Tiểu luận:Công ty đa quốc gia – chủ thể đặc biệt trong Quan hệ quốc tế
lượt xem 25
download
Định nghĩa: Công ty đa quốc gia – multinational corporation (MNC) chỉ công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất 2 quốc gia trở nên 2) Đặc điểm - Công ty hoạt động và có nhiều trụ sở ở nhiều nước khác nhau - Có ngân sách lớn, ảnh hưởng đến mqh quốc tế & nền kt của các quốc gia.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Công ty đa quốc gia – chủ thể đặc biệt trong Quan hệ quốc tế
- Công ty đa quốc gia – chủ thể đặc biệt trong Quan hệ quốc tế
- I. Khái quát chung 1) Định nghĩa: Công ty đa quốc gia – multinational corporation (MNC) chỉ công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất 2 quốc gia trở nên 2) Đặc điểm - Công ty hoạt động và có nhiều trụ sở ở nhiều nước khác nhau (khác với công ty quốc tế: chỉ tên gọi chung của 1 công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào đó) - Có ngân sách lớn, ảnh hưởng đến mqh quốc tế & nền kt của các quốc gia. Đóng vai trò quan trọng trong toàn cầu hóa. 3) Cấu trúc: được xếp vào 3 nhóm lớn theo cấu trúc phương tiện sx: - MNC theo chiều ngang: sx sản phẩm cùng loại hay giống ở các quốc gia khác nhau. Vd: Mcdonals. - MNC theo chiều dọc: có cơ sở sx ở 1 nc nào đó, sx ra sản phẩm là đầu vào cho sx của nó ở 1 số nước khác. Vd: adidas - MNC nhiều chiều: có cơ sở sx ở các nc khác nhau mà hợp tác theo cả chiều ngang và dọc. 4) Đặc điểm hoạt động: - Quyền sở hữu tập trung: chi nhánh, công ty con, đại lí...trên khắp thế giới thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ cho dù chúng có hoạt động hàng ngày khác nhau. - Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành & kinh doanh có tính toàn cầu (nhưng vẫn có những chiến lược,chính sách thích ứng với từng địa phương. 5) Hình thức hoạt động: - Xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
- - Cấp bản quyền cho các công ty nc ngoài để sx sản phẩm của mình. - Chịu cạnh tranh của các đối thủ nc ngoài ngay tại thị trường nội địa. - Gián tiếp chịu tác động các yếu tố rủi ro quốc tế thông quaa nhà cung cấp và khách hàng. 6) Nguyên nhân hình thành công ty ĐQG - Nhu cầu quốc tế hóa ngành sx & thị trường nhằm tránh nhiều hạn chế thương mại, hạn ngạch, thuế nk từ các nước mua hàng. - Nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh & những lợi thế so sánh của các nước sở tại, thực hiện chuyển giao ngành công nghệ bậc cao - Tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, phân tán rủi ro, tránh bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kì kinh doanh khi sx ở 1quốc gia duy nhất. - Sử dụng TNTN, nhân công rẻ tại chính quốc. - Bảo vệ tính độc quyền dịch vụ , công nghệ hay bí quyết sx ở 1 ngành, k mún chuyển giao cũng là lí do mở rộng đa phương sx. 7) Rủi ro - Mua & bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kì cung cầu, cs vĩ mô… - Chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính quyền địa phương thay đổi chính sách, tỉ giá, lạm phát… II. ĐQG- chủ thể đặc biệt trong QHKT 1) Nguyên nhân
- - Do quy mô, hình thức tổ chức rộng lớn & phức tạp. K chịu quản lí riêng của 1 tổ chức, quốc gia nhất định. - Lợi ích to lớn cũng như những rủi ro tác động đến nền kt, chính trị, ổn định quốc gia... 2) Tác động đến quốc gia cũng như đời sống quốc tế a) Tích cực: - Mở rộng quy mô, tính liên kết giữa các quốc gia -> thay đổi mqh. - Thay đổi bộ mặt nền kt của quốc gia nơi nó hoạt động: tạo việc làm, thay đổi chính sách về thuế,ưu đãi, cung cấp hàng hóa và dịch vụ trước đó k có, mang vốn,công nghệ &kiến thức quản trị. b) Tiêu cực: mặt có lợi đôi khi cũng chính là mặt có hại. - Ảnh hưởng tới văn hóa (ăn uống, thời trang..).Vd: Mcdonals với gần 29000 nhà hàng tại hơn 120 quốc gia, bị cáo buộc là cổ xúy cho phong trào ăn uống có hại. - Tranh giành vốn đầu tư giữa các quốc gia ->bất ổn chính trị & mqh quốc tế - Cạn kiệt TNTN - Thường công nghệ được chuyển giao cho các nước hay bị lạc hậu ->thiệt hại nhất định & phụ thuộc của nước được đầu tư vào ĐQG. 3) Hình thức mở rộng kinh doanh - Thương mại QT: Xuất nhập khẩu - Cấp phép sx: cung cấp công nghệ sx để hưởng lợi hay phí theo chu kì. - Nhượng quyền thương mại: cung cấp chiến lược,hỗ trợ kt,đầu tư vốn. - Liên doanh: đồng sở hữu & hoạt động với hơn 2 hãng. - Thâu tóm: sát nhập hay mua lại hãng khác.
- 4) Mục tiêu: tối đa hóa giá trị cổ đông (ct nỗ lực mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông được thực hiện bởi gt cổ phiếu &cổ tức với 1 mức rủi ro vừa phải) 5) Chu kì sp: các hãng sx sp đáp ứng nhu cầu trong nc-> sx đáp ứng nhu cầu nc ngoài->hãng thít lập chi nhánh ở nc ngoài để xác nhận sự có mặt & giảm các chi phí( hoạt động kd của hãng tại nc ngoài sẽ giảm khi lợi thế cạnh tranh k còn hay tăng mạnh khi hãng sx tạo ra ưu thế cạnh tranh với đối thủ) 6) Khác bịt quản trị tài chính của ct ĐQG và ct đơn thuần: 6 khác biệt (hệ thống tiền tệ, thể chế chính trị và kinh tế, ngôn ngữ,văn hóa , vai trò của cp, rủi ro chính trị)
- Chuyên đề 2: Tác động của sự phân phối không đều các nguồn lực đến kinh tế và quan hệ kinh tế mỗi quốc gia I. Tổng quan nguồn lực - Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nó là yếu tố đầu tiên của sản xuất. - Nguồn lực không phải là bất biến. Nó thay đổi theo không gian và thời gian. Con người có thể làm thay đổi nguồn lực theo hướng có lợi cho mình. - Nguồn lực tồn tại không đồng đều, không đầy đủ là nền tảng để các quốc gia đi vào nền kinh tế thế giới trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh, giúp các quốc gia xác định vị trí của mình trong nền kinh tế thế giới. II. Các nguồn lực 1. Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc Các nguồn lực chính bao gồm:gia. - Vị trí địa lí sẽ tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước hay giữa các quốc gia với nhau. Mặc dù nó chưa phải là yếu tố quyết định để đất nước đó phát triển nhưng là điều kiện tiền đề quan trọng, đặc biệt là khi đất nước mở cửa giao lưu với bên ngoài. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lý là một nguồn lực góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế. - Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển. Đó là điều kiện ưu đãi của tự nhiên và nhiều quốc gia trở nên khá hơn nhờ những thuận lợi đó.
- 2. Dân cư và nguồn lao động - Dân số là một nguồn lực quan trọng để phát triển nền kinh tế. Một quốc gia có dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào nếu biết khai thác thì sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển. Đặc biệt khi tham gia vào phân công lao động khu vực và quốc tế, nhân lực sẽ là một nguồn nội lực quan trọng, một điều kiện thuận lợi, một lợi thế cần thiết. Tuy nhiên yếu tố quyết định là tính trí tuệ của lao động. Vì thế số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng cho các quốc gia. 3. Nguồn vốn - Nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng nhưng không mang tính quyết định cho nền kinh tế. Quốc gia cần phải biết tận dụng và sử dụng nguồn vốn hợp lý. 4. Chính sách của chính phủ: Đây là nhân tố mang tính quyết định. Nếu có cơ chế chính sách tốt thì các nguồn lực tài chính tiềm năng của quốc gia sẽ được huy động và khai thác tốt hơn. Nó cũng tạo ra môi trường hoàn thiện thông qua các công cụ vĩ mô, tiền tệ, chứng khoán, đưa ra chính sách đào tạo lao động, đảm bảo hòa bình an ninh để phát triển kinh tế, hợp tác bên ngoài. 5. Một vài nhân tố khác: khoa học kĩ thuật, môi trường quốc tế, vai trò của các tổ chức quốc tế. III. Tác động sự phân phối không đều các nguồn lực Sự phân phối nguồn lực giữa các quốc gia là không đồng đều do bản thân mỗi quốc gia đã có sự khác nhau về vị trí địa lý, tài nguyên, lao động, cơ chế chính sách... Điều này có nghĩa là các quốc gia khác nhau về nguồn lực kinh tế sẵn có. Vì thế nó sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến kinh tế và quan hệ kinh tế mỗi quốc gia. 1. Tác động đến kinh tế - Phân bố không đồng đều nguồn lực dẫn đến sự hình thành các trung tâm kinh tế ở một số thành phố lớn trên cả nước. Đây là những đầu tàu góp phần thúc đẩy nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho 1 bộ phận lao động lớn, làm chỗ dựa cho các vùng lân cận. - Các nước có thể phát huy lợi thế so sánh để phát triển kinh tế đối ngoại, sự phân phối không đều nguồn lực sẽ tạo ra lợi thể cạnh tranh giữa các quốc gia với nhau.
- - Tuy nhiên sự phân bổ không đều này sẽ gây ra sự mất cân bằng về kinh tế khiến nền kinh tế mỗi quốc gia phát triển không đồng đều, phân hóa giàu nghèo sẽ ngày càng rõ rệt. 2. Tác động đến quan hệ kinh tế - Việc phân bố nguồn lực không đồng đều giữa các quốc gia dẫn đến việc các nước xích lại gần nhau nhằm mục đích hỗ trợ, hợp tác, nâng cao hiệu quả của các nguồn lực. Các nước sẽ tập trung vào phát triển các ngành mà mình có lợi thế. Từ đó mà cũng dẫn đến việc hình thành mối quan hệ kinh tế giữa các nước để trao đổi buôn bán, phát triển ngoại thương. - Thúc đẩy việc hình thành các khu vực kinh tế, các tổ chức nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa các nước, tạo thị trường chung, bảo vệ quyền lợi và nâng cao vị thế của các thành viên trên trường quốc tế. - Tuy nhiên sự phát triển không đồng đều làm phân hóa giàu nghèo giữa các nước. Những nước nhỏ, thiếu nguồn lực sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các nước lớn và chịu sự chi phối về nhiều mặt kinh tế, xã hội, chính trị. - Sự bất đồng giữa các quốc gia về phân chia nguồn lực cũng có thể dẫn đến những xung đột, thậm chí là chiến tranh giữa các nước.
- Chuyên đề 3: Nhân tố khoa học kĩ thuật (KHKT) tác động như thế nào đến nền kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế (QHKTQT) của một quốc gia. Khái niệm: Khoa học kỹ thuật là các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm trong đó có ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên. Khoa học được thể hiện ở nhiều nội dung khác nhau: là một hình thái tổ chức xã hội, là công cụ nhận thức, là một lĩnh vực hoạt động xã hội KH là một hệ thống chỉnh thể các tri thức của tiến trình lịch sử xã hội Là quá trình hoạt động của con người để có được hệ thống tri thức về thế giới với chức năng làm cho con người nắm được những quy luật của hiện thực khách quan, ngày càng làm chủ được những điều kiện sinh hoạt tự nhiên và xã hội Kỹ thuật: - Theo từ điển American Heritage Dictionary: là sự ứng dụng các nguyên tắc khoa học vào thực tế để thiết kế, chế tạo và vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình, hệ thống một cách kinh tế và hiệu quả. - Theo Ủy ban kiểm định HK: là lĩnh vực ở đó kiến thức về khoa học tự nhiên và toán học được quyết định để phát triển các cách thức khai thác một cách kinh tế các vật liệu và năng lượng thiên nhiên vì lợi ích con người. - Theo Count Rumfort: là sự ứng dụng của KH để phục vụ các nhu cầu của cuộc sống. KHKT đóng vai trò quan trọng và tích cực trong nền kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế của một quốc gia. Đối với kinh tế trong nước, KHKT góp phần tăng sức sản xuất trong nước nhờ cơ khí hóa, tự đồng hóa. Sản phẩm làm ra nhiều hơn, rẻ hơn dẫn đến nhu cầu mở rộng và tiêu thụ sản phẩm ra bên ngoài. Mặt khác, khi qui mô sản xuất lớn thì khối lượng sản phẩm làm ra cũng tăng lên, do vậy, thị trường tiêu thụ cũng phải mở rộng ra, không thể chỉ giới hạn trong phạm vi những thị trường truyền thống nữa. Điều này sẽ xảy ra ở hàng loạt các nước, ở nhiều khu vực trên thế giới, tất yếu đặt
- ra yêu cầu các nước phải xâm nhập thị trường của nhau, phải mở cửa cho nhau. KHKT còn làm thay đổi cơ cấu kinh tế giữa các ngành, nó sinh ra các ngành mới và làm biến mất các ngành cũ Đối với kinh tế quốc tế KHKT giúp đẩy nhanh quá trình phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa. Trong điều kiện hiện nay, khi thế giới đang đi vào phát triển theo chiều sâu thì phân công lao động ngày càng có tính chất quốc tế. Nói cách khác, sự ràng buộc giữa các quốc gia càng trở nên chặt chẽ và rộng rãi hơn. Ngày nay các quốc gia không chỉ trao đổi các sản phẩm đã hoàn thiện với nhau, mà thậm chí còn trao đổi từng bộ phận sản phẩm cho nhau. Bởi vậy, mới có tình trạng một loại hàng hoá có thể được sản xuất ở nhiều nước khác nhau, mỗi nơi một bộ phận rồi lắp ráp lại... Chẳng hạn, để sản xuất máy bay Boing, có tới 650 công ty của thế giới tham gia và được đặt ở hơn 30 nước. ôtô Ford cũng vậy, có 165 công ty ở 20 nước tham gia sản xuất. Bên cạnh việc làm tăng sức cạnh tranh trên thế giới KHKT còn giúp hình thành các nhóm nước. Sự phụ thuộc lẫn nhau tăng lên, phụ thuộc đan xen quyền lợi giups duy trì hòa bình thế giới, bắt buộc các nước luôn luôn sẵn sang thỏa hiệp. Bên cạnh những mặt tích cực, KHKT còn làm tăng hố sau ngăn cách giữa giàu và nghèo, nước phát triển và nước kém phát triển…Chính vì vậy ta cần có những biện pháp quản lí thích hợp để làm sao sử dụng nó một cách hiệu quả, hợp lí nhất.
- Chuyên đề số 4: các nhân tố chủ yếu tác động đến thương mại quốc tế 1, khoa học kỹ thuật: -cơ khí hóa => tạo đà cho sản xuất phát triển -tạo ra phương tiện vận chuyển => tác động trực tiếp đến thương mại - cách mạng về phương tiện thong tin liên lạc - phương tiện thanh toán 2, môi trường quốc tế: *)hòa bình tạo ra môi trường thuận lợi, tạo ra lòng tin và ý muốn hợp tác giữa các nh nhập khẩu và xuất khẩu. Khi có chiến tranh => khủng hoảng *)môi trường pháp lí: tạo điều kiện, đảm bảo -pháp lí trên bình diện toàn cầu( quốc tế): WTO - pháp lí trên bình diện khu vực(mậu dịch tự do, thương mại song phương) 3, các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực(liên chính phủ) => thực hiện liên kết kinh tế quốc tế và khu vực( thương mại là đầu ra thậm chỉ là cả đầu vào của các yếu tố như hàng hóa, lao động, vốn, kỹ thuật…) 4, công ty đa quốc gia -là trao đổi trong nội bộ các công ty ->tăng theo nhịp độ đầu tư của nước ngoà -thông qua việc trao đổi nội bộ hợp tác => chuyển giao công nghệ tác động ngược trở lại quá trình sản xuất. 5, chính sách bảo hộ mậu dịch và chính sách tỉ giá - 1 nước có tiềm năng xuất khẩu-> quan tâm đến chính sách tỉ giá
- Eg: trung quốc luôn để tỉ giá của đồng NDT thấp hơn giá trị thực để xu khẩu hàng hóa Chính sách bảo hộ mậu dịch 1, bảo hộ mậu dịch là tất cả các biện pháp do 1 nhà nước áp dụng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước trước sự xâm nhập của nước ngoài eg: dịch vụ, sản xuất vật chất…. Nằm trong chính sách thương mại của 1 quốc gia- tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch luôn song hành cùng nhau -trong giai đoạn khủng hoảng: ưu tiên bảo hộ 2, các hình thức bảo hộ mậu dịch a, thuế quan: là hình thức đánh thuế trực tiếp vào mặt hàng xuất khẩu đối với 1 quốc gia b, phi thuế quan *) hạn chế định lượng-quota:mang tính mệnh lệnh(chủ quan, dễ tiêu cực). Ch yếu là quota nhập khẩu. Đây không phải là biện pháp áp dụng thường xuyên và không được quốc tế công nhận. *) hàng rào kĩ thuật: chủ yếu là của các nước phát triển, nền khoa học kỹ thuậ phát triển, kinh tế phát triển và các nước bị áp dụng là các nước đang phát triển -> đây là hình thức “bắt nạt’ về công nghệ. Nếu như 1 quốc gia muốn bán được sản phẩm thì giá thành phải thấp->chi phí thấp-> sử dụng công nghệ thấp Hình thức này càng ngày càng trở nên tinh vi: WTO có nghị định riêng đẻ điều chỉnh *) hạn chế xuất khẩu “tự nguyện”: thỏa thuận của các quốc gia có tầm ảnh hưởng, thỏa hiệp giữa các quốc gia
- biện pháp lâu dài, thường xuyên và triệt để là thuế quan +, cái lớn: đánh thuế theo giá trị +, cái nhỏ: đánh thuế theo số lượng A, Thuế là phần trăm giá trị hàng hóa tại thời điểm mở tờ khai ở cửa khẩu 1,tác động của thuế Khi có thuế - tăng sản xuất trong nước-> góp phần tạo ra công ăn việc làm, an sinh xã hội -giảm nhập khẩu: có ý nghĩa khi cân bằng các cân thanh toán, đặc biệt khi quốc gia đang bị thâm hụt các cân thương mại -giảm tiêu dùng->tích lũy vốn->đầu tư lại vào sản xuất -tăng thu cho chính phủ- đặc biệt là với những chính phủ nghèo thì việc thu thuế rất quan trọng=>có nhiều nguồn để đầu tư. -phân phối lại thu nhập: từ người tiêu dùng đến nhà sản xuất. *, đối với 1 nươc lớn( sản xuất và tiêu dùng lớn): 1 mặt hàng nào đó mà rớt giá=> hình thành mặt bằng giá mới của thế giới. =>>thuế là 1 cách bảo hộ cơ bản và lâu dài B, bảo hộ thực tế và bảo hộ danh nghĩa Nôm na như này nhé: bảo hộ danh nghĩa chính là viêc đánh thuế trực tiếp vào nguyên liệu nhập khẩu(bán thành phẩm)- bảo hộ thực tế la viêc đánh thuế trực tiếp vào thành phẩm. -có 3 tình huống: +thành phẩm và bán thành phẩm(phụ tùng) chiếm thuế suất như nhau +bán thành phẩm chiếm thuế suất cao hơn trong giá trị gia tăng của thành phẩm-> không quốc gia nào thực hiện + bán thành phẩm không chịu thuế hoặc thuế suất thấp hơn thành phẩm- >nhiều quốc gia làm do bảo hộ thực tế lớn hơn bảo hộ danh nghĩa -bảo hộ thực tế có ý nghĩa tạo công ăn việc làm
- -biện pháp thuế là biện pháp hữu hiệu và được các quốc gia công nhận thừa nhận với nhau và xu hướng ngày càng giảm.
- Chuyên đề 5 Sự ra đời và bản chất của hệ thống tiền tệ BWS I. Sự ra đời Thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, so sánh lực lượng thay đổi. Mỹ trở thành siêu cường về kinh tế và quân sự, trở thành chủ nợ lớn, các nước khác bị thiệt hại nặng do chiến tranh, điều quan trọng lúc bấy giờ là trên thế giới tồn tại song song hai hệ thống đối nghịch nhau là TBCN và XHCN, từ đó nảy sinh nhu cầu, và vai trò lãnh đạo của Mỹ được công nhận về cả kinh tế lẫn quân sự, các nước TB sau chiến tranh bị tàn phá nặng nề cần có một nước mạnh để khôi phục kinh tế, và Mỹ đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Hơn nữa, Mỹ và các nc TB có một điểm tương đồng đó là chống chủ nghĩa cộng sản. Như vậy các quốc gia này tập hợp lại với nhau, một trật tự thế giới mới do mỹ quy định được hình thành, do Mỹ cầm đầu và có cùng 1 mục tiêu chống CNCS Thứ 2 là nhu cầu và ý đồ của các nước trong việc lập lại trật tự thế giới, làm sao để tranh được chiến tranh, duy trì hòa bình (trừ các cuộc chiến tranh cục bộ), từ cơ chế 3 cường (Anh, Mỹ, Liên Xô) chuyển sang tứ cường sau chiến tranh (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô) II. Bản chất Chế độ tỷ giá hối đoái cố định lấy đồng đô la Mỹ làm trụ cột III. Đặc điểm (thể hiện bản chất) Bản chất của hệ thống BW đc thể hiện của các đặc điểm chính: - Tỷ giá hối đoái cố định - Được tự so chuyển đổi qua vàng: 35USD/ounce - Biên độ giao động +-1% - Cơ chế giám sát chính sách tiền tệ IMF Tất cả các đồng tiền nước khác neo vào đô la Mỹ theo biên độ giao động là +-1% là điểm dở của BW IV. Điều kiện tồn tại
- - Nền kinh tế, sức mạnh kinh tế áp đặt của Mỹ - Sự phụ thuộc nặng nề của các nước - Lòng tin tuyệt đối vào Mỹ V. Nguyên nhân sụp đổ Lượng USD lưu thông ngoài Mỹ lớn hơn gấp nhiều lần dự trữ vàng của Mỹ: Quy mô kinh tế toàn cầu tăng dần => nhu cầu USD tăng lên, ít nhu cầu đổi USD ra vàng => FED in và phát hành lượng tiền lớn gấp nhiều lần dự trữ vàng của Mỹ mà không sợ lạm phát. Lượng USD này được xuất ào ạt ra nước ngoài nhằm đem lại nguồn lợi về cho Mỹ + xu hướng bành trướng dự trữ USD của các quốc gia khác Nền kinh tế của các nước tư bản Tây Âu (Đức, Pháp,…) và Nhật Bản dần phục hồi => tạo ra sự thay đổi trong so sánh lực lượng => các quốc gia hướng về lợi ích riêng của mình, không còn phụ thuộc vào Mỹ như trước đây Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam; chạy đua vũ trang, vũ trụ với Liên Xô => thâm hụt cán cân thanh toán nặng nề 1. Sự suy giảm lòng tin vào đồng đôla Các nền kinh tế của các nước Tây Âu và Nhật Bản phục hồi, dự trữ USD của các nước này tăng lên => thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ ngày càng trầm trọng => chính phủ Mỹ bộc lộ hết khả năng thanh toán (chuyển đổi USD ra vàng với tỉ giá 35$/ounce) => USD dự đoán mất giá so với vàng => các NHTW các nước mất lòng tin vào đồng đôla ồ ạt đòi đổi USD dự trữ ra vàng Nền kinh tế của Mỹ đối mặt với lạm phát và thâm hụt cán cân thanh toán nặng nề (do in tiền phục vụ chiến tranh và viện trợ cho các nước khác) => uy tín của đồng đôla giảm sút => các quốc gia khác đòi đổi dự trữ USD ra vàng Để tránh nguy cơ bị rỗng kho vàng và để có thể tự do phát hành đôla không chịu ràng buộc của trữ lượng vàng đang giảm dần,
- Mỹ ngừng chuyển đổi USD ra vàng theo tỉ giá chính thức => hệ thống Bretton Woods sụp đổ 2. Các nước thành viên không tuân thủ cam kết vì lợi ích riêng Về phía Mỹ: khi cán cân thanh toán mất cân đối, chính phủ Mỹ không thể phá giá đồng USD đối với vàng được vì như vậy làm xói mòn niềm tin vào toàn bộ hệ thống Bretton Woods. Nếu Mỹ phá giá đồng đôla so với vàng thì ko cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế vì các nước khác vẫn duy trì tỉ giá cố định với đồng USD => tăng cung ứng tiền => lạm phát + thâm hụt cán cân thanh toán trầm trọng hơn Đối với các nước có cán cân thanh toán thâm hụt: tỏ ra miễn cưỡng khi phải phá giá đồng tiền của mình vì không chấp nhận chính sách thiểu phát nền kinh tế. Đối với các nước có cán cân thanh toán thặng dư (Đức, Nhật, Thụy Sĩ….) cũng tỏ ra miễn cưỡng chấp nhận tăng giá đồng tiền vì ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, thương mại. Các nước thâm hụt cũng như thặng dư cán cân thanh toán đều không sẵn sàng điều chỉnh tỉ giá để giữ giá USD như cam kết vì lợi ích kinh tế riêng => Bretton Woods sụp đổ là tất yếu VI. Tác động của sự sụp đổ - Hệ thống Bretton Woods sụp đổ => thế giới đi vào hệ thống tỉ giá hối đoái thả nối => Các nước có thể chủ động hơn trong việc cân đối lại cán cân thanh toán - Đồng tiền các quốc gia không còn phải giữ tỉ giá cố định so với đồng USD nữa, tạo điều kiện cho các đồng tiền khác vươn lên, giảm sự phụ thuộc vào kinh tế Mỹ => Thương mại quốc tế được thúc đẩy hơn, phát triển kiên kết kinh tế khu vực (EEC) Sự suy yếu của đồng USD và sự sụt giảm uy tín của Mỹ tạo điều kiện để một số đồng tiền khác như đồng Yên, Nhân dân tệ và Euro vươn lên trở thành đồng tiền trung tâm trong thương mại quốc tế => giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD - Hệ thống tiền tệ dễ hỗn loạn sau một thời gian dài
- Chuyên đề 6: Sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods 1. Quá trình hoạt động của Bretton Woods cho tới khi sụp đổ (1944 – 1973) a. Giai đoạn từ cuối những năm 1940 đến năm 1950 Đây là giai đoạn Bretton Woods hoạt động bình thường và hiệu quả nhất. Xét đến bối cảnh lịch sử thì đây là thời kì chiến tranh thế giới thứ 2 mới kết thúc, nước Mỹ lúc này gần như là cường quốc duy nhất trên thế giới với việc nắm giữ trong tay khoảng ¾ trữ lượng vàng của thế giới. Đồng đôla Mỹ có giá trị ổn định, thậm chí còn quý hơn vàng. Trong khi đó các nước Tây Âu lại bị thiệt hại nặng nề sau chiến tranh. Hệ thống tiền tệ Bretton Woods ra đời lấy đồng đôla Mỹ làm trung tâm. Đây còn được biết đến với giai đoạn “khát đôla”, nghĩa là đồng đôla được săn đón rất mạnh mẽ. Đơn giản là bởi vì các nước Tây Âu muốn có đôla để mua bán hàng hóa cũng như trao đổi với Mỹ. Chính giai đoạn này là giai đoạn mà Bretton Woods hoạt động hiệu quả, bởi nhu cầu đối với đồng đôla là mạnh mẽ và Mỹ có khả năng chuyển đổi đôla tự do ra vàng với giá 1USD tương đương với 35 ounce vàng. b. Giai đoạn từ những năm 1950 đến những năm 1960 Trong khoảng thời gian này, tình hình bắt đầu xấu khi khi mà địa vị của đồng đôla Mỹ đã bắt đầu suy yếu và đây chính là dấu hiệu suy sụp. Giai đoạn trước đó các nước Tây Âu và Nhật Bản phải phụ thuộc nặng nề vào Mỹ thì giai đoạn này, họ đã có sự phát triển vượt bậc và có sự độc lập nhất định. Sản lượng sản xuất của Tây Âu tăng lên kéo theo việc tăng xuất khẩu, nghĩa là họ nắm giữ trong tay một lượng đôla rất lớn. Số đôla trong tay nước ngoài tăng lên rất nhanh. Năm 1949 số đôla trong tay nước ngoài chỉ là 8.645 triệu đôla đã tăng lên thành 19.388 đôla trong năm 1959. Trong khi đó thì dự trữ vàng của Mỹ ngày càng giảm. Chính từ đây nảy sinh ra sự hoài nghi đối với đồng đôla Mỹ, khả năng chuyển đổi từ đôla ra vàng rõ ràng đã khó khăn. c. Giai đoạn từ những năm 1960 đến đầu những năm 1970 Đây là thời kì hệ thống Bretton Woods suy yếu nặng nề rồi đi đến sụp đổ hẳn. Năm 1960, dự trữ vàng của Mỹ chỉ còn lại 17.8 tỷ đôla Mỹ trong khi số đôla trong tay các Ngân hàng TW và tư nhân nước ngoài đã lên tới 17.2 tỷ đôla. Nếu kể cả số đôla nằm trong tay các quỹ tín dụng quốc tế thì tổng số
- đôla trong tay nước ngoài lên tới tận 21.2 tỷ đôla. Kho vàng của Mỹ bị cạn kiệt nhanh chóng, những cơn sốt vàng xuất hiện. Các quốc gia Tây Âu bắt đầu chỉ trích hệ thống Bretton Woods, vào đặc quyền của đồng đôla. Mặc dù Mỹ đã có những hành động cứu vãn tình hình, thậm chí là phá giá đồng đôla nhưng không tránh khỏi được sự sụp đổ. Bỏ qua mọi nỗ lực, đến tháng 3/1973, hệ thống Bretton Woods đã đi đến hồi kết, một chế độ tỷ giá mới, tỷ giá thả nổi đã được hình thành. 2. Những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods có thể có rất nhiều, tuy nhiên trong nội dung bài viết chỉ để cập đến hai nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ ấy. Có thể nói, ngay từ khi ra đời, Bretton Woods đã chứa đựng trong nó nguy cơ sụp đổ. Việc không duy trì được những điều kiện để tồn tại hay sự bất cập trong vị thế độc tôn của đồng đôla dẫn tới kết cục tất yếu của hệ thống Bretton Woods. Lý do thứ nhất phải kể đến lòng tin và sự phụ thuộc của các nước Tây Âu cũng như Nhật Bản vào Mỹ đã thay đổi kể từ khi thế chiến II kết thúc cho đến khi những dấu hiệu suy sụp của Bretton Woods xuất hiện vào đầu những năm 1960. Khi Bretton Woods ra đời, nó có tác dụng là đưa ra một hệ thống tiền tệ với tỷ giá cố định, đưa ra những nguyên tắc và quy định nhằm duy trì sự ổn định trong các quan hệ tiền tệ thanh toán giữa các nước hội viên. Lúc này, Mỹ với tư cách là nước thắng trận sau thế chiến II nắm giữ trong tay một khối lượng tài sản khổng lồ. Trong khi đó, các nước Tây Âu và Nhật bị thiệt hại nặng nề. Chính vì thế họ phải phụ thuộc vào Mỹ. Muốn mua bán hàng hóa với Mỹ thì phải có đôla. Do vậy Bretton Woods hoạt động hiệu quả. Nhưng sau này đến khoảng thập kỉ 50, các nước hồi phục dần dần và có sự độc lập nhất định với Mỹ. Dự trữ đôla trong tay nước ngoài tăng lên nhanh chóng trong khi Mỹ bị thâm hụt ngân sách do chi quá nhiều vào quân sự, đặc biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam. Cục diện lúc này đã thay đổi. Mỹ không còn là siêu cường duy nhất. Thế giới bây giờ chứng kiến nhiều cường quốc nổi lên. Vị trí độc tôn của Mỹ và của đồng đôla cũng dần bị sói mòn. Niềm tin vào Mỹ không còn như trước nữa, đặc biệt là khi nguồn khả năng quy đôla ra vàng của Mỹ giảm sút, hàng loạt cuộc săn vàng đã nổ ra. Thậm chí một số quốc gia còn chỉ trích hệ thống Bretton Woods. Quan điểm trong lòng khối tư bản chủ nghĩa bị phân hóa khi mà xu thế hòa hoãn, hòa bình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Đầu tư quốc tế: Chiến lược thâm nhập thị trường của các công ty xuyên quốc gia (TNCS) – Liên hệ với trường hợp Mcdonald’s thâm nhập thị trường Việt Nam
18 p | 1656 | 288
-
Tiểu luận Tài chính tiền tệ: Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia ở các nước nhận đầu tư
52 p | 329 | 102
-
Tiểu luận kinh tế chính trị: Bản chất và vai trò của cty đa quốc gia
19 p | 206 | 76
-
Tiểu luận: PHÂN TÍCH KINH NGHIỆM KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA MỘT CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
29 p | 262 | 67
-
Tiểu luận:PHÂN TÍCH KINH NGHIỆM KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA MỘT CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẬP ĐOÀN
29 p | 210 | 65
-
Thuyết trình: Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức ở các công ty đa quốc gia với chiến lược kinh doanh quốc tế
25 p | 566 | 64
-
Tiểu luận: " Công ty cổ phần tư nhân đã khởi sự thành lập, huy động vốn ban đầu, đã phát hành cổ phiếu và đang hoạt động hiệu quả "
16 p | 471 | 58
-
Tiểu luận Tài chính tiền tệ: Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty ĐQG ở các nước nhận đầu tư
37 p | 285 | 58
-
Tiểu luận Bản chất và vai trò của công ty đa quốc gia
19 p | 194 | 37
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam
228 p | 139 | 32
-
Đề Tài: Nghiên cứu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của một công ty đa quốc gia
37 p | 128 | 29
-
Tiểu luận môn Tài chính tiền tệ: Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty này ở các nước nhận đầu tư
45 p | 158 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
118 p | 64 | 15
-
Thuyết trình: Hoạt động sản xuất – điều hành quốc tế
25 p | 105 | 14
-
Tiểu luận: Công ty liên doanh
26 p | 181 | 14
-
Công ty đa quốc gia – Chủ thể đặc biệt trong QHKTQT
23 p | 68 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế của các công ty đa quốc gia tại TP.HCM
137 p | 35 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn