Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
lượt xem 114
download
Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong lộ trình đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì Đảng và Nhà nước luôn xem mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu. Kết quả là hơn sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới (kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng) nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, chính trị, cũng như về đời sống xã hội. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh Chương 1 GIỚI THIỆU 1 .1. Lý do chọn đề tài Trong lộ trình đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới th ì Đảng và Nhà nước luôn xem mục tiêu đ ẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu. Kết quả là hơn sau 2 0 năm thực hiện đường lối đổi mới (kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng) nước ta đ ã đ ạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, chính trị, cũng như về đời sống xã hội. Trong đó, nổi b ậc nhất là lĩnh vực kinh tế với nhiều kết quả đạt được đáng khích lệ: trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, kinh tế tăng trưởng liên tục trong giai đoạn từ n ăm 2000 -2008 trung bình trên 7%/năm, đời sống nhân dân đ ược cải thiện, thu nhập bình quân đầu ngư ời đạt xấp xỉ 1.000USD/người/năm, công nghiệp có sự phát triển mạnh m ẽ. Bước đầu chúng ta đã cơ bản xây dựng được cơ sở vật chất để phấn đ ấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Hiện nay, chúng ta đã và đang phát triển nhiều Khu công nghiệp - Khu chế xuất trên phạm vi cả nước, nhằm phát huy tiềm năng kinh tế của từng địa phương, đồng thời tạo ra một lượng lớn nhu cầu việc làm cho th ị trường lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu do ngành công nghiệp mang lại, nước ta phải đối diện với tình trạng ô nhiễm môi trư ờng trầm trọng do chất thải từ các Khu công nghiệp - Khu ch ế xuất. Hàng loạt doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận không quan tâm đ ến môi trường sống của người dân xung quanh đã tiến h ành xử lý chất thải không đúng quy đ ịnh ra môi trư ờng bên ngoài, biến những dòng sông xanh thành những dòng sông ch ết như: sông Th ị Vải, sông Đồng Nai... Trong khi đó công tác quản lý môi trường của cơ quan có chức năng còn nhiều hạn chế nên càng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vi phạm hơn nữa và tình trạng ô nhiễm diễn ra n gày m ột trầm trọng đến mức báo động. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết trò chơi của trò chơi lặp lại nhiều lần phân tích sự tương tác lợi ích giữa h ai doanh nghiệp sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ quyết đ ịnh lựa chọn chiến lư ợc h ành động phù hợp vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh, vừa m ang lại kết quả tối ưu cho doanh nghiệp. Vì vậy đề tài "Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các Khu công nghiệp - K hu chế xuất ở Việt Nam nhìn từ lý thuyết trò chơi" được thực hiện. HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 1
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh 1 .2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu, phân tích th ực trạng phát triển phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất (KCN, KCX) ở Việt Nam và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do sự phát triển của các KCN, KCX gây ra trên cơ sở vận dụng lý thuyết trò chơi. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục thực trạng ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường sống, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế lâu d ài trong tương lai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở vận dụng lý thuyết trò ch ơi để phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường tại các KCN, KCX ở Việt Nam giúp cho các cơ quan có chức năng rà soát lại và tìm ra giải pháp thích hợp và kịp thời. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Phân tích sự phát triển các KCN, KCX giai đoạn 2000 -2007. - Vận dụng lý thuyết trò ch ơi đ ể phân tích hành động của hai doanh nghiệp trong quá trình thực hiện xử lý chất thải sau quá trình sản xuất. - Tìm ra những hạn chế, nguyên nhân tác động của sự phát triển các KCN, KCX đến môi trường, từ đó đưa ra một số giải pháp để giải quyết ô nhiễm, đảm bảo gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường. 1 .3. Câu hỏi nghiên cứu - Th ế n ào là KCN? - Môi trường bao gồm những yếu tố nào? - Như thế nào gọi là ô nhiễm môi trường? - Lý thuyết trò chơi được hiểu như th ế nào? - Trò ch ơi lặp lại vô số lần có đặc điểm gì? - Th ế n ào là cân b ằng Nash? - Sự phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam trong thời gian qua diễn ra như th ế n ào (từ năm 2000-2007)? - Trò ch ơi lựa chọn chiến lược xử lý chất thải của hai doanh nghiệp diễn ra như th ế nào? - Môi trường ở các KCN, KCX ô nhiễm ra sao? - Sự quản lý của cơ quan Nhà nước có chức năng về vấn đề m ôi trường m ặt nào còn hạn chế? HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 2
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh - Những giải pháp nhằm khắc phục, bảo vệ môi trường trong thời gian tới là gì? 1 .4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Thời gian Nh ững thông tin về số liệu được sử dụng để phân tích trong đề tài là số liệu từ năm 2000 -2009. 1.4.2. Không gian Đề tài nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN, KCX trên phạm vi cả nước. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu "Th ực trạng ô nhiễm môi trường tại các Khu công nghiệp - Khu chế xuất ở Việt Nam nhìn từ lý thuyết trò chơi". 1 .5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở thu thập số liệu thứ cấp, kết hợp với việc vận dụng lý thuyết trò chơi phân tích chiến lược của hai doanh nghiệp trong việc chọn lựa quyết định xử lý h ay không xử lý chất thải của quá trình sản xuất trư ớc khi thải ra môi trường. Kết h ợp với việc phân tích, phương pháp so sánh tỷ số làm rõ hơn vấn đề ô nhiễm môi trường do sự phát trển của các KCN, KCX gây ra. HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 3
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 .1. Một số khái niệm 2.1.1. Khu công nghiệp Khu nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Khu công nghiệp có ranh giới đất đai với khu dân cư và cũng là nơi thải nhiều chất độc h ại nhất cho môi trường và cho cộng đồng. Có thể nói KCN là nơi tập trung các thiết bị công nghệ cao, nhà qu ản lý có trình độ khoa học tiên tiến và công nhân lành n ghề. 2.1.2. Môi trường Môi trường là một tổ hợp các yếu tố bên ngoài của một hệ thống n ào đó. Chúng tác động lên hệ thống n ày và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập h ợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với h ệ thống đó. 2.1.3. Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên b ị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của con người và các sinh vật khác. 2.1.4. Lý thuy ết trò chơi Lý thuyết trò ch ơi nghiên cứu các tình huống ra quyết định có liên quan đến nhiều người và các quyết định của mỗi người ảnh h ưởng tới lợi ích và quyết định của người khác. * Phân loại trò ch ơi Các nhà nghiên cứu phân ra nhiều loại trò ch ơi. Trò ch ơi h ợp tác là trò chơi m à trong đó những người chơi có th ể thõa thu ận với nhau để chọn giải pháp trong khi trò chơi bất hợp tác là trò chơi mà trong đó không có sự thõa thuận giữa những n gười chơi. Ngoài ra, các nhà kinh tế cũng quan tâm đến trò chơi đồng thời và trò chơi trư ớc sau. Trò chơi đồng thời là trò ch ơi mà trong đó mỗi người chơi đưa ra quyết định nhưng không biết quyết định của người chơi khác. Trò chơi trước sau là trò ch ơi trong đó mỗi người chơi ch ỉ đưa ra quyết định sau khi quan sát hành động của những người chơi khác. * Các thành phần cơ b ản của trò chơi HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 4
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh + Người chơi: người ra quyết định trong một trò chơi được gọi là người chơi. Người ch ơi có th ể là một cá nhân (như chơi bài ở các sòng b ạc), doanh nghiệp (như trong th ị trường cạnh tranh độc quyền) hay một quốc gia (như trong các xung đột chính trị, quân sự, ngoại giao). Người chơi có khả năng chọn một số hành động. Thông thường, số lư ợng người chơi được giả định là cố định trong lúc trò chơi được thực hiện và các trò ch ơi được đặc trưng bởi số lượng người chơi (như hai, ba người chơi hay n người ch ơi). Mỗi người chơi ch ỉ hành động sao cho đạt được kết quả tốt nhất cho m ình. + Chiến lược: mỗi h ành động của người chơi có thể chọn thực hiện là một chiến lư ợc. Tùy thuộc vào trò chơi đang xem xét, một chiến lược có thể rất đơn giản (như chọn th êm một lá bài khi chơi bài) hay rất phức tạp (như xây d ựng căn cứ quân sự chống tên lửa hạt nhân của đối phương) nhưng mỗi chiến lược đư ợc giả định là một h ành động được hoạch định để mang lại kết quả tối ưu cho người ch ơi. Tuy số chiến lược d ành cho mỗi người ch ơi là không giới hạn nhưng lý thuyết trò chơi có th ể chỉ đề cập đến tình huống mà trong đó mỗi người chơi ch ỉ có hai chiến lược. Trong trò chơi b ất hợp tác, những người ch ơi không th ể đạt được các thõa thuận với nhau về chiến lược m à họ sẽ thực hiện, nghĩa là những người ch ơi không chắc chắn về chiến lược m à người chơi khác sẽ thực hiện. Ngược lại, trong trò ch ơi hợp tác, n gười chơi biết chắc chắn về điều này. + Kết quả: lợi ích mà mỗi người chơi nh ận được từ một trò chơi đư ợc gọi là kết quả. Kết quả tổng hợp tất cả cái gặt hái được từ trò chơi. Kết quả bao gồm các kết quả mang tính chất giá trị (như lợi nhuận) cũng như cảm xúc của người chơi (như xấu hổ h ay tự h ào). Kết quả được đo lường bởi hữu dụng hay giá trị mà người chơi nhận được. Ở đây, ta giả định rằng người chơi có th ể xếp hạng kết quả từ ưu thích nh ất đến kết quả ít ưu thích nhất và cố gắng đạt đến kết quả ưu thích nhất. 2.1.5. Khái niệm chiến lược ưu thế và điểm cân bằng Nash Chiến lược ưu thế là chiến lư ợc mang đến kết quả tốt nhất cho một người chơi bất chấp chiến lược của người chơi kia. Điểm cân bằng Nash là một cặp chiến lược (a*,b*) đại diện cho giải pháp cân bằng đối với hai ngư ời chơi m à trong đó a* là chiến lược tối ưu của A để đối phó với b* và b* là chiến lư ợc tối ưu cho B đối phó với a*. Rộng h ơn, cân bằng Nash là một tập hợp chiến lược mà trong đó không có người chơi nào có th ể làm tăng lợi ích của m ình bằng cách thay đổi chiến lược. Khái niệm cân bằng Nash rất HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 5
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh quan trọng vì nó giúp mô tả các tình huống m à trong đó mỗi người chơi thực hiện chiến lược tốt nhất cho m ình để đối ứng với các chiến lược m à người chơi khác đ ang thực hiện. Ví dụ bảng 2.1.5, cho th ấy chiến lược chi tiêu qu ảng cáo thấp (L) là chiến lược ưu th ế của B. Bất chấp chiến lược của A là như thế nào thì chiến lư ợc L sẽ cho B lợi nhuận cao hơn chiến lược H. Bảng 2.1.5: Trò chơi quảng cáo ở hình thức thông thường B Chiến lư ợc L H A L 7 ,5 5,4 H 6,4 6,3 Giả sử cấu trúc trò chơi là được biết đối với cả hai ngư ời chơi A và B nên A nh ận ra B sẽ chọn chiến lư ợc ưu th ế này và vì vậy sẽ chọn chiến lược tốt nhất để đối chọi với B, đó là chiến lược L. Việc lựa chọn chiến lư ợc ưu thế này dẫn đến việc (A: L, B: L) sẽ đư ợc chọn và kết quả sẽ là 7 cho A và 5 cho B. Chiến lược (A: L, B: L) là m ột điểm cân bằng Nash. Nếu A biết B sẽ chọn L thì A sẽ chọn chiến lược tốt nhất là L. Tương tự, nếu B biết A sẽ chọn L th ì tốt nhất là B chọn L. Thật vậy, do L là chiến lược ưu thế của B n ên đây là lựa chọn tốt nhất của B bất chấp A chọn chiến lược n ào. Vì vậy, chọn lựa (A: L, B: L) thõa mãn tính đối xứng của điểm cân bằng Nash. Để thấy tại sao các cặp chiến lược khác trong bảng 2.1.5 không phải là cân b ằng Nash, hãy xem xét từng cặp một. Với lựa chọn (A: H, B: L) thì A có cơ hội đạt đ ến trạng thái tốt hơn - nếu A biết B sẽ chọn L th ì A có thể thu được lợi nhuận cao h ơn n ếu cũng chọn L. Như vậy, chọn lựa (A: H, B: L) không phải là điểm cân bằng Nash. Không có chọn lựa n ào trong hai kết quả còn lại mà trong đó B chọn H đáp ứng được yêu cầu điểm cân bằng Nash vì không cần biết A làm gì, B có th ể làm tăng lợi nhuận nếu chọn L. Do L là chọn lựa ưu th ế của B nên không có kết quả nào từ việc B chọn H có thể là cân bằng Nash. 2 .2. Giới thiệu lý thuyết trò chơi lặp lại vô số lần HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 6
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh Trong kinh tế, lý thuyết trò chơi được ứng dụng rất rộng rãi như: trò chơi một lần không lặp lại, trò chơi lặp lại vài lần, trò chơi lặp lại vô số lần, trò chơi nhiều giai đoạn,... trong đó trò ch ơi lặp lại vô số lần là trò chơi khá phổ biến trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp và trong ph ần nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu trò chơi lặp lại vô số lần. 2.2.1. Trò chơi nghịch lý người tù Trò ch ơi nghịch lý người tù đư ợc đ ề cập lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học n gười Canada Albert William Tucker (1905-1995) vào thập niên 1940. Trò chơi này xuất hiện từ thực tế như sau. Hai người bị bắt vì nghi phạm tội. Ngư ời thẩm vấn chỉ có rất ít bắng chứng phạm tội của họ và muốn làm họ thú nhận. Ông ta tách rời họ và bào: “Nếu anh thú nhận và bạn anh không th ì tôi sẽ giảm hình ph ạt cho anh xuống còn 6 tháng tù, nhưng thú nhận của anh sẽ làm bạn anh phải nhận mức án 10 n ăm. Nếu cả hai thú nhận, mỗi người sẽ chỉ phải chịu 03 năm tù”. Mỗi người tù cũng biết là nếu không ai thú nhận th ì mỗi người chỉ chịu 02 năm tù do thiếu bằng chúng kết tội. Bảng 2 .2.1: Trò chơi nghịch lý người tù B Chiến lược Thú nh ận Không thú nhận Thú nhận A: 3 năm; B: 3 năm A: 6 tháng; B: 10 năm A Không thú nhận A: 10 năm; B: 6 tháng A: 2 năm; B: 2 năm Ma trận kết quả ở h ình thức thông thường của trò chơi này như trong b ảng. Thú nh ận là chiến lược ưu thế của cả A và B. Vì vậy, các chiến lược này hình thành n ên cân bằng Nash và chiến lư ợc chia cắt n ày của người thẩm vấn thành công. Tuy nhiên, thõa thuận trư ớc giữa hai người phạm tội là không thú nh ận thì sẽ giảm hạn tù của họ từ 3 năm xuống 2 năm. Giải pháp “hợp lý” này không ổn định vì mỗi n gười tù muốn chuyển sự bất lợi cho người kia. Do đó, đây là nghịch lý, nghĩa là kết quả tối ưu lại không ổn định. 2.2.2. Hợp tác và trò chơi lặp lại vô số lần Các vấn đề tương tự với Nghịch lý người tù xuất hiện trong nhiều tình huống thực tế khác. Bảng 2.2.2 . minh họa nghịch lý của một trò chơi qu ảng cáo. Bảng 2.2.2: Trò chơi quảng cáo với kết quả mong muốn không ổn định B Chiến lược L H HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 7
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh A L 7,7 3,10 H 10,3 5,5 Ở đây, chiến lư ợc cả hai cùng chọn L mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng không ổn định. Tình huống n ày được gọi là chiến lược quảng cáo “phòng thủ”, n ghĩa là nếu cùng giảm chi phí quảng cáo thì sẽ làm tăng lợi ích cho cả hai. Thõa thuận nh ư vậy lại không ổn định vì các doanh nghiệp có thể làm tăng bằng cách không tuân thủ thõa nhuận. Do đó, cuối cùng cả hai chọn chiến lược H, dẫn đến lợi nhuận thấp hơn. Trò chơi lặp lại vô số lần là trò chơi khá ph ổ biến trong thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, được sử dụng rộng rãi trong phân tích chiến lược quảng cáo, liên kết hỗ trợ với chiến lư ợc kích thích, chiến lược chất lượng sản phẩm của các doanh n ghiệp… Ví dụ, trò ch ơi chất lượng sản phẩm là trò chơi giữa khách h àng và doanh n ghiệp thể hiện như sau : khách hàng muốn mua sản phẩm chất lư ợng cao trong khi doanh nghiệp lại muốn tối đa hóa lợi nhuận. Trong trò chơi một lần không lặp lại, một doanh nghiệp sẽ có động cơ bán sản phẩm chất lượng thấp nếu khách hàng không th ể biết được chất lượng sản phẩm trước khi mua. Vấn đề sẽ khác đi nếu trò ch ơi lặp lại vô số lần. Giả sử người khách hàng b ảo với doanh nghiệp: “Tôi sẽ mua nếu sản phẩm tốt. Nếu sản phẩm xấu, tôi sẽ bảo tất cả người quen đừng bao giờ mua sản phẩm của anh”. Với chiến lược này của n gười mua, doanh nghiệp nên làm gì? Nếu lãi su ất không quá cao thì doanh nghiệp n ên bán sản phẩm tốt. Lý do rất đơn giản. Nếu bán sản phẩm xấu, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận 10 đvt ngay lúc đó. Đây là lợi ích thu được do lừa dối. Tuy nhiên, m ất mát của việc bán sản phẩm xấu là không có lợi nhuận vĩnh viễn ngay sau khi bán sản phẩm xấu. Nếu lãi suất thấp, lợi nhuận thu được một lần do lừa dối này không thể bù đắp sự mất mát vĩnh viễn không có lợi nhuận. Do đó, doanh nghiệp không nên lừa dối. HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 8
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh Chương 3 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP- KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM NH ÌN TỪ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 3 .1. Sự phát triển Khu công nghiệp - K hu chế xuất ở Việt Nam giai đoạn 2000- 2007 Cùng với tiến trình phát triển của đất nước trong sự nghiệp CNH, HĐH nhất là khi nước ta đã bước bào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, khắp n ơi trong cả nước, từ thành th ị đến nông thôn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đ ầu tư trong nước vào lĩnh vực sản xuất ngày càng tăng. Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đ ã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó, có nhiều khu công nghiệp, khu ch ế xuất (KCN, KCX) ra đời phát triển tương đ ối nhanh và là khu vực đi đầu trong quá trình CNH, HĐH đất nước, tập trung chủ yếu ở m iền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng ven biển miền Trung. SỐ LƯỢNG KCN, KCX TỪ NĂM 2000-2007 200 180 160 140 120 KCN, KCX 100 80 60 40 20 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 NĂM Biểu đồ: 3.1: Sự phát triển KCN, KCX ở Việt Nam giai đoạn 2000-2007 (Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX) Giai đoạn năm 2000 - 2002 số lư ợng KCN, KCX tăng với tốc độ chậm, nhưng bắt đầu từ sau năm 2002 đã có sự tăng lên mạnh mẽ, tăng nhanh nhất là năm 2007. Điều này bước đầu cho thấy những chủ chương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đ ã phát huy tác dụng, thu hút đầu tư và ngoài nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Trong các HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 9
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh KCN, KCX nhiều nh à máy, xí nghiệp đã và đang tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ với qui mô ngày càng lớn. Đây chính là cơ hội để nư ớc ta có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện và hội nhập đ ược với khu vực và thế giới. Cụ thể, giai đoạn năm 2000 - 2002 mức tăng lên của các KCN, KCX tương đối th ấp, năm 2002 lượng KCN, KCX là 75, tăng 12 KCN, KCX so với năm 2000, với tỷ lệ tăng là 19,0% (phụ lục). Diện tích đất công nghiệp cho thuê năm 2002 là 8 .892 hecta, chiếm 72,7% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. So với năm 2000 thì diện tích đất công nghiệp cho thu ê tăng 1.217 hecta, tương đương 15,7%, tỷ lệ đất công nghiệp cho thuê trên đất công nghiệp có thể cho thu ê năm 2000 là 76,8% cao hơn 72,7% của năm 2002, đồng thời tạo việc làm cho 883.688 lao động. Trong giai đo ạn này, nư ớc ta đang trong giai đoạn ho àn thiện môi trường đầu tư, đ ẩy mạnh quan hệ hợp tác với bên ngoài, ....từng bước thu hút nguồn vốn đầu tư b ên ngoài, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nư ớc ngoài thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Tính đến thời điểm năm 2002 cả nư ớc đã có 4.447 dự án đầu tư nước ngo ài được cấp giấy phép, với tổng số vốn đăng ký là 43.194 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 20.357,6 triệu USD. Phần lớn vốn đầu tư nước ngoài (trên 70%) vào nước ta xuất phát từ các nước Châu Á (trong đó các nước ASEAN chiếm gần 25%, các nước và lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á như: Nhật Bản, Hàn Qu ốc, Đài Loan chiếm trên 31%) (nguồn: niên giám thống kê 2002. NXB thống kê, Hà Nội 2002). Khi nền kinh tế các nước này lâm vào kh ủng hoảng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 nên hạn chế khả năng đầu tư của nước ngoài vào nước ta. Kết quả từ năm 1997 đầu tư trực tiếp n ước ngo ài vào Việt Nam bắt đầu suy giảm, số vốn đăng ký đạt mức cao h ơn năm 1992 không nhiều và đến năm 2002 lại giảm xuống. Nếu so với năm 1997 số dự án được duyệt năm 1998 chỉ bằng 79,71%, năm 1999 ch ỉ bằng 90,4%, năm 2000 tuy có tăng nhưng cũng chỉ tăng 7,5% so với năm 1997, tới năm 2002 số dự án đ ã tăng 51,59% so với năm 1997. Giai đo ạn năm 2002 - 2006 số lượng KCN, KCX tăng nhanh, trung b ình h àng năm tăng 17,5 KCN, KCX, với tốc độ tăng 93,3%. Nếu năm 2002 trên địa bàn cả nước có 75 KCN, KCX thì đ ến năm 2006 số lượng tăng lên thành 145. Diện tích đ ất công nghiệp có thể cho thuê cũng có sự tăng lên đáng kể, tăng 9.863 hecta so với 12.371 hecta của năm 2002. Trong đó, diện tích đất công nghiệp cho thuê là 13.675 hecta, chiếm tỷ lệ 61,5% diện tích đất công nghiệp có thể cho thu ê, diện tích đ ất công nghiệp cho thuê năm 2006 tăng 52,1% so với năm 2002, tương đương 4 .683 hecta nhưng tỷ lệ diện tích đất công nghiệp cho thuê có chiều hướng giảm so HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 10
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh với năm 2002 (75,6%). Trong quá trình thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chúng ta đã bước đầu thành công trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình CNH, HĐH. Các KCN, KCX lần lư ợt được xây dựng trên phạm vi khắp cả n ước, nhằm khai thác th ế mạnh kinh tế của từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng như tạo việc làm cho một bộ phận lớn dân cư. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh cơ sở hạ tầng dẫn trong khi khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN, KCX hiệu quả chưa cao d ẫn đến lượng cung tăng nhanh, trong khi nhu cầu còn thấp dẫn đến cung lớn hơn cầu gây ra tình trạng dư thừa. Bên cạnh đó, vấn đ ề quy hoạch phát triển các KCN chưa được xét trên bình diện của cả nước và của các vùng mà ch ỉ là quy hoạch của riêng từng tỉnh, thành phố nên xảy ra tình trạng nhà nhà làm KCN. Mặc dù, tiềm năng phát triển kinh tế của nư ớc ta là rất lớn, nh iều nh à đầu nước ngoài đánh giá cao điều này n hưng vấn đề về môi trường pháp lý là một trong những yếu tố gây nhiều trở ngại nhất. Môi trư ờng pháp lý mang nặng tính hành chính đã làm không ít nhà đ ầu tư phải thận trọng khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Chính vì vậy hiện tượng nhiều KCN, KCX đ ã xây d ựng xong nhưng ho ạt động cầm chừng, việc xây dựng các KCN, KCX ở nư ớc ta đang ở trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu, các chính sách đưa ra không theo kịp sự vận động biến đổi của thực tế đ ã d ẫn đến một loạt những hệ lụy như: nhiều KCN, KCX có số dự án đầu tư chiếm tỷ lệ quá thấp (10-20%), sự lãng phí này là quá lớn, tình trạng chồng chéo trong quản lý các KCN vẫn tồn tại cả ở tầm vĩ mô cũng như ở từng địa ph ương (ví dụ: đất nói chung do Chính phủ duyệt quy hoạch, việc cấp đất do tỉnh tiến h ành, duyệt quy hoạch đất KCN là của Bộ Xây dựng, cấp phép đầu tư là nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), việc quản lý các KCN cũng chỉ dừng ở mức cấp phép thành lập chứ chưa chú ý đ ến vấn đề quy hoạch, các KCN phát triển theo h ướng đa ngành d ẫn đến khó khăn trong quá trình hoạt động. Về mặt số lư ợng tăng từ 145 KCN, KCX trong năm 2006 lên 179 đến cuối n ăm 2007, với tổng diện tích đất tự nhiên trong năm 2007 là 42.986 hecta, trong đó có hơn 110 KCN đã đi vào hoạt động. Các KCN đ ã thu hút hơn 3.000 dự án đầu tư nước ngo ài với tổng vốn gần 30 tỉ USD. Ngoài ra còn có 3.000 dự án trong nước với tổng vốn gần 200 ngàn tỉ đồng, giải quyết việc làm cho lao động trực tiếp và có h àng triệu lao động gián tiếp liên quan đến hoạt động của các KCN, KCX (như: vận chuyển nguyên vật liệu, gia công hàng hóa dịch vụ...) (nguồn: Cục Đầu tư Nước HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 11
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh ngoài Bộ KH –ĐT). Năm 2007, Việt Nam đã thu hút được 20,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 69,1% so với cùng k ỳ năm trước, vượt 56% kế hoạch dự kiến. Đây là kết quả của quá trình phấn đấu sau một thời gian d ài đ ể trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới. Đó cũng là kết quả của việc phân cấp m ạnh mẽ về cho các địa ph ương, hiện trên địa bàn cả nước có 60 địa phương đ ã thực hiện việc cấp giấy phép đầu tư cho các dự án FDI theo các điều kiện phân cấp tại địa b àn. Tuy nhiên, trong khi số KCN, KCX tăng với tốc độ 23,4% và diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê tăng 29,6% thì tốc độ tăng của diện tích đất công n ghiệp cho thuê tăng rất thấp chỉ đạt 5,1%. Trong đó, tỷ lệ diện tích đất công nghiệp cho thuê năm 2007 chỉ đạt 49,9%, so với năm 2006 tỷ lệ này giảm 11,6% và thấp h ơn nhiều so với 75,6% của năm 2002. Thực trạng này đòi hỏi chúng ta cần đưa ra những biện pháp kịp thời khắc phục khuyết điểm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, KCX. Xóa bỏ tình trạng cung lớn hơn cầu xảy ra ở nhiều nơi dẫn đến h iệu quả đầu tư kém, gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên và ngân sách. 3 .2. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các Khu công nghiệp - Khu chế xuất ở Việt Nam nhìn từ lý thuyết trò chơi Việc xây dựng, phát triển các KCN, KCX là một hướng đi đúng đắn không những tạo ra các khu kinh tế phát triển đều khắp trên cả nư ớc, mà còn tạo nên động lực đưa Việt Nam h ướng tới mục tiêu trở th ành một nư ớc công nghiệp theo hướng h iện đại vào năm 2020. Sự phát triển các KCN đã góp phần đáng kể vào sự chuyển d ịch cơ cấu kinh tế của các địa phương, phát huy được tiềm năng kinh tế của các vùng, miền, tạo sự phát triển cân đối giữa các khu vực. Hơn nữa, nhiều dự án trong các KCN (kể cả dự án có vốn nước ngoài và doanh nghiệp trong nước) có công n ghệ sản xuất hiện đại đ ã tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, có sức cạnh tranh ngày càng cao. Tốc độ phát triển khá n óng của các KCN, KCX đã kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường. Tại các KCN, công tác bảo vệ môi trường chưa được thực hiện đồng bộ, nhiều KCN chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đến cuối năm 2007, m ới chỉ có 28 KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trun g, khoảng 20 KCN khác đang xây d ựng hoặc chuẩn bị đầu tư, hầu hết số doanh nghiệp còn lại chưa xây. Trong nhiều năm qua chúng ta chỉ chú trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút một lượng lớn nguồn vốn đầu tư từ bên n goài, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu ra nước ngo ài thu về ngoại HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 12
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh tệ...Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp đã và đ ang tiêu hao nhiều loại tài n guyên, năng lượng và thải ra nhiều chất gây hại, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Mức độ ô nhiễm nước ở các KCN, KCX, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Kết quả là trung bình hàng ngày các KCN thải ra môi trường khoảng 500.000 - 700.000m3 ch ất thải, h ầu hết chưa được xử lý đ ã làm ô nhiễm môi trường nước. Theo số liệu thống kê lượng ch ất thải rắn công nghiệp h àng năm là 1,2 triệu tấn và khối lượng chất thải nguy hại chiếm 175.000 tấn, nhưng việc xử lý, thu gom không đ ạt 50%. Chính điều n ày dẫn đến tình trạng ô nhiễm n ặng trên nhiều con sông như: sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải... đã đ ến mức báo động. Nhưng bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất n ào khi tiến h ành ho ạt động sản xuất kinh doanh, thì mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Đối với một sản phẩm bất kỳ thì h ệ số co giãn của cầu theo giá cho biết mối quan hệ biến động giữa cầu và giá. Khi hệ số co giãn ED 1 thì lượng sản phẩm bán ra và giá là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, giá giảm th ì số lượng h àng hóa bán tăng lên và ngược lại khi giá hàng hóa tăng lên thì số lượng hàng hóa bán ra lại giảm xuống. Điều này đã đặt các nh à qu ản lý doanh nghiệp phải luôn đ ưa ra phương pháp sản xuất tối ưu nh ằm mục đích tối thiểu hóa chi phí trong kết cấu giá thành sản phẩm, từ đó hạ giá th ành sản phẩm xuống giúp doanh nghiệp có thể tăng số lượng h àng hóa tiêu thụ thông qua việc giảm giá bán sản phẩm và tăng sức cạnh tranh sản phẩm của mình trên th ị trường, tăng lợi nhuận . Trong đó, chi phí cho xử lý chất thải và nước thải sau quá trình sản xuất chiếm một phần trong kết cấu giá thành. Tùy theo đ ặc tính của từng sản phẩm m à chi phí này có thể cao hay thấp, để đảm bảo khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp sẽ luôn tìm cách đ ể giảm chi phí này xuống mức càng thấp càng tốt (xét trong điều kiện các yếu tố khác xem như không đổi), dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp không tiến hành xử lý chất thải và nước thải sau quá trình sản xuất (gọi chung là ch ất thải) hay xử lý không đ ạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trư ờng bên ngoài. Nhất là trong điều kiện môi trường cạnh tranh gay gắt ngày càng n ên gay gắt thì đây là một trong những yếu tố góp phần làm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của doanh HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 13
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh n ghiệp, đ ặc biệt lợi nhu ận đạt được của các doanh nghiệp là tối ưu. Nếu vấn đề quản lý xử lý chất thải, nư ớc thải sau quá trình của các doanh nghiệp, hay pháp luật về bảo vệ môi trường của nước ta còn nhiều bất cập thì việc một doanh nghiệp vi phạm sẽ kéo theo nhiều doanh nghiệp khác vi phạm (nhất là các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành). Bởi trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt một doanh n ghiệp thực hiện theo đúng qui định pháp luật trong khi các doanh nghiệp khác không thực hiện thì chẳng khác nào doanh nghiệp đó tự mình rời bỏ cuộc ch ơi. Chính hiệu ứng dây chuyền này dẫn đến hệ lụy môi trường sống ngày càng biến động theo chiều hướng xấu , mục tiêu tăng trưởng bền vững khó có thể được đảm b ảo. Đây giống như một trò chơi mà quyết định của mỗi bên phụ thuộc vào n gười ch ơi với mình. Từ khuôn khổ trò chơi “Nghịch lý người tù”, có th ể mô phỏng thành trò chơi hành động xử lý chất thải sau quá trình sản xuất giữa hai doanh n ghiệp A và B. Giả sử trò chơi diễn ra giữa hai doanh nghiệp sản xuất A và B cùng n gành với loại trò chơi có thông tin đầy đủ. Dạng nhận thức của trò chơi là mỗi bên tham gia đồng thời ra quyết định để tối ưu hóa lợi ích. Mỗi người chơi đ ều biết rằng đối thủ của họ đang cố gắng để tối đa hóa lợi ích của mình. Kết quả lợi ích mỗi bên tham gia thu được không chỉ phụ thuộc vào hành động của mình mà còn là hành động của b ên tham gia trò ch ơi còn lại. Quyết định có tiến h ành xử lý chất thải hay không của 2 doanh nghiệp phụ thuộc vào các kết cục có thể có của trò chơi. Nếu h iện tại hai doanh nghiệp tiến hành xử lý chất thải theo quy định, như vậy mỗi doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng cạnh tranh hiện có của mình và thu được những lợi ích trực tiếp, gián tiếp từ quyết định này. Bảng 3.2. mô tả sự kết hợp tương ứng từng h ành động của mỗi bên tham gia. Bảng 3 .2.: Trò chơi chiến lược xử lý chất thải của hai doanh nghiệp A và B B Chiến lược Không xử lý Xử lý Không xử lý A 11,11 15,-5 Xử lý -5,15 2,2 Nếu cả h ai doanh nghiệp ban đầu thõa thu ận với nhau cùng lựa chọn chiến lược xử lý, ngh ĩa là thực hiện xử lý chất thải sau quá trình sản xuất theo đúng quy đ ịnh, mỗi doanh nghiệp phải tốn chi phí để vận h ành hệ thống xử lý làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng lên. Tuy nhiên do giá thành sản HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 14
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh phẩm của hai doanh nghiệp đều tăng lên đồng thời nên khách hàng không có xu hướng chuyển từ tiêu dùng sản phẩm doanh nghiệp A sang tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp B. Do đó mỗi doanh nghiệp nhận được lợi ích là 2 đvt. Nhưng nếu một trong hai doanh nghiệp phá vỡ thõa thuận thì kết quả mỗi doanh nghiệp nhận đ ược sẽ khác đi rất nhiều, chênh lệch lợi ích giữa doanh nghiệp thực hiện cam kết và doanh nghiệp còn lại có sự biến động lớn. Thực vậy, nếu doanh nghiệp A không tuân thủ thõa thuận ban đầu th ì lợi ích doanh nghiệp A nhận được là 15 đvt. Trong trường hợp này, doanh nghiệp A không tiến hành xử lý chất th ải theo đúng qui định nên doanh nghiệp đ ã giảm được một phần chi phí trong kết cấu giá thành sản phẩm, từ đó làm tăng kh ả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh n ghiệp trên thị trường. Ngược lại, việc phá vỡ thõa thuận của doanh nghệp A đ ã tạo ra kết quả tồi tệ cho doanh nghiệp B, doanh nghiệp này ph ải mất chi phí vận hành h ệ thống xử ý nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trở nên kém hơn. Cụ th ể, sức cạnh tranh của doanh nghiệp kém hơn so với doanh nghiệp A, có thể do giá thành sản phẩm cao hơn đối thủ cạnh tranh n ên lượng khách h àng của công ty thấp h ơn so với thời gian trước. Và trong trường hợp này, lợi ích doanh nghiệp nhận được không phải là 2 nữa m à n gược lại bị lỗ 5 đvt. Tương tự trường hợp ngư ợc lại khi doanh nghiệp B phá vỡ thõa thuận, trong khi đó doanh nghiệp A vẫn thực hiện theo đúng thõa thuận ban đầu. Kết quả cho doanh nghiệp B là 15 đvt và doanh n ghiệp A bị lỗ là 5 đvt. Hành động phá vỡ thõa thuận của mỗi doanh nghiệp xuất phát từ lợi ích m à doanh nghiệp đó nhận được, doanh nghiệp không xử lý sẽ nhận được lợi ích nhiều h ơn. Biểu đồ 3.2. thể hiện lợi ích mang lại khi thõa thuận bị phá vỡ. MR, P MC AC B P • AC’ •A C • C' A’ • D • q q* O HVTH: Nguyễn Công Thức MR Trang 15
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh Biểu đồ 3.2 : Vai trò của chi phí đối với lợi nhuận Diện tích hình chữ nhật PBAC là phần lợi nhuận của doanh nghiệp th ực h iện việc xử lý chất thải sau quá trình sản xuất đúng tiêu chuẩn ứng với đường chi phí AC. Với số lượng sản phẩm q* không thay đổi, đường chi phí AC d ịch chuyển xuống phía dưới thành AC’ thể hiện phần chi phí giảm xuống do doanh nghiệp không phải chi để vận hành h ệ thống xử lý , dẫn đến giá thành sản phẩm giảm xuống và lợi nhuận lúc n ày không phải là diện tích hình chữ nhật PBAC mà là diện tích của h ình chữ nhật PBA’C’ lớn hơn diện tích hình chữ nhật PBAC. Đây chính là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp không thực hiện thõa thuận và không xử lý là chiến lược tối ưu cho mỗi doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp n ào cũng vi phạm quy đ ịnh vấn đề đảm bảo chất thải sau quá trình sản xuất khi th ải ra môi trường dưới tiêu chuẩn cho phép. Nếu doanh nghiệp A phá vỡ thõa thuận gây kết quả tồi tệ cho doanh nghiệp B thì doanh nghiệp có xu hướng không thực hiện thõa thuận nữa, chiến lược tốt nhất cho doanh nghiệp B đối phó với doanh nghiệp A là không thực hiện xử lý chất th ải. Vì nếu doanh nghiệp n ày không chọn chiến lược này thì bị lỗ là 5 đvt và lợi nhận đạt được là 11 đ vt khi không xử lý. Lập luận tương tự cho doanh nghiệp A. Doanh nghiệp A sẽ luôn có lợi ích cao h ơn khi chọn chiến lược xử lý bất chấp chiến lược của doanh nghiệp. Kết quả là cả hai doanh nghiệp cùng chọn chiến lược không xử lý. Như vậy, cặp chiến lược (không xử lý; không xử lý) là điểm cân bằng Nash. Tại sao cặp chiến lược này có điểm cân bằng Nash m à các cặp chiến lược khác lại HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 16
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh không ph ải là điểm cân bằng Nash? Nếu doanh nghiệp A chọn chiến lược xử lý và doanh nghiệp B chọn không xử lý thì doanh nghiệp A có thể thu được lợi ích nhiều h ơn n ếu biết doanh nghiệp B chọn không xử lý bằng việc chọn chiến lư ợc không xử lý. Do đó, chiến lược (xử lý; không xử lý) không phải là điểm cân bằng Nash. Tương tự cho hai kết quả còn lại, doanh nghiệp B không quan tâm đến quyết định lựa chọn chiến lư ợc n ào của doanh nghiệp A, doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh , tăng lợi nhuận của mình nếu chọn chiến lược không xử lý. Như vậy cân bằng Nash xảy ra khi cả hai doanh nghiệp đều chọn chiến lư ợc không xử lý, khi đó mỗi doanh nghiệp không có động cơ để thay đổi quyết định của m ình vì lợi ích mỗi doanh nghiệp nhận được là tối ưu, bất chấp chiến lư ợc m à đ ối thủ của họ đưa ra. Thực tế nước ta đã chứng minh rằng, chính chiến lược này của các doanh nghiệp là nguyên nhân làm cho môi trường biến động ngày theo chiều hướng xấu hơn. Trong khi đó, sự thờ ơ, yếu kém trong quản lý môi trường của cơ quan có ch ức năng chẳng khác nào tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vi phạm hơn n ữa, nhiều doanh nghiệp dù đ ã đ i vào hoạt động nhưng chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hay việc xây dựng chỉ mang tính hình thức đối phó với cơ quan có ch ức năng. Kết quả thống kê cho thấy n ước ta có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với gần 70 KCX, KCN tập trung, trong đó khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và ph ần lớn các KCN ch ưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công n ghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản. Qua kiểm tra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tại 21 doanh nghiệp trong KCN trong đó: 20/21 doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, bị lập b iên b ản xử phạt hành chính với tổng số tiền 459 triệu đồng. Đồng thời khi tiến h ành phân tích 45 mẫu nước thải của 5 KCN (Lê Minh Xuân, Tân Thới Hiệp, Bình Chiểu, Vĩnh Lộc, Tân Phú Trung với tổng lượng nư ớc thải là 5.750 m 3/ngày, có đ ến 44 mẫu nước thải vượt tiêu chu ẩn cho phép (TCCP), 3/5 KCN (Vĩnh Lộc, Tân Phú Trung, Bình Chiểu) có mẫu nước thải vượt mức cho phép hơn 100 lần. Ở một số ngành công nghiệp như: dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy thành phố Hà Nội, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; ch ỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép (theo tiêu chuẩn cho phép thì nồng độ pH từ 6-8,5mg/l; tiêu chuẩn cho phép đối với BOD là 20mg/l). Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 17
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh H2S vượt 4,2 lần, h àm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư (nguồn: www.nhandan.org.vn). Một sự khác biệt xuất hiện trong trò chơi này, cân b ằng Nash xảy ra nhưng “Nghịch lý người tù” không xuất hiện. Nghĩa là chiến lược tối ưu lại m ang lợi ích cao nhất và lại có tính ổn định . Tại sao lại có sự xuất hiện này? Chúng ta cần phải thừa nhận rằng ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp ở Việt Nam là rất kém, doanh nghiệp chưa ý thức được hậu quả ô nhiễm m ang đến cho cuộc sống con n gười. Song nổi bậc nhất là chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường còn quá “mỏng”, trình độ còn th ấp chưa đáp ứng được yêu cầu (trung b ình mỗi tỉnh có 03 cán bộ), điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế, thiếu thiết bị khoa học kỹ thuật h iện đại phục vụ cho công việc. Bên cạnh đó là vấn đề tiền lương còn nhiều vấn đề b ất cập, tiền lương chưa thực sự là động cơ để cán bộ ra sức làm việc, nguy h ại hơn là một số cán bộ quá coi trong “sức mạnh của đồng tiền” dẫn đến tham nhũng xảy ra nhiều nơi và thờ ơ trước vi phạm của doanh nghiệp. Vedan là một công ty gây ô nhiễm môi trường hơn một thập niên qua nhưng lại nhận được bằng khen của cơ quan có chức năng về sản phẩm đạt tiêu chuẩn về môi trường trong những tháng đ ầu năm 2009. Công ty n ày xả nước thải chưa qua hệ thống xử lý ra môi trường và gây ô nhiễm nguồn nước hơn 14 năm qua mà cơ quan có chức năng không phát h iện . Việc Công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý theo quy định và có chứa rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống bên ngoài, nhất là dòng sông Thị Vải, trung bình mỗi ngày công ty này th ải ra môi trường khoảng 1 .500m3 nước thải độc hại trực tiếp ra sông Thị Vải. Trong đó, khối lượng nước thải không qua h ệ thống xử lý là trên 23.000m3 một ngày, lượng dịch thải sau lên men xả trực tiếp ra sông Thị Vải lên tới 105.600m3 một tháng và có chứa th ành phần axitsunfuric. Để xử lý khối lượng chất thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ cao như của Vedan phải tốn chi phí đầu tư ban đầu khoảng 140 tỷ đồng. Chi phí vận hành hàng n ăm theo quy chuẩn về nước thải tiêu tốn 210 tỷ đồng. Nh ưng Vedan đầu tư chưa đ ạt mức 1% cho khâu n ày (nguồn: Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường - Phạm Khôi Nguyên). Trong năm 2008 khi bị cơ quan có chức năng tiến h ành kiểm tra, phát hiện Vedan thải chất thải chưa qua h ệ thống xử lý, Vedan chỉ nộp tiền phạt hành chính 267.500 nghìn đồng, nộp trên 93 tỷ đồng trong tổng số 127 tỷ đồng tiền phí bảo vệ môi trường phải nộp. Mặc dù Vedan cũng đ ã làm thủ tục xin nộp hết số tiền còn lại, HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 18
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh nhưng số tiền này cũng khá nhỏ so với một lượng tiến lớn m à Vedan ph ải bỏ ra cho quá trình xử lý chất thải trong 14 năm qua một khoảng là 2.940 tỷ đồng. Như vậy ước tính số tiền Vedan nộp cho ngân sách không được 5%, khoảng chênh lệch quá lớn đã được Vedan bỏ túi riêng. Đồng thời Nhà nước phải chi từ ngân sách một lượng tiền tương ứng để cải tạo môi trường. Qua đó cho thấy ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn kém, coi nhẹ luật pháp và tính chưa đủ mạnh của pháp lu ật về bảo vệ môi trư ờng dẫn đến hành vi cố tình vi phạm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả của trò chơi trên sẽ thay đổi nhiều nếu vấn đề quan lý môi trường tốt hơn và ban đầu hai doanh nghiệp thõa thu ận chọn chiến lược xử lý Khi đó một trong hai doanh nghiệp tuyên bố rằng: Tôi sẽ thông báo cho cơ quan có chức năng nếu anh không thực hiện xử lý”. Vì vậy, nếu doanh nghiệp A không thực h iện xử lý sẽ kích thích doanh nghiệp B tố cáo với cơ quan chức năng. Nếu cả hai cùng chọn chiến lược kích thích thì không có doanh nghiệp nào có động cơ phá vỡ thõa thuận. Hình thức trừng phạt cho doanh nghiệp không thực hiện xử lý có thể tạm ngưng hoạt động một thời gian dài hay rút giấy phép kinh doanh vĩnh viễn. Trong b ảng 2.2.1, ta thấy hai doanh nghiệp đều lựa chọn chiến lược tối ưu cho mình không xử lý, kết quả cho mỗi doanh nghiệp là 11 đvt. Nhưng lợi ích 11 đvt mà các doanh nghiệp nhận được không phải là lợi ích vĩnh viễn. Trong khi đó việc cạnh tranh doanh nghiệp diễn ra lâu dài và liên tục nên b ất kỳ doanh nghiệp n ào lừa dối sẽ có sự đánh đổi giữa lợi ích 11 đvt trong hiện và 2 đvt vĩnh viễn trong tương lai. Mất mát do lừa dối hôm nay là ch ỉ thu được lợi ích là 11 đvt thay 2 đvt trong tương lai. Nếu giá trị hiện tại của chi phí lừa dối vượt quá lợi ích lừa dối một lần thì doanh n ghiệp sẽ lựa chọn chiến lược quyết định xử lý. Giả sử hai doanh nghiệp đồng ý với thõa thuận xử lý và doanh nghiệp A tin rằng doanh nghiệp B sẽ tuân thủ thõa thuận này. Liệu doanh nghiệp A có động cơ lựa chọn chiến lược không xử lý hay không? Nếu doanh nghiệp A không tuân theo thõa thu ận mà chọn chiến lược không xử lý thì doanh nghiệp này sẽ thu đư ợc lợi ích hôm nay là 11 đvt và 0 đvt cho toàn bộ thời gian sau đó. Như vậy nếu doanh nghiệp A chọn chiến lược không xử lý hôm nay thì giá trị hiện tại của lợi ích nhận được là: KTH 11 0 0 .... 11 PV A Ở đ ây có sự lựa chọn giữa lợi ích là 11 nhận một lần cho hiện tại và lợi ích là vô hạn trong tương lai. Nếu doanh nghiệp A xử lý th ì sẽ thu được dòng tiền đều có lợi ích là 2 vô h ạn trong hạn trong tương lai. Vì vậy, giá trị hiện tại của dòng tiền n ày khi quy về hiện tại ta được: HVTH: Nguyễn Công Thức Trang 19
- Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh 21 i 2 2 2 TH PVA 2 ... 1 i 1 i 1 i 2 3 i Trong đó, i là lãi suất chiếc khấu, doanh nghiệp A sẽ chọn chiến lược không xử lý n ếu giá trị hiện tại của chiến lược n ày mang lại lớn hơn lợi ích nhận được khi lựa chọn chiến lư ợc xử lý. Ở đây, lãi xu ất có vai trò quyết định trong việc doanh n ghiệp A nên lựa chọn chiến lược nào, doanh nghiệp A sẽ không lựa chọn chiến lược này nếu: 21 i KTH TH 11 PV A PV A i h ay khi i
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Bài tập lớn Kinh tế vi mô
21 p | 5703 | 2693
-
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ "TÁC ĐỘNG NGHỊ QUYẾT 11 ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ"
10 p | 573 | 237
-
Tiểu luận kinh tế vi mô : cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa
20 p | 472 | 120
-
Tiểu luận Kinh tế vi mô: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam những năm gần đây
21 p | 1631 | 97
-
Thuyết trình kinh tế vĩ mô: Lạm phát
18 p | 487 | 94
-
Bài thuyết trình Chính sách tài khóa kinh tế vĩ mô
14 p | 944 | 93
-
Thuyết trình kinh tế vĩ mô: Tăng trưởng kinh tế
21 p | 551 | 86
-
Bài tập nhóm kinh tế vi mô: Cấu trúc thị trường
34 p | 1069 | 77
-
Tiểu luận Kinh tế vi mô 2: Chính sách phân biệt giá cấp 1
14 p | 550 | 76
-
Thuyết trình Kinh tế vĩ mô: Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
33 p | 334 | 47
-
Bài thuyết trình Chính sách tiền tệ kinh tế vĩ mô
22 p | 373 | 43
-
Thuyết trình: Quan điểm của ba trường phái kinh tế vĩ mô (Keynes, tiền tệ và cổ điển) về can thiệp của chính phủ vào giảm suy thoái
12 p | 220 | 29
-
Tiểu luận Kinh tế vi mô: Nghiên cứu cung thị trường mặt hàng chè tại việt nam trong giai đoạn 2018 - 2020
19 p | 47 | 25
-
Thuyết trình kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính
29 p | 204 | 25
-
Báo cáo nhóm Kinh tế vĩ mô: Milton Friedman - Cuộc đời và sự nghiệp
32 p | 199 | 24
-
Bài thuyết trình Kinh tế vĩ mô về các hàm
20 p | 206 | 22
-
Thuyết trình Kinh tế vĩ mô: Lý thuyết thu nhập tuyệt đối của Keynes
13 p | 191 | 15
-
Báo cáo nhóm Kinh tế vĩ mô: Một số quan điểm về kinh tế học vĩ mô của Robert E.Lucas,JR
28 p | 129 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn