Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và vận dụng tại nhà máy len Hà Đông - 7
lượt xem 4
download
Các khoản chi phí tiếp khách, hội họp, giao dịch, đối ngoại Nhà máy đã tự xây dựng định mức chỉ tiêu trình Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam phê duyệt. Các khoản chi và chi phí khác được Nhà máy len Hà Đông thực hiện theo quy định hiện hành. Giám đốc Nhà máy len Hà Đông giải quyết các trường hợp giá trị hàng trả lại dưới 1 triệu đồng (Giá trị hàng hoá trả lại trên 1 triệu đồng phải báo cáo Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam quyết định)....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và vận dụng tại nhà máy len Hà Đông - 7
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Các khoản chi phí tiếp khách, hội họp, giao dịch, đối ngoại Nhà máy đã tự xây dựng định mức chỉ tiêu trình Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam phê duyệt. Các khoản chi và chi phí khác được Nhà máy len Hà Đông thực hiện theo quy định hiện hành. Giám đốc Nhà máy len Hà Đông giải quyết các trường hợp giá trị hàng trả lại dưới 1 triệu đồng (Giá trị hàng hoá trả lại trên 1 triệu đồng phải báo cáo Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam quyết định). b, Từ phía các đơn vị quản lý cấp trên: Một là, hoạt động giám sát được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất: - Hoạt động giám sát đột xuất những năm gần đây thể hiện qua hai sự việc sau: + Trong năm 2001, kiểm toán nhà nước (theo kế hoạch của Chính phủ) tiến hành kiểm toán một số doanh nghiệp nhà nước và Công ty len Việt Nam đã được lựa chọn. Việc kiểm toán được thực hiện ở các nhà máy thành viên của Công ty len Việt Nam trong đó có Nhà máy len Hà Đông. Qua kiểm tra kiểm toán nhà nước phát hiện thấy việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi 13.539.300 đồng năm 2000 không hợp lệ do Nhà máy đã không thành lập Hội đồng xử lý công nợ (hồ sơ thiếu thủ tục cần thiết) nên đã yêu cầu Công ty len Việt Nam điều chỉnh lại, xoá bút toán lập dự phòng, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng lãi năm 2000; phân tích cơ cấu vốn của Nhà máy thấy việc điều chuyển khoản vốn 7.478.889.093 đ (trước đã được Công ty len Việt Nam quyết định điều chuyển khỏi Nhà máy nhưng Nhà máy chưa chuyển mà vẫn để lại ở tài khoản 336- phải trả nội bộ) không hợp lí đã kiến nghị lên Công ty điều chuyển lại số vốn đó cho Nhà máy và đến năm 2002 đề xuất đó mới được Công ty len Việt Nam thực hiện.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Trong năm 2001, Tổng công ty dệt may Việt Nam thuê kiểm toán độc lập (Công ty AFC-Sài Gòn) về kiểm toán Công ty len Việt Nam, trong đó có kiểm toán đơn vị thành viên phía bắc là Nhà máy len Hà Đông. Kết quả kiểm toán phát hiện Nhà máy trích BHXH thừa 18.362.372 đồng. Tổng công ty dệt may Việt Nam đã có ý kiến chỉ đạo yêu cầu Công ty len Việt Nam điều chỉnh giảm tiền BHXH tăng lãi 18.362.372 đồng, Công ty len Việt Nam đã thực hiện và điều chỉnh lại Báo cáo tài chính của Nhà máy len Hà Đông trong đợt đi kiểm tra Báo cáo tài chính năm 2001của Nhà máy Hoạt động giám sát định kỳ thể hiện qua việc Công ty theo dõi, kiểm tra Báo cáo - tài chính hàng quý của Nhà máy và Báo cáo kiểm kê tài sản 6 tháng một lần do Nhà máy nộp lên. Kết thúc mỗi năm, cán bộ Công ty trực tiếp xuống kiểm tra Báo cáo tài chính năm của Nhà máy. Chẳng hạn trong hai năm 2001 và 2002 khi tiến hành công việc này, một Hội đồng kiểm tra đã được thành lập gồm có sự tham gia của cán bộ Công ty len Việt Nam (kế toán trưởng và kế toán tổng hợp) kết hợp với cán bộ Nhà máy len Hà Đông (Giám đốc, trưởng phòng TCKT và phó phòng TCKT). Việc kiểm tra cho kết quả như sau (trang bên): Bảng 5: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2001 và 31/12/2002 Đv: đồng A.Tài sản I.TSLĐ&ĐTNH 1.Tiền 2.Phải thu 3.Tồn kho 4.TSLĐ #
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com II.TSCĐ&ĐTDH 1.TSCĐ 2. Chi phí XDCB dở dang B.Nguồn vốn III.Nợ phải trả 1.Nợ NH 2.Nợ DH IV.Vốn CSH 1.Vốn+quỹ 2.Nguồn kinh phí, quỹ# (Nguồn: Tài liệu kiểm kê đánh giá tài sản Nhà máy len Hà Đông) Số liệu kiểm kê khác với sổ sách của Nhà máy là do tổ kiểm tra có những điều chỉnh sau: Năm 2001: 1- Điều chỉnh theo số thuế GTGT đầu vào Nhà máy kê sai do cơ quan thuế khi quyết toán thuế phát hiện (cao hơn số thực tế 1.840.413 đồng); 2- Tạm điều chỉnh số dư đầu năm: giảm chênh lệch do định giá lại khi kiểm kê 1/1/2000 của kho nguyên liệu hoá chất thuốc nhuộm số tiền 703.920.902 đ; 3- Tăng vốn lưu động (thuộc nguồn vốn có từ vốn đầu tư xây dựng cơ bản) do trong năm có đầu tư xây dựng nhà vệ sinh và mua sắm TSCĐ 132.101.514 đồng; 4- Giảm doanh thu, tăng thu nhập bất thường (cho thuê nhà) hoá đơn số 63832, 63569 là 543.273 đồng;
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 5- Tăng doanh thu do hoá đơn số 71420 kê thiếu hàng bán cho ông Lê Văn Dũng: 22.727 đồng, đồng thời tăng VAT đầu ra 2.273 đồng; 6- Giảm phải thu khoản trợ cấp về hưu trước tuổi bằng quỹ lương: 250.000.000 đồng; Năm 2002: Xoá bỏ bút toán lập dự phòng, giảm chi phi quản lý doanh nghiệp và tăng lãi 1- 13.539.300 đồng; Hạch toán giảm bảo hiểm xã hội trích thừa, tăng lãi 18.362.372 đồng. 2- Tăng thu nhập bất thường khoản phải trả nội bộ (Nhà máy len Vĩnh Thịnh tặng 3- hàng mẫu) 1.545.000 đồng; Xoá bỏ bút toán trả trước người bán, thay vào đó ghi tăng chi phí xây dựng cơ 4- bản dở dang của dự án xây dựng nhà xưởng đan dệt 605.000.000 đồng; Ngoài ra, tổ kiểm tra còn đưa ra yêu cầu Nhà máy phải lập hồ sơ quyết toán theo quy định của dự án cải tạo, nâng cấp nh à vệ sinh và đặt tên danh mục tài sản cho phù hợp với dự án; cần tích cực thu hồi công nợ. Hai là, Công ty thực hiện giám sát ngân quỹ của Nhà máy về việc thực hiện hạn mức tồn quỹ và số dư tiền gửi; đối với tài khoản của Nhà máy tại ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây, Công ty thông báo tới ngân hàng này về được quy định chuyên thu chuyên chi như trong Quy chế. Ba là, Công ty tái cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Nhà máy qua việc điều hoà vốn, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán tài sản, quản lý việc vay vốn của Nhà máy (chỉ uỷ quyền cho Giám đốc Nhà máy vay vốn lưu động với thời gian vay từ 6-12 tháng, các khoản vay khác phải trình Tổng giám đốc Công ty duyệt trước khi thực hiện) để vốn và tài sản được
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sử dụng hiệu quả hơn. Đối với tài sản cố định hư hỏng không còn khả năng phục hồi tại Nhà máy, Công ty ra quyết định thanh lý đối với tài sản đ• thu hồi đủ vốn và lập hồ sơ phương án thanh lý trình Tổng công ty dệt may Việt Nam phê duyệt đối với tài sản chưa thu hồi đủ vốn; đối với tài sản cố định mà Nhà máy không cần dùng (đ• thu hồi đủ vốn hay chưa thu hồi đủ vốn), Tổng giám đốc Công ty (khi nhận được Báo cáo Giám đốc Nhà máy trình lên) sẽ quyết định cho điều chuyển hoặc nhượng bán, thanh lý. Chẳng hạn, năm 2001 Công ty quyết định điều chuyển khỏi Nhà máy 1 cửa hàng về Công ty cùng một số máy móc Nhà máy không cần dùng cho Nhà máy len Bình Lợi ; trong nă m 2002, Công ty điều chuyển trở lại khoản vốn 7.478.889.093 đ theo đề xuất của kiểm toán nhà nước để hợp lý hoá cơ cấu vốn của Nhà máy, điều chuyển 1 cửa hàng cho Công ty len Việt Nam cùng máy móc cho Nhà máy len Bình Lợi... Bốn là, đối với việc tăng giảm vốn nhà nước tại Nhà máy Công ty phải trình lên Tổng công ty để Tổng công ty trình Bộ tài chính quyết định. Chẳng hạn, Công ty len Việt Nam cũng đã đề nghị lên Tổng công ty dệt may Việt Nam xem xét và giải quyết cho Nhà máy được giảm vốn của số vật tư, hàng hoá, thành phẩm kém, mất phẩm chất tồn kho đến 1/1/2000 là: 2.045.163.516 đ và Tổng công ty đã trình Bộ tài chính quyết định song hiện vẫn chưa có quyết định của Bộ tài chính. Trong thời gian chờ đợi, năm 2001 Công ty cho phép Nhà máy tạm ghi giảm vốn lưu động của vật tư phụ tùng, hoá chất thuốc nhuộm, công cụ dụng cụ số tiền 703.920.902 đồng, phản ánh vào tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản. Năm là, Công ty ấn định và trực tiếp quản lý giá sản phẩm hàng hoá của Nhà máy, quản lý chi phí qua việc kết hợp với cán bộ kỹ thuật của Nh à máy xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, lương của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy, quyết định
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com mức trích dự phòng phải thu khó đòi căn cứ vào Biên bản xử lý công nợ khó đòi Nhà máy gửi lên... Tổng giám đốc Công ty là người quyết định về giá trị hàng bán bị trả lại > 5 triệu đồng của Nhà máy; Sáu là, đối với các dự án đầu tư của Nhà máy, Tổng giám đốc Công ty phê duyệt các dự án vốn đầu tư không quá 3 tỷ đồng (như dự án xây dựng Nhà kèo tiệp Len mới với vốn đầu tư 664.007.464 đồng, đầu tư thêm một máy con trị giá 333.590.813 đồng...); với dự án lớn hơn (như dự án xây dựng phân xưởng len AC bao gồm cả máy móc thiết bị với tổng vốn đầu tư là 6.561.118.252 đồng, hay dự án xây dựng phân xưởng đan dệt với tổng vốn đầu tư là 3.505.000.000 đồng) Công ty trình dự án lên Tổng công ty dệt may Việt Nam duyệt quyết định đầu tư. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy 2.3.1. Thành tựu 2.3.1.1. Từ phía Nhà máy Thứ nhất, nhìn chung Nhà máy đã thực hiện tốt các chính sách, chế độ quản lý vốn và tài sản nhà nước của cơ quan quản lý cấp trên như: đã sử dụng đất được giao đúng mục đích, điều chuyển cho đơn vị nội bộ khi có quyết định điều chuyển của Công ty len Việt Nam; Nhà máy đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; Nhà máy rất chủ động trong quản lý TSCĐ và TSLĐ (các khoản phải thu, hàng tồn kho, ngân quỹ), tích cực đưa ra các biện pháp để khai thác sử dụng triệt để các tài sản, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản: thực hiện cho thuê mặt bằng những mảnh đất tạm thời chưa sử dụng, xây dựng nhà xưởng để cho thuê, đề xuất với Công ty len Việt Nam biện pháp xử lý các tài sản không cần dùng và không thể dùng...
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Thứ hai, Nhà máy đã chủ động, linh hoạt trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước giao để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của Nhà máy cũng như để thích ứng với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Cụ thể, theo quy định trong Quy chế tài chính Công ty len Việt Nam thì: Một là, hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị thành viên theo điều 19 Quy chế tài chính Công ty len Việt Nam quy định là 50.000.000 đồng, số dư tiền gửi trên tài khoản của đơn vị không quá 100.000.000 đồng, căn cứ vào hạn mức cho phép tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi đơn vị giữ lại, phần vượt đơn vị nộp ngay về Công ty len Việt Nam; nhưng trong thực tế, để đáp ứng kịp thời nhu cầu về khối lượng vốn lưu động cũng như vòng quay vốn lưu động của Nhà máy, Nhà máy đã để tồn quỹ tiền mặt và số dư tiền gửi lớn hơn quy định, cụ thể: 01/01/2002: - Tiền mặt tại quỹ: 113.495.363 đ - Tiền gửi ngân hàng: 836.534.028 đ Hai là, tổng số cho các khách hàng nợ mua hàng trả chậm của Nhà máy quy định không vượt quá 2% tổng doanh thu, số tiền nợ tối đa là 100.000.000 đ cho một khách hàng, thời hạn thanh toán tối đa không quá 10 ngày; song trên th ực tế, do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt (giá len AC của Trung Quốc đang rẻ hơn của Nhà máy từ 5000-7000 đ/kg...), Nhà máy đã chủ động áp dụng chính sách tín dụng thương mại giúp Nhà máy duy trì được lượng hàng tiêu thụ, tổng số cho các khách hàng nợ mua hàng trả chậm của Nhà máy thực tế lên tới 1.995.640.628 đ chiếm 13,20% (thời điểm 01/01/2001) và 2.385.054.946 đ chiếm 13,55% (thời điểm 01/01/2002); 2.3.1.2. Từ phía các đơn vị quản lý cấp trên
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Thứ nhất, hoạt động giám sát (định kỳ và đột xuất) của các đơn vị quản lý cấp trên cũng thu được những kết quả nhất định như đã nêu trên, bên cạnh việc chỉ ra và điều chỉnh một số điểm bất hợp lý (qua đó phía Nhà máy có thể rút kinh nghiệm) còn đưa ra những đề xuất về cơ cấu vốn, về thủ tục lập dự án... nhằm giúp Nhà máy quản lý vốn được giao tốt hơn; Quyết định điều chuyển lại số vốn hơn 7,4 tỷ đồng của Công ty len Việt Nam cho Nhà máy điều chỉnh cơ cấu vốn của Nhà máy theo hướng tăng vốn chủ, một trong những kết quản thu được từ hoạt động giám sát, đã lành mạnh hoá báo cáo tài chính, góp phần tích cực vào việc đảm bảo khả năng thanh toán, giảm bớt chi phí lãi vay, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà máy, góp phần đưa Nhà máy từ kinh doanh bị lỗ sang có lãi, nhân tố quan trọng giúp Nhà máy thực hiện nghĩa vụ bảo toàn và phát triển Vốn Nhà nước giao; Nhờ những nỗ lực quản lý từ cả hai phía mà trong những năm gần đây Nhà máy luôn làm ăn có lãi và lãi luôn tăng: Năm 2000 là khoảng 167 triệu đồng, năm 2001 là khoảng 316 triệu đồng và năm 2002 là hơn 800 triệu đồng; hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu cũng tăng (từ 0,2 năm 2001 lên 0,3 năm 2002). Theo số liệu tổng kết của Công ty len Việt Nam thì năm 2002 Nhà máy len Hà Đông là đơn vị đạt số lãi (trước thuế) cao nhất trong khi đơn vị đứng thứ hai là len Vĩnh Thịnh lãi chỉ đạt hơn 300 triệu đồng; như vậy, hiện Nhà máy đang là đơn vị đi đầu trong số các thành viên Công ty len Việt Nam. Bảng sau sẽ giúp ta hình dung rõ hơn về tình hình kinh doanh của Nhà máy trong hai năm gần đây: Bảng 6: Bảng các chỉ tiêu tài chính trung gian trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy len Hà Đông đơn vị: đồng
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com -Tổng doanh thu -Các khoản giảm trừ: +Giảm giá +Giá trị hàng bán bị trả lại 1.DT thuần 2.GVHB 3.LN gộp 4.CPBH 5.CPQLDN 6.LN ròng từ HĐKD 7.LN từ HĐTC 8.LNBT 9.Tổng LNTT 10.Lỗ luỹ kế -Đầu năm -Cuối năm Số liệu ở Bảng trên cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy có chiều hướng đi lên. Năm 2002 so với năm 2001, doanh thu thuần tăng 2.517.253.167đ (tăng16,74%) trong khi giá vốn hàng bán tăng chậm hơn 1.663.621.866 đ (tăng12,03%), tỷ trọng so với doanh thu thuần giảm (từ 91,95% năm 2001 xuống 88,24%) khiến lợi nhuận gộp tăng mạnh 853.631.301 đ (tức tăng 70,47%); chi phí bán hàng giảm gần một nửa nhờ giảm số nhân viên ở bộ phận này trong khi chi phí quản lí doanh nghiệp tăng đáng kể do Công ty len Việt Nam tăng mức thu phí quản lí từ 15.000.000 đ/tháng lên 25.000.000 đ/tháng. Tuy vậy tình trạng lỗ ròng từ hoạt động kinh doanh năm 2001 (-
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 150.891.572 đ) đã được khắc phục bằng một khoản lãi 355.844.268 đ năm 2002. Tổng thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường chỉ giảm nhẹ (khoảng 20.000.000 đ). Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2002 nhờ đó tăng 485.323.807 đ (tăng 153,93%) giúp giảm mạnh số lỗ luỹ kế từ 972.553.959 đ xuống còn 171.943.266 đ. Thêm vào đó, giá trị hàng bán bị trả lại giảm hơn 30.000.000 đ trong khi lượng tiêu thụ tăng cho thấy việc đảm bảo chất lượng hàng giao cũng đã được chú trọng hơn. 2.3.2. Hạn chế 2.3.2.1. Từ phía Nhà máy: Thứ nhất, quỹ đất của Nhà máy chưa được tận dụng triệt để, ngoài 10000 m2 không sử dụng được với lí do đã nêu ở trên, còn những khoảng đất khác bị bỏ hoang rất lãng phí và hiện cũng chưa có kế hoạch khai thác sử dụng số đất này trong khi tiền thuê đất vẫn tính cho cả những mảnh đất đó; Thứ hai, công tác quản lý chi phí tuy có những tiến bộ nhất định song vẫn chưa đạt yêu cầu đặt ra. Cụ thể là: - Về nguyên vật liệu: + Do lượng hoá chất thuốc nhuộm dự trữ không thích hợp, có những loại hóa chất thuốc nhuộm được nhập từ năm 1997, đến nay chưa sử dụng hết. Trong điều kiện bảo quản không được tốt, tình trạng dự trữ như vậy làm cho mức hao hụt tự nhiên hiện nay rất lớn (5,1%). + Công tác thu hồi phế liệu của Nhà máy chưa được quan tâm: Bông xơ, len vụn được tập hợp lại sau mỗi ca sản xuất để đốt, còn lại các hoá chất thuốc nhuộm, nước nhuộm, sau khi sử dụng không được thu hồi mà bị thải ra sông, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa l•ng phí.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (Nghiên cứu vận dụng tại Nhà máy len Hà Đông)”
74 p | 530 | 143
-
Luận án Tiến sĩ: Quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
167 p | 204 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vấn đề người sở hữu và người quản lý vốn nhà nước trong cơ chế quản lý vốn nhà nước tại Việt Nam
98 p | 147 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật Việt Nam hiện nay
84 p | 83 | 14
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp trong quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác tại Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
23 p | 154 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn nhà nước của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Nghiên cứu điển hình tại VNPT Bắc Kạn
109 p | 28 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
106 p | 48 | 11
-
Những đóng góp mới của luận án: Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng nhà nước
1 p | 120 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam
178 p | 36 | 10
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
83 p | 15 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam
125 p | 36 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp do UBND tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu
125 p | 17 | 6
-
Báo cáo số 2 - Báo cáo so sánh kinh nghiệm trên thế giới về quản lý vốn nhà nước (Dành cho: Ngân hàng phát triển Châu Á và Bộ Tài chính)
26 p | 59 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tách bạch chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
66 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước: Quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp do UBND tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu
26 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Vấn đề chuyên môn hóa chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam, trường hợp tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
64 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng khung năng lực người đại diện vốn tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước, trường hợp nghiên cứu trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
93 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống quản trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh
132 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn