Tiểu luận: Công ty chứng khoán và sự thành công của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn
lượt xem 31
download
Tiểu luận: Công ty chứng khoán và sự thành công của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn nêu khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được. Vậy cần phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – đó là thị trường tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Công ty chứng khoán và sự thành công của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn
- TR ƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HC M KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Đề tài: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN Giáo viên hư ớng dẫn: PGS. TS Bùi Kim Yến Trình bày : Nhóm 4 – Lớp Ngân hàng Đêm 5 K18 1. Nguyễn Hữu Hoàn – Tổng hợp, trình bày 2. Huỳnh Trung Hiếu – Thực tế sự t hành công của SSI 3. Nguyễn Thái Bình Dương – T hực tế sự thành công của SSI 4. Phan Thị Tuyết Oanh – Lý thuyết Công ty chứ ng khoán
- THÁNG 01 NĂM 2010 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội t ăng lên và trở nên đa dạng, phong phú. Người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, người thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trự c tiếp trên cơ sở quen biết. Tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trự c tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng đư ợc Vậy cần phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – đó là thị trường t ài chính. Thông qua thị trư ờng tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bảy cho phát triển kinh tế. Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, thị trư ờng tài chính bao gồm: 1. Thị trường t iền tệ: mua bán, trao đổi các công cụ t ài chính ngắn hạn dưới một năm. 2. Thị trường vốn: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn. Vậy, ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân chư a cao và nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo thời gian, sự p hát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao. Chính vì vậy, thị trư ờng vốn đã ra đời để đáp ứng các nhu cầu này. Đ ể huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng t hông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận các chứ ng khoán có giá trị nhất định được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán; và đây chính là sự ra đời của Thị trường chứng khoán với tư cách là m ột bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứ ng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng khoán các loại. Xuất phát từ nhu cầu m ôn học, nhóm 4 lớp Ngân hàng đêm 5 K18 chọn đề tài “Công ty chứng khoán và sự thành công của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn” để làm bài nghiên cứu bổ sung kiến thứ c nền về loại hình công ty chứ ng khoán trong môn học. Trong quá trình nghiên cứu viết bài và kiến thứ c chư a thật sự hoàn chỉnh nên không tránh khỏi sai sót. Kính mong cô góp ý thêm để nhóm rút kinh nghiệm về cách trình bày và củng cố kiến thức về công ty chứng khoán nói riêng và thị trư ờng tài chính nói chung nhằm phục vụ cho công t ác nghiên cứ u sâu hơn sau này. Trân trọng cảm ơn cô!
- A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CHỨ NG K HOÁN: 1. Sự cần thiết của công ty chứng khoán: Nguy ên tắc hoạt động cơ bản nhất của thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian. Theo nguyên tắc này, mọi hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường chứng khoán đều phải thông qua tổ chức trung gian, đó là công ty chứng khoán. Theo quy định tại Việt Nam, “Công ty chứng khoán là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứ ng khoán: môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứ ng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.” 2. Vai trò của công ty chứng khoán: Vai trò của công ty chứng khoán đư ợc thể hiện qua các nghiệp vụ của công ty chứ ng khoán. Vai trò huy động vốn: Vai trỏ này được thể hiện thông qua các hoạt động bảo lãnh phát hành và m ôi giới chứ ng khoán mà theo đó công ty chứ ng khoán làm cầu nối và đ ồng thời là các kênh dẫn cho vốn chảy từ một hay m ột số bộ phận nào đó của nền kinh t ế có thừ a vốn đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn. Vai trò cung cấp một cơ chế giá cả: Các sở giao dịch chứng khoán thông qua vai trò cung cấp cơ chế giá cả tiến hành niêm yết giá cổ phiếu của các công ty hàng ngày trên các p hương t iện thông tin đại chúng. Ngoài ra, các công ty chứ ng khoán còn có chứ c năng tham gia can thiệp trên thị trường, góp phần điều tiết giá chứng khoán. Vai trò cung cấp một cơ chế chuyển ra tiền mặt: Các công ty chứng khoán đảm nhận vai trò chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán có giá và ngược lại. Thực hiện tư vấn đầu tư: Với kinh nghiệm và hiểu biết trong ngành, các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư giúp các nhà đầu tư định hướng trong đầu tư. Tạo ra các sản phẩm mới:
- Ngoài chứng khoán là sản phẩm chủ yếu, các công ty chứng khoán còn bán trái phiếu chính phủ, chứ ng quyền, trái quyền, các hợp đồng tương lai, hợp đồng lự a chọn và các sản phẩm lai tạo khác phù hợp với thay đổi trên thị trư ờng và môi trường kinh tế. 3. Mô hình hoạt động của công ty chứng k hoán: Hiện nay, có 2 loại m ô hình phổ biến: Công ty chuyên doanh chứng khoán và Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứ ng khoán. Công ty chuyên doanh chứng khoán: Theo mô hình này, công ty chứng khoán là một công ty độc lập, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực chứ ng khoán. Các ngân hàng không được trự c t iếp tham gia. Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán: Theo mô hình này, các ngân hàn g thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh t iền t ệ. M ô hình này được chia thành 2 loại: - Loại đa năng một phần: các ngân hàng thành lập công ty hạch toán độc lập kinh doanh chứ ng khoán hoặc kinh doanh bảo hiểm. - Loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh hoạt động kinh doanh t iền tệ. 4. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu của công ty chứng khoán tùy thuộc vào loại nghiệp vụ m à công ty đó thực hiện và quy mô hoạt động của nó và phải đảm bảo tách bạch giữ a hoạt động tư doanh với hoạt động môi giới và quản lý doanh mục đầu tư gồm 2 khối công việc: Khối I: Thực hiện mua bán kinh doanh chứ ng khoán như : tự doanh, môi giới, b ảo lãnh phát hành, tư vấn t ài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý doanh mục đầu tư. Đây là khối mang lại thu nhập chính cho công ty chứng khoán và thường do một phó giám đốc phụ trách trực tiếp. Khối II: Khối này thực hiện các công việc hỗ trợ cho khối I như tổ chứ c h ành chính, kế toán, … và cũng thường do một phó giám đốc trự c tiếp phụ trách.
- 5. Các nghi ệp vụ của công ty chứng khoán: Môi giới chứng khoán: Khái niệm: Môi giới chứng khoán là một hoạt động tr ong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trư ờng OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh t ế của việc giao dịch đó. Các nghiệp vụ trong hoạt động môi giới chứng khoán: Mở tài khoản giao dịch: khi khách hàng đến giao dịch lần đầu, công ty chứ ng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tài khoản tiền gửi thanh toán cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa khách hàng và công ty. Tư vấn cho khách hàng giao dịch chứng khoán. Quản lý tiền và chứng khoán của khách hàng: - Các công ty chứng khoán quản lý tiền và chứng khoán của khách hàng t ách biệt với tiền và chứ ng khoán của chính công ty chứng khoán. Khách hàng giao dịch tại công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại một ngân hàng thương m ại do công ty chứng khoán lựa chọn. - Các công ty chứng khoán phải gửi chứng khoán của khách hàng vào Trung tâm lưu ký chứng khoán trong vòng một ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng khoán của khách hàng. Đồng thời có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ cho khách hàng về những quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán của khách hàng. Tất cả việc gửi, rút, chuyển khoản chứng khoán đều phải được thự c hiện theo lệnh của khách hàng và theo quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Nhận lệnh giao dịch: - Các công ty chứng khoán nhận lệnh giao dịch của khách hàng thông qua phiếu lệnh đã điền đầy đủ thông tin. - Ngư ời môi giới của công ty chứng khoán ghi nhận số thứ tự và thời gian nhận lệnh. - Thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng. - Lưu giữ phiếu lệnh của khách hàng theo quy định của pháp luật. Các quy định trong nhận lệnh giao dịch của khách hàng:
- Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh của của khách hàng có đủ tiền và chứ ng khoán theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Mọi lệnh giao dịch chứ ng khoán phải được truyền qua trụ sở chính hoặc chi nhánh công ty chứ ng khoán trư ớc khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của Sở hay Trung tâm giao dịch chứng khoán. Công ty chứng khoán phải công bố mức phí giao dịch chứng khoán trước khi khách hàng thự c hiện giao dịch. Chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán: - Nối liền người bán và người mua thông qua giao dịch t ại các công ty chứ ng khoán. - Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứ u, tư vấn của công ty chứng khoán thông qua việc cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứ u và các khuyến nghị đầu tư. - Đáp ứng nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết thông qua bộ phận nhân viên môi giới. Các loại nhà môi giới: Môi giới dịch vụ Môi giới chiết khấu Môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành Môi giới độc lập (môi giới 2 đô la) Nhà môi giới chuyên môn Tự doanh chứng khoán: Khái niệm: Tự doanh chứng khoán là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thự c hiện mua và bán chứng khoán cho chính mình nhằm mục đích thu lợi hoặc nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường. Các quy định về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán: - Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của khách hàng. - Ưu tiên thự c hiện lệnh giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình.
- - Phải công bố cho khách hàng biết m ình là đối tác trong trư ờng hợp bộ phận tự doanh giao dịch với khách hàng và không th u phí giao dịch của khách hàng trong trường hợp này. - Trong trường hợp lệnh mua/bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hư ởng tới giá trị của loại chứng khoán đó, công ty chứ ng khoán không đư ợc mu a/bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ 3 mua/bán loại chứ ng khoán đó. - Trong trường hợp khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua/bán cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt h ơn mức giá của khách hàng trư ớc khi lệnh của khách hàng được thự c hiện. - Trong nghiệp vụ tự doanh, công ty chứ ng khoán không được: Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứ ng khoán. Đầu tư quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết. Đầu tư quá 15% số cổ phiếu đang lưu hành của m ột tổ chức không niêm y ết. Các yêu cầu trong hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán: Tách biệt quản lý: Các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới đồng thời phải đảm bảo sự tách bạch giữa tài sản của khách hàng và tài sản của chính công ty. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ này phải hoàn t oàn tách biệt với bộ phận nhân viên môi giới. Ưu tiên khách hàng: Nhằm đảm bảo cho sự công bằng cho các khách hàng trong giao dịch chứ ng khoán, các công ty chứng khoán khi thự c hiện nghiệp vụ tự doanh phải tuân thủ nguy ên t ắc ư u tiên khách hàng. Điều này có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trư ớc lệnh tự doanh của chính công ty chứng khoán đó. Bình ổn thị trư ờng: Các công ty chứng khoán với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình có thể thông qua hoạt động tự doanh của mình góp phần điều tiết cung cầu, tham gia bình ổn giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường Quy trình nghiệ p vụ trong hoạt động tự doanh: bao gồm các gi ai đoạn sau: - Xây dựng chiến lư ợc đầu tư;
- - Khai thác, tìm kiếm cơ hội đầu tư; - Phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư; - Thực hiện đầu tư; - Quản lý đầu tư và thu hồi vốn. Nghiệp vụ bảo l ãnh phát hành: Khái niệm: Bảo lãnh phát hành là việc các tổ chức bảo lãnh giúp các tổ chứ c phát hành thực hiện các thủ t ục trước khi chào bán chứ ng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứ ng khoán của tổ chứ c phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. Các hình thức bảo lãnh phát hành: Bảo lãnh cam kết chắc chắn: theo hình thức này, tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mu a toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối hết hay không. Bảo lãnh cố gắng tối đa: tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng t ối đa. Số còn lại nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành. Theo hình thứ c này thì tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý phát hành cho tổ chức phát hành. Bảo lãnh tất cả hoặc không: là p hương thứ c mà theo đó, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải bán hết số chứng khoán dự định phát hành, nếu không phân phối hết sẽ hủy bỏ đợt phát hành. Bảo lãnh với hạn mứ c tối thiểu: phư ơng thức này kết hợp giữa phư ơng thức bảo lãnh cố gắng tối đa và p hương thứ c bảo lãnh tất cả hoặc không. Theo đó, tổ chức phát hành y êu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứ ng khoán nhất định. Nếu số lượng chứng khoán bán ra dưới hạn mức này thì đợt phát hành sẽ đư ợc hủy bỏ và toàn bộ số t iền đặt cọc mua chứng khoán sẽ đư ợc trả lại cho nhà đầu tư. Tại Việt Nam hiện chỉ áp dụng hình thức bảo lãnh cam k ết chắc chắn nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của nhà đ ầu tư cũng như gắn kết trách nhiệm của các công ty chứng khoán. Điều kiện để được bảo lãnh phát hành chứng khoán: Các công ty chứ ng khoán đư ợc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Được phép thự c hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- - Không vi phạm pháp luật chứng khoán tr ong 6 tháng liên tục trước thời điểm bảo lãnh. - Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh. - Tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh tr ên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành. Tổ chứ c bảo lãnh không được phát hành trong các trư ờng hợp sau: - Tổ chức bảo lãnh phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh phát hành có chủ sở hữ u từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành. - Có t ối t hiểu 30% vốn điều lệ của tổ chứ c bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành là do cùng m ột tổ chức nắm giữ. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán: Khái niệm: Tư vấn chứng khoán là đư a ra những lời khuyên, phân tích các tình huống hay thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng bao gồm : tư vấn chiến lược; tư vấn tái cơ cấu t ài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn phát hành và niêm yết chứng khoán, …. Phân loại hoạt động tư vấn: Theo đối tượng của hoạt động tư vấn: - Tư vấn cho người phát hành như: tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp; tư vấn về loại chứng khoán phát hành; tư vấn chia, t ách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. - Tư vấn cho nhà đầu tư chứng khoán: tư vấn về thời điểm m ua/bán chứng khoán, loại chứng khoán nên đầu tư, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trư ờng, xu hướng giá cả, …. Theo hình thứ c của hoạt động tư vấn: gồm 2 hình thứ c: - Tư vấn trự c tiếp - Tư vấn gián tiếp Theo mức đ ộ ủy quyền của hoạt động tư vấn: với nghiệp vụ này, nhà tư vấn tư vấn và quyết định thay khách hàng t heo mứ c độ ủy quyền của khách hàng.
- Nghiệp vụ lưu k ý chứng khoán: Khái niệm: Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhằm làm cho chứng khoán có thể giao dịch trên t hị trư ờng tập trung. Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán trong hoạt động đăng ký chứng khoán: - Ghi chép chính xác, đầy đủ và cập nhật thông tin kịp thời các chứ ng khoán đã đăng ký lưu ký. - Bảo quản, lưu trữ , thu thập, xử lý số liệu liên quan đến đăng ký chứng khoán. - Thực hiện kiểm soát nội bộ nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng hoặc người sở hữu chứng khoán. - Lập danh sách người sở hữu chứng khoán có chứng khoán lưu ký tại công ty và theo dõi tỷ lệ nắm giữ của người sở hữ u chứng khoán. - Xây dựng quy trình đăng ký chứ ng khoán tại công ty Nghiệp vụ tư vấn tài chí nh: Các công ty chứng khoán thự c hiện các nghiệp vụ tư vấn tài chính bao gồm: - Tư vấn t ái cơ cấu tài chính doanh nghiệp, thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp, …. - Tư vấn chào bán, niêm yết chứng khoán. - Tư vấn cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp. - Tư vấn t ài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật. Các nghi ệp vụ hỗ trợ: Nghiệp vụ tín dụng: bao gồm: - Cho vay cầm cố chứng khoán. - Cho vay bảo chứng. - Cho vay ứng trước tiền bán chứ ng khoán Nghiệp vụ quản lý thu nhập chứng khoán: nghiệp vụ này xuất phát từ việc công ty chứng khoán quản lý hộ chứng khoán cho khách hàng.
- B. SỰ THÀNH CÔNG CỦA CTCP CHỨ NG KHOÁ N SÀI GÒN (SSI) 1. Giới thiệu về công ty - Từ một công ty bắt đầu với số vốn 6 tỷ đồng và 2 nghiệp vụ: Môi giới, Tư vấn đầu tư chứng khoán, sau 9 năm hoạt động, SSI đã lớn mạnh trở thành một tổ chứ c tài chính có khả năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ kết nối vốn và cơ hội đầu tư; là một trong những công ty chứng khoán có vốn điều lệ và vốn hóa lớn nhất thị trường. - Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) là công ty hàng đầu thị trường với khả năng cung cấp một hệ thống phong phú, hoàn chỉnh các dịch vụ về chứng khoán, ngân hàng đầu tư và quản lý quỹ, phục v ụ một mạng lưới khách hàng rộng khắp bao gồm các công ty, cơ quan Nhà nước, tổ chứ c tín dụng và đông đảo các cá nhân. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty bao gồm dịch vụ chứ ng khoán, dịch vụ ngân hàng đầu tư, quản lý quỹ, đầu tư tự doanh, phân tích và tư vấn đầu tư. Dịch vụ chứng kh oán SSI cung cấp các dịch vụ môi giới, lưu ký và thu xếp vốn đầu tư chứ ng khoán, phục vụ đối tượng là các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân Dịch vụ ngân hàng đầu tư SSI cung cấp các sản phẩm d ịch vụ đa dạng bao gồm bảo lãnh phát hành, tư vấn về phư ơng thứ c huy động vốn, cổ phần hoá, niêm y ết và nhiều dịch vụ tư vấn khác, với năng lự c chuyên môn cao, hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và chiến lược của khách hàng. Quản lý quỹ Công ty cung cấp các sản phẩm đầu tư bao gồm các quỹ đầu tư v à quản lý danh mục đầu tư thông qua Công ty quản lý quỹ SSI. Giao dị ch và đầu tư tự doanh Công ty cũng góp phần thúc đẩy các giao dịch của k hách hàng và thị trư ờng thông qua hoạt động giao dịch tự doanh cũng như đầu tư vào các sản phẩm trái phiếu, cổ phiếu. Phân tí ch và tư vấn đầu tư Song song với các mảng kinh doanh chính, SSI còn cung cấp các sản phẩm nghiên cứu phân tích thông qua bộ phận Phân tích và Tư vấn đầu tư. Đây chính là
- các dịch vụ giá trị gia tăng cốt lõi phục vụ các khách hàng tổ chứ c và cá nhân của công ty, đồng thời là thành phần cấu thành gói dịch vụ của Dịch vụ chứng khoán, Dịch vụ Ngân hàng đầu tư và Quản lý quỹ. Các báo cáo phân tích tập trung vào phân tích cơ bản cổ phiếu, phân tích kinh tế và phân t ích chiến lược đầu tư. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY * CÁC MỐC LỊCH SỬ CỦA SS I 30/12/1999: SSI được thành lập với T SC tại TPHCM với 2 nghiệp vụ Môi giới&Tư vấn đầu tư chứ ng khoán. Vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng. 02/2001: SSI tăng vốn điều lệ lên 9 tỷ đồng. 07/2001: SSI tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng với 4 nghiệp vụ chính: Tư vấn Đầu tư, Môi giới, Tự doanh và Lưu ký chứng khoán. 09/07/2002: M ở chi nhánh tại Hà nội, m ở rộng hoạt động kinh doanh chứng khoán trên địa bàn từ Bắc vào Nam. 4/2004: SSI tăng vốn điều lệ lên 23 tỷ đồng. 2/2005: SSI t ăng vốn điều lệ lên 26 tỷ đồng, với 5 nghiệp vụ chính: Tư vấn đầu tư, Môi giới, Tự doanh, Lưu ký chứng khoán và Quản lý danh m ục đầu tư.
- 6/2005: SSI tăng vốn điều lệ lên 52 tỷ đồng, bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. 02/2006: SSI tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng. 05/2006: SSI tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán có qui mô lớn nhất trên thị trư ờng chứng khoán Việt nam tại thời điểm đó. 09/2006: Vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng. 10/2006: Hoàn thành đợt phát hành 500 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu chuyển đổi. 15/12/2006: Cổ phiếu SSI đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội 07/2007 : SSI tăng vốn điều lệ lên 799.999.170.000 đ 3/8/2007 : Công ty Quản lý Quỹ SSI, công ty TNHH một thành viên của SSI được t hành lập. 09/2007 : SSI phát hành thêm 555.600 trái phiếu chuyển đổi (55,560 tỷ đồng mệnh giá) cho cổ đông chiến lược là Ngân hàng ANZ. 29/10/2007: SSI chính thứ c niêm yết t ại T rung t âm Giao dịch Chứ ng khoán TP. Hồ Chí M inh (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh). 30/01/2008: Trái phiếu SSICB0106 đư ợc chuyển đổi thành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. 03/3/2008: SSI t ăng vốn điều lệ lên 1.199.998.710.000 đồng. 16/4/2008: SSI t ăng vốn điều lệ lên 1.366.666.710.000 đồng. Đến 30/1/2009: Trái phiếu SSICB0206 đư ợc chuy ển đổi thành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên tương ứng là 1.533.334.710.000 đồng 2.C ác thành tựu nổi bật của SSI. 2.1. Quy mô - SSI hiện là một trong nhữ ng công ty có tiềm lực vốn lớn nhất trong số các công ty chứng khoán đang hoạt động hoặc m ới thành lập tại Việt Nam. Vốn điều lệ của SSI đạt xấp xỉ 1.367 tỷ đồng, giá trị nguồn vốn chủ sở hữu đạt trên 4.056 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản do SSI quản lý đạt trên 9.300 tỷ đồng. - Mạng lưới hoạt động: SSI là công ty chứng khoán có mạng lưới hoạt động lớn nhất tại Việt Nam gồm có 1 trụ ở chính, 1 chi nhánh tại TP.HCM, 2 chi nhánh tại Hà
- Nội,1 chi nhánh tại Hải Phòng, 1 chi nhánh tại Vũng Tàu, 4 phòng giao dịch và một công ty con là Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI. Mạng lưới hoạt động HỘI SỞ 72 N guyễn Huệ, Phường Bến N ghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí M inh CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ QUỸ SSI 1C Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội CHI NHÁNH NGUYỄN CÔNG TRỨ 92-94-96-98 N guyễn Công Trứ , Quận 1, T hành phố Hồ Chí Minh CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦ N CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN TẠI HÀ NỘI 1C Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội CHI NHÁNH TRẦN BÌNH TRỌNG 25 T rần Bình Trọng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 22 Lý Tự Tr ọng, Quận Hồng Bàng, Hải phòng CHI NHÁNH VŨNG TÀU Số 4 Lê Lợi, Tp. Vũng Tàu (KS Pacific) PHÒNG GIAO DỊCH 3-2 Số 03, đường 3/2, quận 10, T hành phố Hồ Chí Minh PHÒNG GIAO DỊCH HỒNG BÀNG Số 769, Hồng Bàng, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh PHÒNG GIAO DỊCH PVFC - SSI Số 208, Nguy ễn T rãi, quận 01, Thành phố Hồ Chí M inh PHÒNG GIAO DỊCH PVFC – SSI Tầng trệt, Tòa nhà The M anor – Mỹ Đình, Mễ Tr ì, Từ Liêm, Hà Nội. 2.2. Thị trường - Năm 2006: quản lý hơn 25.000 tài khoản (chiếm 22% thị phần), trong đó có hơn 2000 t ài khoản nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 50% t hị phần). Phụ trách 22% giá trị giao dịch t ại HOSE và 40% t ại HASTC.
- - Năm 2007: với hơn 35.000 tài khoản, trong đó tài khoản nhà đầu tư nước ngoài là hơn 3000, giữ vững vị trí số 1 th ị trường với 17% thị trư ờng môi giới chứng khoán (255 tỷ đồng). - Năm 2008: doanh thu dịch vụ chứng khoán 121 tỷ đồng, giữ vữ ng thị phần hàng đầu tại HOSE (14,5% thị phần), tại HA STC là 7%, thực hiện giao dịch cho 39% tổng khối lượng giao dịch nhà đầu tư nước ngoài. 2.3. Thương hiệu Những thành tựu về thương hiệu đạt được trong nước của SSI: - SSI đạt giải thương hiệu m ạnh Việt Nam-2006 d o Thời báo Kinh t ế Việt Nam bình chọn. - 29/10/2007: SSI chính thứ c niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí M inh. - Năm 2007: SSI đư ợc nhận bằng khen “Thành tích xuất sắc trong việc xây dựng Thị trường chứng khoán TP.HCM năm 2007”. Công ty chứng khoán duy nhất nhận Giải thưởng “ Sao vàng đất Việt 2007”, đạt danh hiệu “ Việt Nam tốt nhất 2007”. Những thành tựu vươn ra thị trường bên ngoài: - Khối Dịch vụ Chứng khoán của SSI đã được tạp chí Finance Asia bình chọn là “Nhà môi giới tốt nhất Việt Nam ” trong hệ thống các giải thư ởng quốc gia. - Ngoài việc duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng trư ớc đó như HSBC, KITMC, Morgan Stanley, Credit Suisse, BNP Parisbas…, năm 2007 SSI tiếp tục có thêm nhiều khách hàng lớn như Deutsche Bank, Citi Group Global Market Financial Products LLC, Sociate Generale Asset M anagement Consulting AG, Daiwa Securities, Leading Investment Securities, The Nomura Trust and Banking, KGI Pan Asia T aiw an Enterprises Fund… 2.4. Doanh thu - Quan sát biểu đồ doanh thu t huần của SSI qua các năm t a nhận thấy sự tăng trư ởng mạnh mẽ của SSI đặc biệt các năm gần đây. Nếu như các n ăm từ 2003-2005 sự tăng trưởng về doanh thu của SSI là không đáng kể, t hì bắt đầu từ năm 2006 sự tăng trưởng là rất rõ nét. Kết quả tăng trư ởng năm 2006 của SSI cũng thể hiện xu hư ớng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2006 m ang tính đột phá. Đến năm 2007, đây là giai đoạn thị trư ờng chứng khoán Việt Nam “bùng nổ”, sự tăng trưởng SSI trong năm 2007 cũng không nằm ngoài diễn biến chung của thị trường. Đến năm 2008, cùng với xu hư ớng chung của nền kinh tế, TT CK Viêt Nam
- khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh, điều này tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của SSI khiến cho doanh thu của công ty sụt giảm . Biểu đồ doanh thu thuần SSI Tỷ đồng 1400 1243.8 1136 2003 1200 1000 2004 800 2005 600 2006 339.9 400 2007 200 5.7 20.539.9 2008 0 Doanh thu thuần Năm - Qua biểu đồ doanh thu của SSI, ta thấy tốc độ t ăng trư ởng của công ty diễn biến như sau: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng doanh thu % 752 2004 2005 260 266 94.6 2006 -9 2007 % 2008 Năm - Tuy năm 2008, doanh thu của SSI có sự s ụt giảm, nhưng so với các công ty chứng khoán khác trên thị trường, doanh thu của SSI đạt đư ợc là một con số mà nhiều công ty khác chư a thể có đư ợc. So sánh doanh thu thuần giữ a SSI và các công ty chứ ng khoán trên thị trư ờng t a có thể t hấy được nhận định trên.
- Biểu đồ doanh thu các công ty chứng khoán Tỷ đồng 1136 BVS HPC KLS 302 HCM 231.3 162.8 SSI 56.2 Năm 2008 2.5. Lợi nhuận - Sự tăng trưởng doanh thu của SSI qua các năm cho ta nhìn thấy đư ợc sự tăng trư ởng của công ty. Tuy nhiên để đánh giá sâu hơn về sự tăng trưởng đó chúng ta cần biết được sự tăng trư ởng về doanh thu đó có đem lại “ý nghĩa” cho các nhân viên của công ty hay không chúng ta hãy quan sát biểu đồ lợi nhuận của công ty qua các năm. Biểu đồ lợi nhuận SSI qua các năm Tỷ đồn g 1000 864.2 800 2003 600 2004 400 2005 242 250.5 200 2006 0.113.725.4 2007 0 Lợi nhu ận sau thuế Năm 2008 - Có thể thấy, cùng với sự tăng trưởng về doanh thu thì lợi nhuận của công ty cũng diễn biến theo cùng xu hướng đó. Trong các năm từ 2003-2007 khi mà doanh thu tăng, lợi nhuận của công ty cũng tăng. Và khi có sự sụt giảm về doanh thu năm 2008 so tác động chung của nền kinh tế, lợi nhuận công ty đã giảm đến 75%. Sự s ụt giảm
- này là rất lớn, điều này là một d ấu hiệu cảnh báo về sự vững chắc của công ty trước những biến động lớn của thị trường. Tỷ đông Biểu đồ lợi nhuận SSI qua các năm 1000 800 864.2 600 400 200 242 250.5 0 0.1 13.7 25.4 03 04 05 06 07 08 20 20 20 20 20 20 Năm - Tuy nhiên, so với nhữ ng công ty khác, thì đây cũng là một kết quả không quá tệ, SSI là một trong những công ty không lỗ trong năm mà TTCK Việt Nam sụt giảm. Biểu đồ lợi nhuận các công ty chứng khoán 2008 Tỷ đồng 400 260.5 200 23.5 BVC 0 -119.8 HPC -200 -400 -347.4 KLS -452.4 -600 HCM Lợi nhuận sau thuế SSI Năm 2008 3. KẾT Q UẢ HOẠT ĐỘNG CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN SS I NĂM 2008 3.1. Dịch vụ chưng khoán - Trong năm 2008, hoạt động kinh doanh chứng khoán chịu ảnh hưởng nặng nề do thị trường chứng khoán suy giảm và cuộc chiến cạnh tranh thông qua giảm phí giao dịch. Hậu quả của những yếu tố bất lợi này đã khiến doanh thu thuần của khối Dịch vụ Chứng khoán giảm 53% từ mức 255 tỷ đồng năm 2007 xuống mứ c 121 tỷ đồng.
- - Bất chấp việc doanh thu suy giảm , SSI tiếp tục giữ vữ ng thị phần hàng đầu tại HO SE ở mứ c 14,5%, tại HA ST C ở mứ c 7% và thự c hiện giao dịch cho 39% tổng khối lư ợng giao dịch của nhà đầu tư nư ớc ngoài. Thị phần môi giớ i chứng khoán sàn HOSE SSI BVSC 14.50 ACBS % VCB S 8% TSC 51% 6% 6% SBS 5% 5% 4% HSC Các công ty khác 3.2. Tự doanh chứng khoán - Doanh thu thuần từ tự doanh và đầu tư vốn giảm 29% từ mức 880 tỷ đồng trong năm 2007 xuống 625 tỷ đồng trong năm 2008. Lư ờng trước điều kiện thị trường khó khăn, Công ty đã s ớm cắt giảm những khoản đầu tư có độ rủi ro cao, t ái cơ cấu lại danh mục cổ phiếu và điều chuyển một phần vốn sang đầu tư trái phiếu. - Tự doanh chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của SSI, đây là nhân tố chính đóng góp cho sự tăng trưởng doanh t hu qua các năm và cũng là nhân tố tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Biểu đồ so sánh tự doanh chứng khoán và doanh thu thuần Tỷ đồng 1400 1200 1000
- 3.3. Bảo lãnh phát hành Không phải là một thế mạnh tuyệt đối của SSI nếu so với m ột số công ty chưng khoán lớn khác, chẳng hạn như BVS. Tuy nhiên SSI cũng là đ ơn vị tiên phong đi đầu trong việc tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu các tổng công ty nhà nước lớn của Việt Nam. Năm 2007, với vịêc b ảo lãnh phát hành thành công 4.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, SSI đư ợc Tạp chí Euro Money bình chọn là “Nhà tổ chứ c thu xếp tr ái phiếu nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2007”. 3.4. Tư vấn đầu tư chứng khoán - Tư vấn cho ngư ời phát hành: SSI đã thự c hiện tư vấn thành công cho nhiều công cho nhiều công ty lớn: CTCP Xuất nhập khẩu Petrolim ex, CT CP Công nghệ Viễn t hông Sài Gòn, CTCP Dịch vụ Dầu khí, CTCP Vận tải Xăng dầu Vitaco, CT CP Xây dựng Công nghiệp, Tổng CTCP Xây dựng Điện Việt Nam, CT CP Thủy hải sản Minh Phú, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Vietinbank… - Tư vấn cho nhà đầu tư: Hoạt động N ghiên cứu và Tư vấn Đầu tư đã đi những bước tiến rõ rệt, khẳng định đư ợc thương hiệu và tiếng nói của một đội ngũ chuyên viên phân tích chuyên nghiệp và độc lập. Ngoài việc đem lại dịch vụ cho các khách hàng riêng của SSI, nhiều thông tin phân tích và nhận định thị trường cũng được SSI cung cấp rộng rãi cho cộng đồng các nhà đầu tư. - SSI đi tiên phong trong việc đưa ra báo cáo phân tích thị trường và sau đó t iếp tục duy trì đều đặn, góp thêm một tiếng nói khách quan nhận định thị trư ờng bên cạnh những đánh giá từ các đ ịnh chế tài chính nư ớc ngoài. 4. Nguyên nhân đem lại sự thành công của SS I - Thành công của SSI trư ớc hết là do họ có một tầm nhìn dài hạn. M ục tiêu phát triển SSI: “ SSI phát triển tr ở t hành một trong những tổ chức t ài chính hàng đầu t ại Việt Nam, hoạt động theo mô hình của m ột ngân hàng đầu tư với các dịch vụ như tư vấn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay"
24 p | 1141 | 457
-
Tiểu luận: Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam.
29 p | 834 | 76
-
Tiểu luận: Quy trình giao dịch, mở tài khoản tại các công ty chứng khoán SSI, HSC, Bản Việt, BSC, BVS, KLS - Đánh giá ưu và nhược điểm
11 p | 352 | 53
-
Bài tập: Thị trường chứng khoán - Công ty chứng khoán
27 p | 294 | 36
-
Tiểu luận: Tái cấu trúc công ty chứng khoán và quỹ đầu tư
29 p | 146 | 27
-
Tiểu luận thị trường tài chính: Công ty chứng khoán và hoạt động của công ty chứng khóan trên thị trường chứng khoán Việt Nam
19 p | 194 | 27
-
Luận văn: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG
28 p | 152 | 25
-
Tiểu luận Thị trường chứng khoán: Phân tích ROE của công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu
10 p | 188 | 20
-
Tiểu luận: Quy định pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán
38 p | 159 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
320 p | 23 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán đang niêm yết
103 p | 60 | 15
-
Tiểu luận Pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán: Chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng theo quy định theo pháp luật Việt Nam hiện nay
24 p | 59 | 15
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: An toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
237 p | 90 | 10
-
Bài tập môn thị trường chứng khoán: Công ty chứng khoán
27 p | 205 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
235 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam
108 p | 44 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
27 p | 6 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn