Tiểu luận chăn nuôi
lượt xem 271
download
Tiểu liệu nghiên cứu Kĩ thuật chăn nuôi gà đẻ. Chăn nuôi gà giữ vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi. Trứng gà là sản phẩm thiết yếu, có giá trị dinh dưỡng cao với rất nhiều công dụng: bảo vệ não, tăng cường trí nhớ, bảo vệ gan, đề phòng ung thư, làm chậm suy thoái, làm đẹp da… Đối với người chăn nuôi, nguồn thu nhập mà trứng gà mang lại là không hề nhỏ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận chăn nuôi
- I.MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nghề trồng lúa, ngô, khoai, sắn và chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, trâu bò … đã từ lâu đời. Chăn nuôi gà giữ vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi. Trứng gà là sản phẩm thiết yếu, có giá trị dinh dưỡng cao với rất nhiều công dụng: bảo vệ não, tăng cường trí nhớ, bảo vệ gan, đề phòng ung thư, làm chậm suy thoái, làm đẹp da… Đối với người chăn nuôi, nguồn thu nhập mà trứng gà mang lại là không hề nhỏ. Thực tế hiện nay ở nước ta, người dân vẫn chủ yếu chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, quy mô nhỏ, kỹ thuật hạn chế nên sản lượng trứng không cao. Trong khi đó, yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe về cả số lượng lẫn chất lượng. Chính vì vậy, chăn nuôi gà đẻ trứng theo hướng công nghiệp là một giải pháp tối ưu. Cách sản xuất này còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên phải có những biện pháp giúp nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí. Sau đây sẽ tìm hiểu để tìm ra cách chăn nuôi đạt được kết quả cao. II. NỘI DUNG Hiện nay nước ta đã nhập nhiều giống gà sinh sản và thương phẩm hướng trứng (Lơ go, Lô man Brao, Gôn lai 54, Hai- sêch Brao, Ai Cập…). Các giống gà trên đều là các giống nhập nội, có sản lượng trứng rất cao 270- 280 quả trứng năm (trong điều kiện nuôi dưỡng của ta). Để khai thác tiềm năng sản xuất trứng của chúng, ta cần phải nuôi dưỡng tốt theo quy trình kĩ thuật đề ra. Chăn nuôi gà đẻ gồm 3 giai đoạn: giai đoạn gà con, giai đoạn gà hậu bị và giai đoạn gà đẻ. Mỗi giai đoạn đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng. -1-
- 1. Giai đoạn gà con: Thời gian nuôi gà hướng trứng từ 0-63 ngày tuổi. Giai đoạn này gà rất nhạy cảm với mọi thay đổi của điều kiện sống, vì vậy cần phải có quy trình nuôi dưỡng thích hợp mới có thể có kết quả tốt nhất. a. Chọn lọc Chất lượng gà con lúc mới nở ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả nuôi dưỡng sau này.Vì vậy cần tiến hành chọn lọc thật nghiêm ngặt. Trước khi chọn phải xác định hướng nuôi cụ thể để chọn đúng giống định nuôi. Gà phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và đạt 7 tiêu chuẩn gà loại I: mắt tròn và tinh nhanh; mỏ chắc, khít, không bị vẹo;lông bông, xốp và sạch sẽ;bụng mềm và thon; rốn khô, không bị hở.;chân vững và thẳng.đạt khối lượng đăc trưng của giống: các giống gà nhẹ cân ở 1 ngày tuổi khối lượng đạt trên 35g, các giống gà nặng cân đạt trên 38gam.Thiếu một trong 7 tiêu chuẩn trên là gà loại II, không chọn để nuôi gà đẻ. b. Chế độ nuôi dưỡng • Chuồng nuôi Gà con thường được nuôi trên nền có đệm lót, trước khi nhận một đợt gà mới, cần tiến hành vệ sinh tiêu độc chuồng trại theo qui trình sau: - Chuyển toàn bộ trang thiết bị và các dụng cụ chăn nuôi ra ngoài. - Hót toàn bộ lớp độn chuồng cũ và chuyển đến nơi qui định - Quét sạch tường, trần, nền nhà và lưới. - Dùng vòi nước có áp suất mạnh để cọ rửa nền chuồng, để khô ráo; tiến hành sửa chữa những hư hỏng nếu có. - Phun dung dịch formol 2% với liều 1 lít/ m2 nền chuồng. - Sau khi formol khô, phun dipterex 1% với liều o,65 lít/ m2 - Toàn bộ máng ăn, máng uống được ngâm,rửa sạch bằng nước lã. Sau đó ngâm vào bể thuốc sát trùng có dung dịch formol 1% từ 10-15 phút.Lấy ra -2- tráng lại bằng nước sạch rồi đem phơi khô.
- - Lau sạch chụp sưởi, sau đó sát trùng bằng dung dịch formol 2%. - Quét và rửa sạch sạch quây gà, phơi khô, sát trùng bằng dung dịch formol 2% hoặc crezyl 3%. - Khi chuồng khô, đưa chất độn chuồng mới vào, rải dày 10-15cm tuỳ thuộc vào thời gian nuôi. Sau đó sát trùng bằng dung dịch formol. - Đưa vào chuồng những dụng cụ và thiết bị chăn nuôi đã được sát trùng. - Đóng kín chuồng từ 7-10 ngày. Trước khi đưa gà vào nuôi phải khử trùng lại toàn bộ - chuồng và các dụng cụ chăn nuôi bằng dung dịch formol 2% với liều 0,5 lít/ m2 • Chế độ dinh dưỡng Gà con thường có cường độ sinh trưởng cao nhưng khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng còn hạn chế. Vì vậy, giai đoạn này chúng cần được cung cấp loại thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa để giảm bớt mâu thuẫn sinh lý của cơ thể. Đặc biệt đối với các giống gà chuyên trứng, tầm vóc cơ thể thường không lớn, khả năng sinh trưởng chậm hơn các giống gà chuyên thịt nên hiệu quả sử dụng thức ăn cũng kém hơn. Giai đoạn này chúng cần kích thích để có thể ăn được nhiều thức ăn, sinh trưởng tốt sẽ giúp đàn gà khỏe mạnh, có sức đề kháng, tỷ lệ nuôi sống cao trong giai đoạn gà con. Chú ý đảm bảo hàm lượng mỡ và xơ hợp lý đối với gà con, không nên vượt quá 3%. • Số lượng thức ăn Trong thực tế, các giống gà hướng trứng thường cho ăn tự do trong 3 tuần lễ đ ầu, nếu cho ăn theo bữa thì mỗi ngày đổ thức ăn 6 lần. Số bữa ăn hàng ngày giảm dần theo tuổi. Hàng tuần phải cân mẫu một số lượng gà nhất định để biết thể trọng bình quân và độ đồng đều của gà. Trên cơ sở đó tiếp tục điều chỉnh khẩu phần cho hợp- lý. -3
- Từ tuần thứ 2, khi hệ tiêu hoá của gà đã phát triển mạnh, cần bổ sung thêm máng sỏi với kích thước viên sỏi và mức cho ăn như sau: - Tuần thứ 2: dùng sỏi có kích thước 1-2mm, mức cho ăn 0,1kg/ 100 gà. - Tuần 3- 4 : dùng sỏi có kích thước 3-4mm, mức cho ăn 0,3kg/100 gà. - Tuần 5-8 : dùng sỏi có kích thước 3-4mm, mức cho ăn 0,6kg/100 gà. Có thể tham khảo bảng định mức thức ăn cho gà con (g/con/ngày) sau: Tuần tuổi Gà hướng Gà hướng thịt 1-2 13- 15- 3-4 30- 40- 5-6 40- 35 55- 50 7-8 55- 70- 60 80 • Sử dụng máng ăn Trong 7-10 ngày đầu tiên thường dùng khay ăn, có thể dùng khay kích thước 70x70x3cm cho 80-100 gà con, hoặc dùng khay kích thước 50x50x3cm cho 50 gà con. Từ tuần thứ 2 thay dần khay ăn bằng máng tròn P50 với định mức 1 máng/ 50 gà, hoặc dùng máng dài 1,65m định mức 1 máng/50 gà. Ta nên có số lượng máng ăn gấp đôi số lượng cần dung để có thể thường xuyên cọ rửa và sát trùng theo đúng quy định trước khi dung. • Cung cấp nước uống cho gà: Nhu cầu về nước của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, nhiệt độ nước uống, khối lượng cơ thể, lượng thức ăn thu nhận, tính chất thức ăn, vv…Trong thực tế gà thường được uống nước tự do. Yêu cầu nước phải trong, sạch, không mang mầm bệnh và có nhiệt độ thích hợp. Mùa hè nhiệt độ nước uống không cao hơn nhiệt độ môi trường, mùa đông nhiệt độ nước uống4 không dưới 200C. Phải thay nước - -
- thường xuyên, không để gà uống nước bẩn, nước chua. Trong 1-2 tuần đầu thường dùng máng chụp có sức chứa 2 lít định mức cho 80-100 gà con. Từ tuần thứ 2 dùng máng uống tự động hay máng dài với định mức 1-2cm/ con. Các máng uống được đặt trên các hố thoát nước để nước không rơi vãi làm ướt chất đ ộn chuồng, trên máng uống có lưới bảo vệ để gà không làm bẩn nước. • Nhu cầu dinh dưỡng Trong giai đọan gà con, đặc biệt là tuần lễ đầu tiên phải chú ý đến thành phần và chất lượng khẩu phần. Thức ăn phải có đầy đủ chất dinh dưỡng. Bảng nhu cầu dinh dưỡng của gà con (NRC, 1988): Thành phần dinh dưỡng ðơn vị Nhu cầu Năng lượng trao đổi kcal/ kg TĂ 2900 - 3000 Protein thô % 19 - Canxi % 0,9 - 1,1 Phospho tổng số % 0,6 - 0,7 Chất béo % 3,0 - 4,0 Chất xơ % 2,5 - 3,0 Muối ăn % 0,3 - 0,5 Lyzin % 1,1 Metionin + Cystin % 0,8 Metionin % 0,4 Tryptophan % 0,2 Ngoài ra, phải bổ sung cho gà con các loại vitamin cần thiết như: vitamin A 11000 UI/kg; D3 2200UI/ kg; B1 2,2mg; B2 4,4mg… c. Chăm sóc và quản lý Để đạt được kết quả cao trong chăn nuôi, ngoài nuôi dưỡng hợp lí cần tạo mọi điều kiện thuận lơi, thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát dục của gà con. -5-
- • Nhiệt độ môi trường Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của môi trường, nó luôn gắn liền với đời sống của gà từ khi chúng còn là những phôi trứng trong máy ấp cho đ ến lúc nở ra, trưởng thành và tái sản xuất. Trong từng giai đoạn của đời gà, nhu cầu về nhiệt độ có khác nhau. Nhiệt độ lý tưởng đối với gà cũng chính là nhiệt độ thích hợp cho từng giai đoạn, trong đó gà có thể sống và phát triển thuận lợi nhất. Nhiều thí nghiệm công bố nhiệt độ thích hợp đối với gà con như sau: Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 Nhiệt độ 35- 32- 29- 26- 23- 20- 20- 20- 330C 300C 270C 240C 210C 180C 180C 180C Có thể sử dụng các nguồn nhiệt như đèn hồng ngoại, chụp sưởi điện, bóng điện. Nếu không có điện có thể dùng các nguồn nhiệt khác như bếp than, bếp dầu, vv… • Yêu cầu về oxy và độ ẩm không khí Nhu cầu về oxy của gà nói chung rất cao, gấp hai lần so với nhu cầu của động vật có vú tính theo 1kg thể trọng. Vì vậy không khí trong chuồng thiếu oxy và bị ô nhiễm sẽ gây tác hại cho gà. Trong chuồng gà thường chứa nhiều khí độc như C02, NH3, H2S, vv… Nồng độ các chất khí này thường cao hơn gấp nhiều lần so với nồng độ cho phép (CO2:0,3%; NH3: 30mg; H2S: 10mg/ m3 không khí). Để loại thải nhanh các khí độc và cung cấp đủ lượng không khí trong lành, biện pháp quan trọng nhất là phải bảo đảm sự lưu thông không khí, duy trì tốc độ gió hợp lý, giữ cho chất độn chuồng khô ráo, sạch sẽ. Nhu cầu về lượng không khí mới phụ thuộc vào lứa tuổi của gà và mật độ nuôi. Đối với gà con cần đảm bảo 3- 4m3 không khí mới/giờ/kg khối lượng, và nhu cầu này tăng dần theo tuần tuổi. -6-
- Gà con rất nhạy cảm với độ ẩm của không khí và của lớp lót độn chuồng. Độ ẩm thích hợp nhất đ ối với gà là 65-70%. Khi ẩm độ cao, gà con có biểu hiện khó thở, ngạt, dễ bị các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, ẩm độ cao còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loại nấm mốc, ký sinh trùng; gà dễ mắc bệnh cầu trùng. Ngược lại, ẩm độ quá thấp có thể làm không khí khô hanh, chuồng nhiều bụi, gà dễ bị ngứa, hay mổ cắn nhau. Mặt khác, độ ẩm không khí thấp làm cho sự bốc hơi, toả nhiệt của cơ thể gà tăng lên, gà dễ bị mất nhiệt. • Ánh sáng và chế độ chiếu sáng Chương trình chiếu sáng có một vị trí quan trọng trong chăn nuôi gà con. S ự chi ế u sáng quy ế t đ ị nh th ứ t ự công vi ệ c trong m ộ t ngày, phân chia th ờ i gian ăn và ngh ỉ . Theo nguyên tắc, kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng lượng thức ăn thu nhận, kích thích cho cơ thể phát triển song lại làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Rút ngắn thời gian chiếu sáng sẽ có tác dụng ngược lại. Hai ch ươ ng trình chi ế u sáng cho gà h ướ ng tr ứ ng giai đo ạ n gà con: - Chiếu sáng cho chuồng kín: Đối với gà hướng trứng:1 tuần tuổi chiếu sáng 20-22 giờ/ngày với cường độ chiếu sáng 2-4 W/m2 nền chuồng. Từ tuần thứ 2, mỗi tuần giảm 1 giờ để đến 9 tuần tuổi chiếu sáng 12 giờ/ngày với cường độ chiếu sáng 1-2 w/ m2 nền chuồng. Đối với gà hướng thịt: 1 ngày tuổi 23 giờ; 2 ngày tuổi 22 giờ; 3 ngày tuổi 20 giờ. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 mỗi ngày giảm 2 giờ chiếu sáng. Từ ngày thứ 9 đến 9 tuần tuổi chiếu sáng 8 giờ/ ngày. Cường độ chiếu sáng ở 1 tuần tuổi 2-3 W/m2 nền chuồng. Từ 2-9 tuần tuổi cường độ -7- chiếu sáng 1 W/m2 nền chuồng.
- - Chiếu sáng cho chuồng hở (thông thoáng tự nhiên): Đối với gà hướng trứng: 1 tuần tuổi chiếu sáng 19-22 giờ/ngày. Từ 2- 9 tuần tuổi, mỗi tuần giảm 20 phút đến 10 tuần tuổi thời gian chiếu sáng là 16 giờ/ngày với cường độ chiếu sáng 3 W/m2 nền chuồng. Đối với gà hướng thịt: 1 ngày tuổi chiếu sáng 23 giờ. Từ 2- 6 ngày tuổi mỗi ngày giảm 2 giờ chiếu sáng. Từ ngày thứ 7 chiếu sáng 13 giờ/ ngày. Cường độ chiếu sáng 4 W/m2 nền chuồng. • Mật độ nuôi: Mật độ nuôi là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng. Mật độ nuôi quá cao sẽ ảnh hưởng không tốt đ ến khả năng sinh trưởng và phát triển của gà con,đđồng thời còn làm xuất hiện nhiều bệnh khác nhau như cầu trùng, nấm quạt và bệnh đ ường tiêu hoá, vv… Ngược lại, mật độ nuôi quá thấp sẽ làm lãng phí diện tích nền chuồng. Mật độ nuôi thích hợp cho gà con phụ thuộc vào phương thức nuôi và kỹ thuật thông thoáng. Nuôi trên nền: 1-2 tuần tuổi 15-12 con/m2, 3- 4 tuần tuổi 11-10 con/m2, 5- 6 tuần tuổi 10-9 con/ m2, 7-8 tuần tuổi 8-7 con/m2 nền chuồng. • Quản lý gà con: Phải có sổ sách ghi chép những thay đ ổi hàng ngày của gà như: tình hình sức khoẻ, lượng thức ăn, nước uống thu nhận, tình hình dịch bệnh. Phải thường xuyên theo dõi đàn gà để loại thải những con có khuyết tật, gà bệnh, gà yếu, gà không đủ phẩm chất, loại bỏ những con chết. • Vệ sinh phòng bệnh gà con: - Hàng ngày phải vệ sinh máng ăn, máng uống và chuồng trại. - Phải thường xuyên phun thuốc diệt ruồi, muỗi, đánh bả chuột. - Làm sạch xung quanh chuồng nuôi, phát quang bụi rậm, cắt cỏ, dọn -8-
- rác. - Khi vào khu chuồng nuôi phải mặc quần áo bảo hộ, bước qua hố sát trùng. - Cấm tuyệt đối không cho người lạ vào chuồng nuôi. - Thực hiện nghiêm túc lịch tiêm phòng. 2. Giai đoạn hậu bị Giai đoạn hậu bị là giai đoạn sau gà con cho đến khi gà thành thục về tính. Thời gian nuôi: gà hướng trứng từ 64-126 ngày, gà hướng thịt từ 57-133 ngày. a. Chọn giống Sau khi kết thúc giai đoạn gà con, chuyển lên nuôi gà hậu bị cần tiến hành chọn lọc gà thật nghiêm ngặt để loại thải những gà không đạt yêu cầu. Chủ yếu dựa vào ngoại hình và sinh trưởng phát dục • Dựa vào ngoại hình Phải nghiêm khắc loại bỏ những gà có khuyết tật, ví dụ mỏ không đều, đầu quá to hay quá dài, mào kém phát triển, mắt đục lờ đờ, cánh gãy, ngón chân cong, xương biến dạng… Quan sát sự chuyển màu của mắt: Gà con thường có mắt màu xanh lá cây hoặc màu xanh xám. Khi gà đ ược 4 tháng tuổi mắt chuyển sang màu đỏ hoặc màu da cam. Nếu màu mắt chuyển chậm có thể do gà bị thiếu các vitamin hoặc gà bị bệnh cầu trùng. Nên chọn những con khoẻ mạnh, hiếu động nhưng không dữ tợn. Giai đoạn này, cơ thể gà chưa phát triển hoàn chỉnh nên chân tương đối cao, thân mình tuy còn hẹp nhưng đã có hệ cơ phát triển và bộ lông đầy đủ. Gà trống đã đủ lông dài ở cổ và hông. • Dựa vào sinh trưởng Sau khi kết thúc giai đoạn gà con, gà phải đ ạt khối lượng trung bình của giống. ở 8 tuần tuổi, giống gà hướng trứng khối lượng 600g; -9- giống hướng thịt đạt trên1000g.
- Khi tiến hành chọn lọc cần kết hợp cả hai chỉ tiêu trên. Tuyệt đ ối không chọn những gà có đủ tiêu chuẩn về khối lượng nhưng lại mắc khuyết tật về ngoại hình. b. Chế độ nuôi dưỡng • Nhu cầu về các chất dinh dưỡng: Để đảm bảo yêu cầu về sức khoẻ, tầm vóc và mọi đặc điểm sinh lý của gà đẻ thì việc nuôi dưỡng gà hậu bị có tính chất quyết định. Vì vậy cần phải có biện pháp nuôi dưỡng thích hợp để gà hậu bị bước vào đẻ có cơ thể cân đối, hệ cơ, xương phát triển tốt, đạt thể trọng chuẩn nhưng không được béo mập. Muốn vậy, cần phải cho ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt các loại vitamin và các chất khoáng. Bảng nhu cầu dinh dưỡng của gà hậu bị Thành phần dinh dưỡng Đơ n vị Nhu cầu Năng lượng trao đổi kcal/kg TĂ 2700-2800 Protein thô % 15- Canxi % 1.0- Phosphor tổng số % 0.6- Chất béo % 3.0- Chất xơ % 3.0- Muối ăn % 0.3- Lyzin % 0.7 Methionin + Cystin % 0.6 Methionin % 0.3 Tryptophan % 0.1 Ngoài ra cần cung cấp cho gà đầy đủ các loại vitamin cần thiết như vitamin A; D, vitamin nhóm B, vv … với định mức tương tự như giai - 10 - đoạn gà con.
- • Cách cho ăn và số lượng thức ăn Trong giai đoạn gà hậu thường áp dụng khẩu phần ăn hạn chế nhằm mục đích kìm hãm sự phát dục sớm, kéo dài tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, hạn chế số lượng trứng nhỏ và làm tăng sức bền đẻ trứng. Nuôi dưỡng hạn chế có những lợi ích sau: - Giúp cho gà đẻ trứng to và đều ngay từ khi bước vào đẻ và tăng được sản lượng trứng. - Giảm tỷ lệ chết của gà mái trong thời kỳ đẻ, giảm cả hội chứng chết đột tử. Có thể áp dụng một trong các biện pháp cho ăn hạn chế sau: - Hạn chế số lượng thức ăn: Biện pháp này thường áp dụng từ tuần 6- 8 cho đến khi tỷ lệ đẻ của gà đạt 5% (21-23 tuần), số lượng thức ăn cho ăn chỉ bằng 70% so với ăn tự do. - Hạn chế thời gian tiếp xúc với thức ăn: Có thể áp dụng phương pháp cho ăn cách nhật, một ngày ăn, một ngày nghỉ. Phương pháp này áp dụng trong khoảng 12-16 tuần, phụ thuộc vào mùa vụ và tuổi thành thục của các giống. Trước ngày cho nhịn, phải tăng thức ăn lên, trong ngày nhịn có thể dùng 1/2- 1,0kg thức ăn hạt rắc trên nền chuồng, sỏi được cho ăn bình thường. - Pha loãng nồng độ dinh dưỡng: Trong phương pháp này gà vẫn được ăn đầy đủ về số lượng theo khẩu phần bình thường nhưng chất lượng thức ăn giảm. Hàm lượng protein giảm còn 13- 15%, năng lượng trao đổi 2600- 2700 kcal/kg TĂ, hàm lượng xơ tăng cao trên 7%. Tất cả những khẩu phần nuôi hạn chế phải đảm bảo đầy đủ các chất khoáng và vitamin, nếu không bệnh dinh dưỡng sẽ xuất hiện. Riêng gà trống vẫn cho ăn tự do cho đến khi gà đạp mái. Song song với việc áp dụng khẩu phần ăn hạn chế, hàng tuần phải cân - 11 - mẫu một số gà nhất định để tính thể trọng bình quân rồi so với thể trọng
- chuẩn. Nếu thể trọng đạt thấp hơn chuẩn phải tiếp tục tăng khẩu phần theo định mức. Nếu thể trọng vượt chuẩn, vẫn tiếp tục duy trì khẩu phần đang ăn cho đến khi đạt mức xấp xỉ chuẩn mới tăng lên mức khẩu phần tiếp theo. Chỉ tăng dần đều và không bao giờ được giảm lượng thức ăn. Sử dụng máng ăn Trong giai đoạn hậu bị thường dùng máng tròn P50 với định mức 1 máng/37 con, hoặc dùng máng dài 1,65m với định mức 3-5cm dài máng/ con. Cần chú ý bổ sung thêm máng sỏi trong chuồng gà hậu bị. Từ 9-16 tuần tuổi sử dụng sỏi có kích thước 6-7mm, định mức 800gam/ 100 gà. Sau 16 tuần, sử dụng sỏi kích thước 9-11mm, định mức 1,4kg/ 100 gà. Sử dụng máng uống Để cung cấp nước cho gà trong giai đoạn hậu bị, có thể dùng máng dài với định mức 3cm/con hoặc dùng máng uống tự động định mức 2cm chỗ đứng/con. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, nhu cầu nước của gà khoảng 0,2 lít/con/ngày. Hàng ngày phải cọ rửa máng và thay nước mới ít nhất 2 lần. Nếu để nước bẩn, chua gà sẽ không bao giờ uống đủ theo nhu cầu. Mỗi lần cọ rửa, thay nước mới có tác dụng kích thích gà uống đủ nước. c. Chăm sóc và quản lý gà hậu bị • Nhiệt độ chuồng nuôi Cũng như các loại gà khác, gà đẻ trứng thương phẩm trong giai đoạn hậu bị muốn sinh trưởng, phát triển tốt cần phải được nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp. Đối với gà hậu bị, nhiệt độ thích hợp là 18-200C. Về mùa hè, nhiệt đ ộ ở nước ta thường tăng cao ảnh hưởng đ ến chức năng sinh lý của gà, gà ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, thở gấp, thể trọng - 12 - giảm. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng cao sẽ gây tình trạng chết nóng hàng
- loạt, nhất là đối với các giống gà nặng cân. Để chống nóng cho gà, có thể áp dụng các biện pháp sau: - Chuồng gà đúng qui cách, cao, khấu độ rộng, mái lợp bằng vật liệu cách nhiệt tốt, có mái nhỏ trên nóc, mái hiên rộng để hạn chế ánh nắng. - Hướng chuồng hợp lý, xung quanh chuồng trồng cây tầng cao có bóng mát nhưng vẫn thoáng. - Vệ sinh chuồng tốt, không để phân tích tụ trong chuồng vào mùa nóng. - Giảm mật độ gà kết hợp loại thải trước khi bước vào mùa nóng. - Cho gà ăn khẩu phần thích hợp với nhiệt độ cao, chiếu sáng vào ban đêm để gà ăn hết khẩu phần, có đủ nước mát cho gà uống. - Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao, cần làm mưa nhân tạo trên chuồng hoặc phun bụi trực tiếp trong chuồng. • Ẩm độ chuồng nuôi Đối với gà hậu bị, ẩm độ thích hợp là 70%, yêu cầu không khí mới 3,5m3/kg/giờ. • Ánh sáng và chế độ chiếu sáng Xây dựng chương trình chiếu sáng cho đ àn gà hậu bị phải gắn liền với đ ặc đ iểm di truyền của giống và kết quả nuôi dưỡng tốt hay xấu để xác đ ịnh được thời điểm ánh sáng tác động kích thích. Nếu tác đ ộng quá sớm, gà sẽ thành thục sớm, đ ẻ sớm trong khi thể trọng chưa đ ạt chuẩn sẽ cho trứng nhỏ, tỷ lệ đẻ không cao và thường giảm nhanh thời kỳ đ ẻ rộ. Ngược lại, tác động ánh sáng quá muộn, gà thành thục muộn, đẻ muộn, trứng to hơn nhưng sản lượng trứng sẽ ít hơn bình thường. Chương trình chiếu sáng cho chuồng kín: - Đối với gà hướng trứng: 10 tuần tuổi chiếu sáng 11 giờ/ngày, độ chiếu sáng 0,5-1 W/m2 nền chuồng. Sau đó mỗi- tuần giảm 1 giờ để đến tuần 16 - 13
- thời gian chiếu sáng chỉ còn 8 giờ/ ngày, cường độ chiếu sáng 0,5–1 W/m2 nền chuồng. Tuần 17, 18 vẫn giữ chiếu sáng 8 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng 1-1,5 W/m2 nền chuồng. Tuần 19, 20 thời gian chiếu sáng tăng lên 10 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng 1-1,5 W/m2. Sau 20 tuần, mỗi tuần tăng thêm 1 giờ cho đến khi đạt 16 giờ chiếu sáng/ngày trong giai đoạn gà đẻ. - Đối với gà hướng thịt: từ 9-19 tuần tuổi chiếu sáng 8 giờ/ngày với cường độ chiếu sáng 1 W/m2 nền chuồng. Sau đó, mỗi tuần tăng thêm 1 giờ chiếu sáng cho đến khi đạt 16 giờ/ngày. Chương trình chiếu sáng cho chuồng hở: - Đối với gà hướng trứng: 10 tuần tuổi chiếu sáng 16 giờ/ngày. Từ 11-13 tuần, mỗi tuần giảm 20 phút để đến tuần 13,chiếu sáng 15 giờ/ngày. Từ 13- 19 tuần tuổi, mỗi tuần giảm 30 phút để đến tuần 19 chiếu sáng 12 giờ/ngày. Cường độ chiếu sáng từ 10-19 tuần tuổi là 3W/m2 nền chuồng. Sau 19 tuần tuổi, mỗi tuần tăng thêm 30 phút cho đến khi đạt 16 giờ/ngày. - Đối với gà hướng thịt: 10-19 tuần chiếu sáng 13 giờ/ ngày với cường độ chiếu sáng 4 W/m2 nền chuồng. Sau 19 tuần, mỗi tuần tăng thêm 1 giờ chiếu sáng cho đến khi đạt 16 giờ/ngày. • Mật độ nuôi: - Với đặc điểm khí hậu và điều kiện chuồng nuôi hiện nay, mỗi ô chuồng không nên nuôi quá 500 gà. Mật độ nuôi ở 12 tuần tuổi 5-6 con/ m2 nền chuồng. Trên 12 tuần 4-6 con/ m2 nền chuồng. Nếu mật độ nuôi cao quá gà sẽ phát triển không đồng đều và hay ăn lông của nhau. 3. Giai đoạn gà đẻ Thời gian nuôi đối với gà hướng trứng tính từ ngày 127. a. Chọn lọc Sau khi kết thúc giai đoạn gà hậu bị chuyển sang giai đoạn gà đẻ cần tiến hành chọn lọc thật nghiêm ngặt. Đối với gà hướng trứng vào cuối - 14 - tuần tuổi 19 (133 ngày tuổi). Cũng có những dòng gà phát triển nhanh hoặc
- chậm hơn, nên thời điểm chọn sớm hơn hoặc muộn hơn chút ít. Chủ yếu dựa vào đặc điểm ngoại hình và sinh trưởng phát dục để chọn. • Dựa vào ngoại hình Chọn những con có đầu rộng và sâu. Mắt to và lồi, có màu đỏ hoặc màu da cam. Mỏ ngắn, chắc và khít. Mào trên, mào dưới cùng hệ mạch máu phát triển. Thân dài, sâu, rộng, xoang bụng phát triển, khoảng cách giữa cuối xương lườn và xương lưỡi hái phát triển. Chân màu vàng, móng ngắn. Lông mềm và sáng bóng. • Dựa vào sinh trưởng phát dục Để chọn gà hậu bị đ ạt yêu cầu về thể trọng, có thể tham khảo tiêu chuẩn sau: đ ối với gà hướng trứng, khối lượng trung bình đ ạt 1,4-1,5kg ( gà không quá béo ) Loại thải những cá thể ngừng đẻ trong đàn. Mỗi năm tiến hành loại thải 3- 4 lần, chủ yếu dựa vào đặc điểm ngoại hình. Gà đẻ tốt có đặc điểm: mào trên và mào dưới phát triển, to và mềm, màu đỏ tươi; xương háng dễ uốn và có khoảng cách rộng; bộ lông đầy đ ủ, lông đuôi cong; lỗ huyệt to, nhờn, ướt và cử đ ộng tốt, niêm mạc nhạt màu. Gà đ ẻ ít hoặc ngừng đ ẻ có đặc đ iểm: mào bé hoặc tụt mào, khô cứng và nhạt màu; xương háng cứng, khó uốn, khoảng cách hẹp; lỗ huyệt nhỏ, khô, màu đậm, ít cử động, vv… b. Chế độ nuôi dưỡng • Nhu cầu các chất dinh dưỡng: Để đàn gà đ ẻ trong giai đoạn sản xuất đ ạt sản lượng cao, khối lượng trứng to, hệ số traođđổi thức ăn có lợi nhất, biện pháp nuôi dưỡng là kỹ thuật quyết định. Cần cung cấp cho gà mái đẻ đ ầy đủ các chất dinh dưỡng để thoả mãn nhu cầu hàng ngày của gà (kể cả nhu cầu duy trì và nhu cầu cho sản xuất). - 15 -
- Tiêu chuẩn ăn cho gà mái đẻ (theo LHXNGC Việt Nam) Thành phần Đơn vị Gà đẻ Gà đẻ dinh dưỡng lượng Năng kcal/ hướng2800- thịt hướng2750 - trứng Protein thô % 17- 16- Canxi % 3.6-3.8 3.8- 4.0 Photpho % 0.5-0.6 0.55 - 0.6 Muối ăn % 0.3- 0.5 0.3- 0.5 Lyzin % 0.8- 0.9 0.7- 0.8 Methionin + % 0.55- 0.7 0.5- 0.65 Tryptophan % 0.15- 0.20 0.15 - 0.18 • Lượng thức ăn cho ăn Cung cấp thức ăn cho gà mái đẻ hàng ngày cần tuân theo nguyên tắc sau: - Thời kỳ từ tuần tuổi 18-22 cho đến lúc tỷ lệ đẻ đạt cao nhất, gà cần được ăn khẩu phần tăng nhanh khối lượng đến mức tối đa, gần như tự do để gà đẻ sớm, đẻ rộ và nhanh chóng đạt đỉnh cao về tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng. Nếu không, gà đẻ muộn, không đạt được đỉnh cao so với chuẩn, sản lượng trứng thấp. - Không bao giờ được giảm khẩu phần ăn khi tỷ lệ đẻ đang tăng lên đỉnh cao và đang duy trì tỷ lệ đẻ cao. - Nếu gà bị các yếu tố stress tác động, nhất là bị nóng, không thể ăn hết lượng thức ăn cần thiết thì phải nhanh chóng khắc phục nguyên nhân. Bằng mọi cách làm cho gà thu nhận được một lượng chất dinh dưỡng nhất định để đẻ tốt đúng yêu cầu. - Sau khi đạt đỉnh cao, tỷ lệ đẻ có xu hướng giảm dần, phải theo dõi để điều chỉnh một cách hợp lý. Không nên giữ nguyên khẩu phần làm gà tích mỡ, càng giảm đẻ nhanh. Ngược lại n- 16 - ảm khẩu phần quá nhanh, cũng ếu gi
- không đúng, gà sẽ giảm đẻ nhanh vì thiếu thức ăn. Hàng ngày cần bổ sung thêm máng sỏi. Kích thước viên sỏi 9-11mm với định mức 1,4kg/100 gà. Cũng có thể rắc sỏi trên lớp độn chuồng. • Máng ăn Có thể dùng máng tròn P50 hoặc máng dài 1,65m với định mức 1 máng/ 17 gà. Đổ thức ăn đầy 1/3-2/3 máng. Máng được treo ngang tầm lưng gà để gà không phải rướn cổ lấy thức ăn. • Nước uống Đối với gà mái đẻ, nước uống rất quan trọng. Nước ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng. Nói chung cho gà uống nước tự do. Nước phải đảm bảo trong, sạch, mát, không mang mầm bệnh, có nhiệt độ thích hợp. Có thể sử dụng máng dài với định mức 3-5cm dài máng/con, hoặc máng uống tự động. Máng uống được đặt xen kẽ với các máng ăn, và được đặt trên các hố thoát nước để không làm ẩm ướt chất độn chuồng. 4. Chăm sóc và quản lí • Nhiệt độ chuồng nuôi Trong các yếu tố tiểu khí hậu chuồng nuôi, nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất. Nhiệt độ thích hợp đ ối với gà mái đẻ từ 10-200C. • Độ ẩm chuồng nuôi Độ ẩm ngoài trời ảnh hưởng trực tiếp đến độ ẩm trong chuồng. Nhưng trong thực tế, độ ẩm trong chuồng thường cao hơn độ ẩm ngoài trời. Độ ẩm thích hợp đối với gà mái đẻ là 65-70%, về mùa đông không được vượt quá 80%. Nếu độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao, gà càng dễ chết vì choáng nóng. Nếu ẩm độ thấp gà càng nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh, đặc biệt bệnh đường hô hấp. Ngoài ẩm độ, cần đảm bảo thông khí trong chuồng nuôi nhằm mục - 17 -
- đích đẩy khí độc trong chuồng ra ngoài và đưa một lượng khí mới trong sạch vào chuồng. • Ánh sáng và chế độ chiếu sáng Ánh sáng rất quan trọng đối với gà đẻ trứng, nó kích thích sự phát triển của buồng trứng, trứng chín và rụng trứng thông qua hoạt động của hệ thống nội tiết và sự tiết các hocmon sinh dục. Thực tế cho thấy đối với gà mái đẻ cần chiếu sáng mỗi ngày từ 14-16 giờ với cường độ chiếu sáng 1-1,5 W/m2 nền chuồng. Mật độ nuôi Mật độ nuôi gà mái đẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là phương thức nuôi, trang thiết bị chuồng nuôi và giống gà. Mật độ nuôi thích hợp đối với các loại chuồng như sau: Nuôi trên nền có đệm lót: 5-7 con/m2 nền chuồng. Nuôi trên lồng: 8 con/m2 lồng. Với đặc điểm khí hậu và điều kiện chuồng nuôi hiện nay, mỗi đàn không nên quá 500 con đối với gà hướng trứng và không quá 350 con đối với gà hướng thịt. • Thu nhặt trứng: - Thao tác cẩn thận, nhẹ nhàng để hạn chế dập vỡ. - Tuỳ thời tiết nóng hay lạnh có thể nhặt trứng 2- 4 lần/ ngày. - Sau khi thu nhặt, trứng được xếp vào các khay, khử trùng và đưa vào kho bảo quản càng sớm càng tốt. Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống theo đ úng qui trình. Theo dõi tình hình sức khoẻ, dịch bệnh của gà. Phát hiện kịp thời những gà mắc bệnh để nuôi cách ly. Loại bỏ gà chết, gà đẻ kém ra khỏi đàn. - 18 -
- III. KẾT LUẬN Tóm lại, trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi nói chung và tình hình chăn nuôi gà nói riêng đặc biệt là chăn nuôi gà lấy trứng thương phẩm đã đạt được những kết quả nhất định: Số lượng trứng gà/ mái ngày càng nhiều, khối lượng và chất lượng trứng ngày càng nâng cao. Điều đó đáp ứng được phần nào thị hiếu và nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng. Vấn đề cần đặt ra đối với ngành chăn nuôi gà trong giai đoạn sắp tới là đầu tư hơn nữa vào kỹ thuật sản xuất, quy mô sản xuất, ngoài việc đáp ứng thị trường trong nước thì cung cấp cho cả xuất khẩu với rất nhiều thị trường nước ngoài có tiềm năng. - 19 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: " Các biện pháp đẩy mạnh chăn nuôi và xuất khẩu thịt lợn ở Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam "
57 p | 399 | 123
-
TIỂU LUẬN: CHẨN ĐOÁN VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY TẾ BÀO
23 p | 239 | 56
-
Tiểu luận: Chẩn đoán bệnh gia súc, gia cầm bằng kỹ thuật sinh học phân tử
17 p | 262 | 41
-
TIỂU LUẬN:CHẨN ĐOÁN BỆNH NEWCASTLE BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY TẾ BÀO
26 p | 220 | 41
-
TIỂU LUẬN:PHÁT HIỆN VÀ ĐỊNH LƯỢNG VIRUS AUJESZKY TRÊN HEO BẰNG KỸ THUẬT NESTED PCR VÀ REAL-TIME PCR
7 p | 180 | 40
-
TIỂU LUẬN:CHẨN ĐOÁN VIRUS PMWS (PROCINE MULTISYSTEMIC WASTING SYNDROM) BẰNG KỸ THUẬT GENE
23 p | 137 | 28
-
TIỂU LUẬN:CHẨN ĐOÁN AUJESZKY’S DISEASE VIRUS (ADV) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY TẾ BÀO
19 p | 108 | 22
-
Tiêu luận tốt nghiệp: Khảo sát tình chăn nuôi và các bệnh Ornithobacterium Rhinotracheale, Coryza, viêm phế quản truyền nhiễm và Newcastle tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre
61 p | 163 | 20
-
Luận văn: Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAHP) trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
110 p | 93 | 11
-
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
109 p | 83 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
110 p | 80 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển chăn nuôi theo tiêu chuẩn GAHP trên địa bàn thành phố Hà Nội
220 p | 19 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăn nuôi và theo dõi tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi thịt và biện pháp điều trị tại trại chăn nuôi Quân Dung, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên
63 p | 60 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh
151 p | 19 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi: Trồng và sử dụng cây chùm ngây (moringa oleifera) trong chăn nuôi gà lông màu
27 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
110 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quan hệ công chúng tại Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam
110 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn