intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Chính sách và lộ trình cam kết của Việt Nam - Nhật Bản VJEPA

Chia sẻ: Nguyễn RLer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

324
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tiểu luận có kết cấu 5 chương, bao gồm: Tổng quan về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), chính sách và lộ trình cam kết của Nhật Bản khi tham gia vào VJEPA, chính sách và lộ trình cam kết của Việt Nam khi tham gia vào VJEPA, tổ chức và triển khai thực hiện hiệp định,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Chính sách và lộ trình cam kết của Việt Nam - Nhật Bản VJEPA

MỤC LỤC<br /> LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1<br /> Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM –<br /> NHẬT BẢN (VJEPA) ....................................................................................................2<br /> 1.1 Tổng quan về hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) ...........2<br /> 1.2 Nội dung Hiệp định .................................................................................................2<br /> CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH VÀ LỘ TRÌNH CAM KẾT CỦA NHẬT BẢN KHI<br /> THAM GIA HIỆP ĐỊNH VJEPA ................................................................................4<br /> 2.1 Chính sách thương mại của Nhật Bản ...................................................................4<br /> 2.1.1 Hệ thống thuế quan của Nhật Bản ..........................................................................4<br /> 2.1.2 Hệ thống các biện pháp phi thuế của Nhật Bản .....................................................4<br /> 2.1.3 Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm .................................4<br /> 2.2 Lộ trình cam kết của Nhật Bản khi tham gia hiệp định VJEPA ........................4<br /> 2.2.1 Cam kết chung về mở cửa thị trường nông sản, thuỷ sản ......................................4<br /> 2.2.2 Nhóm nông sản xuất khẩu Việt Nam có nhiều lợi ích ...........................................5<br /> 2.2.3 Các mặt hàng nông sản có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực..............5<br /> 2.2.4 Các mặt hàng nông sản có tiềm năng suất khẩu cao và có lộ trình xoá bỏ thuế<br /> nhập khẩu trong vòng 3-5 năm ........................................................................................5<br /> 2.2.5 Các mặt hàng nông sản có tiềm năng xuất khẩu cao và lộ trình xoá bỏ thuế nhập<br /> khẩu trong vòng 7 - 10 năm .............................................................................................5<br /> 2.2.6 Các mặt hàng nông sản nhiều tiềm năng và có lộ trình giảm thuế trong vòng 15<br /> năm ..................................................................................................................................5<br /> 2.2.7 Các dòng thuế nông sản có lộ trình giảm thuế một phần .......................................6<br /> 2.2.8 Hạn ngạch thuế quan đối với mật ong ....................................................................6<br /> 2.2.9 Xuất khẩu gạo sang Nhật bản .................................................................................6<br /> 2.2.10 Cam kết đối với thuỷ sản ......................................................................................6<br /> 2.2.11 Các mặt hàng thuỷ sản có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực ............6<br /> 2.2.12 Nhóm mặt hàng thuỷ sản có lộ trình xoá bỏ thuế nhập khẩu trong vòng 03 năm 7<br /> 2.2.13 Nhóm mặt hàng thuỷ sản có lộ trình xoá bỏ thuế nhập khẩu trong từ 05 - 10<br /> năm ..................................................................................................................................7<br /> 2.2.14 Quản lý hạn ngạch nhập khẩu với mặt hàng thuỷ sản ..........................................7<br /> 2.2.15 Mức độ cam kết về thuế quan trong lĩnh vực công nghiệp ..................................7<br /> 2.2.16 Mở của thị trường dệt và may mặc .......................................................................8<br /> 2.2.17 Tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng da và giày dép ..............................................8<br /> 2.2.18 Các mặt hàng không thuộc diện cắt giảm thuế .....................................................8<br /> <br /> 2.2.19 Các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ).............................................8<br /> CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH VÀ LỘ TRÌNH CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI<br /> THAM GIA HIỆP ĐỊNH VJEPA ..............................................................................10<br /> 3.1 Lộ trình cam kết giảm thuế của Việt Nam ..........................................................10<br /> 3.2 Các quy định cơ bản về quy tắc xuất xứ (ROO).................................................12<br /> 3.3 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định VJEPA ........................13<br /> CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH. .............15<br /> 4.1 Các dự án hợp tác cụ thể trong khuôn khổ Hiệp định .......................................15<br /> 4.2 Tổ chức và triển khai thực hiện Hiệp định .........................................................15<br /> 4.2.1 Giải quyết tranh chấp phát sinh ............................................................................15<br /> 4.2.2 Quy định về ngoại lệ và miễn trừ trong Hiệp định ...............................................16<br /> CHƯƠNG 5: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC ĐỐI VỚI VIỆT NAM<br /> KHI THAM GIA VÀO HIỆP ĐỊNH VJEPA ...........................................................17<br /> 5.1 Tác động tích cực của VJEPA ..............................................................................17<br /> 5.2 Tác động tiêu cực của VJEPA ..............................................................................18<br /> 5.2.1 Áp lực cạnh tranh .................................................................................................18<br /> 5.2.2 Rào cản kỹ thuật ...................................................................................................18<br /> 5.3 Mô ̣t số giải pháp tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định VJEPA để đẩy<br /> mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản đến năm 2020 ......................19<br /> 5.3.1 Về phía Chính phủ ................................................................................................19<br /> 5.3.2 Về phía doanh nghiệp ...........................................................................................20<br /> KẾT LUẬN ..................................................................................................................22<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................23<br /> <br /> 1<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được kí kết vào ngày<br /> 25/12/2008, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Đây là Hiệp định có ý nghĩa đặc<br /> biệt, đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ ngoiaj giao giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản,<br /> góp phần củng cố và đưa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao mới. Hiệp<br /> định VJEPA đề cập đến nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm các lĩnh vực như thương mại<br /> hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển thể<br /> nhân. Tuy nhiên, nằm trong khuôn khổ cho phép, bài tiểu luận chỉ đưa ra một cái nhìn<br /> tổng quan về Hiệp định VJEPA cùng với một số nội dung quan trọng về lộ trình cắt<br /> giảm thuế quan của Việt Nam, Nhật Bản. Bên cạnh đó, bài viết đề cập đến cách thức<br /> thực hiện khai báo đối với xuất xứ hàng hóa để doanh nghiệp Việt Nam có thể được<br /> hưởng ưu tiên từ Hiệp định; từ đó, đưa ra những thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho<br /> doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng tốt những lợi thế mà Hiệp định này đem lại.<br /> Bài tiểu luận có kết cấu 5 chương, bao gồm:<br /> Chương 1: Tổng quan về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA);<br /> Chương 2: Chính sách và lộ trình cam kết của Nhật Bản khi tham gia vào VJEPA;<br /> Chương 3: Chính sách và lộ trình cam kết của Việt Nam khi tham gia vào VJEPA;<br /> Chương 4: Tổ chức và triển khai thực hiện hiệp định;<br /> Chương 5: Tác động tích cực và tiêu cực đối Việt Nam khi tham gia vào hiệp định<br /> VJEPA.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM –<br /> NHẬT BẢN (VJEPA)<br /> 1.1 Tổng quan về hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)<br /> Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (gọi là VJEPA) được kí kết ngày<br /> 25/12/2008, chính thức có hiệu lực vào ngày 1/10/2009. Đây là FTA song phương đầu<br /> tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn<br /> so với FTA ASEAN – Nhật Bản.<br /> Hiệp định VJEPA là một thỏa thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các<br /> nội dung cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các<br /> hợp tác kinh tế khác giữa hai nước, được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và<br /> nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Lộ trình giảm thuế của Việt Nam<br /> trong Hiêp định VJEPA đã bắt đầu ngay khi hiệp định có hiệu lực (2009) và kéo dài 18<br /> năm (kết thúc 2026). Các mặt hàng được cắt giả xuống 0% tập trung vào các năm 2019<br /> và năm 2025. Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xóa bỏ thuế quan chủ yếu là các<br /> mặt hàng công nghiệp.<br /> 1.2 Nội dung Hiệp định<br /> Hiệp định VJEPA có cấu trúc hai lớp, gồm Hiệp định giữa Nhật Bản và Cộng hòa<br /> Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Đối tác kinh tế (Hiệp định chính) và Hiệp định thực thi<br /> giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam<br /> theo VJEPA (Hiệp định thực thi), cho phép hai nước có thể linh hoạt điều chỉnh phương<br /> pháp tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn mà không ảnh hưởng đến nội dung các<br /> cam kết trong Hiệp định chính.<br /> Hiệp định chính gồm 14 Chương, 129 Điều và 07 Phụ lục, quy định cơ bản đầy đủ<br /> cam kết giữa hai nước Việ Nam và Nhật Bản trong các lĩnh vực như thương mại hàng<br /> hóa, thương mại dịch vụ, di chuyển lao động, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cải thiện môi trùng<br /> đầu tư, thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn kĩ thuật, biện pháp vệ sinh, an toàn thực<br /> phẩm, giải quyết tranh chấp và các nội dung hợp tác kinh tế khác. Hiệp định thực thi<br /> gồm 37 điều, nhằm thiết lập các cơ chế và biện pháp pháp lí cần thiết để triển khai các<br /> cam kết, nội dung của Hiệp định chính, đặc biệt chú trọng cơ chế hợp tác kinh tế giữa<br /> hai nước. Bên cạnh đó, Hiệp định thực thi gồm 12 chương, quy định các cơ chế, nội<br /> dung hợp tác trong các lĩnh vực hải quan, sở huwx trí tuệ, nông lâm thủy sản, xúc tiến<br /> <br /> 3<br /> <br /> thương mại và đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lí và phát triển nguồn<br /> nhân lực, du lịch, thông tin và truyền thông, môi trường, giao thông.<br /> Ngoài hai văn kiện kể trên, Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Công nghiệp<br /> và Thương mại Nhật Bản cũng đã kí kết Biên bản ghi nhớ về việc Nhật Bản hỗ trợ Việt<br /> Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Nhiều lĩnh vực và biện pháp hợp tác giữa<br /> hai nước còn được thể hiện trong Tuyên bố chung của hai chính phủ về Hiệp định<br /> VJEPA, được kí kết cùng ngày 25/12/2008.<br /> Toàn văn Hiệp định bao gồm:<br /> - Nội dung Hiệp định (bản tiếng Việt);<br /> - Phụ lục 1 – Cam kết về thuế quan (bản tiếng Anh);<br /> - Phụ lục 2 - Quy tắc cụ thể hàng hóa (bản tiếng Anh);<br /> - Phụ lục 3 - C/O (bản tiếng Anh);<br /> - Phụ lục 4 - Dịch vụ tài chính (bản tiếng Anh);<br /> - Phụ lục 5 - Cam kết về dịch vụ (bản tiếng Anh);<br /> - Phụ lục 6 - Ngoại lệ MFN (bản tiếng Anh);<br /> - Phụ lục 7 - Di chuyển thể nhân (bản tiếng Anh).<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2