Tiểu luận: Lịch sử đường biên giới Việt - Trung
lượt xem 9
download
Vấn đề biên giới lãnh thổ là một trong những vấn đề mang ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia. Có những quốc gia chỉ đơn thuần muốn bảo vệ phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, lại cũng có những quốc gia tham vọng mở rộng chủ quyền của mình ra toàn thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Lịch sử đường biên giới Việt - Trung
- Tiểu luận Lịch sử đường biên giới Việt - Trung [1]
- MỤC LỤC I/ Giới thiệu chung ______________________________________________________ 3 II/ Nội dung chính _______________________________________________________ 5 A.Tổng quan về lịch sử đường biên giới trên bộ giữa hai nước: _________________ 5 B. Những nhân tố tác động _______________________________________________ 7 Mối quan hệ truyền thống: _______________________________________________ 7 Hoạn nạn gặp nhau- sự chia sẻ lợi ích chung: ________________________________ 8 Tình hình thế giới: _____________________________________________________ 10 Chính sách của hai nước 11 C.Ảnh hưởng đến quan hệ hai nước 13 [2]
- I/ Giới thiệu chung Vấn đề biên giới lãnh thổ là một trong những vấn đề mang ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia. Có những quốc gia chỉ đơn thuần muốn bảo vệ phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, lại cũng có những quốc gia tham vọng mở rộng chủ quyền của mình ra toàn thế giới. Tuy mục tiêu mà mỗi chính phủ hướng tới có khác nhau nhưng xét cho đến cùng, chính sách đối ngoại về vấn đề biên giới lãnh thổ của mỗi nuớc đều xây dựng trên cơ sở những tính toán về lợi ích. Đó có thể là lợi ích của cả một quốc gia dân tộc mà cũng có thể chỉ là vì lợi ích hẹp hòi vị kỉ của giai cấp cầm quyền. Điều này khác biệt ở từng quốc gia. Ta không thể tìm ra một câu trả lời chung chuẩn xác cho tất cả mọi trường hợp. Từng tấc đất, từng vùng biển lại có một ý nghĩa, một giá trị riêng. Đó có thể là một mỏ vàng, một giếng dầu, hứa hẹn những món lợi khổng lồ về kinh tế. Đó cũng có thể là một di tích lịch sử nổi tiếng, có khả năng nâng cao vị thế văn hóa của quốc gia, một nhân tố thúc đấy tiềm năng du lịch. Hay đó cũng có thể là lối vào cho một khu địa chính trị, là bàn đạp lí tưởng cho những quốc gia muốn xây mộng bá quyền…Chỉ chừng đó khả năng đề cập đến thôi cũng đủ cho thấy tính đa dạng của các tranh chấp về biên giới và cũng đủ để giải thích tại sao cộng đồng thế giới lại quan tâm đến vấn đề này đến vậy . Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi muốn đề cập đến một thành tựu to lớn của Việt Nam trong công tác giải quyết các tranh chấp về vấn đề biên giới lãnh thổ và xác lập chủ quyền quốc gia, đó là việc pháp lí hóa, hiện thực hóa đường biên giới trên bộ Việt-Trung trong văn bản cũng như trên thực địa. Trên cơ sở xem xét, đánh giá các nhân tố tác động đến chính sách của Trung Quốc cũng như Việt Nam, thúc đẩy hai nước đi đến được thoả thuận này em muốn đưa ra nhận định về khả năng đường biên giới mới sẽ có những tác động tích cực đến quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới. [3]
- Do khả năng nghiên cứu, phân tích vấn đề của em còn nhiều hạn chế nên trong bài tiểu luận sẽ không thể tránh khỏi việc có những thiếu sót. Một số ý kiến mà các nhân em đưa ra trong bài viết có thể sẽ gây ra tranh cãi nhất định. Em rất mong nhận được được sự đóng góp ý kiến giúp đỡ của thầy cô nhằm giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. [4]
- II/ Nội dung chính A. Tổng quan về lịch sử đường biên giới trên bộ giữa hai nước: Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, có tranh chấp với nhau về việc phân định biên giới chủ quyền không chỉ trên bộ mà còn trên biển. Giải quyết vấn đề phân định biên giới vốn dĩ đã là một việc khó, giải quyết tranh chấp Việt- Trung trong lĩnh vực này lại càng khó khăn hơn vì nó đòi hỏi sự cân nhắc, xem xét trên nhiều khía cạnh từ pháp lí đến chính trị, lịch sử, văn hóa, truyền thống,… Chính phủ và nhân dân hai nước đều nhận thấy rằng một thỏa thuận đạt được nhờ giải pháp hòa bình sẽ là kết quả tốt đẹp nhất cho cả hai bên. Và trên thực tế hai quốc gia đã nỗ lực không ngừng trong suốt một thời gian dài để có thể hiện thực hóa điều đó. Năm 2008 lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước, một đường biên giới trên bộ hoàn chỉnh đã chính thức được hình thành. Việt Nam và Trung Quốc có chung khoảng 1400 km đường biên giới trên bộ. Đây là nơi tiếp giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam ( bao gồm : Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh ) với tỉnh Vân Nam và khu tự trị thuộc Quảng Tây của Trung Quốc. Đường biên giới này đã tồn tại một cách ổn định qua quãng thời gian dài cả nghìn năm. Năm 1887, nhân danh Việt Nam, chính phủ Pháp đã kí với triều đình Mãn Thanh của Trung Quốc công ước liên quan đến vấn đề hoạch định biên giới giữa hai quốc gia. Đến năm 1895, hai chính phủ tiếp tục thông qua công ước bổ sung cũng liên quan đến vấn đề này. Cả hai công ước này, với tư cách là những văn bản pháp lí đầu tiên điều chỉnh việc hoạch định biên giới Việt- Trung, đã được xây dựng dựa trên cơ sở của đường biên giới lịch sử đã tồn tại từ trước đó. Có hạn chế đáng tiếc đó là câu chữ trong hai văn bản này còn quá sơ sài, nhiều chỗ không rõ ràng. Mặt khác, tỉ lệ xích của bản đồ quá nhỏ, trình độ kĩ thuật hồi đó cũng chưa cao. Tất cả những yếu tố đó đã tác động trực tiếp đến quá trình phân [5]
- giới cắm mốc trên thực địa dẫn đến chất lượng đường biên giới giai đoạn này còn thấp, số lượng cột mốc quá thưa, nhiều chỗ thậm chí còn chưa được cắm mốc. Theo thời gian, do sự tác động của thiên nhiên cũng như con người, số cột mốc vốn đã ít ỏi này lại càng bị hư hại, xê dịch đi nhiều. Sau khi Việt Nam giành được độc lập năm 1957, theo đề nghị của phía Việt Nam, Trung Quốc đã đồng ý tôn trọng hiện trạng đường biên giới do lịch sử để lại, căn cứ vào những văn kiện pháp lí có liên quan đã được thông qua trước đó, trên căn cứ đó tiến tới giải quyết những vấn đề biên giới lãnh thổ còn tồn tại giữa hai quốc gia. Đàm phán về biên giới Việt-Trung lần thứ nhất bắt đầu tại Bắc Kinh vào 08/1974. Sau 4 vòng đàm phán,mãi đến ngày 30/12/1999 hai bên mới có thể thông qua Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền Các cuộc đàm phán đã được tiến hành trên cơ sở cân bằng lợi ích và diện tích, bám sát các văn bản pháp lí liên quan đã có từ trước và mục tiêu phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị Việt - Trung, cố gắng giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sản xuất của người dân vùng biên giới hai nước, tìm giải pháp hai bên đều chấp nhận được, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2008 nhưng không nôn nóng, vội vã. Quá trình phân giới cắm mốc được hai bên tiến hành từ năm 2001, kết thúc năm 2008. Trên toàn tuyến biên giới dài khoảng 1.400 km từ Tây sang Đông, hai bên đã cắm 1.971 cột mốc, trong đó có 1.549 cột mốc chính và 422 cột mốc phụ Nhờ có sự nhất trí hợp tác và nỗ lực hoàn thành đúng kế hoạch từ cả hai phía, vào ngày 31/12/2008 hai bên chính thức hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên bộ Việt-Trung. Thực tế, có một bộ phận nhỏ dân số, không ít trong số đó là Việt kiều, [6]
- vẫn có những suy nghĩ lo ngại về tính thỏa đáng của kết quả mà hai bên đã đạt được. Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ công tác tổng kết, công bố kết quả đàm phán của hai chính phủ chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi của nhân dân. Tuy nhiên, theo nhận định của bộ phận lớn chính quyền, nhân dân hai nước cũng như bạn bè thế giới thì bản hiệp ước hoạch định biên giới đất liền Việt-Trung năm 1999 cũng như kết quả của công tác phân giới cắm mốc trên thực địa là những thành công lớn, hứa hẹn mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước. Một chương với nhiều cơ hội thúc đẩy, mở rộng quan hệ song phương và thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc. B.NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG Mối quan hệ truyền thống: Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có thể coi là một mối bang giao lịch sử. Phải có đến 2000 năm Việt Nam bị đặt dưới ách vương triều phong kiến Trung Hoa. Trong suốt quãng thời gian từ thế kỉ I trước công nguyên đến tận năm 938 sau công nguyên, Việt Nam tồn tại như một bộ phận lãnh thổ chính thức của Trung Hoa. Sau đó, giai đoạn từ năm 938 đến năm 1885, Việt Nam đã có thể tách ra khỏi Trung Hoa, trở thành một nước chư hầu. Và trong hơn 70 năm trở lại đây, chính phủ hai nước vẫn duy trì một mối quan hệ chặt chẽ gồm cả hai mặt hợp tác và đầu tranh. Cả một chặng đường lịch sử dài đến chừng ấy đã để lại những dấu ấn khó phai mờ trong quan hệ song phương Việt-Trung. Không thể phủ nhận được rằng nền văn hóa Việt Nam, một trong những niềm tự hào của con dân nước Việt, lại có những mối liên hệ sâu xa với văn hóa Trung Hoa. Ví như chữ Nôm của người Việt xưa chẳng phải là xuất phát từ chữ của người Hán đó sao. Trong tiếng Việt của chúng ta hiện nay, bên cạnh một số từ mượn từ tiếng Pháp, tiếng Anh, có không ít từ có phiên âm gần như tiếng Hán. Đặc biệt, nhìn vào cuộc sống của những người dân ở khu vực biên [7]
- giới giữa hai nước người ta đôi lúc khó có thể tìm ra những khác biệt. Tất cả những điều đó không đơn giản chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà đó chính là biểu hiện của một sợi dây lịch sử gắn kết hai nền văn hóa, biểu hiện của một mối bang giao mang tầm lịch sử. Mặc dù trên thực tế, hai quốc gia đã không ít lần nảy sinh mâu thuẫn, đôi lúc thậm chí còn dẫn đến chiến tranh. Nhưng điều đó không thể phủ nhận sự tồn tại của một thực tế khác nữa là Việt Nam và Trung Quốc đã từng không ít lần sát cánh bên nhau cùng chống lại những thế lực bên ngoài âm mưu thống trị toàn châu Á. Sự giận dữ của Việt Nam trước âm mưu can thiệp chính trị không ít lần của Trung Quốc không thể gạt đi sự tôn trọng của Việt Nam đối với một nền văn hóa Trung Hoa giàu bản sắc cũng như sự ngưỡng mộ của nó với công cuộc cải cách kinh tế thành công của nước anh em. Mối quan hệ song phương vốn đã được gắn kết bằng sợi dây lịch sử nay lại được thắt chặt hơn bởi tinh thần “ 4 tốt ”( láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt), tinh thần của “16 chữ vàng” ( Láng giềng thân thiện, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, tiến tới tương lai). Một mối quan hệ như thế hoàn toàn có thể là lí do thỏa đáng giải thích cho việc hai nước sẵn sàng hợp tác giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ còn tồn đọng, xóa đi một trong những nhân tố gây trở ngại trong quan hệ song phương. Hoạn nạn gặp nhau- sự chia sẻ lợi ích chung: Chiến tranh lạnh kết thúc. Sự sụp đổ của liên bang Xô Viết cùng một loạt các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã khiến cho những quốc gia theo Xã hội chủ nghĩa còn lại như Việt Nam và Trung Quốc rơivào tình trạng mất phương hướng không tránh khỏi. Mặt khác, đối với Trung Quốc sự cố Thiên An Môn cùng với thái [8]
- độ lạnh nhạt, cô lập của các nước phương tây đã thực sự đặt Trung Quốc vào một tình trạng khó khăn, cần thiết phải tìm kiếm sự hợp tác từ các quốc gia khác. Tình trạng của Việt Nam lúc đó cũng không khá hơn. Sau vụ đưa quân vào can thiệp tình hình ở Campuchia gây nhiều tranh cãi, Việt Nam phải chịu sự “trừng phạt” của một số lượng lớn các quốc gia, nền kinh tế bị cô lập và vì thế mà rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Chính tình thế ấy đã đặt ra yêu cầu hợp tác cho cả hai phía Việt Nam và Trung Hoa. Sự hợp tác này hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Nhìn từ phía Việt Nam, Trung Quốc là một quốc gia lớn, lại là nước láng giềng sát vách, chung nhau một đường biên giới trên bộ dài đên 1400km, chừng ấy lí do đủ để cho Việt Nam xác định rằng việc duy trì quan hệ thân thiệt gần gũi với Trung Quốc là điều cần thiết. Bài học từ những cuộc xung đột biên giới với Trung Quốc trong lịch sử đã cho thấy rằng: dù Việt Nam có khả năng giữ vững độc lập chủ quyền thì những thiệt hại sau đó mà Việt Nam phải gánh chịu đòi hỏi phải có một thời gian rất lâu sau đó để quốc gia này có thể phục hồi. Hòn đá tảng trong quan hệ đối ngoại của việt nam lúc đó là Liên Xô đã không còn nữa, mọi ý định bất hợp tác trong trường hợp này thực sự không hề có lợi cho Việt Nam. Ngược lại, nhìn từ phía Trung Quốc, Việt Nam là một quốc gia nằm ở vị trí địa chính trị, nó có vai trò như chiếc cầu nối Trung Quốc tới Đông Nam Á. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam trong thời gian hiện tại thì sau này dù Trung Quốc có mảy may toan tính bành trướng, quan hệ này cũng có thể tạo cho nó những yếu tố thuận lợi nhất định. Hơn thế nữa, bắt tay với Việt Nam, Trung Quốc có lí do để an tâm hơn về an ninh ở khu vực biên giới phía Đông của mình để mà rảnh tay giải quyết vấn đề trong nước. Xét trong tình hình của hai nước Việt Nam và Trung Quốc sau chiến tranh lạnh, cả hai nước đều đang tiến hành cải cách kinh tế trong nước, nỗ lực chống chọi với những đe dọa và âm mưu cô lập của nước ngoài, thoát ra khỏi khủng hoảng đường lối và tìm một hướng đi phù hợp với quốc gia mình mà vẫn đảm bảo đựơc định hướng [9]
- xã hội chủ nghĩa. Trước tình thế đó, lãnh đạo Việt Nam cũng như Trung Quốc đều thừa đủ thông minh để nhận thấy rằng họ cần thiết phải bắt tay vì một môi trường khu vực ổn định đảm bảo cho khả năng phát triển của cả hai bên. Những mâu thuẫn, hiềm khích trong lịch sử như những nghi kị dấy lên từ sau vụ can thiệp Campuchia đều có lí do để tạm gác lại. Giải quyết những vấn đề còn tồn đọng xung quanh việc hoạch định biên giới giữa hai quốc gia trở thành một yêu cầu cấp thiết, một nhân tố quan trọng cho việc xây dựng môi trường khu vực ổn định cho phát triển. Hơn thế nữa, thực tế đã chứng minh, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã gặp rất nhiều trở ngại do những khó khăn gây ra bởi sự thiếu rõ ràng trong phân định biên giới cũng như tranh chấp giữa hai quốc gia xoay quanh vấn đề này. Đi đến thống nhất về vấn đề biên giới trên bộ sẽ giúp phát triển thương mại qua biên giới khu vực biên giứoi Việt trung phát triển cả về lượng cũng như về chất, đời sống nhân dân khu vực này tất yếu sẽ được cải thiệnvà chính phủ hai nước hoàn toàn có cơ sở để hi vọg vào những thành quả tốt đẹp hơn thể nữa trong tương lai không xa. Sau sự kiện bình thường hóa quan hệ Việt-Trung diễn ra năm 1991, quan hệ song phương giữa hai chính phủ ngày càng đuợc đẩy mạnh và mở rộng. Nêu cao tinh thần “4 tốt” và “16 chữ vàng trong quan hệ Việt-Trung”, nhấn mạnh vào những tương thân, tương ái, tương đồng giữa hai dân tộc, chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc đã một lần nữa khẳng định rõ tính tất yếu của việc đi đến kí kết một hiệp định song phương về hoạch định biên giới giữa hai quốc gia cũng nhủ tính tất yếu của yêu cầu đẩy nhanh tiến độ của công tác phân giới cắm mốc trên bộ. Tình hình thế giới: Quyết định hợp tác giải quyết vấn đề hoạch định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh xu hướng hòa bình hợp tác cùng phát triển đang dần trở thành một trong những dòng chảy chính của thế giới. Lịch sử đã chứng [10]
- minh rằng không một dân tộc nào có thể đi ngược lại quy luật chung mà mong phát triển. Các cường quốc trên thé giới đang bắt tay hợp tác với nhau. Vì vậy không cứ gì hai quốc gia ở phương Đông, hai quốc gia còn đang phải đối mặt với những thách thức về kinh tế, về xã hội trong nỗ lực phát triển nhằm vươn ra thể giới lại tự cô lập mình, đi ngược lại xu thế chung. Cả việt nam lẫn trung quốc đều đặt ra mục tiêu là tạo được một vị thế vững chắc trên trường quốc tế. muốn vậy, hai quốc gia phải chấp nhận bước ra sân chơi quốc tế, phải chấp nhận luật chơi của nó. Như vậy, ngay cả khi đặt trong bức tranh toàn cảnh là tình hình chung của thế giới thì Việt Nam và Trung Quốc cũng không hề có lí do gì để duy trì những nghi kị, bất hòa giữa hai quốc gia. Hơn thế nữa, trước sự phát triển như vũ bão của các nước phuơng tây cũng như sự xuất hiện của không ít các gương mặt mới trong tập hợp những quốc gia phát triển đòi hỏi chính phủ hai nước phải đoàn kết lại . Đoàn kết để có thể cùng phát triển mà bước ra trường quốc tế. Đoàn kết lại để dần quen với luật chơi mới của thế giới, để khởi bỡ ngỡ khi tham gia vào sân chơi cùng các nước khác. Chính sách của hai nước Trong phần trên cũng đã có đề cập phần nào đến chính sách của hai quốc gia Việt nam và Trung Quốc đối với vấn đề biên giới. Phần này chỉ có tác dụng nhấn mạnh hơn nữa đến vai trò của nhân tố này trong việc đi đến một thỏa thuận giữa hai chính phủ về một đường biên giới ổn định giữa hai quốc gia. Về phía Trung Quốc: Việc Trung Hoa đang ngày càng phát triển nhanh, phát triển mạnh, trở thành con rồng của châu Á đã gây nên những mối lo ngại từ hía những quốc gia châu Á đối với đất nước này. Nhằm xoa dịu những lo ngại ấy và cũng là phục vụ cho chiến lược phát triển của mình, Trung Hoa đã quyết định tiến hành chính sách thân thiện với châu [11]
- Á. Việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Việt nam là một phần quan trọng trong chính sách ấy của Trung Quốc. Theo nhận định của các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì một môi trường ổn định ở khu vực châu á nói chung và Đông Nam Á nói riêng sẽ là yếu tố cần thiết cho kế hoạch phát triển của Trung Quốc. Muốn vậy thì trước tiên một nước lớn như Trung Quốc phải chủ động thiết lập và duy trì quan hệ tốt đẹp với các quóc gia trong khu vực. Trong khu vực châu Á, phân chia trên cơ sở tính toán về lợi ích kinh tế cũng như chính trị có thể chỉ ra hai nhóm đối tượng cần quan tâm đó là ASEAN và các nước Đông Nam Á. Theo đó, một mối quan hệ tốt với Việt nam rất có thể sẽ là tấm thẻ xanh cho việc thâm nhập của Trung quốc vào các môi trường này. Cụ thể. Việt nam là thành viên chính thức của ASEAN, dù gì đi nữa thì những quan điểm của Việt Nam cũng sẽ có tác động nhất định đến những quyết định của khối. Sẽ là thiếu khôn ngoan khi Trung Quốc tiếp tục gây hấn với Việt Nam trong khi vẫn nỗ lực thiết lập quan hệ với Việt Nam. Đối với khu vực Đông Nam Á, mặc dù có tồn tại những xung đột và hiểu lầm khó tránh khỏi trong quan hệ ba nước Đông Dương nhưng thực tế quan hệ 3 nước vẫn luôn được nhắc đến với cái tên “quan hệ đặc biệt”. Việt Nam, với vị trí của mình có thể ví như cái cầu nối liền Trung Quốc với Đông Nam Á. Trung Quốc khong thể nhảy cóc qua Việt Nam để thâm nhập vào khu vực này. Mà hơn thế nữa, Việt Nam còn là một nước láng giềng thân cận với Trung Hoa, chẳng có lí do gì để Trung Quốc duy trì mâu thuẫn về một “diện tích đất bé nhỏ” với quốc gia này để nhận về hàng loạt những bất lợi trong nỗ lực phát triển và hội nhập của mình. Việc nỗ lực giải quyết những mâu thuẫn còn tồn tại trong quan hệ Việt-Trung sẽ là một cách tốt để Trung Quốc thể hiện thiện chí của mình cho bạn bè thế giới cùng thấy. Từ đó họ sẽ hiểu hơn về một Trung Hoa thân thiện, một Trung Hoa sẵn sàng hợp tác vì lợi ích của cộng đồng. Lãnh đạo của Trung Quốc đã phát biểu trước công chúng quan điểm của Trung quốc về sự tác động qua lại giữa các chính phủ, các quốc gia [12]
- trong sự phát triển chung. Theo đó, việc hợp tác với các nước khác cũng chính là xuất phát từ lợi ích cuả Trung Quốc và một phần là vì sự phát triển chung. Về phía Việt Nam: Quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước Việt nam đó là ‘’việt nam sẵn sàng làm bạn , làm đối tác tốt với tất cả các nước trên thế giới’. Và điều đó cũng có nghĩa rằng Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc hòa giải những bất đồng giữa hai quốc gia vì mục tiêu phát triển chung. Không chỉ như thế, Việt Nam đã sớm nhận ra lộ trình hội nhập của mình phải bắt đầu đi từ các tổ chức, các quốc gia trong khu vực rồi mới tiến tới các sân chơi quốc tế lớn hơn. Mọi sự nhảy cóc không đúng và không cần thiết đều có thể mang lai phản ứng ngược, làm tụt lùi sự phát triển của quốc gia. Việt Nam đã tham gia vào ASEAN, đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, đã nỗ lực giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ đa phương và song phương. Vì vậy không có lí gì Trung Quốc lại nằm ngoài chính sách đó. Việc giải quyết vấn đề biên giới với Trung Quốc cũng là một phần trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Đặt ưu tiên cho phát triển kinh tế, Việt Nam cần thiết phải mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên thế giới. trung Quốc với tư cách là mọt quốc gia đông dân, một nước láng giềng, một đối tác chiến lược sẽ là một thị trường tiềm năng. Gỉai quyết những vấn đề về biên giới lãnh thổ, quan hệ buôn bán qua biên giới Việt Trung sẽ được cải thiện đáng kể. C. Ảnh hưởng đến quan hệ hai nước Công tác phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền Việt – Trung là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quan hệ hai nước. Lần đầu tiên, hai nước xác định được [13]
- một đường biên giới rõ ràng trên đất liền với một hệ thống mốc biên giới hiện đại, tạo cơ sở để các ngành chức năng tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả, mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị. Điều này chứng tỏ hai Đảng Cộng sản, hai Nhà nước Xã hội chủ nghĩa hoàn toàn có đủ khả năng để giải quyết mọi bất đồng bằng biện pháp hòa bình, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị và toàn diện giữa hai nước. Sự ra đời của đưòng biên giới hứahẹn sự hợp tác phối hợp hành động một cách chặt chẽ và hiệu quả giữa hai quốc gia trong việc giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng như vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn bán chất ma túy và hàng giả qua biên giới. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, việc trước hết mà Việt Nam cần giải quyết chính là vấn đề các phần tử xấu lợi dụng những vấn đề còn chưa thỏa đáng trong công tác báo cáo tổng kết của chính phủ nhằm tung tin Việt Nam bán đất , phá hoại đoàn kết trong nội bộ dân tộc, âmmưu làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng và chính phủ. Do chính sách đối ngoại và đối nội có quan hệ chặt chẽ với nhau nên đây là một vấn đề không thể coi nhẹ hay làm ngơ. [14]
- Tổng kết Đi đến kí kết hiệp ước biên giới trên bộ Việt-Trung và hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên bộ là thành tựu lớn trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Đường biên giới hoàn thành đã mở ra những cơ hội lớn cho hội nhập và phát triển của kinh tế Việt Nam nhưng nó cũng đồng thời đặt ra cho Việt Nam những thách thức không nhỏ như thách thức về khả năng cân bằng cán cân thương mại, khả năng quản lí các vấn đề xã hôi, khả năng giải quyết những vấn đề phát sinh do sự chống phá của các phần tử xấu. Giải quyết nhưngx vấn đề còn tồn đọng, đối phó với những vấn đề phát sinh, tận dụng hiệu quả các cơ hội đặt ra… đó là bài toán mà Việt Nam sẽ cần phải suy nghĩ và giải quyết cho thỏa đáng [15]
- Tài liệu tham khảo: 1. Trouble and strife in south china sea: vietnam and china (Ian Storey) 2. China, vietnam settle long-disputed land border (frank zeller) 3. www.mofa.gov.vn [16]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận :“ Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trường THPH Kim Liên – Hà Nội ”
33 p | 509 | 243
-
Tiểu luận lịch sử: Chiến dịch Tây Nguyên
20 p | 569 | 166
-
TIỂU LUẬN: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ, CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP ĐỂ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠCH 1945 - 1946
22 p | 1705 | 157
-
Tiểu luận: Phân tích vị trí và nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong hệ thống phép biện chứng duy vật? Ý nghĩa phương pháp luận? Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới đất nước?
19 p | 506 | 125
-
Tiểu luận: Lịch sử ngành công nghệ sản xuất bánh kẹo
19 p | 724 | 66
-
Đề tài: Điện Biên Phủ trên không-mười hai ngày đêm lịch sử
23 p | 280 | 64
-
TIỂU LUẬN: San hô trên Biển Đông
21 p | 353 | 50
-
Tiểu luận Kinh tế chính trị: Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi - Ý nghĩa và định hướng vận dụng cho Việt Nam
33 p | 424 | 49
-
Tiểu luận: Sự chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước chân chính sang Chủ nghĩa Cộng sản trong nhận thức tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
20 p | 294 | 32
-
TIỂU LUẬN: Mô hình xã hội lý tưởng mà nho giao hướng tới
10 p | 133 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
194 p | 32 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở các trường Tiểu học Thành phố Hải Dương
110 p | 36 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
132 p | 28 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (1999 – 2019)
126 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Sự chuyển biến kinh tế xã hội của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (2000 – 2020)
132 p | 16 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương (2014 - 2021)
129 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945) ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn)
155 p | 26 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn