Tiểu luận: Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc - lò thép cách mạng rực lửa
lượt xem 15
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu về quá trình hình thành chứng tích Nhà tù Phú Quốc từ xưa đến nay, từ đó đưa ra cho người đọc, người xem một cái nhìn tổng quan về nhà tù. Tìm hiểu về những nỗi đau, cuộc sống nơi được gọi là “ Địa ngục trần gian” và tinh thần bất khuất, ý chí sắt đá của các chiến sĩ cách mạng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc - lò thép cách mạng rực lửa
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TIỂU LUẬN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. ĐINH THỊ TÂN SINH VIÊN THỰC HIỆN: 1. LÊ THỊ KIỀU TIÊN (MSSV:2111063008) 2. DƯƠNG NGỌC TUYẾT CHÂN (MSSV:2111063018) 3. NGUYỄN NHƯ QUỲNH (MSSV:2111063020) 4. NGUYỄN BÙI NHƯ PHƯƠNG (MSSV:2111063006) MỤC LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử là một chặng đường dài của mỗi quốc gia. Dân tộc nào cũng trải qua những năm tháng hào hùng bi tráng. Và nhờ những năm tháng đó mà con người càng hoàn thiện hơn, càng phát triển hơn về mọi mặt trong đó có nhân cách. Việt Nam là một đất nước có lịch sử rất oai hùng , bề dày lịch sử hơn 4000 năm và là một người dân Việt Nam, chúng ta không thể quên được những cuộc chiến mà nhân dân ta phải trải qua. Qua những di tích văn hoá, lịch sử để lại ta càng thấy tự hào, trân trọng những người đã ngã xuống vì nước nhà, thật oanh liệt. Chúng ta là những người may mắn và hạnh phúc sinh ra trong thời bình nhưng qua những nhân chứng lịch sử, qua trang sử hào hùng chúng ta phải luôn tự hào về những chiến công cũng như biết ơn về các anh hùng đã ngã xuống vì độc lập tự do của tổ quốc. Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Nói đến du lịch Phú Quốc, ngoài khám phá những bờ biển tuyệt đẹp và những món đặc sản trứ danh, không ai có thể bỏ qua được di tích nhà tù Phú Quốc nơi đây từng là “địa ngục trần gian” ghi dấu tinh thần kiên trung của những người tù cộng sản, tố cáo tội ác tày trời của đế quốc Mỹ. Nhà tù Phú Quốc chính là bức tranh chân thực nhất về sự dã man, tàn bạo của kẻ địch trong thời loạn. Trên nền tảng đó, chúng tôi chọn đề tài Nhà tù Côn Đảo Phú Quốc là đề tài nghiên cứu của nhóm, cùng với những lí do như sau: Một là: Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Thật vậy, câu nói của Hồ Chủ Tịch chính là lời nhắc nhở sâu sắc với con dân đất Việt về lịch sử nước nhà. Có thể nói, lịch sử là cội rễ của sự hình thành nền văn hóa, là lời giải đáp về gốc tích tổ tiên cha ông mà mỗi con người, mỗi quốc gia đều mang một ẩn số riêng. Lịch sử đem lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về nguồn cội, về cha ông, tổ tiên, nâng cao thêm lòng tự tôn dân tộc, chắp cho đôi cánh của niềm tự hào về một 2
- trang sử đau thương mà oanh liệt của những con người đã hóa núi sông ta. Bên cạnh đó, lịch sử còn đem lại những giá trị truyền thống, của đạo đức mà cha ông ta truyền lại cho con cháu ngàn đời. Hai là: Chào mừng 67 năm Ngày Cách Mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Ba là: Nước ta đang trong quá trình đấu tranh với dịch Covid19. Với sự đồng lòng, chung sức, ý chí quyết tâm rất cao của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đẩy lùi dịch Covid19, cho người dân được trở lại cuộc sống bình yên như ông cha ta đã từng nằm xuống vì hòa bình đất nước. Bốn là: Giới thiệu Nhà tù Phú Quốc – một trong những di tích quốc gia đặc biệt được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm nhiều nhất Từ những lí do đó, chúng tôi quyết định chọn Nhà Tù Côn Đảo làm đề tài nghiên cứu, cùng nhau nhìn lại vào những trang sử oanh hùng của dân tộc, những nỗi đau của lịch sử. Vì nhà tù Phú Quốc là một nhân chứng sống cho lòng yêu nước của dân tộc ta. Đồng thời, chúng tôi muốn nghiên cứu nó một cách sâu sắc hơn để có thể tự tin quảng bá hình ảnh đẹp này đến với những bạn bè trong và ngoài nước, những ai chưa biết đến nhà tù Phú Quốc – một khu di tích của hòn đảo ngọc xinh đẹp. Là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ, để bản hùng ca giữa trùng khơi về tinh thần độc lập tự do sẽ tiếp tục vang vọng trong mỗi trái tim người Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những vấn đề xoay quanh nhà tù Phú Quốc luôn được các nhà văn hóa, sử gia, kiến trúc sư, dân tộc học, dịch học, phong thủy học, âm nhạc, hội họa tìm tòi nghiên cứu hoặc viết lẻ tẻ đăng báo, hoặc viết thành sách. Cuốn sách “Trại giam tù binh Phú Quốc Những trang sử đẫm máu” được các nhân chứng lịch sử viết lên bằng cả sự thật, trải nghiệm của chính bản thân trong những 3
- năm tháng bị giam giữ, tra tấn trong tù. Tuân thủ nguyên tắc trung thực, tác giả khách quan chọn lọc, ghi lại những điều thật sự đã xảy ra phía sau những dây thép gai. Sách do tác giả Trần Văn Kiêm, NXB Tổng Hợp TPHCM xuất bản. Cùng đó, là cuốn Trại giam tù binh Phú Quốc thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của tác giả Phạm Thiên Thư, NXB Tổng Hợp TPHCM tái bản 2018. Tinh thần kiên trung, bất khuất ấy đã từng được nhiều nhà văn, nhà thơ và cả nhiều đồng chí sau ngày “chiến thắng trở về” khắc họa… Cuốn Trại giam tù binh Phú Quốc thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã góp thêm tiếng nói tương đối toàn diện về cuộc chiến đấu bi hùng nhưng rất đáng tự hào, đã nêu nhiều bài học quý báu cho Đảng ta, cho quân đội và nhân dân ta. Ngoài ra, chúng ta còn được thấy trên mọi phương diện báo chí, phóng sự và phim tài liệu. Người đọc được biết đến nhiều cuộc đấu tranh mà chỉ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, với nghị lực sáng tạo phi thường của chiến sĩ cách mạng, chiến sĩ cộng sản bị địch bắt, tù đày mới đủ sức chống lại bọn đao phủ ác ôn, mà tội ác của chúng trời không dung, đất không tha. 3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Một là, nghiên cứu về quá trình hình thành chứng tích Nhà tù Phú Quốc từ xưa đến nay, từ đó đưa ra cho người đọc, người xem một cái nhìn tổng quan về nhà tù. Hai là, tìm hiểu về những nỗi đau, cuộc sống nơi được gọi là “ Địa ngục trần gian” và tinh thần bất khuất, ý chí sắt đá của các chiến sĩ cách mạng. Ba là, tìm hiểu những tội ác tàn bạo, dã man của giặc đối với nhân dân ta. Mục đích nghiên cứu: Một là, ngày nay, cuộc sống của con người ngày càng được hiện đại hóa hơn thì nhu cầu trở về cội nguồn tìm hiểu những văn hóa truyền thống là một 4
- nhu cầu thiết yếu, nâng cao hiểu biết những giá trị văn hóa, lịch sử, những danh nhân văn hóa của mọi thời đại, của mỗi quốc gia, dân tộc. Hai là, làm tư liệu cho việc học tập, nghiên cứu sau này. Ba là, thoả mãn về sự hiếu kỳ, tìm tòi về những giá trị lịch sử quý giá của dân tộc. 4. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về Nhà tù Phú Quốc – một địa danh, di tích lịch sử mang đậm dấu ấn dân tộc, tồn tại từ năm 19671973. Nơi còn được biết đến với tên gọi “ Nhà lao Cây Dừa” thuộc tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu tổng thể về Nhà tù Phú Quốc, lịch sử nhà tù trong những năm kháng chiến. 5. Câu hỏi nghiên cứu Quá trình hình thành và về dày lịch sử của Nhà tù Phú Quốc như thế nào? Di tích được dựng lại theo những sự kiện lịch sử thực tế, vậy có còn tồn tại những nỗi đau trong quá khứ còn kéo dài đến hiện tại? Những tội ác tàn bạo của giặc đối với nhân dân ta được thể hiện như thế nào? 6. Giả thuyết nghiên cứu Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc là một trại giam nằm tại phường An Thới ở phía nam đảo Phú Quốc. Trong Chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ) được xây dựng từ năm1949. Như một mảng tối ám ảnh giữa đảo ngọc trong xanh thanh bình, Nhà tù Phú Quốc là minh chứng chân thực về sự khốc liệt của chiến tranh, chỉ tham quan và nhìn thôi cũng đã đủ làm du khách rùng mình về sự dã man và tàn nhẫn mà những tù nhân ở đây từng gánh chịu. Hiện nay, hang năm di tích Trại giam Phú Quốc đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan trong và ngoài nước 5
- (trong đó có nhiều cựu tù binh là chứng nhân sống về lịch sử di tích), góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng bất khuất cho các thế hệ. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài dùng phương pháp phân tích tài liệu là chủ yếu. Thu thập tài liệu, tổng hợp, phân tích. Phương pháp thu thập tài liệu: Dùng tài liệu thu thập được trên sách báo, internet, hình ảnh,… để có cái nhìn tổng quát đầy đủ bao quát về nhà tù Phú Quốc. Phương pháp quan sát: Quan sát, tổng hợp trên những gì thực tế thấy được. Phương pháp tổng hợp: Nhằm tổng hợp lại các kiến thức có trong tài liệu thu thập được trên nguồn internet đưa ra những luận điểm, những vấn đề để phân tích. Phương pháp phân tích: Dựa trên tài liệu thu thập về nhà tù Phú Quốc nhóm chúng tôi phân tích tổng hợp làm rõ những tội ác man rợ dã man mà bọn thực dân đã làm đối với người chiến sĩ cách mạng từ đó cho thấy sự hi sinh hào hùng của ông cha ta để chiến đấu bảo vệ đất nước cho ta cuộc sống bình yên như ngày hôm nay. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về mặt khoa học, nghiên cứu đề tài này giúp cho mọi người sẽ hiểu được sâu hơn về khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc, tạo ra nguồn tài liệu phục vụ cho những nghiên cứu sâu hơn về sau. Về mặt thực tiễn, việc thực hiện đề tài nghiên cứu về Nhà tù Phú Quốc sẽ giúp nhóm chúng em hoàn thành môn học và bổ sung kiến thức cho bản thân. Nó sẽ là nguồn tài liệu sau này giúp cho học sinh, sinh viên bổ sung thêm kiến thức trong học tập và làm việc. 9. Dự kiến dàn ý công trình nghiên cứu Phần mở đ ầ u 6
- 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu 6. Giả thuyết nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 8. Ý nghĩa 9. Dự kiến dàn ý công trình nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn Chương 2: Tổng quan về Nhà tù Phú Quốc 1. Vị trí địa lí 2. Những khu vực chính tại Nhà tù Phú Quốc Chương 3: Lịch sử Nhà tù Phú Quốc trong những năm kháng chiến 1. Thời kì kháng chiến chống Pháp 2. Thời kì chiến tranh Việt Nam Chương 4: Nhà tù Phú Quốc – Minh chứng tội ác tàn bạo 1. Những hình thức tra tấn 2. Chứng tích chiến tranh tàn khốc Chương 5: Gía trị lịch sử của Nhà tù Phú Quốc 7
- 1. Gía trị lịch sử 2. Những điều có thể bạn chưa biết về nhà tù Phú Quốc Kết luận Ý nghĩa PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận Khái niệm Nhà Tù: Nhà tù, hay trại giam/ cơ sở cải huấn / trung tâm giam giữ / trung tâm cải tạo, là một cơ sở mà ở đó các tù nhân bị giam nhốt cưỡng bức và bị từ chối các quyền tự do thuộc thẩm quyền của nhà nước. Nhà tù được sử dụng phổ biến nhất trong hệ thống tư pháp hình sự: những người bị buộc tội có thể bị bỏ tù cho đến khi họ xét xử; những người nhận tội hoặc bị kết tội tại phiên tòa có thể bị phạt tù trong một thời gian nhất định. Nói một cách đơn giản nhất, nhà tù cũng có thể được mô tả là một tòa nhà trong đó mọi người bị giam giữ một cách hợp pháp như một hình phạt cho tội ác mà họ đã gây ra. Nhà tù cũng có thể được sử dụng như một công cụ các chế độ độc tài dùng để đàn áp chính trị. Các đối thủ của họ có thể bị bỏ tù vì các tội ác chính trị, thường mà không cần xét xử hoặc theo thủ tục pháp lý khác; việc sử dụng này là bất hợp pháp theo hầu hết các hình thức luật quốc tế quản lý việc quản lý công bằng công bằng. Trong thời kỳ chiến tranh, tù nhân chiến tranh hoặc những người bị giam giữ có thể bị giam giữ trong các nhà tù quân sự hoặc trại tù binh chiến tranh, và một nhóm lớn dân thường có thể bị giam giữ trong các trại tạm giam Khái quát về Nhà tù Phú Quốc: Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc là một trại giam nằm ở phía nam 8
- đảo Phú Quốc. Trong Chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa. Đảng Cộng sản Việt Nam: ra đời trong lòng một đất nước còn đang chìm ngập trong bóng tối của chế độ phong kiến, thực dân, hơn 90% người mù chữ và một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nạn đói xảy ra hằng năm. Mấy ngàn người cộng sản đầu tiên ấy tồn tại trong máu lửa khủng bố bạo tàn, nhiều người đã hy sinh, nhiều người đã nếm trải những nhà tù khét tiếng nhất ở Sơn La, Côn Đảo, Hỏa Lò, Phú Quốc… 1.2. Cơ sở thực tiễn Năm 1949 khi quân Trung Hoa Quốc dân đảng thua trận trước Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Hoàng Kiệt ( ? ? Huang Chieh) tướng lĩnh tỉnh Hồ Nam dẫn hơn 30000 quân chạy sang Việt Nam, lúc bấy giờ được Pháp đưa ra đóng quân tại phía Nam đảo Phú Quốc. Sau đó, năm 1953, họ về Đài Loan theo Tưởng Giới Thạch. Họ bỏ lại nhà cửa đồn điền, thực dân Pháp thấy vậy tận dụng nhà cửa có sẳn lập ra nhà tù rộng khoảng 40 hecta gọi là "Trại Cây Dừa" nhốt tù binh gần 14000 người.[2] Trại gồm 4 khu nhà giam A, B, C, D. Các tù binh cộng sản bị Pháp bắt từ các chiến trường Trung, Nam, Bắc Việt Nam bị tập trung đưa ra trại giam này ở Phú Quốc. Số tù binh này gồm khoảng 14000 người, đa số từ nhà tù Đoạn Xá (Hải Phòng). Cũng như tại các nhà tù khác trong Chiến tranh Đông Dương, tù nhân cộng sản tại Trại Cây Dừa sinh hoạt đấu tranh chống khủng bố, đàn áp, và tổ chức vượt ngục. Sau hơn 1 năm ở trại, có 99 tù nhân bị chết, 200 người vượt ngục. Cuối năm 1955, Việt Nam Cộng hòa xây dựng một trại giam ở địa điểm Căng Cây Dừa cũ, với diện tích rộng 4 ha, đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa, còn gọi là Nhà lao Cây Dừa. Trại tù có nhà giam tù nam, nhà giam tù nữ, nhà giam phụ lão. Ngày 2 tháng 1 năm 1956, 598 người tù từ trại Trung tâm huấn chính Biên Hòa được đưa đến đề lao Gia Định, rồi đưa xuống tàu vận tải Hắc Giang của hải quân chở từ Sài Gòn về đến Phú Quốc. Về sau còn có thêm một số tù chính trị thuộc diện "Việt Cộng" hoặc "thân Cộng" cũng được đưa đến Trại huấn chính Cây Dừa. 9
- Tổ chức Chữ thập Đỏ đã đến nhà tù Phú Quốc vào những năm 1969, 1972. Các nhà quan sát của tổ chức này đã thấy sự tàn bạo có hệ thống và kéo dài tại nhà tù. Họ tìm được các vật chứng của nhục hình ở các tù binh, trong đó có các vết sẹo do tra tấn bằng điện, thể hiện của sự thiếu ăn, suy dinh dưỡng. Tháng 8 năm 1971, một điều tra viên của Sứ quán Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa báo cáo về sự đánh đập tù nhân tại Phú Quốc vẫn tiếp diễn. Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lực lượng canh gác tại nhà tù được đánh giá chỉ bằng số tù binh trốn trại, không có cố gắng nào trong việc kỷ luật các giám thị xử tệ với tù nhân. Sau các kết quả điều tra của MACV và Sứ quán Mỹ, Tướng Cao Văn Viên, tổng chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa, vẫn khẳng định rằng các đoàn kiểm tra của tổ chức Chữ thập Đỏ quốc tế đã báo cáo sai lệch về tình trạng ở nhà tù. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NHÀ TÙ PHÚ QUỐC 1.1. Vị trí địa lí Nhà tù Phú Quốc nằm tại địa chỉ số 350 Nguyễn Văn Cừ, thuộc xã An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tọa lạc ở hòn đảo phía Tây Nam nước ta thuộc tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, Nhà tù Phú Quốc cũng có một trại giam tù hình sự, giam giữ những tù nhân thường phạm bị kết án 10 năm trở lên, ở phường Dương Đông, mặt tây của đảo. Hiện tại Nhà tù Phú Quốc là một trong những điểm du lịch lịch sử, nơi ghi lại tội ác của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Đây là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng của du lịch Phú Quốc. Mỗi năm nhà tù Phú Quốc đón hơn 10 nghìn lượt khách ra vào tham quan. 1.2. Những khu vực chính tại nhà tù Phú Quốc Diện tích Trại giam Phú Quốc lên đến 400 hecta có tất cả là 12 khu (năm 1972) được đánh số từ khu 1 đến khu 12.Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu có 4 phân khu A, B, C, D. Mỗi phân khu có 9 phòng 10
- để tù binh ở, có 2 phòng để thẩm vấn, phạt vạ hoặc biệt giam tù binh.Mỗi khu trại giam lại được chia làm nhiều phân khu. Thường thì có 4 phân khu, trong 1 khu.Xung quanh mỗi phân khu là 04 vọng gác canh giữ 24/24 giờ và 10 vọng gác lưu động, đèn chiếu sáng toàn khu trại. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan. Tù binh có cấp bậc lớn nhất là Thượng tá. Nhà tù Phú Quốc cũng có một trại giam tù hình sự, giam giữ những tù nhân thường phạm bị kết án 10 năm trở lên, ở phường Dương Đông, mặt tây của đảo.Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ. Hiện nay, di tích chỉ còn lại một số hạng mục sau: Cổng Tiểu đoàn 8 quân cảnh: được làm bằng lõi trụ sắt và gạch đặc, tạo thành 02 trụ vuông hai bên. Nghĩa địa tù binh: diện tích 20.427,8m2, nằm ở khu vực đồi 100, bốn mặt đều giáp với đất của Hải quân vùng 5, cách điểm Trại giam phân khu B2 khoảng 1km. Sau năm 1975, toàn bộ công trình được xây bằng bê tông cốt thép, có hàng rào bao quanh. Khu trung tâm nghĩa địa được thiết kế hình tròn, chính giữa có một khối hình chữ nhật, bên trên là tượng đài hình nắm tay (nắm đấm) thể hiện lòng căm thù, tinh thần kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hy sinh của các chiến sĩ… Ở các vách tường phía bên trong của hình chữ nhật, cách mặt đất khoảng 1m, được dùng làm bia ghi danh liệt sĩ. Nhà thờ Kiến Văn: có diện tích 4.837,6m2, hiện là phế tích, tại đây chỉ còn lại vài mảnh tường, cùng nền xi măng và các cột góc tường. Nhà trưng bày bổ sung di tích được xây dựng bằng bê tông cốt thép, chia thành 02 phòng với 43 hiện vật và hơn 100 hình ảnh tư liệu: phòng chiếu phim giới thiệu sơ lược về Phú Quốc và phòng giới thiệu về tổng thể trại giam với 03 phần: Phần I, sa bàn và toàn cảnh trại giam (quá trình hình thành và tồn tại), phần II, những hình thức tra của địch và phần III, những hình thức đấu tranh và các kỷ vật của tù binh. 11
- Phân khu B2: được phục dựng lại với diện tích 17.693 m2, gồm các hạng mục như sau: Vọng gác (chòi canh): nằm ở bốn góc của phân khu giam B2, được làm bằng cột thép, cao khoảng 5m, rộng khoảng 1,5m, mái che bằng tôn. Hàng rào: là hệ thống dây kẽm gai, sắc nhọn, bùng nhùng được quấn thành 8 đến 10 lớp, cách khoảng 2 3m dọc hàng rào có các cột sắt dùng để treo bóng đèn. Cổng trại giam của phân khu B2: được quấn nhiều lớp rào kẽm gai để bao bọc, có quân cảnh bảo vệ. Chuồng cọp kẽm gai: nằm bên phải cổng phân khu là các chuồng cọp nằm, chuồng cọp ngồi, chuồng cọp nửa thấp nửa cao. Chuồng cọp dài khoảng 2m, rộng khoảng 0,5m, cao khoảng 0,5m, được để ngoài trời, nằm ngay sát mặt đất, làm bằng kẽm gai, bên trong là các mô hình tù binh bị giam giữ. Liền kề với các chuồng cọp kẽm gai là kiểu giam giữ tù binh bằng thùng cát xô, thực tế đây là một công ten nơ nhỏ. Trên đỉnh có đục một lỗ thông hơi, trên thành đục một cửa sổ nhỏ dùng để đưa cơm, nước vào cho người tù. Dãy nhà bếp và nhà ăn: nằm bên phải của cổng vào, có 04 nhà (loại nhà tiền chế, sườn là khung thép lắp sẵn, vách, mái, cửa sổ đều bằng tôn thiếc), bên trong cũng có mô hình tù binh đang nấu ăn. Dãy nhà dùng làm nơi ở, giam giữ và tra tấn tù binh: được đánh số từ 1 đến 18 theo thứ tự từ phải sang trái, là loại nhà tiền chế giống nhà bếp, bên trong mỗi nhà có 02 dãy sàn lát ván gỗ làm chỗ nằm nghỉ cho tù binh. Sau khi phục dựng, bên trong có mô hình tù binh, tái hiện các nội dung: phòng 1, cuộc đấu tranh chống địch đàn áp tù binh vào ban đêm; phòng 2, cuộc sống và sinh hoạt của tù binh vào những lúc địch không tổ chức đàn áp, khủng bố; phòng 3, 12
- cuộc đấu tranh biểu tình của tù binh phản đối địch; phòng 4, cuộc đấu tranh tuyệt thực của tù binh; phòng 6, cuộc đấu tranh của tù binh và sự đàn áp đẫm máu của địch ở Phân khu B8; phòng 13, 15, 16, một số hình thức tra tấn tù binh điển hình của địch ở trại giam; các phòng 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 18, cảnh tù binh bị giam giữ; phòng 14, đường hầm của tù binh đào để vượt ngục (đoạn hầm dài khoảng 25m, đường kính khoảng 50 cm); phòng 17, cảnh tù binh đào hầm và vượt ngục. Phòng biệt giam B2: diện tích 9 x 3m, vách được dựng bằng thép tấm, đục lỗ nhỏ, mái che bạt, dưới mái gần đỉnh đầu là lưới rào dây kẽm gai sắc nhọn, nền đất tráng xi măng. Phòng biệt giam tái hiện cảnh tượng địch tra tấn tù binh bằng chày vồ, bằng giày đinh, cho tù binh “đi tàu bay”, bị chôn sống… Dãy nhà vệ sinh: nằm phía sau phòng giam 14 và 16, giáp với hàng rào phía sau khu trại giam. Ở các dãy nhà vệ sinh đều có mô hình mô phỏng cảnh địch bắt tù binh dọn dẹp, khiêng thùng phân đi đổ… Đài tưởng niệm liệt sĩ tại Đồi Sim: diện tích 12.420,5m2, giáp với đất của dân và tỉnh lộ 47, được xây bằng bê tông cốt thép. Đài tưởng niệm được thiết kế với hai bên là biểu tượng hình ngọn sóng được sơn màu xanh da trời, cao khoảng 5m và chính giữa là hình khối nhọn, được khoét rỗng khoảng 2m tạo biểu tượng hình người mang ý nghĩa “những con người ra đi từ nơi ấy”. Cổng Tiểu đoàn 7 quân cảnh: sau giải phóng năm 1975, cổng Tiểu đoàn 7 quân cảnh được di dời vào trong, cách địa điểm cũ 15m. Cổng được làm lại bằng lõi trụ sắt và gạch chỉ đặc, tạo thành 02 trụ vuông hai bên, cao 4,1m, rộng 0,85m. Khoảng cách giữa 02 trụ cổng là 5,9m. Bao quanh cổng là tường rào cao 0,8m. Sát với trụ cổng bên trái (hướng từ ngoài vào) là bảng trích giới thiệu sơ lược về Tiểu đoàn 7 quân cảnh. Cổng và nhà Ban Chỉ huy trại giam: hiện nay ở điểm này chỉ còn lại cổng và 04 nhà mới được phục dựng lại trên nền cũ, có diện tích 20m x 5,68m đều được phục dựng bằng bê tông cốt thép, tường gạch, nền tráng xi măng, mái lợp 13
- tôn, cửa ra vào và cửa sổ làm bằng gỗ. Cổng mới tôn tạo lại được di dời vào bên trong cách vị trí cũ 21,5m, được làm bằng trụ sắt và đổ bê tông. Cánh cửa cổng chính làm bằng các thanh sắt ấp chiến lược và dây kẽm gai. Bao quanh cổng và nhà Ban Chỉ huy trại giam là tường rào. Mặt tường rào phía trước giáp tỉnh lộ 47, làm bằng dây kẽm gai, còn các mặt tường khác xây bằng bê tông. CHƯƠNG 3: LỊCH SỬ NHÀ TÙ PHÚ QUỐC NHỮNG NĂM KHÁNG CHIẾN 1.1. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp Năm 1953, thực dân Pháp đóng quân tại Nam đảo Phú Quốc xây dựng nhà tù khoảng 40 ha gọi là Trại Cây Dừa. Nơi đây giam giữ gần 14.000 tù binh, hầu hết là các tù binh cộng sản bị Pháp bắt từ các chiến trường Bắc, Trung, Nam bị tập trung về đây. Cũng như những nơi khác, các tù nhân ở đây tổ chức đấu tranh, đàn áp và vượt ngục. Sau hơn 1 năm có đến 99 người chết, 200 người vượt ngục. Sau Hiệp định Genève năm 1954, Pháp trao trả hầu hết tù binh cho Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà. 1.2. Thời kỳ chiến tranh Việt Nam Năm 1955, Việt Nam Cộng Hoà xây dựng trại giam tại địa điểm Căng Cây Dừa cũ. Diện tích ban đầu là 4 ha, đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa, hay còn gọi là Nhà lao Cây Dừa. Trại có các nhà giam phân tách nam, nữ, người cao tuổi. Năm 1956, gần 600 tù nhân từ Đề lao Gia Định được tàu đưa đến đây. Trước đó là từ Trung tâm huấn chính Biên Hoà. Về sau nhiều tù nhân chính trị cũng được đưa đến Nhà lao Cây Dừa. Cũng trong năm 1956, có khoảng 100 tù nhân vượt ngục, nhiều người bị bắn chết khi vượt rào. Vì nhận thấy tình hình bất ổn, những tù nhân chính trị bị đưa về đất liền, một số bị đày ra Nhà tù Côn Đảo. 14
- Một trại giam rộng hơn 400 ha được xây dựng cách địa điểm Căng Cây Dừa cũ 2km, nằm tại thung lũng An Thới. Trại giam chia thành 12 khu, mỗi khu chia thành 4 phân khu với số lượng hơn 400 nhà giam. Mỗi phân khu đều có 2 phòng để thẩm vấn, phạt hoặc biệt giam. Trại giam này thường được gọi là Trại giam tù binh Phú Quốc. Ngày nay nhà tù đã trở thành Di tích lịch sử tại Đảo Ngọc. Đây cũng là nơi tham quan, tìm hiểu của du khách trong và ngoài nước. Tại đây bao gồm khu trưng bày hiện vật trong nhà và khu trưng bày ngoài trời hầu như còn giữ nguyên vị trí của hiện vật. CHƯƠNG 4: NHÀ TÙ PHÚ QUỐC MINH CHỨNG TỘI ÁC TÀN BẠO 1.1. Những hình thức tra tấn Để có được nền hoà bình cùng gây dựng phát triển đất nước như ngày hôm nay cả một quá trình phải đánh đổi bằng xương, bằng máu, bằng những cuộc chia ly và bằng hàng ngàn tính mạng con người vô tội. Bọn thực dân và bè lũ tay sai không chỉ cướp nước chia mà còn đàn áp quân và dân ta bằng những thủ đoạn man rợ nhất. Sau những năm tháng trao tay chính quyền, đặc biệt đến thời Mỹ – Nguỵ chỉ trong vòng 6 năm từ 19671973 chúng đã bắt giữ và tra tấn bằng những phương thức ghê rợn nhất đến hàng loạt các chiến sĩ Cộng Sản cũng như người dân vô tội đã khiến cho Nhà tù Phú Quốc gây ra nỗi ám ảnh kinh hoàng cho bất kì ai từng đến nơi đây. Nhà tù Phú Quốc là bằng chứng về tội ác dã man, tàn bạo với hơn 45 kiểu tra tấn dã man của Mỹ – Ngụy. Với bộ máy điều hành, quản lý của địch ở nhà tù Phú Quốc có khoảng 2.000 nhân viên và sỹ quan, gồm cả hải quân, lục quân, không quân,… chúng đã giam giữ tổng cộng khoảng 40.000 lượt tù binh, chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ cách mạng và dân thường. Số lượng tù binh bị nhồi nhét trong các phòng giam lúc cao điểm từ 120 – 180 người. Theo thống kê, đã có khoảng 4.000 tù binh bị giết hại, hàng chục nghìn người bị thương tật, tàn phế. 15
- Thật không thể nào lột tả được nỗi thống khổ của quân và dân ta lúc bấy giờ. Chỉ có thể gói gọn trong cụm từ miêu tả về nơi đây: “Địa ngục trần gian”. Đầu tiên, ngoài khu giam giữ tập trung, nơi đây có những dãy chuồng kỳ lạ như để nuôi động vật. Chúng được gọi là “chuồng hổ”, một công cụ tra tấn tù nhân tàn bạo. Những chuồng này được làm bằng rào kẽm gai, chỉ đủ chỗ cho tù nhân nằm hoặc ngồi. Quản ngục nghĩ ra đủ biện pháp tàn bạo để tra tấn, từ đổ nước lạnh lên người tù nhân vào ban đêm, đổ nước muối hoặc hơ lửa gần chuồng vào những ngày oi nóng. Đã có rất nhiều tù nhân đã chết bởi hình thức tra tấn này. Đục răng là một trong những màn tra tấn được coi là nhẹ nhất trong 24 hình thức tra tấn dã man được nghĩ ra để tra tấn các tù nhân nhà tù Phú Quốc. Một chiếc gậy nhỏ được kê vào răng tù nhân, sau đó gõ búa vào đầu gậy. Muốn đục răng hàm trên thì đánh xuống, đục răng hàm dưới thì đánh lên. Một khi răng đã rơi ra thì tù nhân phải nuốt ngay máu, có người còn bị bắt nuốt trôi luôn cả răng xuống dạ dày. Khi nhìn thấy cảnh đó, mình bất giác rờ tay lên xem răng mình còn không. Ai trong chúng ta từng phải nhổ răng hẳn vẫn nhớ nỗi đau ấy ê ẩm đến như thế nào, ấy vậy mà các tù binh nhà tù Phú Quốc phải chịu đục liền một lúc hai, ba, thậm chí đến chục chiếc răng cùng một lúc thì hẳn còn đớn đau gấp vạn lần. Kinh khủng hơn là màn tra tấn bằng đèn cao áp. Những người tù nhân bị đặt nằm trên ghế, sau đó một chiếc đèn cao áp được đặt ngay trên mắt tù nhân. Quản ngục nhà tù Phú Quốc ép tù nhân phải mở to mắt và chiếu đèn vào trong thời gian dài, cho đến khi mắt bị chín đến phát nổ con ngươi mắt Còn có những tù nhân bị cho vào thùng phuy chứa đầy nước. Một tên quản ngục nhà tù Phú Quốc ấn đầu tù nhân xuống cho ngập nước, tên kia dùng búa gõ mạnh vào thùng phuy, khiến nhiều tù nhân vỡ tai, sặc nước tới chết. Nếu đã từng bị ai đó hét vào tai, hẳn bạn sẽ cảm thấy rất đau đầu đúng không nào? Tưởng tượng nỗi đau đó nhân lên gấp ngàn lần, và bạn sẽ hình dung ra được những gì các tù nhân phải trải qua. Một hình thức tra tấn man rợ khác, tưởng như chỉ có từ thời Trung Cổ, là luộc sống các tù nhân. Các quản tù của nhà tù Phú Quốc bỏ tù nhân vào bao tải, 16
- sau đó bỏ lên chảo nước đang sôi sùng sục. Nếu ai trong chúng ta từng bị bỏng nước sôi sẽ biết rằng vị trí bỏng trở nên vô cùng đau và rát, dù chỉ là một phần cơ thể rất nhỏ. Tôi không thể tưởng tượng được nỗi đau ấy sẽ lớn đến thế nào khi toàn bộ cơ thể bị nhận chìm trong nước sôi. Bất chấp cơ thể bỏng rát đau đớn, các tù nhân vẫn kiên quyết không hé răng hay kêu gào đau đớn, buộc phải coi khinh những đòn tra tấn của quản tù. Ngoài ra, còn có nhiều hình thức tra tấn dã man khác dùng để hành hạ tinh thần và thể xác dường như chỉ có ở địa ngục: Đập vỡ mắt cá chân và xương bánh chè; Dùng ván gỗ và đinh ốc, ép siết đến vỡ lồng ngực nạn nhân; Dùng kìm để rút móng chân móng tay; Dùng giẻ tẩm dầu đốt cháy hạ bộ; Dùng dùi đục để đục gãy từng chiếc răng; Móc mắt, dùng đèn cao áp để gần mắt cho đến khi mắt nổ đôm đốp; Bỏ tù nhân vào chảo nước sôi; Đóng đinh đủ mọi kích thước lên cơ thể tù nhân, cái nhỏ thì đóng xuyên ngón tay, cái lớn đóng vào cùi chỏ, đầu gối, những cái lớn nhất đóng vào hộp sọ để giết chết tù nhân. Tẩm xăng rồi đốt miệng những tù nhân không khai báo Nã đạn cối vào trại tù binh Cắt da “chỗ kín” của tù nhân, nhét đỉa sống vào rồi khâu lại; Nung thanh sắt đỏ rồi xuyên liên tục qua bắp chân; Mổ bụng, moi gan; Vì phải chịu cảnh đau khổ suốt một thời gian dài trong nhà tù, nên nhiều chiến sĩ tù đày đã tổ chức nhiều cuộc vượt ngục, tìm đủ mọi cách để thoát khỏi nơi địa ngục trần gian này. Theo tư liệu tại di tích, các thế hệ chiến sĩ bị tù đày tại đây đã làm nên kỳ tích, tổ chức được 42 cuộc vượt ngục. Vượt ngục quả cảm theo đủ mọi cách có thể: bí mật vượt rào; đánh lính áp giải khi ra ngoài làm việc khổ sai để cướp đường chạy trốn; đào hầm ngầm lấy lối thoát ra… Gần trăm người hy sinh hoặc bị bắt trở lại, hơn 200 người thoát được ra ngoài, tiếp 17
- tục hoạt động. Những cuộc vượt ngục thành công, thoát khỏi nhà tù này có thể được xem là kì tích đáng nể. Nhiều cuộc vượt ngục thành công, nhưng cũng có cuộc vượt ngục bị lộ anh em chiến sỹ cách mạnh phải đánh đổi cả tính mạng, tất cả vì mong muốn được tiếp tục chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1.2. Chứng tích chiến tranh tàn khốc Đến nay, chiến tranh đã đi qua, nhưng những vết tích, tàn tật đau thương vẫn để lại cho những chiến sĩ may mắn còn sống sót cho đến hiện nay khi bị giam giữ tại chốn địa ngục trần gian này. Điển hình là ông Tằng quê ở Quảng Ngãi, Sau khoảng 8 năm ở tù, ông được trao trả theo Hiệp định Paris, khi ấy ông chỉ còn 23kg. Đặc biệt hơn trong cạp quần ông có giắt 8 chiếc răng của chính mình. Hiện nay 8 chiếc răng đó đang nằm trong Bảo tàng của những người tù Phú Quốc, tại huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội”. Cùng với đó là hình ảnh về người lính đặc công năm xưa Nguyễn Viết Vĩnh ở Hải Phòng. Sau khi bị tra tấn tại nhà lao non nước thì ông tiếp tục bị chuyển đến nhà tù Phú Quốc và bị tra tấn với nhiều hình thức dã man, hàm răng dưới của ông Vĩnh đã bị rụng hết, mỗi khi trái gió trở trời thì đôi tai ông lại ù lên nghe như có tiếng máy bay đang gầm rú. khắp mình lại đau nhức ê ẩm và tê buốt mà đó là hậu quả từ những lần tra tấn của địch cách đây mấy chục năm. Bác Lương Quang Hồng ở thành phố Hồ Chí Minh cựu tù Phú Quốc bị giam cầm từ tháng 5/1968 đến tháng 3/1973, nhớ lại: “Gồng mình trước những đòn tra tấn của địch gần như không còn con đường sống, nhiều anh em, đồng chí may mắn thoát chết, trong đó có tôi. Kẻ địch càng tra tấn tàn bạo thì càng làm bừng lên khí phách kiên trung, bất khuất của người cộng sản, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân”. Bác Hàn Long Biên, bác Lương Quang Hồng và nhiều cựu tù Phú Quốc khác đều chung nhận xét: “Phú Quốc hôm nay phát triển ngoài sức tưởng tượng của những cựu tù chúng tôi. Sân bay quốc tế, bến cảng, cáp ngầm xuyên biển đưa điện quốc gia ra đảo, đường cao tốc Nam Bắc đảo, khu đô thị mới, khu du lịch… được đầu tư xây 18
- dựng hiện đại. Nhà cửa, phố xá, đô thị sung túc khang trang, sạch đẹp. Khách du lịch đến đông vui. Các thế hệ lãnh đạo của huyện Phú Quốc, của tỉnh Kiên Giang, đang nỗ lực xây dựng Phú Quốc đẹp giàu như hôm nay, không phụ lòng những chiến sĩ cách mạng anh dũng hy sinh trên đất đảo này và nhiều người khác đã góp một phần máu xương, công sức, mồ hôi, nước mắt trong đấu tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Nhiều cựu tù, đồng đội chúng tôi năm xưa rất muốn trở về thăm lại Phú Quốc.” Hình ảnh các chiến sĩ nhân dân ta thật là kiên cường, bất khuất, dũng cảm, dù phải chịu nhiều sự tra tấn dã man thậm chí đánh đổi bằng cái chết, nhưng vẫn kiên cường đấu tranh chống lại kẻ thù, , tìm mọi cách, mọi hình thức có thể để sớm về với cách mạng, với Đảng, vững chắc niềm tin nhất định đánh thắng kẻ thù xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc CHƯƠNG 5: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ NHÀ TÙ PHÚ QUỐC 1.1.Giá trị lịch sử Nhà tù ở Phú Quốc vẫn được biết đến là một di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây lưu giữ lại tội ác của đế quốc Mỹ đối với dân tộc ta. Đế quốc Mỹ đã sử dụng mọi cực hình dã man để làm mất đi ý chí chiến đấu và tinh thần yêu nước của nhân dân. Cảnh được dựng lại như tái hiện rõ nét hình ảnh tra tấn tàn bạo của Mỹ Ngụy. Đồng thời tố cáo tội ác của họ. Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc Di tích Quốc gia đặc biệt hôm nay nhuộm thắm máu đào của hơn 4.000 chiến sĩ cách mạng ngã xuống và hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ cộng sản đã vượt qua cái chết, tiếp tục chiến đấu đến ngày chiến thắng 30/4/1975. Di tích lịch sử này có giá trị lịch sử to lớn, gắn liền với vận mệnh dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nơi thắp sáng lên chủ nghĩa anh hùng cách mạng với những người chiến sĩ cộng sản mưu trí, dũng cảm, kiên trung, bất khuất, sẵn sàng hy sinh tất cả cho Đảng, cho Tổ quốc và nhân dân, nơi giáo dục 19
- truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho mọi người dân ViệtNam. 40 năm qua, tỉnh Kiên Giang tập trung tìm kiếm, thu thập tài liệu, hiện vật liên quan đến Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc; gìn giữ, tu bổ các di chỉ còn lại, phục dựng hiện trạng dấu tích đã mất; khai quật, tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ. Tỉnh tổ chức hội thảo khoa học về di tích lịch sử Trại giam Phú quốc với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khoa học và các cựu tù Phú Quốc, khẳng định giá trị to lớn của Di tích Nhà tù Phú Quốc trong lịch sử đấu tranh cách mạng giải phóng miền Nam. Hiện nay, trong khuôn viên Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc, các hạng mục nhà trưng bày hiện vật, nghĩa trang tù binh, đài tưởng niệm liệt sĩ đã được tu bổ, tôn tạo; khu trụ sở tiểu đoàn quân cảnh, khu làm việc của bộ chỉ huy trại giam, khu Trại giam B2 được phục dựng gần nhưnguyêngốc. Năm 1995, Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia. Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc gồm có tượng đài hình nắm tay, là "biểu tượng của sự đàn áp khốc liệt và tinh thần hiên ngang vùng lên phá xiềng của tù binh Phú Quốc", nghĩa trang liệt sĩ, và khu Trại giam Tù binh Phú Quốc được phục dựng. Ngày 27/3/2015, tại lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xếp hạng 14 di tích quốc gia đặc biệt của cả nước, trong đó có Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi khẳng định: Tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện công tác tu bổ, phục dựng, tôn tạo di tích Nhà tù Phú Quốc, tiến hành xây dựng Khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại đây và 11 bia ghi dấu địa điểm 11 khu giam còn lại của di tích, nhằm thể hiện nhiều hơn nữa giá trị lịch sử quý giá của di tích, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng kiên trung, bất khuất cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam, đồng thời giới thiệu một cách sinh động về ý chí đấu tranh giành, giữ độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam với bạn bè thế giới. Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc là điểm đến không thể thiếu của 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa nhằm phát triển du lịch văn hóa ở huyện Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay
80 p | 452 | 79
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Đông Triều – Quảng Ninh phục vụ cho phát triển du lịch
112 p | 310 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh phục vụ khai thác phát triển du lịch
109 p | 125 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Chùa Tiêu, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
26 p | 67 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
129 p | 20 | 13
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị ở xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
148 p | 58 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
124 p | 62 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên
135 p | 63 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
162 p | 66 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử nhà tù Hoả Lò, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
86 p | 19 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Chùa Vua, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
26 p | 32 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
24 p | 27 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội
110 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa du lịch: Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Thủ đô Viêng Chăn với việc phát triển du lịch văn hóa
10 p | 77 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn