Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công "Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu, bổ sung lý luận khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THÀNH VAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội, năm 2024
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRỊNH THÀNH HÀ 2. TS. NGUYỄN HOÀNG ANH Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp học viện, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp……., – Hội trường bảo vệ luận án cấp học viện, Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia Hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia; Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành của di sản văn hoá, là địa điểm lưu lại những dấu ấn cùng những trang sử vẻ vang với các chiến công oai hùng của ông cha ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Các công trình di tích bị xuống cấp bởi thời gian, đặc biệt các công trình di tích được xây dựng bằng gỗ hoặc hợp mái bằng tôn, gạch dễ bị suy thoái tác động của thời tiết, khí hậu gây ra hiện tượng bào mòn từ ngoài vào trong tâm cấu kiện hoặc gỗ bị mục từ bên trong, tích ẩm hoặc bị ăn mòn sinh học dưới tác động của nấm, mối, mọt, ký sinh trùng trên gỗ. Bên cạnh đó, các di tích lịch sử cách mạng được phân bố hầu hết ở các quận/huyện, các di tích được phân bố nằm rải rác, trong các khu vực hẻm sâu, đường giao thông đi lại cũng khó khăn nên chưa tạo được sự liên kết để phát triển hiệu quả cho các tuyến tham quan du lịch của Thành phố. Hơn nữa kinh phí đầu tư cho trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích còn hạn chế, chưa tương xứng với quy mô của di tích quốc gia. Ngoài ra, nhiều di tích lịch sử cách mạng chưa được khai thác và phát huy hết giá trị vốn có nhằm thúc đấy phát triển du lịch, bởi một số di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đang dần bị lãng quên trong tình trạng đóng cửa im lìm, hầu hết các di tích này thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ.
- 2 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu, bổ sung lý luận khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Tổng hợp, phân tích, bổ sung một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Trình bày quan điểm, phương hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Về nội dung: Luận án nghiên cứu một số nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
- 3 - Về thời gian: luận án nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay. Đồng thời nghiên cứu định hướng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận; - Nhóm phương pháp kỹ thuật xử lý thông tin, dữ liệu; - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia bao gồm những nội dung gì ? - Những yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ? - Thực tiễn quản lý nhà nước về di tích cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào ? - Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới ?
- 4 5.2. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một hệ thống các giải pháp mới, đồng bộ, có tính thực tiễn và khả thi cao về chính sách pháp luật, tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa; phân cấp quản lý cho từng địa phương về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; áp dụng công nghệ trong quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; thanh tra, kiểm tra thường xuyên để xử lý nghiêm minh sai phạm quy định về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia thì góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Những đóng góp mới của đề tài 6.1. Về lý luận - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu hoạt động quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã nêu lên tính cấp thiết của đề tài với các lý do còn tồn tại cả mặt chủ quan lẫn khách quan là cơ sở làm căn cứ để chọn đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia và kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, không chỉ áp dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh mà còn đóng góp 1 phần nhỏ kinh
- 5 nghiệm khoa học quản lý nhà nước về quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên cả nước. 6.2. Về thực tiễn - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua hoạt động đánh giá, tổng kết được kinh nghiệm từ kết quả nghiên cứu của đề tài luận án đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng được những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa của di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Các giải pháp mà luận án đề xuất có thể áp dụng ngay tại địa phương nghiên cứu hoặc địa phương khác có sự tương đồng về điều kiện kinh tế, văn hóa, lịch sử. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA 1.1. Các công trình nghiên cứu Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, đã nghiên cứu các công trình tiêu biểu như: Bài viết “Conversation of cultural heritage from participation to collaboration” của tác giả Ion Sandu and Petronela Spiridon đăng trên Encatc Journal of Cultural management and Policy. Bài viết “Cultural heritage policies as a tool for development: discourse or harmony?” Encatc Journal of Cultural management and Policy”, Volume 4/Issue 1/2014/ISSN 2224 -2554, của các tác giả Sigrid Van der Auwera và Annick Schramme; Sách “Management planning of UNESCO World Heritage Sites - Guidelines for the development, implementation and monitoring of management plans - with the examples of Adriatic WHSs” của Trung tâm Bảo tồn và Khảo cổ Montenegro xuất bản năm 2016; Công trình luận án tiến sĩ nghiên cứu về “Vấn đề gìn giữ và phát huy Di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay” của Trần Thị Hồng Minh; Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu giá trị các di tích địa đạo miền Đông Nam Bộ” năm 2008 của tác giả Nguyễn Đình Thanh; Bài viết “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa vì sự phát triển bền vững” của tác giả Lưu Trần Tiêu....
- 7 1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu 1.2.1. Những vấn đề đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu đã xây dựng và đưa ra khái niệm, nội dung, vai trò, đặc điểm quản lý nhà nước về di sản và di tích lịch sử cách mạng. Các công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu sâu vào cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản, di tích; hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản, di tích quốc gia đặc biệt, quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa; xây dựng được nội dung quản lý nhà nước về di tích; Các công trình cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng về di sản, di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng. Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu cũng đã trình bày được các yêu cầu, cách thức, chính sách quản lý di sản văn hóa để đạt được hiệu quả. Hơn nữa, các nguyên tắc, phương pháp cũng như quy trình cách thức quản lý rủi ro về di sản văn hóa được đề cập cụ thể trong công tác bảo tồn di sản văn hóa. Khái quát các công trình nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp thêm các luận cứ, cơ sở khoa học để đưa ra một số giải pháp, kiến nghị bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử-văn hóa trong hoạt động quản lý nhà nước về di sản nói chung và quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nói riêng. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ Các công trình nghiên cứu liên quan di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia được tiếp cận về lý luận giá trị văn hóa là
- 8 chủ yếu. Các công trình nghiên cứu liên quan về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia được tiếp cận dưới góc độ quản lý công còn rất hạn chế. Cho nên, những vấn đề lý luận về lĩnh vực này còn chưa được hoàn chỉnh, cần được đặt ra để nghiên cứu, trao đổi. Công trình nghiên cứu về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là chưa nhiều. Các công trình tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về di sản, di tích địa bàn khác nhau nhưng chưa phân tích rõ về tính lý luận, cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Luận án tiếp tục nghiên cứu về những vấn đề chung của quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, cụ thể là khái niệm, nguyên tắc, những yếu tố tác động cơ bản đến hoạt động quản lý nhà nước. Cần xác định cụ thể các thành tố nội dung trong nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia và bài học kinh nghiệm ở các địa phương phải tương ứng phù hợp của hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Phân tích đầy đủ các nội dung thực trạng của quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để làm cơ sở đánh giá nhận xét một cách cụ thể của từng nội dung vấn đề mà luận án tiếp cận. Đề xuất những giải pháp có tính khả thi để hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của chúng trong mối quan hệ “phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế” và trong mối quan hệ “vừa bảo
- 9 tồn bản sắc văn hóa dân tộc vừa mở rộng giao lưu hội nhập với thế giới”. Kết luận chương 1 Các nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ bản về hệ thống di tích của các địa phương, những bản sắc riêng từng vùng miền nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa vì sự phát triển bền vững, bao hàm ý nghĩa phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa những lợi thế cho phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh, từ đánh giá thực trạng về hệ thống di tích thì nội dung các bài viết đã đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản nói chung và di tích lịch sử nói riêng. Các công trình nghiên cứu về quản lý di sản, di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đặc biệt, quản lý di sản đô thị trong bối cảnh phát triển đô thị ở Việt Nam, quản lý và khai thác di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập là những vấn đề cấp thiết, các công trình đã đề cập khái quát cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý di sản nói chung và di tích nói riêng, từ những mặt đạt được và chưa đạt được để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản. Qua các công trình đề cập, đã đánh giá những mặt đạt được công trình nghiên cứu, còn những khoảng trống chưa được nghiên cứu trong các công trình thì đưa ra và tiếp tục nghiên cứu.
- 10 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA 2.1. Những vấn đề chung của quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia 2.1.1. Một số khái niệm liên quan Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Di tích là dấu vết của quá khứ còn lại lưu trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử về bảo tồn di tích. Di tích lịch sử - văn hóa là những dấu tích, dấu vết hoạt động của con người trong quá trình lịch sử còn sót lại, được phân chia thành các loại như di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa - nghệ thuật. Di tích lịch sử cách mạng là công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng được hiểu là hoạt động chấp hành, điều hành của các cơ quan nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật và thi hành luật pháp đối với hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích lịch sử cách mạng. 2.1.2. Phân loại di tích Căn cứ vào lĩnh vực thì di tích được chia thành 04 loại: di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh
- 11 nhân), di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh. Căn cứ vào giá trị tiêu biểu mà di tích phân thành 04 loại: di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương; di tích cấp quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia; di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia. 2.1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, gồm: Yếu tố chính trị; Yếu tố pháp lý; Yếu tố kinh tế; Yếu tố văn hóa, truyền thống, tập quán; Sự tham gia của người dân; Yếu tố khoa học công nghệ. 2.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
- 12 2.3. Kinh nghiệm một số địa phương và bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Qua kinh nghiệm của Hà Nội, Quảng Trị, Bến Tre, bài học kinh nghiệm rút ra cho Thành phố Hồ Chí Minh tham khảo trong hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, cụ thể: Về công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Cần chú trọng đến vấn đề quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích một cách đồng bộ; Về chiến lược, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ở tất cả các cấp địa phương trên địa bàn một cách cụ thể, hướng đến mục tiêu chung phát triển nguồn lực cho hoạt động quản lý di tích. Cần đầu tư xây dựng đội ngũ quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia chất lượng, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý di tích. Đặc biệt, quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn trong công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn của các đơn vị quản lý không để trách nhiệm chồng chéo lên nhau; Từng bước xã hội hóa trong quản lý di tích tạo chính sách thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực để nâng cao hiệu quả về việc bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Áp dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý di tích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Tăng cường giám sát, thanh kiểm tra đối với các di tích do địa phương quận, huyện làm chủ đầu tư, lưu ý những công trình sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa.
- 13 Kết luận chương 2 Kết quả nghiên cứu chương 2 đã trình bày cơ sở lý luận quản lý về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia bao hàm nhiều nội dung như về kế hoạch, chiến lược để bảo tồn và phát huy giá trị di tich lịch sử cách mạng cấp quốc gia trong hiện tại và giai đoạn tới. Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia cần chú trọng đến các nội dung khác như hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, đội ngũ nguồn nhân lực, cách tổ chức hoạt động quản lý và hoạt động thanh kiểm tra để phòng ngừa và xử lý các vi phạm liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Văn hóa và kinh tế có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, hỗ trợ thúc đẩy cho nhau. Do vậy, cần có sự quản lý của nhà nước thường xuyên, liên tục, tích cực, chủ động là hết sức quan trọng. Để nâng cao năng lực chuyên môn và kinh nghiệm quản lý về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, cần có sự giao lưu, học hỏi kinh nghiệm các địa phương khác trên địa bàn cả nước. Qua đó ta có thể rút ra được những kinh nghiệm để áp dụng vào quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia tại địa phương một cách hợp lý và hiệu quả.
- 14 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Khái quát về điều kiện phát triển và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1. Khái quát về điều kiện phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Điều kiện tự nhiên; - Điều kiện chính trị - hành chính; - Đặc điểm kinh tế - xã hội. 3.1.2. Khái quát về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Quá trình hình thành và phát triển di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Di tích được hình thành trong quá trình khai phá xây dựng, đấu tranh của lớp cư dân trong tiến trình lịch sử nhiều năm qua trên vùng đất này. Số lượng các công trình, địa điểm đã được quyết định xếp hạng di tích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (đến tháng 12/2022) với 185 di tích đã quyết định xếp hạng: 02 di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử); 58 di tích quốc gia (02 - khảo cổ học, 32 - kiến trúc nghệ thuật, 24 - lịch sử); 125 di tích cấp thành phố (75 - kiến trúc nghệ thuật, 50 - lịch sử). - Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia tiêu biểu Đề cập đến một Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia tiêu biểu như Di tích lịch
- 15 sử quốc gia đặc biệt Dinh Độc Lập; Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Củ Chi; Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Căn cứ Rừng Sác; Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ngã Ba Giồng… - Phân bố các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có 24 di tích đã quyết định xếp hạng tính đến thời điểm tháng 12 năm 2022. 3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Khảo sát và đánh giá thực trạng trên các phương diện: Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy định pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Thực trạng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Thực trạng tổ chức bộ máy; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức về quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Thực trạng huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử
- 16 cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Thực trạng thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 3.3.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố đã xây dựng quy hoạch kiến trúc cảnh quan đô thị, xác định các khu vực kiến trúc cảnh quan đô thị cần bảo tồn đô thị gắn với phát triển du lịch bền vững. Thành phố chỉ đạo tổ chức, triển khai, áp dụng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ và Bộ đến các địa phương trên địa bàn một cách nhanh chóng và kịp thời trong công tác quản lý về di tích lịch sử - văn hóa. Hoạt động tổ chức, chỉ đạo tôn tạo, trùng tu các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia bị xuống cấp được đánh giá mức độ trung bình khá ở mức độ kịp thời. Mức độ thường xuyên và tính hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích đến người dân được đánh giá ở mức độ khá. Tổ chức mở nhiều được nhiều lớp và và cử nhiều cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và đội ngũ quản lý di tích ở cơ sở tham gia nâng cao trình độ chuyên môn. Các tổ chức, đơn vị có thẩm quyền sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn xã hội hóa để trùng tôn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia bị xuống cấp
- 17 được đánh giá ở mức độ tốt, phù hợp. Thanh kiểm tra xử lý hành chính, kịp thời ngăn chặn những trường hợp xâm hại, lấm chiếm khu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia làm ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích. 3.3.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, chưa có quy hoạch tổng thể dài hạn về hệ thống di sản nói chung và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nói riêng; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại, chưa có văn bản pháp luật quy định riêng về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, chủ yếu dựa vào văn bản về di sản hoặc di tích; Tiến độ thực hiện hoạt động kiểm kê di tích vẫn còn chậm và gặp khó trong quá trình thực hiện; Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về di tích chưa sâu rộng đến người dân, hoạt động vẫn mang tính hình thức dẫn đến hiệu quả chưa cao; Tổ chức bộ máy, di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia được thống nhất quản lý cấp trung ương đến địa phương; chưa có các lớp tập huấn chuyên sâu quản lý về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Nhiều di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia xuống cấp nhưng thiếu nguồn kinh phí để tu bổ; Công tác thanh tra chưa thường xuyên, chủ yếu là tiến hành thanh, kiểm tra theo kế hoạch.
- 18 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Chiến lược, quy hoạch của trung ương chưa quan tâm nhiều đến hệ thống di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Các nhà soạn thảo văn bản chưa quan tâm đúng mức về hệ thống văn bản quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Cá nhân là chủ sở hữu di tích, hay đơn vị được giao quản lý thì họ không có nguyện vọng đăng ký xếp hạng di tích mặc dù di tích đủ điều kiện; Việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về di sản văn hóa chưa được quan tâm đúng, công tác tuyên truyền về di tích chưa được chú trọng, thông tin về di tích hạn chế, hình thức tuyên truyền, phổ biến chưa phong phú; Tổ chức bộ máy, một số di tích đã được công nhận cấp quốc gia nhưng chưa thành lập Ban quản lý di tích ở cơ sở bởi cơ cấu tổ chức và số lượng nhân sự chưa được định biên và nguồn kinh phí không đủ để chi trả khi thành lập Ban quản lý tại mỗi di tích. Trình độ đào tạo thường khác với trình độ đảm nhiệm chuyên môn, ở quận/huyện một công chức thường đảm đương nhiều công việc; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, quy trình thủ tục phức tạp; chưa có rõ rệt, do thiếu quy định chi tiết về quản lý nguồn tiền công đức, đóng góp của nhân dân tại cơ sở tín ngưỡng; Các đợt thanh kiểm tra vẫn mang tính hình thức; công tác kiểm tra giám sát còn hạn chế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn