khả năng tự bảo vệ. Nhưng, bản thân quyền vốn có, tự nhiên chưa phải đã là quyền. Để đạt tới cái gọi là quyền, cần có yếu tố thứ hai thiết định, đó là quy chế pháp lý, các đặc quyền (quyền tự nhiên) của cá nhân con người khi trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật, được pháp luật chấp nhận, tổ chức, bắt buộc hoặc ngăn cấm thì mới trở thành các quyền con người, do đó có thể nói, không có pháp luật thì không có quyền. Quyền con người có được là nhờ sự tiếp cận, thâm nhập của hai yếu tố đó và đạt đến sự thống nhất giữa cái khách quan và chủ quan của quyền của quyền con người được ghi nhận trong hiến pháp, pháp luật của mỗi quốc gia và các công ước quốc tế về nhân quyền. IV. Đặc điểm quyền con người: - Quyền con người vừa phản ánh các nhu cầu tự nhiên, khách quan, vừa thể hiện các quan hệ xã hội, ý chí chủ quan, của tường con người và của xã hội. - Quyền con người là khái niệm thể hiện xu hướng, yêu cầu, quan niệm, được xác định với những nội dung cụ thể. - Quyền con người vừa là giá trị chung, phổ biến, vừa mang tính riêng biệt, đặc thù, vừa có tính nhân loại, vừa có tính giai cấp. - Quyền con người vừa bao hàm quyền của cá nhân con người, thể hiện lợi ích cá thể, tự do cá nhân, vừa thể hiện lợi ích của nhóm, của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc - Quyền con người phục thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm truyền thống quốc gia, luôn mâu thuẫn và bị hạn chế bởi các chế định pháp lý và đời sống thực tế. - Quyền con người vừa cần đến Nhà nước, xác nhận vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức xã hội, quản lý đất nước, vừa đặt ra các yêu cầu hạn chế và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền từ phía Nhà nước. - Các quyền con người phải được bảo vệ bằng chế độ pháp luật. - Quyền con người là khái niệm đã được xã hội hóa, quốc tế hóa, được Nhà nước thừa nhận và được ghi nhận, bảo đảm bằng pháp luật quốc tế. V. Phân biệt quyền con người và quyền công dân. Ý nghĩa của sự phân biệt này: 1. Phân biệt quyền con người và quyền công dân: - Quyền con người có tính phổ quát, mang các giá trị chung, do pháp luật quốc tế quy định. Quyền công dân mang tính xác định hơn, gắn liền với mỗi nhà nước - quốc gia, được pháp luật của quốc gia quy định. - Tư tưởng về quyền con người xuất hiện từ rất sớm (từ khi xuất hiện loài người và đấu tranh xã hội). Khái niệm quyền công dân ra đời trong cách mạng tư sản. - Về chủ thể: chủ thể của quyền công dân là một người. Quyền con người mang tính nhân loại, toàn cầu. - Quyền con người là quyền cá nhân tự do. Quyền công dân là quyền có tính chất quốc gia. 2. Ý nghĩa của sự phân biệt:
- “Quyền con người” và quyền công dân” là hai phạm trù thống nhất, không thể tách rời. Tuy nhiên, việc phân biệt giữa quyền con người và quyền công dân cùng những giá trị và bản chất của mỗi loại quyền này sẽ tạo điều kiện để xây dựng các quy chế pháp lý rõ ràng về quyền công dân trong nội luật quốc gia; đồng thời giúp cho việc thự hiện đúng những quyền con người phổ quát đã được ghi nhận rộng rãi. Phân biệt không phải để tách rời hai khái niệm, mà để tạo điều kiện phát triển đẩy đủ quyền cho những con người-công dân. VI. Các thế hệ quyền con người: Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của loài người, nội dung các quyền con người tiếp tục phát triển. Theo phương pháp tiếp cận lịch sử, các quyền con người có thể được chia thành các thế hệ. Người đưa ra ý tưởng này là một nhà luật học người Czech tên Karel Vasak.Sự phân chia này thể hiện sự phát triển của khái niệm quyền con người qua các giai đoạn lịch sử, như sau: 1. Thế hệ 1: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực dân sự, chính trị, các quyền bình đẳng và tự do cá nhân. Theo Vasak, thế hệ quyền con người thứ nhất hướng vào hai vấn đề chính, đó là tự do và sự tham gia vào đời sống chính trị của các cá nhân. Thế hệ này bao gồm các quyền và tự do các nhân tiêu biểu như quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo tín ngưỡng, tự do biểu đạt, quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được xét xử công bằng. Các quyền này gắn liền với phạm trù tự do cá nhân- một phạm trù mà ở góc độ nhất định, mang tính đối trọng với phạm trù quyền lực của Nhà nước. Mục đích của thế hệ quyền này về cơ bản là để hạn chế, ngăn chặn sự lạm quyền và sự tuỳ tiện xâm hại đến cuộc sống tự do của cá nhân con người từ phía các quan chức và cơ quan nhà nước. Xét trên các phương diện chính trị và lịch sử, sự phát triển của thế hệ quyền con người thứ nhất gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến. Các quyền thuộc thế hệ này về bản chất chính là những tư tưởng về các quyền tự nhiên được hình thành và được cổ vũ trước và trong cá cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu, sau đó được ghi nhận trong các văn bản pháp luật về quyền công dân của các nhà tư sản. Cùng với hệ thống quyền con người nói chung, các quyền dân sự chính trị được chính thứ pháp điển hoá trong luật quốc tế kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt với việc Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. Trong thời kỳ “Chiến tranh lạnh”, các quyền dân sự, chính trị là trọng tâm trong cuộc vận động về quyền con người của phe các nước tư bản chủ nghĩa. Điều này trước hết bắtn guồn từ thực tế là trong xã hội tư sản một số quyền dân sự, chính trị, cụ thể như quyền sở hữu tư nhân về tài sản, quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo…được coi là những giá trị nền tảng, bất khả xâm phạm trong đời sống và nền văn hoá ở nhiều nước tư bản. Chính vì vậy, cho đến ngày nay, các nước tư bản chủ nghĩa vẫn tiếp tục cổ vũ rất mạnh mẽ cho việc pháp điển và hiện thực hoá thế hệ quyền này trên thế giới. 2. Thế hệ 2: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực kinh tế-xã hội-văn hoá Thế hệ quyền con người thứ hai hướng vào việc tạo lập các điều kiện và sự đối xử bình đẳng, công bằng cho mọi công dân trong xã hội. Chúng được đề xướng và vận động mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX, và bắt đầu được quan tâm bởi một số chính phủ kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Các quyền tiêu biểu thuộc về thế hệ quyền này bao gồm: quyền có việc làm, quyền được bảo trợ xã hội, quyền được chăm sóc y tế, quyền có nhà ở...
- Động lực chính thúc đẩy sự hình thành của thế hệ quyền con người thứ hai được cho là từ cuộc khủng hoảng của xã hội tư bản vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dẫn tới tình cảnh khốn khổ của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động. Trong bối cảnh đó, những người theo chủ nghĩa tự do mới đã đưa ra ý tưởng cải tổ các xã hội tư sản nhằm giảm bớt những bất công xã hội và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Do tác động của cuộc đấu tranh này, một số nhà nước tư sản đã ban hành những chính sách về phúc lợi xã hội để cải thiện đời sống của người dân. Một ví dụ điển hình trong số đó là chính sách xã hội của thủ tướng Đức Bismarck. Trên cơ sở Tuyên ngôn Keider(1881), nước Đức dưới sự lãnh đạo của Bismarck đã thiết lập một hệ thống bảo trợ xã hội thống nhất trên toàn quốc mà trọng tâm là bảo hiểm xã hội. Từ năm 1919, Hiến pháp của nước này đã quy định quyền được bảo hiểm xã hội trong các trường hợp già yếu, bệnh tật… Có hai sự kiện tác động hết sức quan trọng đến sự phát triển của thế hệ quyền con người thứ hai. Sự kiện thứ nhất là sự ra đời của Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới - nước Nga Xô viết - vào năm 1917. Ngay từ Hiến pháp 1918, nước Nga Xô viết đã khẳng định các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội cơ bản của con người, trong đó có quyền có việc làm, quyền học tập, quyền được chăm sóc y tế… Các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá này tiếp tục được khẳng định, mở rộng và bổ sung, trở thành một nội dung chính trong các Hiến pháp năm 1924, 1936, 1977 của Liên Xô và cả trong hiến pháp của các nước XHCN sau này. Sự kiện thứ hai là việc thành lập hai tổ chức liên chính phủ quốc tế lớn là Hội Quốc Liên và Tổ chức Lao động quốc tế. Như đã nêu ở phần trên, hai tổ chức này, đặc biệt là Tổ chức Lao Động quốc tế, đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các quyền về lao động, việc làm của người lao động. Cùng với hệ thống quyền con người nói chung, các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá được hính thức pháp điển hoá trong luật quốc tế kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, với việc Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 và đặc biệt là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội năm 1966. Trong vấn đề này, sư đóng góp của hệ thống các nước XHCN là hết sức to lớn. Chính do cuộc đấu tranh kiên quyết và kiên trì của phe các nước XHCN mà đứng đầu là Liên Xô trên diễn đàn Liên hợp quốc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã buộc khố các nước tư bản chủ nghĩa phải nhượng bộ, dẫn đến việc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua cả hai công ước về các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội , văn hoá cùng vào năm 1966- mà hiện đóng vai trò là hai điều ước nền tảng của luật quốc tế về quyền con người. 3. Thế hệ 3: Các quyền tập thể như quyền dân tộc cơ bản, tự quyết, bình đẳng giữa các dân tộc và quốc gia; quyền phát triển, quyền thông tin, quyền được sống trong hoà bình, trong môi trường lành mạnh... Những văn kiện cơ bản phản ánh thế hệ quyền này bao gồm: Tuyên ngôn về bảo đảm độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa, 1960; hai Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, 1966 (Điều 1); Tuyên bố về quyền của các dân tộc được sống trong hoà bình, 1984; Tuyên bố về quyền phát triển, 1986… Xét về tính chất, thế hệ quyền con người thứ ba là sự trung hoà nội dung của cả hai nhóm quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, song đặt chúng trong những bối cảnh mới và trong khuôn khổ các quyền của nhóm. Về tính pháp lý, ngoại trừ một số quyền như quyền tự quyết dân tộc, hầu hết các quyền trong thế hệ thứ ba chưa được pháp điển hoá bằng các điều ước quốc tế, mà mới chỉ được đề cập trong các tuyên bố, tuyên ngôn. Tính pháp lý và tính hiện thực của hầu hết các quyền trong thế hệ này hiện vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi
- 4. Thế hệ 4: Gần đây nhất, những vấn đề quan tâm toàn cầu như quyền được sống trong môi trường trong sạch và lành mạnh, quyền phát triển kinh tế đôi khi được đề cập đến với tư cách là “các quyền thuộc thế hệ thứ tư” VII. Các tiếp cận, triển khai, vận dụng tốt quyền con người
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay
26 p | 4361 | 1443
-
Tiểu luận: Quỹ đầu tư chứng khoán và thực trạng của các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay
16 p | 1686 | 206
-
Tiểu luận “Những vấn đề lí luận và thực trạng việc phát triển các loại thị trường ở Việt Nam”
23 p | 949 | 202
-
Tiểu luận triết học - Một số vấn để về thực tiễn và lý luận trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa
18 p | 507 | 190
-
Tiểu luận "Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá"
16 p | 439 | 165
-
Tiểu luận: Vai trò của Liên Xô trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam
18 p | 456 | 99
-
Tiểu luận: Quỹ đầu tư chứng khoán
18 p | 483 | 72
-
Hướng dẫn viết tiểu luận tổng quan nghiên cứu sinh
3 p | 1008 | 69
-
Tiểu luận thị trường tài chính: Thị trường chứng khoán Việt Nam thực trạng & định hướng phát triển trong giai đoạn hội nhập
36 p | 235 | 48
-
Tiểu luận:Các vấn đề toàn cầu-Cạn kiệt nguồn nước
15 p | 369 | 46
-
Tiểu luận: Sự khác nhau giữa tiền giấy thời kỳ nhà Hồ và Tiền giấy hiện nay
17 p | 175 | 35
-
Bài tiểu luận: Quá trình chưng cất thực phẩm
34 p | 460 | 29
-
Tiểu luận Thủ tục công chứng tỉnh Kon Tum
46 p | 158 | 28
-
Tiểu luận Triết học số 87 - Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam
32 p | 114 | 24
-
Tiểu luận: Những vấn đề chung về tình hình, kết quả hoạt động ở BHXH thị xã Thái Bình
39 p | 125 | 22
-
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Các vấn đề môi trường quan trọng
10 p | 161 | 20
-
Tiểu luận: Phân tích tình hình nhập khẩu Việt Nam từ năm 2001 đến nay
15 p | 127 | 15
-
TIỂU LUẬN: Những vấn đề chung về PCA
48 p | 97 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn