Tiểu luận: Nghiên cứu việc phát triển du lịch tỉnh Đăklăk theo hướng bền vững
lượt xem 56
download
Đề tài: “Nghiên cứu việc phát triển du lịch tỉnh Đăklăk theo hướng bền vững” nhằm tìm ra những hiện trạng và đề xuất góp phần phát triển du lịch tỉnh Đăklăk theo hướng bền vững. Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho ngành du lịch đang còn non trẻ của tỉnh Đăk Lăk.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Nghiên cứu việc phát triển du lịch tỉnh Đăklăk theo hướng bền vững
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ XUÂN KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ======== TIỂU LUẬN Tên đề tài : NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐĂKLĂK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Giaó viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Hoàng Lê Tạc Phạm Đình Duy Lớp : ĐLDL3K7 Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 1
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững LỜI CẢM ƠN Khoá đã hoàn thành trong nột khoảng thời gian không phải là ngắn trong quá trình thực hiện đề tài của bản thân đã có sự giúp đỡ của rất nhiều người mà tôi nêu dưới đây chỉ là lời cảm ơn rất nhỏ bên cạnh những gì mà họ đã đóng góp. Tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Hoàng Lê Tạc, ng ười đã tận tình hướng dẫn và theo suốt quá trình bản thân thực hiện tiểu luận này. Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa xã hội và nhân văn, ngành địa lý du lịch, các th ầy cô trong tr ường Đại học Phú Xuân - Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi để hoàn thành bài tiểu luận này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và tập thể lớp ĐLDL3K7 đã đ ộng viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm bài. Tuy cố gắng hết sức, nhưng tiểu luận vẫn không tránh kh ỏi nh ững thi ết sót. R ất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp chân thành của quí thầy cô và các bạn. Sinh viên thực hiện Phạm Đình Duy Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 2
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh m ẽ, du l ịch đang phát triển không ngừng. Đối với Việt Nam, du lịch không ch ỉ tạo ra nguồn thu rất lớn cho nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với nước ta, tạo ra mối quan hệ toàn cầu về kinh tế, văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộng hình ảnh Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, du lịch Dak Lak cũng đang có những bước kh ởi s ắc. V ới đ ặc điểm địa lí của một vùng đất cao nguyên, quy tụ rất nhiều các dân tộc và tài nguyên du lịch đa dạng, Dak Lak được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động du lịch chưa xứng đáng với ti ềm năng vốn có, môi trường tự nhiên đang bị xuống cấp, bản sắc văn hóa của các dân tộc phần nào bị mai một. Đó là vấn đề bức xúc đang đặt ra cho ngành du lịch địa phương. Tài nguyên du lịch của Dak Lak là những gì, ngành du lịch của Dak Lak đang phát triển như thế nào, có thể phát triển theo xu hướng bền vững hay không và chúng ta phải làm gì để du lịch ĐăkLăk phát triển bền vững? Từ thực tiễn trên, bản thân chọn đề tài “Nghiên cứu việc phát triển du l ịch t ỉnh Đăklăk theo hướng bền vững” nhằm tìm ra những hiện trạng và đề xuất góp phần phát triển du lịch tỉnh Đăklăk theo hướng bền vững. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho ngành du lịch đang còn non trẻ của tỉnh Đăk Lăk. Đây là nguồn kiến thức, thông tin tham khảo bổ ích để ngành du lịch tỉnh Dak Lak điều chỉnh các hoạt động du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững. Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 3
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững tạo ti ền đ ề cho quá trình nghiên cứu. - Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng phát tri ển du l ịch t ỉnh Dak Lak trên quan điểm phát triển bền vững. - Đề ra định hướng giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo h ướng bền vững. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề du lịch trên địa bàn tỉnh Dak Lak trong th ời gian t ừ năm 2008 đến năm 2010. Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát tri ển du l ịch c ủa t ỉnh Dak Lak trên quan điểm bền vững và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững. Tiểu luận không nghiên cứu hết các nội dung liên quan đến đánh giá tài nguyên du lịch cũng như không đi sâu vào các lĩnh vực chuyên ngành nh ư ki ến trúc, sinh học, dân tộc học, môi trường, marketing. 5. Lịch sử nghiên cứu 5.1.Trên thế giới Hơn 842 triệu người du lịch ra nước ngoài năm 2005, hơn 76,7 tri ệu vi ệc làm được tạo ra từ du lịch, doanh thu của du lịch chiếm 10,3 % GDP cả thế giới. Du lịch đang là hiện tượng toàn cầu. Lợi nhuận khổng lồ thu được từ du lịch đã khiến cho nhiều tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm, và nền kinh tế - xã hội của các lãnh thổ đón khách bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Một chiến lược du lịch tôn trọng môi trường và quan tâm đến khả năng đáp ứng các nhu cầu trong tương lai đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Từ khi cụm từ “phát triển bền vững” ra đời ở Đức vào năm 1980, nhiều nghiên cứu khoa học đã được tiến hành nhằm phân tích những tác động của du lịch đến sự phát triển bền vững, sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của môi trường sinh thái trong khi khai thác du lịch. Chuyên gia du lịch người Thuỵ Sĩ Jos Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 4
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về những suy thoái do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm về du lịch rắn (hard tourism) - loại hình du lịch ồ ạt, bằng xe h ơi, gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với môi trường và du lịch mềm (soft toursim/gentle tourism) - loại hình du lịch ít gây ảnh hưởng nhất đến môi trường và có chia s ẻ l ợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương . Năm 1992, trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất đã diễn ra Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc, 182 Chính phủ đã thông qua ch ương trình Nghị sự 21 nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thế kỉ XXI. Chương trình Nghị sự đã nêu lên các vấn đề liên quan đến môi trường và phát triển, đề ra chiến lược hướng tới các hoạt động mang tính bền vững hơn. Về du lịch bền vững, từ những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát tri ển du l ịch bền vững đã được tiến hành. Một số loại hình du lịch mới ra đời, nhấn mạnh khía cạnh môi trường như du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên, du l ịch thay th ế hay du lịch khám phá nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng về ho ạt động du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững. Năm 1996, “chương trình Nghị sự 21 về du lịch: Hướng tới phát triển bền vững về môi trường” đã được Hội đồng Lữ hành du lịch thế giới, Tổ chức du lịch thế giới và Hội đồng Trái đất xây dựng, nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp hành động giữa các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ và ngành du lịch trong việc xây dựng chiến lược du lịch và nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch bền vững. Các nhà Địa lý học bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực du l ịch t ừ nh ững năm 30 (Mc Murray 1930; Jones 1935; Selke 1936) và đặc biệt là sau chiến tranh th ế giới thứ II. Nhiều nhà Địa lý học người Mỹ, Anh, Canađa đã tiến hành các nghiên cứu về du lịch ở góc độ địa lý như Gilbert (1949), Wolfe (1951), Coppock (1977). V ề sau, khi du lịch ngày càng phát triển và cụm từ du lịch bền vững được nhắc đến nhiều hơn thì những nghiên cứu của các nhà địa lý học về du lịch cũng đã tăng lên rất nhiều, bởi khó có thể tìm thấy một khía cạnh của du lịch mà không dính dáng đến Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 5
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững địa lý và rất ít các ngành của địa lý mà không có ít nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu hiện tượng du lịch. 5.2. Việt Nam Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các nghiên cứu về du l ịch ở n ước ta cũng ngày một nhiều hơn. Có thể điểm qua một số công trình như: Tổ ch ức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam 1995 - 2000, Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2010, Cơ sở Địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Tổng quan du lịch, nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, ở những quy mô và phạm vi khác nhau. Tất cả đều phục vụ cho du lịch và cũng cho thấy sự quan tâm sâu sắc đến môi trường, đến khía cạnh bền vững trong du lịch Việt Nam. Năm 1997, Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seiden (Đức) tổ chức Hội thảo về Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam tại Huế, sau đó các h ội thảo khác về du lịch bền vững cũng được tổ chức như Hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam tại Hà Nội năm 1998, Hội thảo về Nâng cao nhận thức và năng lực phát triển du lịch bền vững trong thời đại toàn cầu hoá tại Hà Nội năm 2006 thu hút nhiều nghiên cứu, đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ du lịch trong và ngoài nước tham gia. Các hội thảo và các công trình nghiên cứu đều hướng đến s ự phát tri ển b ền v ững cho ngành du lịch Việt Nam, bằng nhiều cách khác nhau. Đó là dấu hiệu tốt cho định hướng chiến lược phát triển du lịch của nước ta trong thời gian tới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ngành du lịch Việt Nam đang còn non trẻ và những đóng góp của các nhà khoa học về du lịch bền vững vẫn đang là bước khởi đầu và du lịch bền vững chưa thực sự đi vào thực tiễn ở nhiều địa phương. 6. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1. Các quan điểm 6.1.1. Quan điểm hệ thống tổng hợp Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở, gồm các thành ph ần tự nhiên, kinh tế, xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự chi ph ối của nhiều quy luật cơ bản. Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 6
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững Nghiên cứu du lịch không thể tách rời hệ thống kinh tế - xã hội của địa ph ương và cả nước. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn tổng th ể, khái quát c ủa toàn b ộ h ệ thống du lịch trong khi vẫn bao quát được hoạt động của mỗi phân h ệ trong h ệ thống đó. Du lịch Đăk Lăk cần được nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ: kinh tế - xã hội - môi trường không chỉ riêng Đăk Lăk mà của cả nước. Quan điểm này được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện luận văn. 6.1.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và bi ến đ ổi. Quá trình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tương lai. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới. Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình phát triển hệ thống du lịch và dự báo xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ. 6.1.3. Quan điểm lãnh thổ Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên và dịch vụ cho du l ịch. Vi ệc nghiên cứu du lịch bền vững của tỉnh Dak Lak không thể tách rời với hiện trạng và xu hướng du lịch của Việt Nam. Quá trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh Dak Lak là một phần trong quá trình phát triển du lịch bền vững của Tây Nguyên và của cả nước. 6.1.4. Quan điểm sinh thái Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Quan đi ểm sinh thái cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của h ệ sinh thái, đánh giá tác động của du lịch đến môi trường và khả năng chịu đựng của môi trường trước s ự phát triển của kinh tế nói chung, du lịch nói riêng. 6.1.5. Quan điểm du lịch bền vững Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 7
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững Mục tiêu của du lịch bền vững là bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng c ường bảo tồn và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo sự phát triển kinh t ế m ột cách bền vững. Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch nhằm đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố kinh t ế, xã hội và môi trường. Luận văn quán triệt quan điểm này trong suốt quá trình đánh giá tiềm năng, phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Thu thập, xử lí thông tin Thu thập những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin c ậy, sắp x ếp và x ử lí tài li ệu một cách có hệ thống, phân tích từng nội dung đưa ra những kết luận đúng đắn nhất. 6.2.2. Phân tích, tổng hợp, so sánh Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng h ợp cho phù hợp với mục đích của từng phần. Quá trình tổng hợp sẽ có được cái nhìn bao quát về du lịch Dak Lak. Qua phân tích, các thông tin được chắt lọc với độ tin cậy và mang lại hiệu quả cao nhất. 6.2.3. Khai thác phần mềm hệ thống thông tin Các thông tin, số liệu và dự báo trong tiểu luận được xử lý bởi phần m ềm MS Word, Excel, để thể hiện các phân tích, đánh giá, so sánh và xu h ướng du l ịch của tỉnh Dak Lak. 6.2.4. Phương pháp thống kê Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành th ống kê, s ắp x ếp chúng l ại cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng bi ểu v ề quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như ngành du lịch Dak Lak. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham kh ảo và ph ụ l ục, n ội dung chính của luận văn được trình bày qua 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững. Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 8
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng b ền v ững. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Đăklăk theo hướng bền vững. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1 Phát triển du lịch bền vững 1.1.1 Quan niệm chung về phát triển bền vững Phát triển là một qui luật tất yếu của thế giới, là nhu cầu c ủa xã h ội. M ục tiêu của của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống , làm cho con người ngày càng ít phụ thuộc vào tự nhiên, tạo lập một xã hội công bằng và thường được cụ thể hoá thông qua các chỉ tiêu về đời sống vật chất như nhà ở, lương thực, sức khoẻ, về đời sống tinh thần như giáo dục, mức độ hưởng th ụ văn hoá – nghệ thuật, sự bình đẳng trong xã hội… Tuy nhiên, phát triển là một thách thức lớn và sâu sắc đối với các quốc gia trong thời kì hiện đại. Bởi lẽ, bên cạnh sự tăng trưởng về mặt kinh tế, nâng cao đ ời sống vật chất của người dân thì sự phát triển dân số kèm theo hệ luỵ, cũng nh ư các hoạt động sản xuất đã tác động xấu đến môi trường sống, gián tiếp đe doạ sự phát triển của con người. Nhận thức được điều này , th ời gian đây, trong các ho ạt động kinh tế - xã hội đã xuất hiện khái niệm ‘‘ phát triển bền vững’’ và có rất nhiều khái niệm về phát triển bền vững được đưa ra. Cụ thể : Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 9
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn gi ản: "S ự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát tri ển kinh t ế mà còn ph ải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo rundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." 1. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có s ự phát tri ển kinh t ế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt đ ược điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh v ực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Ở nước ta, trong báo cáo Chính trị lần thứ VIII (1996), Đảng ta đã đề cập đ ến việc bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý như một cấu thành hữu cơ, không thể tách rời của phát triển bền vững. Giai đoạn này, nội dung của phát triển bền vững chỉ tập chung ở việc bảo vệ các nguồn tài nguyên trong môi trường tự nhiên. Cùng với sự phát triển của đất nước và thế giới, nội dung của phát tri ển b ền vững được mở rộng trong lĩnh vực kinh tế , xã hội và mối quan h ệ gi ữa các y ếu tố kinh tế - xã hội – môi trường với sự phát triển. Từ đó, vấn đề phát triển bền vững trở thành quan điểm của Đảng lãnh đạo và được khẳng định tại Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc lần thứ IX, trong chiến lược phát triển kinh t ế - xã h ội Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 10
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững 10 năm ( 2001 – 2010) và trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm ( 2001- 2005) là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, côn bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. 1.1.2 Quan niệm chung về phát triển du lịch bền vững Du lịch vốn là ngành kinh tế đa ngành, sự phát triển du l ịch gắn li ền v ới môi trường. Nói cách khác, du lịch có nguồn tài nguyên rất đặc biệt, đó là tài nguyên tự nhiên nằm trong môi trường tự nhiên và tài nguyên nhân văn n ằm trong môi trường xã hội . Một mặt du lịch có vai trò tích c ực đối v ới s ự phát tri ển kinh t ế - xã hội và môi trường, mặt khác , sự phát triển du l ịch m ột cách t ự phát l ại là nguyên nhân chính cho sự suy thoái môi trường t ự nhiên, phá v ỡ cân b ằng c ủa h ệ sinh thái, xung đột về văn hoá, xã hội. Do đó, kinh t ế du l ịch đòi h ỏi s ự phát tri ển bền vững. Có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch bền vững dựa trên lập trường nghiên cứu, quan điểm khác nhau. Tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp quốc tại Rio de Jainero ( Brazil) 1992, WTO ( tổ chức du lịch thế giới) đã đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nh ằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế – xã hội, th ẩm m ỹ c ủa con ng ười trong khi v ẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các h ệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuôc sống con người”. Trên quan điểm bảo vệ tài nguyên môi trường, khái niệm du lịch bền vững ở Vi ệt Nam được trình bày như sau: “ Đáp ứng các nhu cầu về du l ịch hi ện t ại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Đi ều này đ ược thể hiện bằng cách điều chỉnh mức độ sử dụng tài nguyên du l ịch, trong gi ới h ạn của khả năng tái sinh và tăng trưởng tự nhiên của chúng”. Mặc dù còn nhiều quan điểm chưa thống nhất, song phần l ớn ý ki ến cho r ằng du lịch bền vững là hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hoá nh ằm thoả Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 11
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững mãn các nhu cầu đa dạng của du khách, hay nói cách khác là đáp ứng các nhu c ầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được trong hiện tại và không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện ở việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lí, đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có những tác động xấu đến môi trường cũng như đảm bảo đem lại những lợi ích lâu dài cho xã hội. Đây là khái niệm không nằm ngoài khái niệm chung về sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội nói chung và của một ngành kinh tế nào đó nói riêng. 1.1.3 Những nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch bền vững - Nguyên tắc 1 : Sử dụng tài nguyên một cách b ền v ững, bao g ồm c ả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hoá. Việc sử dụng tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài. - Nguyên tắc 2: Gỉam tiêu thụ quá mức và xả thải , nh ằm giảm chi phí khôi ph ục các suy thoái môi trường, đồng thới cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch. - Nguyên tắc 3 : Duy trì tính đa dạng. Duy trì và phát tri ển tính đa d ạng c ủa t ự nhiên, xã hội và văn hoá là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra s ức b ật cho nghành du lịch. - Nguyên tắc 4 : Lồng ghép du lịch vào trong qui hoạch phát tri ển đ ịa ph ương và quốc gia. - Nguyên tắc 5 : Hỗ trợ nền kinh tế địa ph ương. Du l ịch ph ải h ỗ tr ợ các ho ạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường. - Nguyên tắc 6 : Thu hút sự tham gia của cộng đồng đ ịa ph ương. Đi ều này không chỉ đem lại lợi ích cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách . - Nguyên tắc 7 : Sự tư vấn của các nhóm quy ền lợi và công chúng. T ư v ấn gi ữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức, các cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột nảy sinh. Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 12
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững - Nguyên tắc 8 : Đào tạo cán bộ kinh doanh du l ịch, nh ằm th ực thi các sáng ki ến và giải pháp du lịch bền vững, nhằm thực hiện chất lượng của các sản ph ẩm du lịch - Nguyên tắc 9 : Tiếp thị du lịch một cách có trách nhi ệm. Ph ải cung c ấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nh ằm nâng cao s ự tôn tr ọng c ủa du khách đến môi trường tự nhiên , xã hội, văn hoá khu du lịch, qua đó góp ph ần thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. - Nguyên tắc 10 : Triển khai các nghiên cứu, hỗ trợ nh ằm gi ải quy ết các v ấn đ ề, mang lại lợi ích cho các khu du lịch, cho các nhà kinh doanh du l ịch và cho du khách. 1.1.4 Một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển du lịch bền vững 1.1.4.1 Chỉ tiêu phát triển bền vững về kinh tế Trong trường hợp này bền vững về kinh tế là sự phát triển ổn định và lâu dài c ủa du lịch, tạo nguồn thu nhập đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của xã hội. Thể hiện qua mức tăng doanh thu của du lịch ( trung bình 7% - 8%), lượt khách đến tham quan, vốn đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. 1.1.4.2 Chỉ tiêu phát triển bền vững về tài nguyên môi trường Làm đảm bảo môi trường cảnh quan tự nhiên, kh ả năng ph ục hồi c ủa h ệ sinh thái, vốn đầu tư xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch. 1.1.4.3 Chỉ tiêu phát triển bền vững về văn hoá – xã hội Là việc khai thác đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại, suy thoái các giá trị văn hoá truyền thống để lại cho thế h ệ mai sau , là s ự bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc, là mức độ thoả mãn về tâm lý của du khách, thái độ ứng xử của cộng đồng địa ph ương, t ạo công ăn vi ệc làm cho người dân địa phương. 1.2 Thực tiến phát triển du lịch bền vững 1.2.1 Trên thế giới Phát triển du lịch bền vững ngày càng được nhiều quốc gia, t ổ ch ức trên th ế gi ới ủng hộ, nhất là các nước phát triển như Canada, nhóm nước Châu Âu , Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 13
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững Australia…Du lịch theo xu hướng này và hiệu quả đã mang lại đáng khích lệ không chỉ cho nghành du lịch mà cho cả ngành kinh tế nói chung và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho th ấy trong vi ệc phát tri ển du l ịch theo hướng bền vững cho thấy sự khác biệt về nội dung giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Ở nhóm nước phát triển, cách thức hoạt động , biện pháp thực hiện đều nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách v ề nghiên c ứu , tìm tòi hưởng thụ, đồng thời quan tâm đến bảo vệ môi trường tự nhiên. Ở nhóm nước đang phát triển, những vùng kinh tế còn khó khăn , phát triển bền vững luôn gắn với mục tiêu trọng tâm hàng đầu là xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cộng đồng địa phương đi đôi với bảo vệ môi trường 1.2.2 Ở Việt Nam Cùng với xu hướng phát triển của thế giới, Việt Nam đã xây dựng các mục tiêu phát triển trên quan điểm bền vững. Nhà nước ban hành các văn bản pháp lý quan trọng và tham gia vào công ước quốc tế về phát tri ển b ền vững cũng nh ư du l ịch bền vững như Luật di sản ban hành 2001, luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật du lịch, và một số công ước như Công ước bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên năm 1972, Công ước bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể năm 2003… Như các nước đang phát triển , du lịch mang lại nguồn thu l ớn cho Vi ệt Nam, nhưng cũng đồng thời phát sinh nhiều vấn đề như ôi nhiễm môi trường , du nh ập những văn hoá lai căng, sự bất bình đẳng về thu nhập….Cho nên một trong những vấn đề quan trọng đối với Việt Nam trong phát triển du lịch b ền vững là luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân bản địa song song với việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái tự nhiên. Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 14
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐĂKLĂK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 2.1 Khái quát về tỉnh Đăklăk 2.1.1 Vị Trí địa lý Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc. - Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai - Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng - Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa - Phia Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đăk Nông. Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho vi ệc phát tri ển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng. Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 15
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc l ộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từBắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà L ạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk s ẽ là đ ầu m ối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà N ẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đ ẩy n ền kinh t ế c ủa t ỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển. 2.1.2 Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1 Địa hình Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình đa dạng, đồi núi xem kẽ bình nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính là: đ ịa hình vùng núi, địa hình cao nguyên, địa hình bán bình nguyên Ea Súp, đ ịa hình vùng b ằng trũng Krông Păc – Lăk. 2.1.2.2 Khí hậu Nhiệt đới cận xích đạo có 1 mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí h ậu mát và lạnh đầu mùa, khô nóng cuối mùa, độ ẩm thấp, thường có gió m ạnh t ừ cấp 4 đến cấp 6 và 1 mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát. Nhiệt độ Tb năm: từ 23 – 24 o C ( nơi có nhiệt độ thấp nhất 7,4 oc, nơi có nhiệt độ cao nhất là EaSup 40 oc ) Tổng giờ nắng trong năm cao, khoảng 2.139 giờ lượng mưa trung bình đạt khoảng 1.600 – 1.800 mm/ năm. Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 82%. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý và độ phân hoá địa hình làm cho khí h ậu Daklak có sự phân hoá theo từng vùng khác nhau. 2.1.2.3 Thuỷ văn Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 16
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân b ố tương đ ối đ ồng đ ều bao gồm 3 hệ thống sông chính: + Hệ thống sông Srepok, chảy theo hướng Tây Bắc đổ vào sông Mê Kông . + Hệ thống sông Đồng Nai nằm ở phía Nam . + Hệ thống sông Ba, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh, đổ ra biển Đông Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo có giá tr ị du l ịch, cung c ấp nước sản xuất như hồ Lắk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea Sô... Các sông chính: Xrê pôk có 2 nhánh Krông ana và Krông nô, sông Eakrông năng và sông Ea Hleo… 2.1.2.4 Sinh vật Diện tích rừng lớn nhất nước ta, có 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha ( năm 2004), chiếm khoảng 50% toàn quốc có nhi ều loài động th ực vật quý hiếm,( 300 000 loài cây, 90 loài thú, 197 loài chim), tập trung chủ yếu ở ea suop Khu bảo tồn thiên nhiên như: Yok đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin... Có 4 rừng đặc dụng: Chư Yang sin, Nam kar, Hồ Lăk, Ea sô. 2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội Đăk Lăk là một tỉnh nằm trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên có v ị trí chi ến l ược r ất quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng- an ninh, là một bộ ph ận c ủa vùng kinh tế trong điểm khu vực Tây Nguyên, đồng thời là tỉnh có n ền kinh t ế đa d ạng, với tiềm năng to lớn trong các linh vực sản xuất cây công nghi ệp, du l ịch,d ịch v ụ và khai thác, chế biến gỗ. Với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước cùng với sự ổn định chính trị- xã hội,trong những năm gần đây, tỉnh đã có những chuyển đổi mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội,làm thay dổi bộ mặt của đô th ị cũng nh ư di ện mạo c ủa nông thôn,đời sống của người dân được ngày càng được nâng cao.Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9- 10%, tất cả số xã trong t ỉnh đ ều có đi ện l ưới quốc gia, trên 50% số hộ ở nông thôn được sử dụng nước sạch, tỉ lệ hộ đói nghèo Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 17
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững giảm tư 2- 3%/năm.Với khí hậu mát mẻ quanh năm, đất đai khá đa dạng, phong phú,với hơn 8 nhóm đất khác nhau, đặc biệt có hơn 700.000 ha đất đỏ bâzn có khả năng phát triển thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nh ư cà phê, ca su,các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh t ế cao.R ừng Đ ắk lăk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước với nhiều ch ủng loại quý hiếm.Di ện tích đất lâm nghiệp quy hoạch phát triển trồng rừng nguyên liệu còn nhi ều, cho phép phát triển những nhà máy chế biến lâm sản có công suất lớn. Phát triển kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk dựa vào sản xuất và xu ất kh ẩu nông s ản, lâm sản (chiếm khoảng 60% GDP).Đăk Lăk là tỉnh có diện tích trồng cà phê l ớn nhất Việt Nam với trên 174.740 ha.Sản lượng hàng năm trên dưới 435.000 tấn cà phê nhân.Bên cạnh đó tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch. Cùng với sự phát triển kinh tế, các mặt văn hoá- xã h ội cũng được coi trong, đời sống văn hoá tinh thần, trình độ dân trí và s ức khoẻ của nhân dân ngày càng đ ược nâng cao.Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm b ảo tốt.Buôn Ma Thuột là trung tâm văn hoá chính trị của Tây Nguyên, có không gian văn hoá cồng chiên Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại,là tỉnh có nguồn lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của tỉnh.Tuy nhiên, trình độ lao động chưa tương xứng với tiềm năng.Đặc biệt, ở Đăk Lăk còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu s ố nh ư Êđê, Gia Rai,K ‘Ho, Mường… với nhiều nết văn hoá đặc sắc. 2.2. Những điều kiện để phát triển hoạt động du lịch b ền v ững ở tỉnh Đăklăk 2.2.1 Tài nguyên du lịch tỉnh Đăk Lăk 2.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên Với địa hình đa dạng và mang đặc điểm riêng về cấu tạo địa chất Đăklăk có tài nguyên tự nhiên phong phú tạo thuận lợi cho việc phát triển nhiều lo ại hình du lịch gắn với thiên nhiên. Nguồn tài nguyên tự nhiên bao gồm : khí hậu,địa hình,sông,hồ,suối,thác nước, VQG… a) Tài nguyên địa hình Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 18
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.Địa hình đa dạng : đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng.Có thể chia thành các dạng địa hình chính sau : +) Địa hình vùng núi Nổi bật là dãy núi Chư Yang Sin là một tên của m ột dãy núi ở Đăk Lăk, ở đây có dãy Chư Yang Sin cao 2442 m so với mực nước biển chính là đ ỉnh núi cao nh ất ở Đăk Lăk và cả hệ thống núi ở cực Nam Trung Bộ. +) Địa hình cao nguyên Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đ ường Quốc l ộ 14 gần như là đỉnh phân huỷ, cao ở gửa và thấp dần về hai phía, đ ịa hình th ấp dần từ Đông Bắc về phía Tây Nam. Toàn tỉnh có 2 cao nguyên lớn : Cao nguyên Buôn Ma Thuột và Cao nguyên M’Đrăk. +) Địa hình bán bình nguyên EaSúp Là vùng đất rộng lớn ở phía Tây của tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên. B ề m ặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nh ẹ, đọ cao trung bình 180 m, có vài dãy núi nhô lên nh ư Yok Đôn, Ch ư M’Lanh… Ph ần l ớn đ ất đai c ủa bán bình nguyên EaSúp làđát xám, tầng mỏng và đặc trưng thực vật là rừng khộp +) Địa hình vùng bằng trũng Krông Păk- Lăk Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thu ột và dãy núi Ch ư Yang Sin, độ cao trung bình từ 400-500 m. Đây là thung lũng c ủa l ưu v ực sông Sẻêpôk hình thành các vùng bằng trũng chạy theo các con sông Krông Păk, Krông Ana với cánh đồng Lăk- Krông A na rộng khoảng 20.000 ha. Đây là vùng trũng b ị lũ lụt vào các tháng 9, táng 10 hàng năm.triển các loại hình du l ịch : DLST, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm và khu vui chơi giải trí. Tiêu biểu núi Ch ư Yang Sin, Chư M’Lanh, York Đôn, Chư Dơ Jiu… b) Tài nguyên khí hậu Khí hậu Đăk Lăk tương đối ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 23 – 24 C, l ượng ánh sáng dồi dào đến quanh năm, lượng mưa trung bình 2000 mm/ năm, mang d ặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt : Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 19
- Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững • Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát. • Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí h ậu mát và l ạnh đ ầu mùa, khô nóng cuối mùa, độ ẩm thấp , thường có gió lạnh từ cấp 4 đến cấp 6. Nhìn chung, khí hậu Đăk Lăk khác nhau giữa các d ạng đ ịa hình và gi ảm d ần theo độ cao. Chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển s ản xuất nông sản hàng hoá. Nhưng lại là một điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. c) Tài nguyên sông,hồ,suối. Với sự đa dạng của địa hình Đăk Lăk được xem là tỉnh có phong cảnh tự nhiên đẹp với nhiều sông, hồ, thác nước rất độc đáo. Hệ thống hồ bao gồm nhiều hồ lớn thơ mộng như hồ Lăk, h ồ Ea Kao, h ồ Ea Đờn,hồ Đăk Minh,hồ Ea Nhái… Trong đó nổi tiếng nhất là hồ Lăk bởi khung cảnh nên thơ và những câu chuyện huyền thoại. Có các con sông lớn là Krông Nô, Krông Ana, sông Sêrêpôk, sông Ea H’Leo.Trong đó quan trọng nhất là sông Sêrêpôk cả về nặt sản xuất nông nghiệp và du lịch. Thiên nhiên ký thú đã tạo cho Đăk Lăk có một ti ềm năng du l ịch sinh thái h ấp d ẫn với nhiều ngọn thác hùng vĩ như thác Gia Long ( thác Dray Sap Th ượng- Krông Ana), thác Krông Ana( Krông Bông), thác Thuỷ Tiên (Krông Năng), thác B ảy Nhánh ( Buôn Đôn), thác Dray Nur, thác Dray Nao, thác Su ối M ơ… Các khu r ừng nguyên sinh : vườn quốc gia Yok Đôn, vườn quốc gia Chư Yang Sin, khu lâm viên Ea Kao, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô… r ất thuận lợi cho việc phát triển tuyến du lịch với nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc. d) Tài nguyên rừng Diện tích đất lâm nghiệp của Đăk Lăk có 604.293 ha,trong đó r ừng t ự nhiên là 585.939 ha, rừng trồng là 18.354 ha, tỷ lệ độ che phủ 46%.Tổng trữ lượng rừng trên 50 triệu m,trong đó trữ lượng rừng thường xanh 36,3triệu m( rừng giàu và trung bình 24,4 triệu m, rừng nghèo 8,9 triệu m, rừng non 2,9 triệu m), trữ lượng rừng khộp 21,2 triệu m( rừng giàu và trung bình 4,7 triệu m, rừng nghèo 12,2 tri ệu m, rừng non 4,2 triệu m), rừng hỗn giao 1 triệu m, rừng trồng 0,3 tri ệu m.T ổng trữ lượng rừng tre nứa 335,9 triệu cây. Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Nghiên cứu về thực trạng việc làm của Sinh viên khoa Giáo Dục sau khi ra trường
27 p | 2459 | 353
-
Tiểu luận triết học - quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ
17 p | 699 | 292
-
Tiểu luận kinh tế " lạm phát "
22 p | 819 | 275
-
Tiểu luận: Thực trạng việc huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp Việt Nam
27 p | 655 | 236
-
Tiểu luận: Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay
12 p | 1219 | 190
-
Tiểu luận: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
31 p | 592 | 164
-
Tiểu luận triết học - CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜ
18 p | 570 | 155
-
Báo cáo tiểu luận: Phát triển sản phẩm mới
22 p | 1447 | 149
-
Tiểu luận triết học - Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển dưới con mắt triết học
38 p | 388 | 146
-
TIỂU LUẬN: Nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và con người Việt Nam
32 p | 379 | 126
-
Tiểu luận: Nghiên cứu nhu cầu mua sắm quần áo của sinh viên trường Đại học Cửu long và giải pháp đáp ứng nhu cầu
19 p | 794 | 109
-
Tiểu luận: Lý luận nhận thức, vận dụng quan điểm đó cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam trước và sau mười năm đổi mới đến nay
30 p | 367 | 96
-
Tiểu luận: Lạm phát với tăng trưởng kinh kế trong thực tiễn kinh tế ở Việt Nam
18 p | 262 | 77
-
Tiểu luận KTCT: Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện ở nhiều các quốc gia trên thế giới
40 p | 236 | 77
-
TIỂU LUẬN: Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
96 p | 128 | 20
-
Tiểu luận:NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP, NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN EMAIL
27 p | 147 | 18
-
TIỂU LUẬN: Nghiên cứu, tìm tòi phát triển KHCN là một vấn đề rất quan trọng
28 p | 110 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn