Tiểu luận: Giám định hàng hóa trong xuất nhập khẩu
lượt xem 45
download
Tiểu luận: Giám định hàng hóa trong xuất nhập khẩu nhằm trình bày về khái niệm giám định hàng hóa, giám định hàng hóa bao gồm những mặt như giám định phẩm chất, quy cách, số lượng, bào bì...Tổng quan thị trường giám định hàng hóa ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Giám định hàng hóa trong xuất nhập khẩu
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u GIÁM ĐỊNH HÀNG HỂAXUẤT NHẬP KHẨU 1. Một số khái niệm - Theo Quy chế giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (ban hành kèm theo Quyết định số 1343-TM/PC ngày 07/11/1994 của bộ Thương Mại) thì giám định được hiểu là việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu bằng những biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá. - Theo Hiệp định 209/WTO/VB thì hoạt động giám định hàng hóa là mọi hoạt động liên quan đến việc thẩm định số lượng, chất lượng và giá cả, kể cá tỉ giá hối đoái và các điều kiện tài chính, và hoặc phân loại hải quan của hàng hóa xuất khẩu đến lãnh thổ thành viên sử dụng. Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm các mặt: - Giám định phẩm chất, quy cách, số lượng, khối lượng, bao bì, đóng gói, an toàn vệ sinh, trị giá. - Giám định trong khâu giao nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá. - Giám định quá trình sản xuất và từng khâu sản xuất hàng hoá khi có yêu cầu. - Các loại hình giám định khác có liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu khi có yêu cầu phát sinh. 1
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u Giám định Kiểm tra nhà nước Phân biệt Bảo vệ lợi ích của một bên hoặc các Bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người giữa Mục bên có liên quan đến hàng hoá cần tiêu dùng và quyền lợi chính đáng giám định đích giám định. của doanh nghiệp sản xuất kinh và doanh. kiểm Tất cả hàng hoá cần giám định. Hàng hoá thuộc danh mục phải kiểm tra Đối nhà tra nhà nước do Thủ tướng Chính tượng nước phủ ban hành trong từng thời kỳ. theo Quatest 3 Số lượng, chất lượng, quy cách, bao Các chỉ tiêu và yêu cầu liên quan đến Nội bì, giá trị hàng hoá, tổn thất, an toàn, chất lượng, an toàn, vệ sinh, môi dung vệ sinh. trường và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật. Căn Các quy định trong hợp đồng mua, Tiêu chuẩn (TCVN, TCN) hoặc các cứ bán giữa các bên. quy định kỹ thuật. Tổ Tổ chức giám định được cấp giấy Tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ chức chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch kỹ thuật của các Bộ, ngành được cơ thực vụ giám định hàng hoá. quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện hiện Kết Kết quả được thể hiện trong chứng Căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan có quả thư giám định làm căn cứ để các bên thẩm quyền cho phép hoặc không giải quyết. cho phép thông quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, cho phép hoặc không cho phép lưu thông trên thị trường đối với hàng hoá sản xuất trong nước. 2
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u Những mặt hàng nào phải đăng ký kiểm tra nhà nước theo Quyết định 50/2006/QĐ-TTg - Mũ bảo vệ cho người đi xe máy; - Mũ bảo vệ cho trẻ em tham gia giao thông; - Thép tròn cán nóng và thép cốt bê tông cán nóng dùng trong xây dựng; - Dây thép dự ứng lực làm cốt bê tông; - Xi măng các loại, Tấm lợp amiăng xi măng, Dầm bê tông cốt thép ứng lực trước PPB và viên blốc bê tông dùng làm sàn và mái nhà; - Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V; - Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời; - Dụng cụ điện đun và chứa nước nóng; - Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng; - Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác; - Máy sấy khô tay; - Bàn là điện; - Lò vi sóng; - Nồi nấu cơm điện; - Ấm đun nước; - Bếp điện, lò nướng điện, chảo điện, vỉ nướng điện; - Dụng cụ pha chè hoặc cà phê; - Quạt điện; - Xăng không chì; - Nhiên liệu Diesel; - Đồ chơi dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi. 3
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u 2. Đối tượng của giám định hàng hóa Điều 1 Quyết định 1343-TM/PC về ban hành bản quy chế giám định hàng hóa xuất nhập khẩu của bộ Thương Mại quy định tất cả hàng hoá xuất khẩu theo danh mục I và hàng hoá nhập khẩu theo danh mục II kèm theo Quy chế này đều phải giám định. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có tổn thất sẽ áp dụng Điều 14 Nghị định số 54-CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 3. Mục đích của giám định Đối với chính phủ, việc cần giám định nhằm mục đích an toàn thực phẩm và qui các chất lượng và phẩm chất hàng hóa tuân thủ theo những qui định và tiêu chuẩn đã đưa ra nhằm giảm rủi ro cho người mua, người sở hữu, người sử dụng và người tiêu dùng của những đối tượng đã được giám định. - Giám định phục vụ hải quan để thông quan, áp thuế... (với các loại hình giám định số lượng, khối lượng, giám định tên hàng, chủng loại, mục đích sử dụng...) - Giám định phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá: bao gồm đá quý, kim loại quý hiếm - Giám định vệ sinh, an toàn hàng hoá - Giám định phục vụ nghiệm thu, quyết toán công trình đầu tư - Giám định phục vụ bảo vệ môi trường - Giám định phục vụ bảo hiểm 4. Các loại hình giám định Tuỳ thuộc vào đối tượng, nội dung, tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám định, tuỳ thuộc vào thời gian và địa điểm giám định mà có thể có nhiều cách phân loại dịch vụ giám định khác nhau. 4
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u 4.1 Căn cứ vào nội dung và đối tượng giám định: Có thể chia giám định thành hai loại: Giám định hàng hoá và giám định phi hàng hoá. 4.1.1Giám định hàng hoá bao gồm: - Giám định số, khối lượng hàng hoá. - Giám định quy cách, phẩm chất, tình trạng hàng hoá. - Giám định bao bì, kí mã hiệu. - Giám định tổn thất hàng hoá. - Giám định thể tích hàng đối với hàng lỏng. - Giám định mức độ vệ sinh, an toàn cho việc sử dụng hàng hoá. - Thẩm định trị giá hàng hoá. - Giám định nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá. - Giám định đặc tính hàng hoá và tính năng sử dụng. - Giám định lắp đặt, vận hành, nghiệm thu hệ thống máy móc thiết bị... 4.1.2 Giám định phi hàng hoá bao gồm: - Giám định điều kiện của các phương tiện vận tải như: Độ kín chắc, sạch sẽ hầm tàu phù hợp với việc sắp xếp và vận chuyển hàng hoá. Giám định điều kiện, kĩ thuật sắp xếp, nhiệt độ của các phương tiện vận chuyển hàng đông lạnh, các vật liệu chèn lót, hệ thống thông gió,... - Giám định phương tiện vận tải trước khi sửa chữa, phá huỷ. - Giám định phượng tiện vận tải trước khi cho thuê và nhận lại. - Giám định kho tàng và cách bảo quản hàng hoá. - Giám định và giám sát quá trình sản xuất hàng hoá về các mặt chất lượng, vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường,... - Giám sát, giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, xếp hàng. - Thẩm định hạch toán công trình đầu tư. - Giám định công trình xây dựng… 5
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u 4.2Căn cứ vào tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám định 4.2.1 Giám định thương mại Là việc giám định, giám sát hàng hoá về các mặt số, khối lượng, phẩm chất, quy cách, tình trạng, bao bì, kí mã hiệu, vệ sinh, an toàn hàng hoá,…theo quy định của hợp đồng mua bán ngoại thương. Giám định các điều kiện, tình trạng, khả năng chuyên chở của phương tiện vận tải theo quy định của hợp đồng vận tải. Giám định nguyên nhân, mức độ tổn thất hàng hoá phục vụ cho việc tính toán bồi thường tổn thất theo hợp đồng bảo hiểm,… Hoạt động giám định thương mại này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định độc lập, trung lập tiến hành theo yêu cầu của khách hàng. 4.2.2 Giám định chất lượng Bắt buộc đối với một số hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước quy định phải kiểm tra (còn gọi là kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu) Danh mục này hiện nay bao gồm khoảng 13 nhóm mặt hàng về lương thực, thực phẩm, máy móc thiết bị lẻ nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Tài liệu giám định hàng hoá xuất nhập khẩu – 2001 Cơ quan kiểm tra Nhà nước là các cơ quan sự nghiệp kĩ thuật chuyên ngành trực thuộc các Bộ chuyên ngành hoặc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Tuy nhiên, giấy chứng nhận kiểm tra Nhà nước về chất lượng không có giá trị khiếu nại đối với các bên mua bán trong hợp đồng mua bán Ngoại thương mà chỉ phục vụ cho yêu cầu quản lí Nhà nước. 6
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u 4.2.3 Giám định hàng hoá Phục vụ việc tính thuế và làm thủ tục thông quan theo yêu cầu của Hải quan Gồm các nội dung sau: - Giám định xác định tên hàng để cho phép nhập khẩu và áp mã thuế đối với hàng hoá nhập khẩu - Xác định số, khối lượng thực tế của hàng hoá - Xác định tình trạng cũ, mới, chất lượng còn lại của hàng đã qua sử dụng - Xác định mức độ hư hỏng, tổn thất, thiếu hụt để thực hiện việc giảm thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế và NĐ 54/CP. Cơ quan tiến hành giám định có thể do Hải quan hoặc chủ hàng chỉ định 4.2.4 Giám định kiểm tra chất lượng hàng hoá chuyên ngành Hoạt động này do các cơ quan quản lý chuyên ngành áp dụng đối với hàng hoá chuyên ngành sử dụng tại Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các cơ quan này chỉ được thực hiện việc kiểm tra khi được Bộ KHCNMT hoặc Bộ chủ quản uỷ quyền và chỉ áp dụng đối với hàng hoá thuộc danh mục nhà nước bắt buộc kiểm tra. Hiện nay, có tình trạng một số Bộ tự ý qui định một số mặt hàng thuộc lĩnh vực Bộ đó quản lý khi xuất nhập khẩu phải được cơ quan kiểm tra chất lượng chuyên ngành của Bộ đó cấp giấy chứng nhận chất lượng là trái pháp luật (trái với pháp lệnh về chất lượng hàng hoá và NĐ 86/CP). 4.2.5. Giám định máy móc thiết bị, công trình đầu tư theo qui định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Hoạt động này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định độc lập, trung lập trong nước hoặc nước ngoài tiến hành nhằm chống lại việc khai tăng giá trị máy móc, thiết bị góp vốn đầu tư, xác định trình độ công nghệ và chất lượng thiết bị đầu tư. 7
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u 4.3 Căn cứ vào thời gian và địa điểm giám định, người ta có thể phân loại thành - Giám định trong quá trình sản xuất - Giám định và giám sát việc giao nhận hàng hoá - Giám định hàng hoá trên tàu trước khi dỡ hàng - Giám định hàng hoá tại kho bãi,… 5. Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay 5.1 Các tổ chức giám định ở Việt Nam hiện nay Hiện nay ở Việt Nam có hơn 40 tổ chức giám định (gồm cả Doanh nghiệp và Cơ quan quản lý Nhà nước) đang hoạt động trên thị trường giám định Việt Nam. Chúng ta có thể chia ra làm 5 nhóm như sau: * Nhóm 1: Tổ chức giám định do Nhà nước thành lập Ở Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất một tổ chức giám định do nhà nước thành lập. Đó là Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam-Vinacontrol được thành lập năm 1957 do Bộ Thương mại quản lý. Đây là doanh nghiệp dịch vụ đạt tiêu chuẩn ISO 9002 đầu tiên tại Việt Nam. * Nhóm 2: Tổ chức giám định nước ngoài - Công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài . SGS – Societé General de Suveillance - Thuỵ Sỹ . BV – Bureaux Veritas – Pháp . Apave – Pháp . Det Noorsue Veritas – Na Uy . Shinken - Đức . Shin Nihon Kentei Kyokai – Nhật . Ofis (liên doanh giữa Omic và FCC) - Văn phòng đại diện: 8
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u . NKKK - Nippon Kaija Kentei Kyokai – Nhật Bản . OMIC – Overseas Marchandise Inspection Company . Lloyd – Anh . TUV Rheinland– Đức * Nhóm 3: Tổ chức giám định trong nước: Gồm các công ty cổ phần và công ty TNHH, dưới đây là một số công ty tiêu biểu: . Công ty TNHH giám định Ngân Hà - Micontrol (The Milky WayInspection Co.) . Công ty TNHH Á Châu – AIS . Công ty TNHH Nhật Minh –Sulicontrol . Công ty cổ phần Đại Việt– Davicontrol (Đại Việt Control Co., Ltd) . Công ty TNHH giám định Mêkông - MIC (Mêkong Control Co., Ltd.) . Công ty giám định Thái Bình Dương – Pico . Công ty TNHH Viễn Đông . Công ty TNHH Việt Minh . Công ty TNHH Thăng Long . Công ty TNHH Thái Đức Việt . Công ty TNHH Thông tin . Công ty TNHH giám định Sài Gòn – SaiGon control Co., Ltd… * Nhóm 4: Tổ chức giám định dưới dạng cơ quan giám định mang tính chất Nhà nước do các bộ chủ quản, chuyên ngành có hàng hoá xuất nhập khẩu đứng ra thành lập và quản lý: . Food control: Trung tâm giám định hàng nông sản thực phẩm . Cafe control: Trung tâm giám định cà phê . Caspect: Trung tâm giám định Khoa học Công nghệ và hàng hoá . Testcontrol: Trung tâm giám định phân tích hàng hoá 9
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u . Quacontrol (Quality control center): Trung tâm kiểm tra chất lượng than (Quảng Ninh) * Nhóm 5: Tổ chức giám định dưới dạng cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý pháp quyền về chất lượng hàng hoá nói chung: . Các Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I, II, III trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng . FCC (Food & Commodities Control Center): Trung tâm kiểm tra chất lượng hàng hoá và thực phẩm. 5.2 Tổng quan thị trường giám định ở Việt Nam Ngày nay, theo đà phát triển của kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu, yêu cầu về giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Thị trường về dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng nhộn nhịp, sôi động, đa dạng và phức tạp.Giám định hàng hoá là loại dịch vụ luôn gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu, cho nên hoạt động giám định hàng hoá ở Việt Nam chỉ thực sự sôi động và nhộn nhịp tại 5 khu vực (5 trung tâm kinh tế lớn của cả nước). Đó là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Quảng Ninh. + Khu vực thành phố Hồ Chí Minh Đây là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất của cả nước nên có rất nhiều công ty giám định hoạt động.Tất cả các các công ty giám định đang hoạt động tại Việt Nam đều có chi nhánh hoặc trụ sở tại đây.Mức độ cạnh tranh ở khu vực này quyết liệt hơn ở tất cả các khu vực khác trên cả nước. . Giám định gạo xuất khẩu: TP. Hồ Chí Minh là trung tâm xuất khẩu gạo lớn nhất của cả nước. Mặt hàng này thường được người mua chỉ định SGS hoặc OMIC giám định, còn người bán trong nước có xu hướng yêu cầu các công ty giám định TNHH, các công ty giám định cổ phần hoặc FCC. Đây là mặt hàng mà thị phần của Vinacontrol đã bị giảm đáng kể. Trước kia thị phần của Vinacontrol lên tới 10
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u 70% nhưng nay ở khu vực này chỉ còn gần 15%. Vinacontrol bị mất một khách hàng khá lớn là Vinafood 1 (họ chuyển sang yêu cầu SGS hoặc Food control giám định do áp lực của Bộ NN&PTNT). . Giám định mặt hàng xăng, dầu thô, gas hoá lỏng: Đây là thị trường lớn, lợi nhuận cao, đồng thời cũng khá phức tạp. Các công ty giám định nước ngoài chiếm ưu thế trong lĩnh vực này. Mặc dù chỉ trong vòng 3 năm, kể từ 1999 đến nay công ty 100% vốn nước ngoài ITS bằng việc khai thác khách hàng từ nước ngoài đã giành được 30% thị phần giám định dầu thô xuất khẩu. Công ty Vinacontrol vẫn giữ được thị phần đáng kể (gần 45%) do các nhà xuất nhập khẩu chính về mặt hàng này: Petrolimex, Petechim, Vinapco, PVGC, SaiGon Petrol đều là khách hàng quen của Vinacontrol. Nguồn: Bộ Thương mại: Báo cáo tóm tắt hội nghị chuyên đề về giám định hàng hoá – 08/2001. (Nguồn: Vinacontrol: Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2002, tháng 02/2002) . Giám định mặt hàng tinh dầu nhập khẩu: Các công ty nhập khẩu tinh dầu hiện nay giành nhiều yêu cầu giám định cho các công ty giám định TNHH. Về mặt hàng tinh dầu, đến nay Vinacontrol mất hơn 30% thị phần.Gas hoá lỏng cũng như tinh dầu đang là mục tiêu để công ty TNHH Á Châu (AIS) cạnh tranh quyết liệt với các công ty khác. . Giám định về hàng hải: Do có chính sách hoa hồng hấp dẫn cho thuyền trưởng và các đại lý viên của hãng tàu, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ nên các công ty TNHH, cổ phần dần dần xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này. Thị trường giám định hàng hải không còn là độc quyền của Vinacontrol, SGS, BV và P/I nữa mà còn có thêm rất nhiều các công ty khác, đặc biệt chú ý là Pico, Micontrol, MIC, ICT... . Giám định mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu: Mặt hàng này thường do phía nước ngoài yêu cầu các tổ chức giám định nước ngoài như SGS, BV giám định. 11
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u Một phần máy móc thiết bị nhập khẩu do các cơ quan quản lý của Bộ KHCNMT và Bộ LĐTBXH kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Đối với thiết bị lẻ, khách hàng thường yêu cầu các công ty TNHH g iám định vì được trả hoa hồng cao. . Giám định mặt hàng tiêu dùng xuất nhập khẩu: Khách hàng nước ngoài thường yêu cầu: SGS, BV giám định. Khách hàng trong nước, thường yêu cầu chi nhánh Vinacontrol thành phố Hồ Chí Minh giám định.Đây cũng là mặt hàng chủ lực của chi nhánh.Tuy nhiên mặt hàng này hiện nay cũng bị chia sẻ cho nhiều Công ty giám định TNHH khác vì các Công ty TNHH này rất chịu khó mở rộng mối quan hệ và chịu trả hoa hồng rất cao. . Giám định để bảo hiểm bồi thường: Đây là loại hình giám định khá phổ b iến, hứa hẹn nguồn phí giám định cao. Thời gian qua, người yêu cầu giám định nhiều ở lĩnh vực này là Bảo Minh và chủ yếu là yêu cầu Vinacontrol giám định. Đối với các Công ty bảo hiểm khác họ thường yêu cầu các công ty giám định TNHH như Pico, Micontrol…vì họ giám định nhanh, thường đứng về phía các Công ty bảo hiểm. . Giám định phục vụ quản lý Nhà nước: Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực III hoàn toàn khống chế các khách hàng yêu cầu giám định đối với những mặt hàng thuộc danh mục bắt buộc kiểm tra Nhà nước về chất lượng. + Khu vực Hà Nội Đây là nơi tập trung các cơ quan của Chính phủ, các Công ty, các Tổng Công ty lớn của cả nước cho nên nhiều tổ chức giám định tập trung tại đây đặc biệt là các tổ chức giám định nước ngoài như: SGS, B. V, OMIC, ITS, Apave. Một số công ty trong nước hoạt động mạnh ở lĩnh vực này: ICT, Caspect, Pico, FCC, Cafecontrol, Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I, Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản... . Giám định máy móc thiết bị nhập khẩu: Khách hàng nước ngoài yêu cầu các Công ty giám định nước ngài (SGS, BV, Apave) giám định, khách hàng trong nước thì phần lớn do sức ép của Bộ chủ quản nên thường yêu cầu các tổ chức giám 12
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u định như FCC, Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I. Phần rất ít còn lại thường yêu cầu Vinacontrol giám định. . Giám định hàng may mặc, giày dép xuất khẩu: Mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu sang EU nên hầu như người ta chỉ định B. V ngay từ khi ký hợp đồng. . Giám định mặt hàng phân bón nhập khẩu: Do phải phụ thuộc vào người bán nước ngoài nên hầu như người ta chỉ định SGS hoặc FCC ngay từ khi kí hợp đồng. . Giám định mặt hàng chè: Phần lớn do Vinacontrol giám định. Tuy nhiên hiện nay Vinacontrol đã phải chia sẻ thị phần cho FCC gần 30%. . Giám định mặt hàng lạc: Hoàn toàn do SGS giám định do họ khai thác từ phía người mua nước ngoài (SGS thường ký hợp đồng giám định bao) . Giám định hàng phục vụ quản lý Nhà Nước: Do Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I thực hiện. . Giám định hàng phục vụ thông quan: Phần lớn Hải quan chỉ dẫn đến Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I. + Khu vực Hải Phòng Cảng Hải Phòng là cảng lớn nhất của Miền Bắc, hầu như mọi loại hàng hoá xuất nhập khẩu vào Miền Bắc đều qua đây nên thị trường giám định tại khu vực này có tính cạnh tranh rất mạnh. Đây là khu vực có rất nhiều công ty giám định hoạt động, đứng thứ hai sau cả nước chỉ sau TP. Hồ Chí Minh.Hầu hết các công ty giám định đều có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Hải Phòng. Tại khu vực này, dịch vụ giám định các mặt hàng sau đang cạnh tranh quyết liệt: Mặt hàng gạo xuất khẩu: Đây là mặt hàng chiến lược của nhà nước, lượng xuất khẩu khá ổn định qua các năm. Các công ty giám định hoạt động trong các lĩnh vực này rất đông, nổi bật là Vinacontrol (chi nhánh Hải Phòng), SGS, OMIC, Foodcontrol, ICT, Davicontrol,... - Vinacontrol: Có bạn hàng quen là Vinafood 2 và một số công ty xuất nhập khẩu của các tỉnh. 13
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u - SGS, OMIC: Do bạn hàng nước ngoài nhập khẩu gạo của Việt Nam yêu cầu. - Food control: Nhờ có áp lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. - ICT, Davicontrol: Thị phần nhỏ, chủ yếu dựa vào quan hệ thân quen và chính sách hoa hồng hậu hĩnh . Mặt hàng nông sản: lạc, chè… - Lạc: Chủ yếu do SGS giám định, vì nước nhập khẩu qui định trong hợp đồng mua bán ngoại thương - Chè: Chủ yếu do Vinacontrol (chi nhánh Hải Phòng) giám định vì công ty này có khách hàng lớn, thân quen là Vinatea. Hiện nay,Vinacontrol giám định khoảng 87% khối lượng chè xuất khẩu của Nhà nước. Nguồn: Bộ Thương mại: Báo cáo tóm tắt hội nghị chuyên đề về giám định hàng hoá - 08/2001 . Mặt hàng phân bón nhập khẩu: Tại khu vực Hải Phòng, Vinacontrol giám định hầu như toàn bộ khối lượng phân bón nhập khẩu. Lý do là Vinacontrol được nhiều tổ chức giám định nước ngoài uỷ thác cũng như có uy tín cao trong lĩnh vực này. . Mặt hàng sắt thép nhập khẩu: Hầu như toàn bộ lượng sắt thép nhập khẩu qua cảng Hải Phòng đều do SGS giám định. . Mặt hàng tiêu dùng (may mặc, giày dép): Đây là mặt hàng chủ lực của nhà nước. Thị trường xuất khẩu chính là EU, các nhà nhập khẩu EU sẽ trực tiếp kiểm tra hoặc thuê hãng B.V, do đó mặt hàng này hầu như B.V độc quyền giám định. . Mặt hàng bông nhập khẩu: Chủ yếu do Vinatex nhập khẩu nhưng Saigoncontrol lại giám định theo uỷ thác của ITS. . Về hàng hải: Khách hàng giám định chủ yếu là các hãng tàu hoặc các đại lý hãng tàu. Các công ty giám định hoạt động mạnh trong lĩnh vực này là SGS, FCC, Micontrol, MIC và Pico (chủ yếu do nhận được yêu cầu từ “công ty mẹ” tại TP. Hồ Chí Minh) 14
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u . Giám định về tổn thất: Chủ yếu do tàu của các công ty bảo hiểm trong nước yêu cầu. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực này là Micontrol và MIC, đặc biệt là Micontrol có chính sách khách hàng rất hấp dẫn. . Giám định phục vụ quản lí Nhà Nước: Chủ yếu do chi cục Tổng cục Đo lường Chất lượng Hải Phòng giám định, ngoài ra còn có các công ty giám định khác như ICT, Micontrol, Sulicontrol,… + Khu vực Đà Nẵng Tại khu vực này, cạnh tranh mới trở nên quyết liệt trong thời gian gần đây khi có nhiều dự án của Nhà nước được thực hiện ở khu vực này. Khách hàng địa phương chủ yếu vẫn yêu cầu chi nhánh Vinacontrol Đà Nẵng do chi nhánh có nhiều bạn hàng quen ở khu vực này. Tuy vậy, đã có rất nhiều Công ty giám định xâm nhập thị trường này: FCC, Micontrol, OMIC, Cafecontrol, SGS, ITS, AIS… . Giám định hàng hoá xuất khẩu của các Công ty liên doanh: người mua thường chỉ định tổ chức giám định nước ngoài.. . Giám định hàng nông sản xuất khẩu: Lạc chủ yếu do SGS giám định do quy định của nước nhập khẩu, cà phê do cafecontrol giám định vì dựa vào áp lực của Bộ NN&PTNT. . Giám định hàng thông quan phục vụ quản lý: Thường theo chỉ dẫn của Hải qu an, hoặc chọn các Công ty giám định làm nhanh, chiều khách, phí thấp, hoa hồng cao, có mối quan hệ gần gũi + Khu vực Quảng Ninh Thị trường giám định khu vực Quảng Ninh nhỏ nên không có nhiều các tổ chức giám định hoạt động.Tuy nhiên các tổ chức giám định ở đây đang tập trung vào các mặt hàng, loại hình giám định có tính chất quyết định, chủ lực của khu vực. . Mặt hàng than xuất khẩu: Đây là mặt hàng chủ lực của khu vực Quảng Ninh. Công ty xuất khẩu chủ yếu là Tổng công ty than, nên công ty giám định hầu như toàn bộ khối lượng than trong khu vực này là Quacontrol. Bên cạnh đó SGS hoạt 15
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u động cũng rất tích cực do có đơn hàng từ khách hàng nước ngoài yêu cầu. Hơn nữa, SGS là đơn vị duy nhất có phòng thí nghiệm than hiện đại tại Quảng Ninh.Tuy nhiên, sau Nghị định số 20/1999/NĐ-CP thì khách hàng đang có chiều hướng yêu cầu SGS và Vinacontrol mà không yêu cầu Quacontrol nữa. . Giám định hàng hải, hàng lỏng nhập khẩu: Từ trước đến nay, chi nhánh Vinacontrol Quảng Ninh vẫn là đơn vị giám định chính trong lĩnh vực này. Hiện nay, xuất hiện thêm 3 công ty cạnh tranh mạnh với Vinacontrol là MIC, ITS, SGS, thậm chí cả Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I. . Giám định hàng thông quan: Các mặt hàng giám định để thông quan có chiều hướng giảm vì có khá nhiều mặt hàng do Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I giám định theo quy định của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, thêm vào đó Hải quan lại vận dụng kết quả của Trung tâm này cấp lần đầu đem photo để sử dụng cho lần sau nếu mặt hàng cùng chủng loại. 6. Quy trình giám định 6.1 Giám định trước khi gửi hàng (PSI): (XEM PHỤ LỤC VỀ HIỆP ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA TRƯỚC KHI GỬI HÀNG) Giám định trước khi gửi hàng (PSI) là hoạt động thông qua các công ty tư nhân có chuyên môn để kiểm tra chi tiết vận chuyển hàng hóa – đặc biệt là giá cả, số lượng, chất lượng hàng hóa xuất khẩu.Thường được áp dụng bởi chính phủ của các nước đang phát triển, mục đích nhằm bảo vệ nguồn lợi tài chính của quốc gia (như ngăn chặn thất thoát tư bản, gian lận thương mại cũng như trốn thuế) và bù đắp cho những thiếu sót của bộ máy hành chính. 16
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u 6.2 Giám định hàng hóa tổn thất trong container 6.2.1 Định nghĩa: Giám định tổn thất của một lô hàng là việc kiểm tra tình trạng tổn thất của hàng hóa, nghiên cứu hiện trường, các tài liệu chứng cứ có liên quan để xác định đẩy đủ mức độ và nguyên nhân tổn thất. Nội dung chính của giám định hàng hóa tổn thất là: · Xác định tình trạng thực tế hàng hóa bị tổn thất · Xác định số, khối lượng hàng tổn thất · Xác định mức độ tổn thất, nguyên nhân gây nên tổn thất (nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp) · Tư vấn cho khách hang hoặc người yêu cầu giám định biện pháp xử lý và ngăn ngừa tổn thất lây lan (hạn chế tổn thất) · Cấp Chứng thư giám định về tổn thất để làm căn cứ đòi bồi thường. 6.2.2 Mục đích Mục đích quan trọng nhất của việc giám định hàng tổn thất là xác định mức độ, nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất một cách chính xác, làm căn cứ để xác định đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường. Giám định viên tiến hành kiểm tra phương tiện chuyên chở hàng hóa, kiểm tra hàng (tình trạng, số, khối lượng và chất lượng hàng hóa bị tổn thất, bao bỡ, ký mó hiệu…), lấy mẫu (hàng nguyên vẹn và hàng bị tổn thất) để phân tích tại phòng thí nghiệm (nếu cần thiết), kiểm tra cỏc giấy tờ liên quan và xử lý các thông tin tiếp nhận được một cách hiệu quả… để xác định đúng số, khối lượng hàng tổn thất, mức độ tổn thất và tìm ra nguyên nhân gây nên tổn thất. 6.2.3 Sự khác biệt giữa giám định của công ty giám định và công ty bảo hiểm Dựa trên tiêu chí đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường, có thể phân loại tổn thất như sau: 17
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u · Tổn thất do Công ty bảo hiểm bồi thường: Trong trường hợp hàng hóa được mua bảo hiểm, và tổn thất xảy ra do một trong những rủi ro được bảo hiểm gây nên, tổn thất này sẽ do Công ty bảo hiểm bồi thường căn cứ vào Chứng thư giám định tổn thất do Công ty bảo hiểm hay đại lý giám định của Công ty bảo hiểm cấp. Sau đó, Công ty bảo hiểm sẽ nhận bảo lưu quyền đòii bồi thường với người thứ ba từ phía người được bảo hiểm. · Tổn thất do các bên liên quan khác bồi thường: Nếu hàng hóa không được mua bảo hiểm, hàng hóa của bạn vẫn được các bên liên quan khác bồi thường nếu như bạn chứng minh được rằng tổn thất xảy ra do lỗi của họ bằng chứng thư giám định tổn thất, trong đó xác định rõ mức độ, nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất do một công ty giám định độc lập, có uy tín cấp. Với cách phân loại như trên, đối tượng phục vụ của công ty giám định là mọi tổn thất của hàng hóa, phương tiện vận tải…của bất cứ đối tượng nào bao gồm chủ hàng trong nước, nước ngoài, chủ phương tiện vận tải… kể cả công ty bảo hiểmkhác với đối tượng phục vụ của công ty bảo hiểm chỉ giám định những hàng hóa, phương tiện vận tải… bị tổn thất có mua bảo hiểm và do những rủi ro được bảo hiểm gây nên. Mục đích của việc sử dụng Chứng thư giám định (do công ty giám định cấp) để khiếu nại đòi bồi thường nhiều đối tượng: người bán, người vận chuyển, người bảo quản, xếp dỡ, công ty bảo hiểm…Còn mục đích sử dụng Chứng thư giám định (do công ty bảo hiểm cấp) để làm cơ sở tự xét bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm và đôi khi là chứng cứ để khiếu nại để người thứ ba bồi thường. Những việc cần làm khi phát hiện hàng hóa nhập khẩu của mình bị tổn thất: · Tiến hành thông báo tổn thất cho Người chuyên chở (đối với tổn thất rõ rệt) hay Lập thư dự kháng gửi cho Thuyền trưởng hoặc Đại lý tàu biển (đối với trường hợp nghi ngờ có tổn thất) càng sớm càng tốt và trong thời gian quy định để bảo lưu quyền khiếu nại đố i với người chuyên chở. 18
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u · Đồng thời, yêu cầu Công ty giám định tiến hành giám định tổn thất (nếu hàng hóa không được mua bảo hiểm) hoặc thông báo tình hình tổn thất hàng hóa cho Công ty bảo hiểm hoặc đại lý giám định của Công ty bảo hiểm và yêu cầu họ có mặt để tiến hành vụ giám định tổn thất ngay khi phát hiện ra tổn thất (nếu hàng hóa được mua bảo hiểm). · Công ty/ đại lý giám định sẽ hướng dẫn để Bạn tiến hành mọi biện pháp có thể để giảm nhẹ và ngăn ngừa tổn thất lây lan. · Đảm bảo thực hiện quyền bảo lưu cho Công ty bảo hiểm để Công ty bảo hiểm giữ quyền khiếu nại đối với những người có liên quan đến tổn thất của hàng hoá (nếu hàng hóa được mua bảo hiểm) Thời gian và địa điểm tiến hành giám định tổn thất có hiệu quả nhất: Hàng bị tổn thất phải được giám định ngay khi phát hiện ra tổn thất tại cảng dỡ hàng hoặc tại kho nhận hàng cuối cùng nếu trước khi di chuyển hàng hóa từ tàu về kho cuối cùng đó có biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC), với cảng (COR), trong đó ghi rõ số lượng và tình trạng hàng bị tổn thất. Tại thời g ian và địa điểm giám định trên, sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định nguyên nhân gây nên tổn thất cũng như mức độ tổn thất một cách chính xác và Chứng thư giám định tổn thất sẽ có giá trị pháp lý cao hơn trong việc đòi bồi thường. Do tính phức tạp và đòi hỏi nghiệp vụ kỹ thuật giám định cao, dịch vụ giám định hàng hóa tổn thất sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, khách quan bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chủ hàng và các bên liên quan khác nếu được đảm nhận bởi một tổ chức giám định độc lập và chuyên nghiệp. Cụng ty Cổ phần Giám định Vinacontrol, với độ i ngũ giám định viên được đào tạo và am hiểu cả lý thuyết và thực tế, đó và đang cung cấp cho rất nhiều khách hàng trong nước và quốc tế các dịch vụ giám định tổn thất, phân bổ tổn thất và đề phòng, hạn chế tổn thất đối với tất cả các loại h àng hoá XNK. Ngoài ra, Vinacontrol cũng là đại lý giám định tổn thất cho rất nhiều Công ty bảo hiểm trong nước cũng như 19
- Đ tài: Giám đ nh và truy xu t ngu n g c hàng hóa xu t nh p kh u nước ngoài như Bảo Việt, Bảo Minh, các Công ty bảo hiểm Hàn Quốc, Nhật Bản… Sau nhiều năm thực hiện d ịch vụ giám định tổn thất, Vinacontrrol đã chiếm được lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng. 6.2.4 Quy trình giám định hàng tổn thất 6.2.4.1 Khi nhận một lô hàng bị tổn thất, người nhận hàng (người được bảo hiểm) phải thực hiện những công việc cần thiết sau: a.Người nhận hàng (Người được bảo hiểm) phải thông báo tổn thất (Notice of Claim) : Tại cảng dỡ hàng, khi nhận hàng với tàu, phát hiện hai dạng tổn thất: Tổn thất rõ rệt và tổn thất không rõ rệt: • Đối với tổn thất rõ rệt (Appearant loss or damage): như hàng hoá bị đổ vỡ, hư hỏng, rách bao bì...người nhận hàng phải cùng với tàu và cảng lập Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (Cargo Outturn Report- COR) (Biên bản phải được ghi rõ ngày tháng, số B/L, số lượng hàng hoá bị hư hỏng của mỗi B/L, tính chất chung của hư hỏng và phải có chữ ký của Thuyền trưởng và gửi Thông báo tổn thất (Notice of Claim) cho người chuyên chở biết càng sớm càng tốt và trong thời gian quy định. Trong trường hợp thuyền trưởng không ký COR thì người nhận hàng phải mời một Công ty giám định lập biên bản về tình trạng của hàng hoá.Biên bản này chính là thông báo tổn thất và phải được làm trước hoặc vào lúc giao nhận hàng với tàu. • Đối với tổn thất không rõ rệt (Non- appearant loss or damage) : (là những tổn thất thấy hoặc nghi ngờ có tổn thất bên trong kiện hàng, người nhận hàng phải thông báo tổn thất bằng cách lập một Thư dự kháng (Letter of reservation) và gửi cho Truyền trưởng hoặc Công ty Đại Lý tàu biển ( VOSA) càng sớm càng tốt (thời hạn tối đa là 3 ngày kể từ ngày giao hàng) (Ghi chú: Nếu không có thông báo tổn thất cho người chuyên chở vào lúc giao hàng hoặc trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng thì việc giao hàng được suy đoán là giao đúng như mô tả của B/L và sau này khi phát hiện tổn thất cũng không khiếu nại người chuyên chở được nữa) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Phân tích hiệu ứng của phá giá nội tệ lên cán cân thanh toán"
20 p | 837 | 318
-
Tiểu luận kinh tế lượng:Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố xuất nhập khẩu, đầu tư đến tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Việt Nam trong vòng 20 năm (1988 – 2007).
25 p | 328 | 131
-
Tiểu luận: Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam và tác động tới ổn định hệ thống tài chính
19 p | 503 | 128
-
Tiểu luận: Định giá doanh nghiệp - các vấn đề nan giải ở các doanh nghiệp việt Nam
23 p | 302 | 91
-
Luận văn: Hải quan Hà Nội với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.
32 p | 227 | 47
-
Hạch tóan kế tóan tiêu thụ hàng hóa nội địa và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Cựu Kim Sơn –5
10 p | 184 | 41
-
Tiểu luận:Hàng may mặc Việt Tiến thâm nhập thị trường Đức
21 p | 251 | 38
-
Tiểu luận môn Nghiệp vụ Hải quan: Tổng quan về hệ thống HS Code và ứng dụng vào biểu thuế xuất nhập khẩu
47 p | 172 | 33
-
PHÂN TÍCH HIỆU ỨNG CỦA PHÁ GIÁ NỘI TỆ LÊN CÁN CÂN THANH TOÁN. MINH HOẠ THỰC TIỄN
20 p | 191 | 32
-
Tiểu luận: Phạm vi ảnh hưởng của thuế
23 p | 231 | 24
-
Tiểu luận: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu
25 p | 214 | 23
-
Luận văn: Phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO
97 p | 213 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình
145 p | 73 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thép Việt
102 p | 53 | 9
-
Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và vận dụng tại nhà máy len Hà Đông - 7
10 p | 64 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần giám định Vinacontrol
91 p | 39 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu tại Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu - Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
133 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn