Tiểu luận môn Thị trường chứng khoán: Quyền tiên mãi - Thực hiện quyền tiên mãi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 19
download
Tiểu luận môn Thị trường chứng khoán "Quyền tiên mãi - Thực hiện quyền tiên mãi trên thị trường chứng khoán Việt Nam" giới thiệu đến các bạn khái niệm, đặc điểm, mục đích, thực hiện quyền mua như thế nào, thủ tục thực hiện quyền mua,... Với các bạn đang học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Thị trường chứng khoán: Quyền tiên mãi - Thực hiện quyền tiên mãi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM KHOA TÀI CHÍNH – KÊ TOÁN MÔN: THỊ TRƯỜNG CHÍNH KHOÁN ĐỀ TÀI: Quyền tiên mãi_ Thực hiện quyền tiên mãi trên TTCK Việt Nam GVHD: Cô Phan Thị Nhã Trúc TIẾT HỌC: Tiết 4,5,6 thứ 5 NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 3 TP.HCM, Ngày 25 tháng 3 năm 2015
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi DANH SÁCH NHÓM HỌ VÀ TÊN MSSV Đánh giá 1. Cao Nguyễn Linh Hằng 2023120325 100% 2. Bạc Thị Cẩm Hà 2023120303 80% 3. Nguyễn Ngọc Trâm 2023120267 100% 4. Phạm Thị Thảo 2023120281 100% 5. Nguyễn Thị Khuyên 2023120280 70% 6. Hoàng Thị Ngọc Doan 2023120046 90% 7. Từ Thị Tố Trinh 2023120006 70% Nhóm 3 Page 2
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi MỤC LỤC QUYỀN TIÊN MÃI I. LỜI GIỚI THIỆU: CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: Trong thời đại mà đồng tiền không còn được giữ trong két sắt ở nhà riêng hay gửi vào ngân hàng với lãi suất thấp như hiện tại. Chứng khoán, bất động sản trở thành những hàng hóa được nhà đầu tư chú trọng, đầu tư với ước muốn có mức sinh lợi tốt nhất Nhóm 3 Page 3
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi Tuy nhiên, hai hàng hóa này do thời gian xuất hiện mà tạo nên những nhận định khác nhau trong người dân Việt Nam. Ngành đầu tư bất động sản đã quá quen thuộc với mọi người và những năm gần đây đã ở vào giai đoạn bão hòa. Trong khi chứng khoán vẫn còn khá xa lạ, mới mẻ và thậm chí là có những nhận định sai lầm về ngành đầu tư chứng khoán. Vậy thật ra chứng khoán là gì? Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, theo đó tổ chức phát hành xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành. Có các loại chứng khoán cơ bản là: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng khoán phái sinh. Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn. Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cao cấp. Chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Sau đây ta bước vào tìm hiểu kĩ hơn một trong những công cụ tài chính cao cấp của chứng khoán: QUYỀN TIÊN MÃI II. NỘI DUNG: Quyền tiên mãi: 1. Khái niệm: Quyền tiên mãi (Rights) hay còn gọi là quyền mua cổ phần Theo luật chứng khoán số 70/2006/ QH 1: Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định. Nhóm 3 Page 4
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi Trong khoa học kinh tếtài chính: Là quyền ưu tiên mua trước dành cho cổ đông hiện hữu của một công ty cổ phần được mua một số lượng cổ phần trong một đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty, tại một mức giá xác định, thấp hơn mức giá chào mời ra công chúng và trong một thời hạn nhất định, thường là vài tuần. Quyền mua CP được giao dịch trên thị trường trong thời hạn hiệu lực của CP đó và những cổ đông không có ý định thực hiện quyền mua có thể tách quyền mua để bán riêng. Số quyền mua cần có để mua một CP mới sẽ được căn cứ vào số lượng CP hiện hành và số lượng CP mới được chào bán. Quyền tiên mãi không được phát hành thường xuyên mà chỉ phát hành từng đợt nhằm khuyến khích cổ đông hưởng ứng đợt phát hành cổ phiếu bổ sung. Quyền tiên mãi xác định quyền chứ không phải nghĩa vụ: có nghĩa là người sở hữu cổ phiếu có quyền sử dụng quyền tiên mãi hay không tùy thích chứ không mang tính bắt buộc. Ngoài ra, quyền tiên mãi còn được mua bán trên thị trường chứng khoán như các loại chứng khoán khác. Để hiểu rõ hơn về quyền mua cổ phần ta xét ví dụ sau: VD 1 : Công ty A phát hành 2 triệu cổ phiếu và nay phát hành thêm 1 triệu cổ phiếu. Công ty quy định các cổ đông được mua cổ phiếu mới với 2 điều kiện: 2 cổ phiếu cũ mua 1 cổ phiếu mới: với giá 35USD/cp, trong khi đó giá thị trường hiện tại của cổ phiếu là 38USD/CP. VD 2: Cổ phần công ty ABC đang lưu hành trên thị trường ờ mức giá là 30.000 đồng/ cổ phiếu (mệnh giá mỗi cồ phiếu là 10.000 đồng). Công ty dự định phát hành 5.000.000 cổ phiếu để huy động vốn cho một dự án mới của công ty. Mỗi cổ phiếu mới cũng có giá là 10.000 đồng. Giả sử hiện tại vốn điều lệ của công ty là 500 tỷ và có 50.000.000 cổ phiếu đang lưu hành. Nhóm 3 Page 5
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi Để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông hiện hữu, công ty ABC đưa ra phương án phát hành như sau: Mỗi cổ đông hiện đang nắm giữ một cổ phần của công ty được quyền mua cổ phần mới phát hành thêm với giá là 15.000 đồng/ cỗ phần, và số lượng cổ phần được mua tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện đang nắm giữ. Thời gian thực hiện quyền cho các nhà đầu tư là một khoản thời gian ngắn hạn và được xác định cụ thể. Để xác định số lượng quyền cần để mua một cổ phần mới, tổ chức phát hành thường sử dụng phương pháp đơn giản bằng cách lấy số lượng cỗ phần cũ đang lưu hành chia cho số lượng cổ phần mới phát hành thêm. Nói cách khác, tỷ lệ thực hiện quyền mua cổ phần của nhà đầu tư là: 50.000.000 cổ phần / 5.000.000 cổ phần = 10. Hay sỡ hữu 10 cổ phần cũ sẽ được quyền mua một cổ phần mới với giá là 15.000 đồng/cổ phần. 2. Đặc điểm: Từ các thí dụ trên ta thấy quyền mua cổ phần có các đặc điểm sau: Đặc điểm thứ nhất là quyền tiên mãi được phát hành dành riêng cho cổ đông hiện hữu. các cổ đông hiện hữu trong công ty mua trước một lượng cổ phần trong đợt phát hành cổ phiếu phổ thong mới tương ứng với tỉ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty tại mức giá xác định,thấp hơn mức giá chào bán của họ ra công chúng, và đây là quyền chọn mua, có thời gian rất ngắn (thường chỉ vài tuần). quyền này được phát hành khi các công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thường. Thông thường mỗi cổ phiếu đang nắm giữ mang lại cho cổ đông một phiếu tiên mãi. Số lượng phiếu cần có để mua một cổ phiếu mới và số lượng cổ phiếu mới được mua bằng quyền phải dựa trên tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty. Nhóm 3 Page 6
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi Ví dụ: Công ty A có 5 triệu CP đang lưu hành và muốn phát hành them 1 triệu CP mới, khi đó mỗi cổ phiếu hiện hữu sẽ được trao 1 quyền nên sẽ có 5 triệu quyền mua được phát hành. Tuy nhiên, công ty chỉ phát hành them 1 triệu cổ phiếu mới nên: Nghĩa là cứ có 5 quyên sẽ mua được một Cp mới. Giả sử hiện tại có Cổ đông B nắm giữ 5000 CP, nghĩa là ông B sẽ có thể mua 1000 (=5000/5) CP bằng cách sử dụng quyền mua. Đặc điểm thứ hai là các cổ đông hiện hữu, bằng cách sử dụng quyền chỉ được mua một lượng CP mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty. Theo ví dụ trên, tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trước và sau khi sử dụng quyền mua CP mới là: Trước = 5000/5000000= 1/1000 Sau = (5000 CP cũ +1000 CP mới) /6000000 = 1/1000 Đặc điểm thứ ba là giá mua CP của những người đang nắm quyền mua sẽ thấp hơn giá chào bán của CP lưu hành trên thị trường Đây là quyền dành cho các cổ đông hiện hữu, là công cụ khuyến khích để các cổ đông tiếp tục đầu tư vào công ty nên giá thường ưu đãi hơn Mặt khác, giá cả trên thị trường CP biến động mỗi ngày nên tổ chức phát hành đưa ra giá ưu đãi hơn nhằm tránh rủi ro giảm giá CP trên thị trường và đảm bảo quyền mua cổ phần có thể thực hiện được. Thứ tư, quyền mà công ty đưa ra cho các cổ đông là đặc quyền ngắn hạn(3045 ngày) và chỉ dành cho mỗi CP thường mà cổ đông sở hữu. Nhóm 3 Page 7
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi Thứ năm, quyền tiên mãi có thể chuyển nhượng: Quyền tiên mãi cho phép người nắm giữ quyền (nhưng không phải là nghĩa vụ) được mua mọt lượng cổ phiếu xác định với giá thấp hơn hiện hành của cổ phiếu đó trên thị trường. Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào cổ đông cũng sử dụng quyền mua ưu tiên của mình. Quyền mua có giá trị tách biệt, một số cổ đông không muốn sử dụng quyền mua ưu tiên thì có thể bán lại chúng trên thị trương giao dịch thứ cấp cho nhà đầu tư khác muốn mua. Giá của quyền mua lúc này phụ thuộc vào các yếu tố như: giá trị quyền,thời hạn còn lại của quyền, xu hướng biến động về thị giá của cổ phiếu ấn định trong quyền tiên mãi… 3. Mục đích: Quyền tiên mãi bảo vệ cổ đông trong việc chia lợi nhuận và vốn dư thừa tương xứng với trị giá cổ phần mà họ làm chủ. Giúp cho các cổ đông hiện hữu tiếp tục duy trì tỷ lệ sở hữu và khả năng kiểm soát công ty khi công ty phát hành thêm cổ phần. Bù đắp thiệt hại cho cổ đông hiện hữu do hiệu ứng “pha loãng” khi công ty phát hànhthêm cổ phần mới với giá phát hành thấp hơn giá thị trường trước khi phát hành. Giúp cho công ty huy động vốn nhanh chóng hơn. Các cổ phiếu được mua theo quyền tiên mãi sẽ được hưởng một giới hạn biên tế mua chịu thấp hơn. Phát hành quyền tiên mãi sẽ có tác dụng làm giảm hoặc tránh khỏi các áp lực đi xuống của thị giá cổ phiếu mỗi khi phát hành cổ phiếu mới. Nhóm 3 Page 8
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi Phát hành quyền tiên mãi là một hình thức tách cổ phần gián tiếp. Đây là hình thức làm tăng lượng cổ phiều trên thị trường và làm cho thị giá cổ phấn xuống thấp hơn giá vừa đúng của nó. Với hình thức này, giá cổ phiếu vừa ở mức hấp dẫn với các nhà đầu tư tiềm năng, đồng thời các cổ đông hiện hữu được thêm cổ phiếu, hy vọng nhận lợi tức cổ phần nhiều hơn nhờ sự chia tách này. Việc phát hành quyền tiên mãi làm tăng làm tăng cường quy mô đầu tư của cổ đông hiện hữu, làm tăng nguồn vốn đầu tư cho công ty. 4. Thực hiện quyền mua như thế nào? Thực hiện quyền mua: Điền vào mẫu đăng ký mua CP mới và gửi kèm chứng nhận quyền mua cùng với tiền mua CP đến đại lý bảo lãnh phát hành CP mới (trường hợp tổ chức phát hành có đại lý bảo lãnh phát hành CP). Như vậy, cổ đông có thể duy trì được tỷ lệ lợi ích trong công ty. Bán quyền mua: Vì chứng chỉ quyền mua là chứng khoán giao dịch được nên cổ đông có thể bán quyền mua trên thị trường thứ cấp và thu lãi từ giá thị trường (mặc dù bằng cách bán quyền, cổ đông đã từ bỏ bất kỳ lợi nhuận tiềm năng có thể có từ việc thực hiện quyền và sở hữu CP). Không thực hiện quyền mua: Khách hàng có thể không thực hiện quyền mua cho tới khi quyền mua hết hiệu lực và họ cũng bị mất nhiều quyền lợi do bị giảm tỷ lệ sở hữu trong công ty. 5. Thủ tục thực hiện quyền mua: a. Trường hợp phân bổ quyền mua cho cổ đông hiện hữu: Khi quyết định phát hành bổ sung CP mới, Ban giám đốc phải thông báo cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và kèm theo lịch trình phát hành và bản tóm tắt nội dung qn giám đốc, hồ sơ dăng ký phát hành bổ sung… Sau khi được UBCKNN chấp thuận, Ban giám đốc sẽ thông báo việc phát hành CP bổ sung và thời hạn đăng ký mua cho các cổ đông. Nhóm 3 Page 9
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi b. Trường hợp phân bổ quyền mua cho bên thứ ba: Cũng giống như trường hợp trên nhưng đơn giản hơn nhiều. Cụ thể là không cần đệ trình hồ sơ đăng ký phát hành bổ sung và báo cáo sau phát hành cho UBCKNN, không cần chốt sổ cổ đông. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hiện hữu, CP bổ sung thường được phát hành với giá cao hơn giá thị trường hiện hành của CP đó. Đại lý bảo lãnh phát hành CP mới bổ sung cũng có thể đồng thời làm luôn công việc trợ giúp thực hiện quyền mua, tức là giúp tổ chức phát hành lưu giữ danh sách người sở hữu quyền mua và khi quyền mua được bán thì đại lý bảo lãnh giúp ghi lại tên chủ sở hữu mới của quyền mua. Phí dịch vụ của bên bảo lãnh phát hành sẽ hai bên thỏa thuận với nhau, thường thì bên bảo lãnh sẽ nhận được khoảng 3% trên tổng sổ CP phát hành bổ sung. Ngoài ra, nếu lượng CP không bán hết thì bên bảo lãnh phát hành sẽ phải mua lại tất cả số CP đó nhưng với một mức giá thỏa thuận trước, thường là khoảng 97% của giá CP chào bán. 6. Giá Trị Lý Thuyết Của Quyền Tiên Mãi: Từ lúc quyền mua CP được công bố cho đến khi được phát hành thì CP đó chỉ có giá trị trên lý thuyết. Giá trị này là số thu được của nhà đầu tư khi thực hiện quyền mua CP bổ sung với giá thấp hơn gía thị trường. Giá trị lý thuyết của quyền tiên mãi được xác định như sau: Giá trị thị trường của n cổ phiếu cũ: n*G Giá trị phát hành của m cổ phiếu mới: m*g Giá trung bình của 1 cổ phiếu sau khi tăng vốn: Khoản chênh lệch giữa giá phát hành và giá trung bình cho m cổ phiếu mới: Từ đó suy ra: Giá trị lý thuyết của quyền tiên mãi Nhóm 3 Page 10
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi Công thức rút gọn: Trong đó: Q là giá trị của quyền tiên mãi G là giá trị của một cổ phiếu cũ g là giá phát hành của một cổ phiếu mới n là số cổ phiếu cũ m là số cổ phiếu mới phát hành VD 1: Một công ty cp có vốn 20 tỷ VNĐ, với 2 triệu cổ phiếu; mệnh giá là 10000đ/cp; đơn giá thị trường là 22000đ. Công ty đã tăng thêm vốn là 5 tỷ VNĐ bằng cách phát hành 500000 cổ phiếu mới là 12000đ, dự tính dành cho cổ đông cũ. Tính giá trị lý thuyết của một quyền tiên mãi. Bài làm: Ta thấy đối với cổ đông hiện hữu, Cứ 4 cổ phiếu cũ được 1 cổ phiếu mới Áp dụng công thức giá trị lý thuyết của quyền tiên mãi Hay cách khác: Nhóm 3 Page 11
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi VD 2: Một công ty cổ phần vốn là 12 tỷ ( 1.200.000 cổ phần), đơn giá thị trường là 22.000 đ. Công ty đã tăng vốn lên 8 tỷ đồng bằng cáchphát hành thêm 800.000 cổ phiếu mới, mệnh giá là 10.000đ và giá bán là 12.000đ dự tính dànhcho các cổ đông cũ. Tính giá trị lý thuyết củaquyền tiên mãi. Bài làm: Ta thấy rằng, cứ 3 cổ phiếu cũ được quyền mua 2 cổ phiếu mới. Vậy giá trị lý thuyết của quyền tiên mãi: Q = ( 22.000 12.000) x = 4.000 7. Ngày giao dịch không có quyền mua kèm theo: Trong ngày giao dịch không có quyền mua, giá CP sẽ rớt xuống một mức giá trị chính bằng giá trị của quyền mua. Tại Việt Nam, nếu tổ chức phát hành có phát hành bổ sung CP mới thì giá CP trên thị trường sẽ được điều chỉnh ngay theo mức giá mới của CP (cổ đông hiện hữu vẫn không bị thiệt vì phần giá trị CP cũ mất đi cũng chính bằng giá trị của quyền mua mà họ đã nhận được trước đó). Trường hợp có một số CP không còn quyền (do cổ đông nắm giữ CP đó đã tách quyền mua ra để bán riêng trên thị trường) thì số CP này cũng vẫn được giao dịch bình thường trên thị trường, nhưng sau khi thực hiện thủ tục thanh toán bù trừ thì bộ phận thanh toán bù trừ chứng khoán sẽ trừ lại của người bán CP đó một khoản tiền đúng bằng giá trị của quyền mua mà họ đẽ tách ra để bán riêng trên thị trường chứng khoán. 8. Thực hiện quyền tiên mãi trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhà nước sẽ có quyền tiên mãi: Từ cuộc hội thảo về vấn đề “Khai thác tài chính từ đất đai và tài sản Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội 20112020”, Có nhiều vấn đề cần phải được quan tâm chủ yếu là về chính sách khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai của Nhà nước. Nhóm 3 Page 12
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi Cũng tại hội thảo này có nhiều ý kiến cho rằng chính sách khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai của Nhà nước vẫn còn lãng phí và chưa tiến bộ . Để cải thiện tình hình trên trong thời gian tới, các cơ quan có lien quan sẽ đưa ra các đề xuất mới : tiếp tục đẩy mạnh chính sách tài chính từ đất đai; Nhà nước ta sẽ điều tiết giá đất cho phù hợp với tình hình tài chính và nhu cầu của người dân. Thời gian tới Nhà nước sẽ đẩy mạnh công tác thu hồi đất kém chất lượng nhằm tạo ra nhiều mẫu đất sạch để tham gia đấu giá. Thực hiện đấu thầu để sử dụng đất cho các công trình quan trọng, phục vụ cho nhu cầu chung. Có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, ngoài việc định giá đất một cách sát với giá đất của thị trường, công tác chống thất thu cũng phải đặc biệt được chú trọng để khắc phục tình trạng các doanh nghiệp chuyên kinh doanh bất động sản kiếm lời chủ yếu từ chênh lệch giá đất. Cũng có một vài ví dụ đưa ra về quyền tiên mãi của Nhà nước với các giao dịch đất đai đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.Trừ khi Nhà nước không mua thì giao dịch mới được tiến hành tiếp. Quyền mua cổ phần của nhân viên: Theo ngh ị đ ị nh 187 c ủ a Chính ph ủ và thông t ư 126, thông tư 95 của Bộ Tài Chính mỗi CBCNV tại doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần (tương đương với 1 triệu đồng mệnh giá) cho một năm công tác và giá mua sẽ được giảm 40% so với giá đấu giá thành công phát hành lần đầu ra công chúng. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) cũng nằm trong diện đó. Khi có thông tin VCB sẽ thực hiện cổ phần hoá vào cuối năm 2007, phớt lờ tất cả những lời cảnh báo từ các chuyên gia chứng khoán, phương tiện truyền thông, rất nhiều người vẫn lao vào mua thâm niên công tác của VCB với suy nghĩ "Giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC và niêm yết đều cao gấp hàng chục lần mệnh giá là ngân hàng dẫn đầu trong khối các ngân hàng. Và giá rao bán c ủ a giao d ị ch thỏa Nhóm 3 Page 13
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi thuận quyền mua cổ phiếu cho nhân viêncó lúc lên đến 65triệu đồng/năm công tác, tức là 650.000 đồng cho quyền mua 1 CP. Tuy nhiên, câu trả lời chính thức của VCB về phương án phát hành là chưa được duyệt chính thức nên VCB cũng chưa xác định được lịch trình phát hành tiếp cổ phiếu trong những năm tiếp theo. Còn hiện tại, VCB vẫn chưa ấn định thời điểm chốt danh sách cổ đông, chưa có thống kê về số thâm niên chính xác cho mỗi cán bộ nhân viên nên những giao dịch mua bán thâm niên công tác là không chính thức. Ngân hàng sẽ không xác nhận cho những thỏa thuận mua bán đó. Sau đợt IPO của Vietcombank vào ngày26/12/2007: Giá trúng thầu bình quân cổ phiếu VCB là:107.860đ/CP. Người sở hữu quyền mua cổ phiếu VCB sau đợt IPO được mua với giá: 107.860*0,6 = 64.716 đ/CP. Với giá trúng thầu như trên thì giá của quyền muacổ phiếu sẽ là: (107.860 64.716) = 43.114 đ/CP. Nếu tính theo mức giá mua quyền là 65 triệu/năm(tương đương 650.000đ/CP theo quy định số cổ phiếu tối đa mà CNV được mua) công tác thìngười mua và thực hiện quyền mua cổ phiếu bị lỗ là: 606.886 đ/CP Như vậy, với các thông tin không rõ ràng cùng với các thoả thuận mua bán quyền bằng giấy tay thì người mua gặp quá nhiều rủi ro. NHNN mua lại toàn bộ cổ phần của VNBC với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần và trở thành chủ sở hữu của VNBC Thông cáo cho biết, ngày 31/01/2015, Đại hội đồng cổ đông bất thường Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNBC) đã được tổ chức tại Hội trường Thống nhất Ủy ban nhân dân tỉnh Long An để thông báo công khai về kết quả kiểm toán độc lập Nhóm 3 Page 14
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi về thực trạng tài chính, giá trị thực và vốn điều lệ của Ngân hàng và thông qua Phương án bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Đại hội đồng cổ đông quyết nghị không thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng bằng mức vốn xác định. Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng, Quyết định số 48/2013/QĐNHNN ngày 01/8/2013 về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông VNBC, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tuyên bố quyết định sẽ mua lại toàn bộ vốn cổ phần của VNBC với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần. Theo đó, cơ quan này sẽ trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của VNBC, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông đối với các cổ đông hiện hữu của VNBC. SCIC được quyền mua lại phần vốn Nhà nước chưa thoái hóa hết SCIC ngoài việc được tham gia mua cổ phần lần đầu tại các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), mua số cổ phần chào bán qua đấu giá không bán hết, trong trường hợp phần vốn Nhà nước đầu tư ngoài ngành không thoái hết, SCIC cũng được quyền mua lại. Mua cổ phần lần đầu bằng giá đấu thành công nhất Ngoài việc mua lại phần vốn thoái chưa hết, Quyết định 51 cũng cho phép SCIC tham gia mua cổ phần lần đầu tại các doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương thức thỏa thuận trong trường hợp mua cổ phần trước khi doanh nghệp cổ phần hóa thực hiện bán đấu giá công khai. Cụ thể, trường hợp có nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần trước khi bán đấu giá công khai thì SCIC mua theo giá bán thỏa thuận thành công nhất cho nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán thỏa thuận cho nhà đầu tư chiến lược) hoặc giá đấu thành công nhất cuả cuộc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược). Nhóm 3 Page 15
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi Trường hợp không có nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần trước khi bán đấu giá công khai thì SCIC mua theo giá không thấp hơn gái khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày hoàn tất việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược hoặc từ ngày hết hạn đăng ký mua cổ phần, Ban chỉ đạo cổ phan72 hóa doanh nghiệp thông báo cho SCIC để xem xét, quyết định và hoàn tất việc mua cổ phần trong thời gain tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp. Được mua lại phần vốn Nhà nước nếu bán không hết Bên cạnh đó, SCIC cũng được tham gia mua cổ phần sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện bán đấu giá công khai. Trường hợp bán đấu giá cổ phần lần đầu nhưng không thành công, SCIC mua cổ phần với giá bằng mệnh giá. Trường hợp không bán hết số cổ phần chào bán qua đấu giá thì SCIC mua cổ phần với giá bằng giá đấu thành công nhất (đối với trường hợp mua ngay sau khi bán đấu giá) hoặc với gái bằng giá thỏa thuận thành công thấp nhất (đối với trường hợp bán thỏa thuận cho các nhà đầu tư khác nhưng không bán hết). Thủ tướng cũng yêu cầu trong thời gian 05 ngày kể từ ngày hết hạn đăng ký đấu giá (đối với trường hợp bán đấu giá không thành công) hoặc từ ngày hết hạn nộp tiền mua cổ phần (đối với trường hợp không bán hết cổ phần qua đấu giá) hoặc từ ngày hoàn tất việc bán cổ phần cho nhà đầu tư khác (đối với trường hợp bán thỏa thuận cho các nhà đầu tư khác nhưng không bán hết), Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho SCIC để xem xét, quyết định và hoàn tất việc mua cổ phần trong thời gian tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp. Giá bán cổ phần ưu đãi bằng 60% giá bán cho SCIC Trường hợp doanh nghiệp bán cổ phần cho SCIC theo quy định nhưng không bán hết thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa thực hiện điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ để chuyển thành công ty cổ phần trước khi tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu Giá bán cổ phần lần đầu cho người lao động, tổ chức công đoàn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐCP. Nhóm 3 Page 16
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi Trường hợp SCIC tham gia mua cổ phần ngay sau khi bán đấu giá cổ phần lần đầu nhưng không thành công và không có nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần trước khi bán đấu giá công khai thì giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, tổ chức công đoàn bằng 60% giá bán cổ phần cho SCIC theo quy định. 9. Nguyên nhân và giải pháp: a. Nguyên nhân các công cụ phái sinh chưa được áp dụng ở Việt Nam Thị trường tiền tệ Việt Nam chưa hòa nhập với thị trường tiền tệ thế giới, do đó tạo nên sự ổn định cho thị trường, khi có khủng hoảng tài chính ở khu vực hay thế giới cũng ít có ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ Việt Nam. Điều này khiến cho nhu cầu phòng chống rủi ro bằng các công cụ phái sinh là không cao Do mạng lưới của các NHTMQD trải rộng khắp cả nước, với hơn 100 chi nhánh, do đó nếu muốn triển khai thì đòi hỏi trình độ giữa các chi nhánh phải tương đồng, điều này rất khó xảy ra. Có thể sản phẩm phái sinh sẽ chỉ được thực hiện tại một số tỉnh, thành lớn, nhưng như thế sẽ tạo nên sự thiếu đồng bộ giữa các chi nhánh. Ngân hàng muốn kinh doanh sản phẩm phái sinh phải xin phép Ngân hàng Nhà nước và chỉ được hoạt động khi có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, điều này cũng khiến ngân hàng “ngại” triển khai nghiệp vụ này. Đối tượng sử dụng các công cụ phái sinh chủ yếu là doanh nghiệp, nhưng sự hiểu biết của doanh nghiệp về các sản phẩm phái sinh còn hạn chế, trong khi đó môi trường hoạt động ít biến động nên họ cảm thấy không có nhu cầu hoặc chưa ý thức trong việc phòng chống rủi ro, nhất là đối với các DNNN. Nhân sự của các NHTMQD thường làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ít chịu tiếp thu cái mới, thiếu sự năng động, nhạy bén, trong khi sản phẩm phái sinh là những sản phẩm khá phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ cao. b. Giải pháp đề xuất: Quy định về giới hạn và giá mua. Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế. Nhóm 3 Page 17
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi Hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan, nâng cao tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh. Bộ Công Thương nên kết hợp với ngân hàng giới thiệu những lợi ích của sản phẩm phái sinh cho doanh nghiệp biết, giúp doanh nghiệp làm quen dần với các sản phẩm tài chính hiện đại. Các ngân hàng cần chủ động tổ chức tập huấn nghiệp vụ phái sinh cho cán bộ nhân viên, có thể cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, đặc biệt là các nước có thị trường tiền tệ phát triển. Nhóm 3 Page 18
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi III. KẾT LUẬN: Quyền tiên mãi là một trong những công cụ tài chính quan trọng của chứng khoán phái sinh. Và ngày càng được mua bán, sử dụng rộng rãi trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 3 Page 19
- Thị trường chứng khoán – Quyền tiên mãi Tài liệu tham khảo: Theo PGS. TS Bùi Kim Yến và TS. Thân Thị Thanh Thủy. “Giáo trình thị trường chứng khoán”, NXB KINH TẾ TP.HCM,2013 Công ty CK Ngân hàng đầu tư và phát triển VN, UBCKNN Đặng Vinh Thái , “TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN” ngày 27 tháng 6 năm 2007 An Hạ, “Ngân hàng Nhà nước mua lại Ngân hàng Xây dựng với giá... 0 đồng”, 02/02/2015 Lớp quản trị chất lượng trường ĐH Kinh tế, 02/06/2012, Quyền tiên mãi – Right. < http://khotailieu.com/luanvandoanbaocao/kinhte/chungkhoan/quyentienmai thitruongchungkhoan.html> Nhóm 3 Page 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Một số giải pháp thúc đẩy sự hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam”
37 p | 1081 | 659
-
Tiểu luận: Phân tích tình hình thị trường chứng khóan Việt Nam giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra đến nay
25 p | 925 | 406
-
TIỂU LUẬN MÔN : THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
35 p | 1177 | 393
-
Tiểu luận nhóm môn tài chính tiền tệ: Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán VN
71 p | 897 | 330
-
TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP " Cổ phiếu
105 p | 330 | 95
-
Tiểu luận môn Thị trường chứng khoán: Quỹ đầu tư chứng khoán và thực trạng của các quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam
58 p | 316 | 79
-
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thị trường lao động thành phố Hồ chí Minh giai đoạn 2010-2015
35 p | 813 | 66
-
Luận văn:ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HCM
89 p | 214 | 52
-
Tiểu luận môn Thị trường chứng khoán: Tìm hiểu công ty niêm yết trên thị trường HOSE - Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
16 p | 190 | 35
-
Tiểu luận: Định hướng phát triển công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam
28 p | 137 | 29
-
Báo cáo môn tài chính hành vi: Sự giảm sút của các chu kỳ bất thường trên thị trường chứng khoán Singapore
36 p | 112 | 17
-
Tiểu luận môn Thị trường lao động: Phân tích cung cầu quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Hồ Chí Minh
66 p | 180 | 16
-
Tiểu luận môn Thị trường chứng khoán: Quyền tiên mãi
18 p | 107 | 15
-
Bài tập nhóm Môn Tài Chính Chứng Khoán: Bằng phương pháp phân tích cơ bản anh chị nhận định xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán VN trong năm 2012, … 2015
23 p | 128 | 14
-
Báo cáo môn tài chính hành vi: Tính hiệu quả của thị trường giao dịch nhỏ ở trường hợp thị trường chứng khoán Việt Nam
24 p | 96 | 14
-
Báo cáo môn tài chính hành vi: Phân tích ảnh hưởng của phản ứng quá mức tại thị trường chứng khoán Trung Quốc
16 p | 133 | 10
-
Bài tập môn thị trường chứng khoán: Công ty chứng khoán
27 p | 205 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn