TIỂU LUẬN: Công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục (CSVC - TBGD) trong các trường phổ thông
lượt xem 324
download
Như chúng ta đã biết để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ xa xưa con người đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này và theo đó, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục phục vụ cho phương pháp dạy học cũng ra đời và phát triển. Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình Dạy – Học. Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục (CSVC - TBGD) trong các trường phổ thông
- TIỂU LUẬN Công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục (CSVC - TBGD) trong các trường phổ thông
- LỜI NÓI ĐẦU N hư chúng ta đ ã biết để quá trình d ạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ x a xưa con người đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đ ích này và theo đó, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục phục vụ cho phương p háp dạy học cũng ra đời và phát triển. Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình D ạy – Học. Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được q uá trình d ạy học khoa học, huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực. Như vậy thì thiết bị dạy học phải đủ và phù hợp m ới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Do vậy cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức. H iện nay CSVC - TBDH được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo. Sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn cho việc dạy học có hiệu quả. Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học. Đ ể đạt được mục tiêu nêu trên trong thực tế các trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học Lê Hồng Phong nói riêng: vấn đề CSVC - TBDH đã đ ược quan tâm song vẫn còn có nhiều bất cập và khó khăn. Việc đánh giá thực trạng những vấn đề đ ã làm được và những khó khăn đặt ra, cần phải có những giải pháp cụ thể để nhà trường làm tốt hơn nữa công tác quản lý, đồng thời phát huy có hiệu quả về CSVC - TBDH hiện có chính là nhiệm vụ quan trọng mà mỗi nhà quản lí phải hết sức quan tâm. 2
- Trong bài viết này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế do đ iều kiện thời gian và năng lực cá nhân. Rất mong muốn được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp. 3
- PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1/. Lý do chọn đề tài : Công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục (CSVC - TBGD) trong các trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng hiện đ ang là một trong những vấn đề được lãnh đạo ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh nhà rất quan tâm. Trước đây trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy của giáo viên còn rất nhiều hạn chế; G iáo viên chủ yếu là dạy chay hoặc sử dụng những thiết bị, đồ dùng cũ, lạc hậu không phù hợp . Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giờ dạy và việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, xu thế đổi mới phương pháp dạy học ngày càng d iễn ra mạnh mẽ, cho nên CSVC - TBGD được xem như là một trong những đ iều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo nhằm đáp ứng đ ược những đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đ ại hóa đất nước. Trong những năm gần đây nhà nước đã từng bước tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục. Cùng với việc tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục, Đảng và nhà nước ta còn khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo d ục ở tất cả các bậc học, cấp học. Các trường phổ thông trên địa b àn Thành phố Đông Hà trong đó có trường Tiểu học Lê Hồng Phong cũng đã được Thành ủy và UBND Thành phố quan tâm cấp vốn đầu tư để xây dựng CSVC - TBGD nhằm thực hiện tốt m ục tiêu chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đã nêu trên, ngoài yếu tố khách quan thì công tác quản lý CSVC - TBGD trong các nhà trường đóng một vai trò hết sức q uan trọng. Trong thực tế ở các nhà trường phổ thông nói chung và ở trường Tiểu học Lê H ồng Phong nói riêng, vấn đề quản lý CSVC - TBGD đ ã được chú ý song 4
- vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả giáo d ục - đ ào tạo của các nhà trường. Vấn đề này làm cho những người quản lý, nhà giáo dục phải có những suy nghĩ, trăn trở về trách nhiệm của mình trong công tác quản lý sử dụng CSVC - TBGD một cách hợp lí. Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ xin được đề cập đến một số giải p háp đã và đang vận dụng để quản lý CSVC - TBGD ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong Thành phố Đông Hà Tỉnh Quảng Trị. Các giải pháp trình bày trong đề tài này đã được lựa chọn để phù hợp với các nhà trường có quy mô vừa, số lượng giáo viên, học sinh không quá ít hoặc q uá đông và có điều kiện về cơ sở vật chất chưa được đầy đủ như các đơn vị khác trên địa bàn Thành phố Đông Hà. Từ những vấn đề nêu trên là lý do chính để chọn đề tài: “Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong Thành phố Đông Hà” . 2 /. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý CSVC - TBGD. Nhằm đề xuất và lý giải các biện pháp quản lý CSVC - TBGD ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong Thành phố Đông H à - Tỉnh Quảng Trị, góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý CSVC - TBGD của các nhà trường phổ thông. 3/. Nhiệm vụ nghiên cứu : i. Xác đ ịnh cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác quản lý CSVC - TBGD. ii. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý CSVC - TBGD ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong Thành phố Đông Hà Q Trị trong giai đoạn hiện nay. iii. Đ ề xuất và lý giải những biện pháp quản lý CSVC - TBGD nhằm góp p hần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý CSVC - TBGD của trường Tiểu học Lê Hồng Phong Thành phố Đông Hà. 4/. Đ ối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý CSVC - TBGD của trường Tiểu học Lê Hồng Phong Thành phố Đông Hà Tỉnh Quảng Trị. 5
- 5/. Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng các nhóm phương pháp: i. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận. Đọc, nghiên cứu các văn kiện, tài liệu, chương trình SGK … có liên quan. ii. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phỏng vấn, điều tra, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tổng kết kinh nghiệm … iii. Nhóm các phương pháp hỗ trợ. Gồm có các phương pháp như: Thống kê, bảng biểu … PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ GIÁO DỤC 1./ Khái niệm về CSVC - TBGD: Cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng vào việc giảng dạy - học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt đ ược mục đích giáo dục. CSVC - TBGD bao gồm các công trình xây dựng (lớp học, phòng học bộ môn…), sân chơi, b ãi tập, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị dạy học của các môn học, các phương tiện nghe, nhìn … . Đ ây chính là hệ thống đa dạng và p hong phú về chủng loại. 2./ Khái niệm, yêu cầu và nguyên tắc quản lý CSVC - TBGD: a) Khái niệm: - Quản lý nói chung là sự tác động có thức của chủ thể quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đ ến mục đích hoạt động chung và phù hợp vói quy luật khách quan. - Q uản lý CSVC - TBGD là tác động có mục đích của người quản lý nhằm x ây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC - TBGD, phục vụ đ ắc lực cho công tác GD - ĐT. 6
- Nội dung CSVC - TBGD mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng và sâu tương ứng. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng: CSVC - TBGD chỉ phát huy được tác dụng tốt trong dạy học khi được quản lý tốt. Do đó đi đôi với việc đ ầu tư, trang bị thì đ iều quan trọng hơn là phải chú trọng đến việc quản lý CSVC - TBGD trong nhà trường. Do CSVC - TBGD là một lĩnh vực vừa mang đ ặc tính kinh tế - giáo dục; vừa mang đặc tính khoa học - giáo d ục nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học; Mặt khác, cần tuân thủ các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục. N hư vậy có thể nói quan lý CSVC - TBGD là một trong những công việc của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường. Do vai trò quan trọng của công tác quản lý mà gần đây, trong việc chỉ đạo hoạt động ngành GD, Bộ GD&ĐT đã coi việc đổi mới quản lý trường học là một trong những biện pháp cơ b ản để nâng cao chất lượng GD - Đ T. b) Yêu cầu của việc quản lý, sử dụng CSVC - TBGD: Tất cả TBGD của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học, dễ sử d ụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tùy theo tính chất, quy mô của thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo viên và học sinh thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy đ ịnh để dẩm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. TBGD phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội d ung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục. TBGD phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo d ưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao. H àng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản. Trong công tác quản lý CSVC - TBGD, người quản lý cần nắm vững: - Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý. - Các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp các nội d ung quản lý, các mặt quản lý (Trường học, sách – thư viện, TBGD) 7
- - H iểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện vật chất để thực hiện chương trình. - Có ý tưởng đổi mới và thực hiện ý tưởng bằng một kế hoạch khả thi. - Biết huy động mọi tiềm năng có thể của tập thể sư phạm và cộng đồng cho công việc. - Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thống nhất là đảm bảo CSVC - TBGD để nâng cao chất lượng giáo dục. c) Nguyên tắc quản lý CSVC - TBGD: Trong công tác quản lý CSVC - TBGD, người quản lý phải quán triệt các nguyên tắc sau: - Trang bị đầy đủ và đồng bộ các CSVC - TBGD (Đồng bộ giữa trường sở - p hương thức tổ chức dạy học; chương trình, SGK và TBGD; trang thiết bị và đ iều kiện sử dụng; trang bị và bảo quản giữa các thiết bị với nhau …). - Tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động giáo dục. - Bố trí hợp lý các CSVC trong khu trường, trong lớp học, trong phòng bộ môn … - Tổ chức bảo quản trường sở và các phương tiện vật chất, kỹ thuật của nhà trường. Chương II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CSVC - TBG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ 1. Vài nét sơ lược về trường Tiểu học Lê Hồng Phong. a. Đ ặc điểm chung: Trường Tiểu học Lê H ồng Phong là đơn vị trường học trực thuộc sự quản lý của phòng giáo dục đào tạo thành phố Đông hà . Trường được xây dựng trên khu đất rộng 1,2 ha nằm ở địa chỉ 589 Lê Duẩn thuộc phường Đông lương, TP Đông Hà. Phường Đông Lương ở vị trí cực nam của thành phố, tiếp giáp với huyện Triệu Phong. Toàn phường có 8 khu phố, cư dân ở đây từ lâu đời chủ yếu là sản 8
- xuất nông nghiệp, khai thác lâm đặc sản từ rừng. Mấy năm trở lại đây do quá trình đô thị hóa nhanh nên có một bộ phận chuyển đổi sang kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Số hộ khá không nhiều, số hộ thu nhập trung bình và hộ nghèo còn khá đông. b. V ề đội ngũ giáo viên: */ Số lượng: N ăm học 2011- 2012 nhà trường gồm có 34 cán bộ giáo viên. Cụ thể là: - Ban giám hiệu: 02 đồng chí. - G iáo viên và nhân viên 32: Trong đó: Có 26 GV tiểu học , 5 GV bộ môn, 1 nhân viên kế toán. Phân công như sau: Phụ trách thư viện kiêm thủ quĩ 1 GV. Phụ trách thiết bị kiêm văn phòng 1 GV. Phụ trách kế toán kiêm y tế trường học 1 nhân viên. GV Tổng phụ trách Đội : 1 GV. GV đứng lớp có 28. */ Về trình độ chuyên môn: - Đ ại học SP: 17 , Trong đó có 02 đồng chí là cán bộ quản lý. - Cao đẳng SP: 13 , Trong đó có 1 CĐ kế toán - Trung học SP: 04 . */ Về tổ chức Đảng: N hà trường có 01 chi bộ Đảng với 17 Đảng viên có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên (chiếm tỷ lệ 50%). c . Về học sinh: N ăm học 2011 – 2012 tổng số học sinh của nhà trường là 567 em. Chia thành 18 lớp. Cụ thể như sau: K hối 1: 04 lớp 125 học sinh. K hối 2 : 04 lớp 119 học sinh. K hối 3: 04 lớp 130 học sinh. K hối 4: 03 lớp 83 học sinh. K hối 5: 03 lớp 110 học sinh. 9
- d. Về cơ sở vật chất: D iện tích đất được cấp 10283m2. - Tổng diện tích xây dựng: . Khu nhà học 3 tầng : 720m2 gồm 18 phòng. . Hai dãy nhà trệt : 432m2 gồm 6 phòng. . Khu hiệu bộ : 108m2. có 4 phòng. . Nhà bếp bán trú : 80m2 . Nhà nghỉ bán trú : 100m2. . 2 nhà xe : 150 m2. . 2 nhà vệ sinh dưới đất : 80m2. Diện tích còn lại dành cho sân thể dục, trồng cây xanh và sân chơi ho ạt động ngoài trời. Thiết bị dạy học đạt mức tối thiểu một bộ/ 1 lớp. Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996 -2000 vào năm 2001 hiện đang xây dựng chuẩn quốc gia mức độ hai. 2. Thực trạng công tác quản lý CSVC - TBGD ở trường Tiểu học Lê H ồng Phong. X uất phát từ sự nhận thức đúng đắn về vai trò, nội dung và ý nghĩa của CSVC – TBGD đối với quá trình đào tạo, trường đã có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này. Thực hiện lộ trình xây dựng chuẩn quốc gia trong từng năm học lãnh đ ạo nhà trường đã thực sự quan tâm đầu tư CSVC- TBGD theo chuẩn bằng nhiều nguồn cho nên CSVC-TBGD nói chung từng b ước cải thiện, bổ sung đáng kể. Tuy vậy bên cạnh những việc đã và đang làm tốt, thì công tác quản lý CSVC – TBGD ở trường vào đ ầu năm học vẫn còn một số hạn chế như sau: Nhà trường không có phòng đ ảm bảo diện tích rộng cho việc sắp xếp và bảo q uản thiết bị, thư viện. Chưa có cán bộ chuyên trách về công tác thiết bị, thư viện, phải chọn cử GV làm việc này. Chưa có đủ p hòng học bộ môn. 10
- Chất lượng thiết bị còn thấp, nhiều thiết bị không sử dụng được hoặc sử d ụng đ ược nhưng cho kết quả không chính xác. V ề phía giáo viên: Việc chuẩn bị thiết bị cho các giờ dạy chưa thật sự chu đ áo. Trình đ ộ và kĩ năng của giáo viên chưa đáp ứng đ ược với những thiết bị hiện đại như: Sử dụng công nghệ thông tin như: laptop, trình chiếu bằng p rojector trên bài soạn powerpoint, sử dụng máy photocopy, Đàn Óc gan, truy cập Internet, sử dụng robotpen… V ề công tác quản lý: Trình độ quản lý của cán bộ quản lý về công tác thư viện, thí nghiệm còn hạn chế. Chưa đề ra được nội quy cụ thể cho việc bảo quản, tu sửa và sử dụng thiết b ị của cán bộ phụ trách thiết bị và giáo viên trong trường. Chương III: NHỮNG BIỆN PHÁP, KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CSVC - TBGD Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ Trong chương II đã đề cập đến một số nguyên nhân chủ quan và khách q uan trong công tác quản lý CSVC – TBGD của nhà trường. Thực trạng đó đã làm cho chất lượng dạy và học của trường trong nhiều năm qua chưa như mong muốn. Chính vì vậy nhà trường đã đề ra một số biện pháp khắc phục tình trạng yếu kém, phát huy cao nhất CSVC- TBGD hiện có và từng bước xây dựng, bổ sung, mua sắm CSVC-TBGD theo chuẩn quốc gia mức 2 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục to àn diện. C ụ thể là : 1. Xây d ựng kế hoạch : Tăng cường nhận thức cả về lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của CSVC - TBGD trong trường học cho toàn thể giáo viên, nhân viên. Bằng nhiều nguồn kinh phí tập trung mua sắm trang bị CSVC-TBGD đủ, hiện đ ại theo trường chuẩn q uốc gia mức độ II, phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng dạy học . 11
- Nâng cao một bước về trình độ, kỹ năng thói quen sử dụng cho toàn thể giáo viên, kĩ năng q uản lý CSVC - TBGD cho cán bộ quản lý từ tổ chuyên môn và GV phụ trách thiết bị. 2. Tổ chức thực hiện, hệ thống các biện pháp để thúc đẩy gồm: i. Trên cơ sở CSVC-TBDH đã được kiểm kê cuối năm tổ chức phân loại, giao về cho từng tổ chuyên môn đưa thiết bị dạy học về tận cho mỗi lớp. Mỗi lớp trang b ị đủ 1 tủ gỗ dùng vào việc đựng thiết bị biểu diễn của GV cũng như đồ dùng học tập của HS. Tại mỗi lớp GV&HS thuận tiện cất giữ và lấy ra sử d ụng hàng ngày. Số còn lại được để ở phòng TBGD dùng chung cho các GV bộ môn đăng kí sử dụng. Các tủ TBGD nói chung phải có danh mục để biết, dễ d àng tìm kiếm. ii. Mỗi tổ chuyên môn lên kế hoạch nghiên cứu để sử dụng thành thạo TBDH hiện có cũng như tự làm những đồ dùng có thể làm được được để nâng cao việc chuyển tải KT&KN của bài dạy. Bên cạnh đó động viên đội ngũ tham gia học Tin học để sử dụng được CNTT, truy cập Internet. Cử GV phụ trách thư viện - thiết bị bằng nhiều cách tham gia tập huấn ngắn hạn, học tập kinh nghiệm… iii. Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng cường số lượng và hiện đại hóa CSVC-TBGD của nhà trường. iv. Qua các phong trào hội giảng, hội thảo, kiểm tra chuyên môn, dự giờ thăm lớp…đều có theo dõi nhận xét đánh giá việc sử dụng đồ dùng thiết bị. v. Đ ịnh kì kiểm kê, duy tu, bảo quản. 3 . Kết quả: a. Xây d ựng mua sắm, tự làm: - Tất cả các phòng học đều được trang bị đủ ghế cá nhân bàn rời ghế, bảng chống lóa, ánh sáng, quạt mát, rèm cửa, bảng trưng bày sản phẩm… - Trang bị mỗi lớp có 01 tủ thiết bị đưa toàn bộ thiết bị biểu diễn hiện có của GV và Đồ dùng học tập của HS đ ể vào đó không mang đi mang về. - Bố trí một phòng để thiết bị dùng chung cho các GV bộ môn dạy nhiều lớp như Thể dục, kĩ thuật, ngoại ngữ… 12
- - X ây dựng, bố trí riêng và trang bị đủ phương tiện cho các phòng học bộ môn, phòng chức năng đ úng chuẩn gồm: Phòng GD Âm nhạc và các loại nhạc cụ bộ gõ, bộ hơi, Phương tiện nghe nhìn đ ầu đĩa, loa và màn hình . Phòng GD Mĩ thuật có đủ giá vẽ, các loại tranh, bút vẽ màu… Phòng Tin học có 18 máy và đã đ ược nối mạng Internet cáp quang, Phòng hoạt động Đội, truyền thống đủ diện tích, trang bị đủ tủ bàn , tranh ảnh, hiện vật phục vụ học tập hoạt động. Thư viện đạt chuẩn 01, có riêng phòng đọc của học sinh, phòng đọc cho GV. - Mua m ới 02 laptop, 02 projector, 01 máy phôtôcopy, 02 cát xét , 1 đàn o cgan, 02 robotpen. - X ây dựng sân thể dục , sân chơi hoạt động ngoài trời trồng cây bóng mát, trồng hoa cây cảnh hòn non bộ… - Đ ồ dùng dạy học tự làm mỗi GV có ít nhất 01 cái trở lên, nhiều cái có giá trị dự thi cấp thành phố. b . Sử dụng: Các phòng học chức năng đã được đưa và sử dụng . Học sinh từ lớp 3 trở lên được học Tin học , ngoại ngữ. Có hàng trăm học sinh tham gia thi giải toán và Tiếng Anh qua mạng. Có 56 tiết dạy học bằng công nghệ thông tin. Có hàng trăm bài tập của học sinh trong giờ học được sử dụng phiếu học tập bằng photocopy. Đ ạt gần 90% các tiết dạy có sử dụng thiết bị GD, đồ dùng học tập. Chất lượng học tập của học sinh tiến bộ rõ. N ăm học G iỏi Y ếu Khá T.bình 2009-2010 25,5% 35,0% 38,0% 1 ,5% 2010-2011 27 % 38% 34% 1% Q ua thống kê kết quả học kì I năm học 2011-2012 chắc chắn cuối năm học chất lượng chuyển biến tốt hơn. 13
- Ngoài ra đã vận động phụ huynh học sinh xây dựng khu nhà bếp, nhà nghỉ nhà ăn cho hơn 200 học sinh bán trú tại trường tạo điều kiện thuận cho một số HS và phụ huynh có nhu cầu công việc. PH ẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/. Kết luận: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. K hoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; công nghệ được đổi mới hết sức nhanh chóng. Trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh của mọi quốc gia trên thế giới. Việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài là việc làm trở nên hết sức cấp bách. N gành GD - ĐT nước ta kể từ sau Nghị quyết hội nghị Trung ương II khoá VIII của Đảng, đã có những chuyển biến to lớn. Nhất là là sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác GD - ĐT. Đ ặc biệt toàn ngành giáo d ục đang hưởng ứng, thực hiện cuộc vận động của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT : “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” thì việc tăng cường CSVC – TBGD cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng trong các nhà trường để nâng cao một cách thực chất, chất lượng giáo dục - đào tạo đang là một vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết. Nó đòi hỏi mỗi nhà trường phải thực sự quan tâm, chăm lo, quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các trang thiết bị hiện có, từng bước đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp – trang thiết bị dạy học đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của ngành GD - ĐT trong giai đo ạn hiện nay. Trong khuôn khổ đề tài này, vì thời gian và các điều kiện nghiên cứu có hạn nên chỉ chọn lọc và đưa ra một số biện pháp, kinh nghiệm để quản lý CSVC - TBGD ở trường Tiểu học Lê Hồ ng Phong. Tuy chưa phải là những biện pháp tối ưu . Song cũng xin mạnh dạn được nêu ra đây, rất mong được sự góp ý trao đổi của các thầy, cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp, để việc quản lý và sử dụng CSVC - TBGD trong các nhà trường ngày một tốt hơn. 2/. Một số kiến nghị: 14
- Đ ể công tác quản lý CSVC - TBGD ở các trường Tiểu học ngày càng có chất lượng và hiệu quả cao, trong khuôn khổ đề tài này tôi mạnh dạn xin được đ ưa ra một số kiến nghị đối với cấp như sau: Cần có kế hoạch đầu tư tốt hơn nũa trong việc x ây dựng, tu sửa CSVC – TBGD cho các nhà trường tên địa bàn, Đặc biệt là các trường Tiểu học ở vùng x a trung tâm, đang có điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất. Có biện pháp huy động nhân lực từ khoa học công nghệ thông tin để tập huấn, bồi d ưỡng kỹ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại cho đội ngũ cán b ộ quản lý và giáo viên. Có kế hoạch kịp thời tổ chức tập huấn về công tác sử dụng, bảo quản CSVC – TBGD cho đội ngũ giáo viên đang làm cán bộ phụ trách CSVC thiết bị ở các nhà trường. Đông Hà, tháng 4 năm 2012 N gười thực hiện VÕ NGOẠN 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: “Công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần thiết bị công nghiệp và xây dựng”
55 p | 1002 | 325
-
Tiểu luận Công tác quản lý vật tư tại Công ty may Thăng Long - Xí nghiệp may liên doanh G&A
26 p | 349 | 118
-
Tiểu luận Khoa học quản lý: Nghiên cứu công tác tổ chức bộ máy quản lý tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cẩm Khê
28 p | 499 | 96
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 167 | 50
-
TIỂU LUẬN: Công tác quản lý lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng long
58 p | 228 | 41
-
Tiểu luận: Công tác quản trị và lãnh đạo tại tập đoàn kinh tế Vinashin
21 p | 226 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế
132 p | 32 | 5
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Di sản văn hóa: Công tác quản lý dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Văn Bàn - Tỉnh Lào Cai (Từ Năm 2007 đến nay)
10 p | 68 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang
120 p | 5 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác quản lý Nhà nước y tế trên địa bàn thành phố Vĩnh Long
32 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang
100 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại Thanh tra tỉnh Lạng Sơn
112 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
119 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
101 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn
110 p | 1 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn
104 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
115 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn