intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Nguyên nhân dẫn đến bình thường hóa quan hệ Việt Trung

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

79
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách đây 30 năm, lúc 5 giờ sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình, đã đưa 80 ngàn quân nổ súng tràn qua biên giới Việt – Trung, đánh chiếm 6 tỉnh phía bắc thuộc vùng biên giới. Đến ngày 5/3 thì Trung Quốc đơn phương rút quân về biên giới Trung Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Nguyên nhân dẫn đến bình thường hóa quan hệ Việt Trung

  1. Tiểu luận NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VIỆT – TRUNG 1
  2. Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………….……………….2 I. Nguyên nhân bình thường hoá quan hệ Việt- Trung……….…...……3 1. Nguyên nhân từ phía Việt Nam……………………………………….3 a, Nguyên nhân khách quan………………………………………….......3 b, Nguyên nhân chủ quan ………………………………………………..5 2. Nguyên nhân từ phía Trung Quốc…………………………………….6 a, Nguyên nhân khách quan……………………………………………..6 b, Nguyên nhân chủ quan…………………………………………...…...7 II. Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, ta đã được những gì?....8 1.Giai đoạn 1979-1988…………………………………………………...8 2. Giai đoạn 1988- 1990……………………………………………….…9 3. Giai đoạn 1990-1991…………………………………………………..11 LỜI KẾT…………………………………………………………………15 Danh muc tài liệu tham khảo…………………………………………..16 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Cách đây 30 năm, lúc 5 giờ sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình, đã đưa 80 ngàn quân nổ súng tràn qua biên giới Việt – Trung, đánh chiếm 6 tỉnh phía bắc thuộc vùng biên giới. Đến ngày 5/3 thì Trung Quốc đơn phương rút quân về biên giới Trung Quốc. Trong suốt 16 ngày tràn qua biên giới, họ gọi là “dạy cho Cộng sản Việt Nam một bài học”, bọn chúng không chỉ phá tan 6 tỉnh biên giới còn dẫn đến thương vong đáng kể. Cuộc chiến này là hậu quả của một chuỗi những xung đột quan điểm giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến cuộc chiến Việt Nam từ năm 1969, khi Trung Quốc mở cuộc tiếp xúc với Hoa Kỳ. Trên bề mặt, Trung Quốc giúp cho Cộng sản Việt Nam tiền hành các cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, nhưng trong thâm tâm, Trung Quốc không muốn Cộng sản Việt Nam chiếm miền Nam, thống nhất hai miền để trở thành một lực lượng đối trọng của Bắc Kinh. Do đó, sau khi Việt Nam thống nhất hai miền, Trung Quốc công khai ủng họ Pon Pot từ sau năm 1975 và đến năm 1978 thì cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Chúng tạo ra những cuộc xung đột biên giới phía Tây giữa Cộng sản Việt Nam và Khơ Me Đỏ, hòng ngăn chặn ý đồ xây dựng liên bang Đông Dương của Hà Nội. Cuộc xung đột bùng nổ lớn khi Cộng Sản Việt Nam chính thức ký hiệp ước hữu nghị với Liên Xô vào tháng 6/1978 và tiến hành chiến tranh biên giới Tây Nam với Khơ Me Đỏ vào 1/1979. Đối với Trung Quốc lúc đó hành động thân thiện với Liên Xô và đưa quân vào Campuchia của Cộng sản Việt Nam là một sự khiêu khích. Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình không thể đưa quân sang giúp Pon Pot vì sợ Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây cô lập. Do vậy, Đặng chọn con đường tiến thẳng vào Việt Nam với danh nghĩa “phản công tự vệ” để cứu người Hoa đang bị Hà Nội đàn áp. Ngay sau khi chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc kết thúc, Việt Nam đã ngay lập tức đơn phương đề nghị hai nước bình thường hoá quan hệ. Tuy nhiên để thực hiện ý đồ của mình, Trung Quốc luôn tìm cớ để từ chối và tiếp tục công kích Việt Nam về mọi mặt cho đến năm tận cuối những năm 80 đầu năm 90. Vậy, lý do gì mà tận đến thời điểm cuối những năm 80 và đầu những năm 90 này tiến trình bình thường hoá Việt- Trung mới tiến triển và có kết quả và trong quá trình bình thường hoá quan hệ Việt –Trung đó, Việt Nam đã đạt được những gì ? Đó chính là hai vấn đề chính mà em sẽ trình bày trong bài tiểu luận của mình. 3
  4. I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VIỆT – TRUNG. 1. Nguyên nhân từ phía Việt Nam a, Nguyên nhân khách quan: Năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu như CHDC Đức, Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc đều đã sụp đổ. Ở Liên Xô, với “tư duy mới” của Gorbachov, tình hình chính trị càng trở nên lộn xộn và chủ nghĩa xã hội cũng theo đó mà tan rã. Theo suy nghĩ thông thường thì sự sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô làm cho Việt Nam mất đi nguồn viện trợ chính. Nhưng thật ra, các sự kiện Đông Âu 1989-1990 không có mấy ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, mà chủ yếu ảnh hưởng đến tâm lý tầng lớp lãnh đạo Việt Nam. . Số liệu thống kê cho thấy năm 1989, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô và gạo ở mức độ đáng kể. Năm 1989 xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, trong khi chỉ 3 năm trước (1986) lượng gạo xuất khẩu là 0,158 triệu tấn. Cũng ngay trong năm 1989, giá trị xuất khẩu sang khu vực ngoại tệ chuyển đổi (các nước tư bản) tăng vọt lên 1,139 tỉ đô la từ con số 350 triệu đô la của năm 1988. Trong khi năm 1988, xuất khẩu sang khu vực ngoại tệ không chuyển đổi (các nước xã hội chủ nghĩa) còn chiếm 55,6 % tổng giá trị xuất khẩu thì năm 1989, xuất khẩu sang các nước tư bản đã chiếm 58,5% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 1991, tuy xuất khẩu sang thị trường các nước xã hội chủ nghĩa sụt hẳn xuống còn 80 triệu rúp từ con số 1,1 tỉ rúp của năm trước, nhưng xuất khẩu sang các nước tư bản cũng tăng mạnh lên gần 1,9 tỉ đô la, khiến tổng giá trị xuất khẩu năm 1991 tuy thấp hơn năm 1990 nhưng vẫn cao hơn năm 19891. Do sự chuyển hướng chiến lược trong các năm 1987-88 cho nên ngay trong thời gian xảy ra các sự biến ở Đông Âu và Liên Xô (1989-91), Việt Nam đã tạo được xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, tạo được chỗ bám vào thị trường thế giới. Vốn đầu tư nước ngoài (đăng ký) tăng từ 371 triệu đô la năm 1988 lên 582 triệu năm 1989, 839 triệu năm 1990 và 1,322 tỉ năm 1991. Xuất khẩu sang các nước tư bản tăng từ 448 triệu đô la năm 1988 lên 1,138 tỉ năm 1989, 1,352 tỉ năm 1990, và 2,010 tỉ năm 1991. Nhập khẩu từ các nước tư bản cũng tăng từ 804 triệu đô la năm 1988 lên 879 triệu năm 1989, 1,372 tỉ năm 1990, và 2,049 tỉ năm 1991. Như vậy ngay trong năm 1991, tức là trước khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam đã thu được ở thị trường các nước tư bản khoảng 2 tỉ đô la tiền xuất khẩu, gấp đôi số tiền thu được từ bán hàng sang các nước xã hội chủ nghĩa vào thời điểm đỉnh cao trước đây (1,1 tỉ rúp năm 1990). Mặt khác, nếu viện trợ kinh tế và vay nợ từ các nước xã hội chủ nghĩa (ước khoảng 1-2 tỉ đô la một năm trong những năm 80) mất đi thì Việt Nam lại được bù đắp một khoản tương ứng từ đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng như các khoản viện trợ và cho vay từ các nước tư bản. Năm 1991 Việt Nam nhận được 1,079 tỉ đô la cho vay và 526 triệu viện trợ từ nước ngoài. Ngoài ra còn có hơn 1,3 tỉ đô la đầu tư 1 (Các số liệu trên theo Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1986- 1991. Hà Nội: Nxb Thống kê, 1992, tr. 93-94). 4
  5. trực tiếp của nước ngoài được cam kết2. Tóm lại, không thể nói sự tan rã của Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa đã tác hại nặng nề lên nền kinh tế Việt Nam. Ngược lại sự sụp đổ xã hội chủ nghĩa ở một loạt các nước liên tiếp đã gây phản ứng mạnh mẽ trong đông đảo các cán bộ lãnh đạo của Việt Nam. Sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa đã gây ra hụt hẫng nghiêm trọng trong hình dung về thế giới xã hội chủ nghĩa này. Nhìn thế giới qua lăng kính “hai phe, bốn mâu thuẫn”, nhiều người lo sợ rằng sau Đông Âu sẽ đến Việt Nam, cảm nhận rằng mối đe doạ nguy hiểm nhất xuất phát từ Mỹ, coi liên minh giữa các chế độ xã hội chủ nghĩa còn lại là yêu cầu khách quan của tình thế. Yêu cầu chống đế quốc, bảo vệ xã hội chủ nghĩa đối với họ trở nên cấp bách hơn yêu cầu phát triển hiện đại hoá. Như vậy trong hoàn cảnh thực tế, muốn phát triển, hiện đại hoá thì phải cộng tác với các trung tâm kinh tế và khoa học hiện do các nước phương Tây năm giữ, yêu cầu chống đế quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội trở nên mâu thuẫn với yêu cầu phát triển hiên đại hoá. Xuất phát từ yêu cầu chống đế quốc, bảo vệ xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam muốn sớm bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, thành trì còn lại của chủ nghĩa xã hội , cũng như giải quyết vấn đề Campuchia. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói trong cuộc họp Bộ Chính trị ngày 10/4/1990: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước xã hội chủ nghĩa cùng chống âm mưu đế quốc xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, phải cùng chống đế quốc. Trước hết phải phát triển quan hệ giữa hai nước, các vấn đề khác giải quyết sau … Một Campuchia thân thiện với Trung Quốc, thân thiện với Việt Nam là tốt nhất. Trên cơ sở điểm đồng này mà giải quyết vấn đề Campuchia có lợi cho Campuchia … Không để Liên Hợp Quốc nhúng tay vào vì Liên Hợp Quốc là Mỹ, Thái Lan là Mỹ” 3 Tuy nhiên, cùng một chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nhưng mỗi đại chiến lược có một động cơ khác nhau. Chiến lược lớn thứ nhất xuất phát từ động cơ “đoàn kết với Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc”. Chiến lược lớn thứ hai xuất phát từ động cơ “đa phương hóa quan hệ, phá thế bị bao vây”. Quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc trong các năm 1990-91, về lý thì là “thực hiện Nghị quyết 13 Bộ Chính trị” nhưng thực chất không phải nhằm đa phương hóa, tạo thế cân bằng giữa các nước lớn, như tinh thần của những người dự thảo Nghị quyết 13, mà động cơ thực sự, như Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh giải thích cho lãnh đạo Campuchia về cuộc gặp cấp cao Việt-Trung ở Thành Đô, là: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xóa cộng sản. Nó đang xóa ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xóa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc”4. Như vậy, đây có phải là nhận thức đúng đắn của lãnh đạo Việt 2 (Các số liệu trên theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1995. Hà Nội: Nxb Thống kê, 1996, tr. 51, 64, 253; các số liệu thống kê chỉ có tính tương đối, lưu ý sự khác nhau giữa TCTK 1992 và TCTK 1996 về giá trị xuất khẩu sang khu vực ngoại tệ chuyển đổi năm 1991) 3 Trần Quang Cơ- Hồi Ức và Suy Nghĩ . 4 Trần Quang Cơ- Hồi Ức và Suy Nghĩ 5
  6. Nam khi muốn liên minh với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chứ không phải theo đương lối đa dạng hoá, đa phương hoá mà Nghị Quyết 13 đưa ra? Về phía Trung Quốc, họ có cùng ý tưởng với ta không?, liệu hộ có muốn cùng ta bảo vệ chủ nghĩa xã hôi không? Trung Quốc thời kỳ này đang thực hiện “bốn hiện đại hoá” do vậy chúng phải bắt tay với Mỹ và phương Tây để xin viện trợ và thu hút khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy không dời nào Trung Quốc lại liên minh với ta chống phương Tây như một số nhà lãnh đạo Việt Nam ảo tưởng. Thực vậy Trung Quốc nhiều lần nói thẳng với Việt Nam rằng, họ không thể chấp nhận “giải pháp đỏ” ở Campuchia cũng như không thể bắt tay với ta trên tinh thần hai nước xã hội chủ nghĩa chống Mỹ và phương Tây, song một số lãnh đạo của ta vẫn hy vọng rằng một ngày kia lãnh đạo Trung Quốc sẽ “hiểu ra” và bắt tay với chúng ta. Có thể một số lãnh đạo cấp cao của ta lúc đó chưa nhận thấy rõ rằng: Trung Quốc không có lợi ích chung với Việt Nam hay bất kỳ nước xã hội chủ nghĩa nào trong sự nghiệp bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc, Trung Quốc tuyên bố bảo vệ chủ nghĩa xã hội chứ không tuyên bố bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở các nước trên thế giới. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc chỉ bảo vệ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc. Hơn nữa, để phục mục tiêu “ bốn hiện đại” của mình, Trung quốc còn tự xưng mình là “ NATO phương Đông”, và coi Viêt Nam là “ Cuba phương Đông” thì đời nào chúng lại bắt tay với ta. b, Nguyên nhân chủ quan: Đất nước ta vừa trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước tốn bao sức người sức của thì lại phải đương đầu với cuộc chiến biên giới Tây Nam với Pon pot và cuộc chiến biên giới phía Bắc với Trung Quốc làm cho nền kinh tế thêm kiệt quệ hơn. Hơn nữa, do đem quân tình nguyện vào giúp đỡ nhân dân Campuchia chống Pon Pot, Việt Nam đã bị bọn Pon Pot mà đứng đằng sau là Trung Quốc rêu rao với phương Tây là quân xâm lược, chính điều này đã dẫn đến Việt Nam bị các nước cô lập về ngoại giao và kinh tế. Trước tình hình này, nhu cầu thiết lập lại quan hệ ngoại giao và kinh tế với các nước để khôi phục kinh tế đã trở lên cấp bách, trong đó bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, trong những năm 1986-1988, cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội ở nước ta lên tới đỉnh cao. Trước thúc bách của hoàn cảnh thế giới và trong nước như vậy, về đối ngoại, Đảng đã quyết định chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới trong cùng tồn tại hoà bình với Trung Quốc, ASEAN, Mỹ để nhanh chóng phục hồi kinh tế, phát triển trong hoà bình. Giai đoạn đấu tranh nhằm giành thắng lợi hoàn toàn cho cách mạng CPC với ảo tưởng “tình hình không thể đảo ngược” đã kết thúc, và ta phải chấp nhận thực tế đấu tranh từng bước để đạt một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. 6
  7. 2. Nguyên nhân từ phía Trung Quốc: Mặc dù Việt Nam chủ đồng đề nghị bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc luôn đưa ra những điều kiện bất lợi cho ta dẫn đến kéo dài quá trình bình thường hoá.Chúng còn cố tình phân hoá nội bộ của ta nhằm phục vụ cho mục đích của chúng. Cho tới những năm cuối thập niên 80, một số vấn đề khách quan và chủ quan xảy ra khiến Trung Quốc phải thay đổi chiến lược của mình và tiến hành bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. a, nguyên nhân khách quan: Quan hệ Xô- Mỹ từ năm 1987 đã được cải thiện nhiều, hình thành thế hai cực giải quyết công việc thế giới và cả châu Á và không để ý đến Trung Quốc. Chỉ trong vòng 6 tháng, từ tháng 12/1989 đến tháng 5/1990 đã có hai cuộc gặp gỡ cấp cao Xô- Mỹ. Ngay trong vấn đề Campuchia, vai trò Trung Quốc cũng bị lấn át như Xô- Mỹ tiếp xúc trao đổi chặt chẽ về vấn đề Campuchia, cuộc gặp Xihanouk- Hunxen cũng là do sự dàn xếp của Mỹ, Nhật, Thái, nằm ngoài ý đồ của Trung Quốc. Chính vì vậy mà Trung Quốc không còn lợi dụng được mâu thuẫn Xô- Trung như trước, đồng thời quan hệ Trung - Mỹ lại tiến Triển châm hơn so với quan hệ Xô- Mỹ, làm cho vị trí của Trung Quốc bị yếu đi trong quan hệ với ba nước lớn. Mặt khác, việc Xô Mỹ giảm các cam kết quân sự ở bên ngoài đã thúc đẩy xu thế độc lập của các nước khác, làm tăng xu thế hợp tác khu vực để giải quyết các vấn đề khu vực. Lúc này, giữa Trung Quốc và Mỹ , phương Tây lại xảy ra bất đồng trong việc xử lý vấn đề Khơ me đỏ, phương Tây liên tục đòi Trung Quốc thực hiện dân chủ và giải quyết vấn đề Campuchia trên cơ sở kiềm chế Khmer đỏ. Trong cuộc họp năm nước thường trực Hội đồng Bảo An tháng 2 và tháng 3 năm 1990, Trung Quốc ở thế bị cô lập đã buộc phải có nhân nhượng và chấp nhận vai trò của Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng được cải thiện nhiều, các nước có xu hướng từ đối đầu chuyển sang vừa hợp tác vừa đầu tranh trong khuôn khổ hoà bình. Chuyến đi Đông Nam Á của Lý Bằng vào tháng 6/1990 nằm trong yêu cầu chiến lược của Trung Quốc nhằm tranh thủ quốc tế hoà bình thực hiện “4 hiện đại” diễn ra bối cảnh liên minh mà Trung Quốc đã tạo dựng 10 năm ở Đông Nam Á đang tan vỡ, chuyến đi thăm này đã bộc lộ những bất đồng của Trung Quốc với các nước ASEAN và sự lo sợ của họ rằng Trung Quốc sẽ trở thành bá quyền. Tình hình này khiến Trung Quốc phải cam kết nội bộ, ủng hộ Đảng cộng sản và Hoa kiều, tuyên bố sẵn sàng hợp tác và giải quyết vấn đề Trường Sa. Đặc biệt, chính quyền Chatichai ở Thái Lan quyết tâm tách khỏi chính sách đối đầu của Trung Quốc ở Đông Nam Á, thực hiện chính sách “ biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”. Trong tình hình đó, nếu Trung Quốc tiếp tục gây đối đầu ở khu vực này thì chỉ gây nguy hại tới âm mưu bá quyền của mình. 7
  8. Hơn nữa, vấn đề Campuchia đã có tiến triển tốt đẹp, đàm phán Sihanouk– Hun–xen có tiến triển. Ngày 9/4/1990 Sihanouk có phần nhượng bộ khi đưa ra 9 điểm giải pháp, nhận lập Hội Đồng Dân Tộc Tối Cao (Supreme National Council– SNC) gồm số đại diện bằng nhau của hai chính phủ, 6 của Chính phủ Nông Pênh và 6 của Chính phủ Campuchia Dân Chủ như đề nghị của Hun–xen; không đòi hỏi giải tán Nhà Nước Campuchia (SOC), tuy đòi thực quyền cai quản Campuchia trong thời kỳ quá độ phải là cơ cấu quyền lực của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã rút ba phần tư quân tình nguyện và sẽ rút hết vào tháng 9/89, cốt lõi của vấn đề Campuchia không còn là việc rút quân của Việt Nam nữa mà là làm sao để loại trừ chế độ Pon Pot. Ngoài ra quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước phương Tây cũng đã được cải thiện đáng kể. Trước tình hình này, Trung Quốc đành phải tạo mối quan hệ hoà hảo với nước láng giềng để có được vị thế ở châu Á cũng như trên thế giới. b, Nguyên nhân chủ quan Những hoạt động đối nội và đối ngoại của Trung Quốc trong 10 năm qua chính là đề thực hiện mục tiêu “4 hiện đại” nhằm phát triển kinh tế, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh trên thế giới đồng thời xác định vị trí nước lớn của ở Châu Á. Để thực hiện mục tiêu đó, Mỹ đã tìm mọi thủ đoạn để tranh thủ Mỹ, Nhật, phương Tây, Liên Xô. Nhưng sau 10 năm cải cách mở cửa, tình hình kinh tế, chính trị của Trung Quốc vẫn rất khó khăn. Thêm vào đó, tháng 6/1989 sự kiện Thiên An Môn xảy ra ở Trung Quốc , đây là cuộc phản kháng của sinh viên và công nhân Trung Quốc đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc . Để dập tắt cuộc phản kháng mạnh mẽ này, chính phủ Trung Quốc đã dùng thiết quân luật, đưa xe tăng đến tàn sát sinh viên và người dân chỉ trong vòng một đêm 3/6/1989. Chính hành động dã man này đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và phương Tây, những quốc gia yêu chuộng dân chủ. Chính vì vậy, Trung Quốc càng cố gắng tăng cường mối quan hệ với các nước nhằm cải thiện hình ảnh của mình trên thế giới và ở khu vực. II. BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC, TA ĐÃ ĐƯỢC NHỮNG GÌ? 1 Giai đoạn từ 1979 đến 1988 Sau khi cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở biên giới phía Bắc tháng 2/1979, ta đã có hai vòng đàm phán với Trung Quốc trong năm 1979 và 1980 về vấn đề bình thường hoá quan hệ nhưng không thành công. Từ năm 1980 đến năm 1988, đã ngót hai chục lần Việt Nam gửi thư hoặc công hàm cho Trung Quốc đề nghị nối lại đàm phán nhưng đều bị Trung Quốc từ chối với lý do này hoặc với ly do kia. Rõ ràng là Trung Quốc không muốn nối lại quan hệ với ta và còn dùng con bài chiến tranh Campuchia để thúc đẩy quan hệ với Mỹ và phương Tây phục vụ cho mục đích “ 4 hiện đại” của mình. Mặt khác, Trung 8
  9. Quốc lại nối lại quan hệ ngoại giao với Liên Xô và Lào nhằm cô lập Việt Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình Việt Nam đề nghị bình thường hoá quan hệ , Trung Quốc luôn nâng cao những điều kiện bất lợi đối với Việt Nam. Cụ thể là: Từ năm 1980 đến tháng 5- 1985, Trung Quốc luôn yêu cầu ta rút hết quân khỏi Campuchia thì mới nối lại đàm phán. Tháng 10/1982, tại vòng hai đàm phán Xô- Trung, Trung Quốc trao cho Liên Xô bản đề nghị 5 điểm về vấn đề Campuchia trong đó có điểm nói rằng Việt Nam rút quân hoàn toàn thì Trung Quốc mới tiến hành tham khảo với Việt Nam về vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước, tháng 3/1983, Trung Quốc đưa ra công khai đề nghị này. Ngày 21/1/1985, trả lời thư của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch về đề nghị hai bên nối lại đàm phán, Ngoại trưởng Trung Quốc Ngô Học Khiêm nói rằng : “ quan hệ Trung- Việt xấu đi , vấn đề cốt lõi là quân đội Việt Nam xâm chiếm Campuchia…Sau khi Việt Nam công khai cam kết và thực hiện rút quân khổi Campuchia thì đàm phán mới có ý nghĩa thực tế”. Từ tháng 5/1985 đến cuối năm 1985, khi ta tuyên bố sẽ rút hết quân ở Campuchia trong năm 1990 thì Trung Quốc lại không nói sẵn sàng đàm phán với ta mà chỉ nói chuyện ở cấp đại sứ. Ngày 6/9/1985 , Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao ta nói rằng : “Việt Nam tuyên bố thời gian rút quân kéo dài đến năm 1990 và đặt điều kiện vô lý cho việc rút quân, như vậy là chưa có thiện chí. Đàm phán giữa hai nước với bất cứ hình thức nào cũng khó đạt kêt quả. Nếu Việt Nam có vấn đề gì cần nói thì cứ chuyển qua đại sứ hai bên”5 Từ cuối năm 1985 đến tháng 3/1986, Trung Quốc một mặt vẫn đòi ta rút hết quân nhưng đưa ra điều kiện là nếu Việt Nam không loại trừ lực lượng Pon Pot thì sẽ sẵn sàng đàm phán với Việt Nam ngay. Từ tháng 3/1986 ( khi ba phái Khơ me phản động đưa ra đề nghị 8 điểm) đến 6/1987, Trung Quốc đòi Việt Nam rút hết quân những lại đòi Việt Nam nói chuyện với “ chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ” và với Sihanouk, còn Trung Quốc chỉ đàm phán với Việt Nam sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết theo cách Trung Quốc. Ngày 25/8/86, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Thuật Khanh nói với Vũ Thuần, Vụ phó vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao ta: Trung Quốc không thể thay mặt Campuchia để bàn với Việt Nam vấn đề Campuchia được, Việt Nam phải bàn với “Campuchia Dân chủ.” Tháng 10.86, TBT Hồ Diệu Bang nói với Honecker, TBT Đảng Cộng sản Đức đang thăm Trung Quốc “Lúc đầu Trung Quốc nghĩ có thể đàm phán (với Việt Nam) trước, rút quân sau. Nhưng sau tính lại nhiều lần, Trung Quốc quyết định Việt Nam phải rút quân trước, sau đó 5 Trần Quang Cơ- Hồi Ức và Suy Nghĩ 9
  10. mới đàm phán. Đây là phương án tốt nhất, nếu không sẽ tác động không tốt tới ASEAN và 3 phái (Sihanouk, Son San và Khmer đỏ)”.6 2. Giai đoạn từ 1988 đến 1990. Cho đến năm 1990, khi tình hình khách quan và chủ quan xảy ra không có lợi cho Trung Quốc, Trung Quốc mới tích cực hơn trong đàm phán với ta về vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn luôn luôn đưa ra những điều kiện bất lợi cho ta. Qua các vòng đám phán, ta đã thất bại nhiều hơn thành công, thậm chí còn bị Trung Quốc lừa dối nhiều lần. Trong vòng đàm phán Việt- Trung tháng 5 năm 1990 tại Bắc Kinh, Trung quốc nói rõ ý họ về các vấn đề thuộc mặt nội bộ trong giải pháp Campuchia và đòi ta tán thành: SNC nên là một cơ cấu có tính chất chính quyền lâm thời, có chức năng lập pháp và hành chính; quân đội các bên Campuchia nếu chưa giải giáp thì tập kết vào một số điểm nhất định và giảm quân. Trong phiên đàm phán Việt- Trung vòng 4 tại Hà Nội , sáng 11/6/90,trợ lý bộ trưởng Trung Quốc Từ Tôn Tín đã tìm cách ghim lại những điểm có lợi cho Trung Quốc hoặc ít nhất cũng hợp với ý đồ của họ bằng cách nêu ra “5 nhận thức chung rất bổ ích” mà hai bên đã đạt được trong cuộc gặp ở Bắc Kinh đầu tháng 5/90, trong đó chủ yếu về vấn đề rút quân của ta, vấn đề thành lập Hội đồng toàn quốc tối cao ở Campuchia, lực lượng quân đội Campuchia. Từ Tôn Tín đề nghị tập trung bàn hai điểm tồn tại của lần gặp trước là vấn đề phạm vi quyền lực của SNC và vấn đề lực lượng vũ trang của các bên Campuchia trong thời kỳ quá độ. Trong 3 ngày đàm phán, mỗi khi phía Trung Quốc thấy ta không chấp nhận yêu sách vô lý của họ về hai vấn đề thuộc nội bộ Campuchia này, nhất là khi ta kiên trì công thức “hai bên Campuchia” – tức là hai chính phủ PhnomPenh và chính phủ Campuchia Dân chủ, hoặc có thể nói “các bên Campuchia”, nhưng dứt khoát bác công thức “4 bên Campuchia” của họ mang hàm ý chấp nhận vai trò hợp pháp của bọn Khmer đỏ thì Từ Tôn Tín lại đưa ra lập luận là lãnh đạo Việt Nam đã đưa ra ý “hợp tác giữa 2 phái cộng sản Khmer” tức là nhận từ “4 bên Campuchia” (có nghĩa là đưa Khmer đỏ lên ngang với Chính phủ PhnomPenh). Về vấn đề Hội đồng Dân tộc Tối cao Campuchia, Trung Quốc kiên trì 3 điểm: - SNC phải là cơ quan chính quyền tối cao hợp pháp duy nhất, đại diện cho độc lập, chủ quyền, thống nhất của Campuchia. Về mặt đối ngoại, đại diện cho Campuchia trên quốc tế, giữ ghế của Campuchia ở LHQ; về mặt đối nội, thực hiện quyền lập pháp và quản lý hành chính, trực tiếp nắm các ngành quan trọng ảnh hưởng đến tổng tuyển cử tự do, công bằng gồm quốc phòng, ngoại giao, nội vụ, 6 Trần Quang Cơ- Hồi Ức và Suy Nghĩ 10
  11. tuyên truyền, tài chính (với hiểu ngầm là xoá 5 bộ này của chính quyền PhnomPenh). - Không loại bên nào (tức là không loại Khmer Đỏ), không bên nào độc quyền. -Thành phần, số lượng do 4 bên Campuchia bàn bạc và quyết định. Sihanouk làm chủ tịch SNC (thực chất là bác bỏ Thông cáo chung Tokyo đã thoả thuận là Hội đồng gồm 12 người, chia đều cho 2 bên, mỗi bên 6 người). Về vấn đề lực lượng vũ trang, Trung Quốc đòi ghi vào biên bản thoả thuận: quân đội của 4 bên Campuchia phải tập kết vào những địa điểm của uỷ ban giám sát của LHQ chỉ định. Còn việc giảm quân hay giải pháp thì để cho SNC hoặc chính phủ sau bầu cử quyết định. Tuy nhiên, Việt Nam đã phản đối quan điểm này, cho rằng :“Việt Nam tôn trọng thoả thuận giữa các bên Campuchia ở Tokyo là lực lượng vũ trang ở đâu đóng đó. Nguyên tắc về lực lượng vũ trang các bên Campuchia là chấm dứt nội chiến càng sớm càng tốt, duy trì ngừng bắn, không can thiệp vào đời sống chính trị, không can thiệp vào tổng tuyển cử để bảo đảm cho tổng tuyển cử được thực sự tự do và công bằng. Còn các biện pháp để thực hiện các nguyên tắc trên sẽ do các bên Campuchia thoả thuận với nhau”. Do chúng ta không đồng ý với Trung Quốc về hai vấn đề thành phần SNC và lực lượng vũ trang Campuchia, phía Trung Quốc tiếp tục gây khó dễ cho ta trong việc bình thường hoá quan hệ hai nước “Nhất quyết phải giải quyết xong hai điểm tồn tại đó để có được giải pháp toàn bộ, không nên vượt qua vấn đề Campuchia. Giải quyết xong vấn đề Campuchia thì các bước tiếp theo về gặp gỡ cấp cao và bình thường hoá quan hệ giữa hai nước sẽ dễ giải quyết”. Như vậy, trong vòng đàm phán lần này, không những ta không đạt được kết quả gì mà lại còn là cái cớ để Trung Quốc tiếp tục bối xấu ta để thực hiện ý đồ của bọn chúng. Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh ngày 5.7.90 đã có bài “Kế hoạch một hòn đá ném hai đích của Hà Nội” của Thái Tích Mai, Tân Hoa Xã phản ứng ngay về bài đó, nói Trần Quang Cơ định “dụ dẫn nhân dân thế giới vào cái bẫy của họ bằng hàng loạt sách lược một hòn đá nhằm hai cái đích”. “Ý đồ thứ nhất của Hà Nội thông qua việc ngừng bắn tại chỗ để che đậy về việc quân đội Việt Nam vẫn có mặt ở Campuchia. Ý đồ thứ hai của Hà Nội là thành lập SNC trong khuôn khổ PhnomPenh. Ý đồ thứ ba là lấy cuộc đối thoại giữa hai chính quyền thay thế nguyên tắc 4 bên”.7 Hiểm độc nhất là Trung Quốc đã thông báo khá rộng rãi với các nước những điều Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh nói riêng với Trương Đức Duy về “giải pháp Đỏ” và đoàn kết XHCN, nhằm gây ấn tượng xấu về ta đối với các nước quan tâm đến vấn đề Campuchia, kể cả Liên Xô và các nước bạn khác của ta. Ngày 22/6/90, tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông báo cho Đại sứ các nước EEC (Khối thị trường chung châu Âu) về cuộc đàm phán Trung-Việt ở 7 Trần Quang Cơ- Hồi Ức và Suy nghĩ 11
  12. Hà Nội, và nhận xét là Việt Nam hết sức nóng lòng bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc vì lo sợ sự suy yếu của Liên Xô và tình hình hỗn loạn ở Đông Âu, nói là Việt Nam rất xảo trá, rất cứng rắn. Sáng 26/6/90, đại sứ CHLB Đức khi gặp Vụ Châu Âu II Bộ Ngoại giao ta, cũng cho biết là ngày 22/6 Trung Quốc đã thông báo cho đại sứ các nước Thị trường chung châu Âu ở Bắc Kinh nội dung cuộc hội đàm giữa Từ Đôn Tín và Trần Quang Cơ và đưa ra kết luận: “Việt Nam là những người rất xảo trá, rất xấu xa và rất cứng rắn. Họ chỉ muốn Hunxen độc quyền. Họ không chịu nhân nhượng bất cứ điều gì... Ông Nguyễn Cơ Thạch là người xảo quyệt, rất cứng rắn và căm thù Trung Quốc cao độ”. Ngày 26/6/90, Đại sứ Úc tại Hà Nội nói với Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch: “Trung Quốc đã thông báo cho Thủ tướng Thái Lan là Việt Nam đề nghị Trung Quốc và Việt Nam hợp tác với nhau về vấn đề Campuchia. Việt Nam đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam tham gia một giải pháp XHCN về Campuchia” 3. Giai đoạn 1990- 1991. Một trong những bài học thất bại đáng nhớ nhất trong quá trình bình thường hoá quan hệ Việt- Trung chính là hội nghị Thành Đô. Ngày 3/9/1900, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước theo lời mời của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Có nhiều lý do để nói rằng hội đàm Thành Đô tháng 9/1990 là sai lầm hết sức đáng tiếc trong công tác đối ngoại của Việt Nam lúc bấy giờ. Thứ nhất, sai lầm trong địa điểm hội đàm, rõ ràng là chúng ta đã mắc lừa Trung Quốc. Tại sao không họp ở Bắc Kinh mà phải họp ở một thủ phủ hẻo lánh của tỉnh Tứ Xuyên? Trung Quốc đã nói với ta là tại vì Bắc Kinh đang diễn ta Thế vận hội Châu Á nên không tiện họp, thực ra đấy chỉ là cái cớ, mục đích chính của chúng là muốn giữ bí mất cuộc họp để ASEAN và Mỹ không lo ngại về việc Trung Quốc và Việt Nam đang cải thiện quan hệ, để không ảnh hưởng đến mục tiêu “ 4 hiện đại” của chúng. Nhưng xảo trá hơn, sau khi cuộc họp tại Thành Đô kết thúc, Trung Quốc lại công bố thông tin về cuộc họp theo hướng bất lợi cho Việt Nam. Báo Bangkoc Post ngày 19/9/1990 đã công khai bản thoả thuận Thành Đô, viết rõ Việt Nam đã đồng ý với Trung Quốc về thành phần SNC của Campuchia sẽ gồm 6 người của Nhà nước Campuchia, 2 người của Kmer đỏ, 2 của phái Son San, 2 của phái Sihanouk, thành viên thứ 13 là Hoàng thân Sihanouk giữ chức Chủ tịch Hội Đồng. Tạp chí Kinh tế Viễn Đông số 4/10 (10/10/1990) cũng đăng bài “củ cà rốt và cái gậy” viết về cuộc gặp gỡ cấp cao Trung- Việt ở Thành Đô và cho biết hai bên đã thoả thuân công thức 6+2+2+2+1, trong đó Việt Nam có phần nhượng bộ. Rõ ràng, chúng ta đã bị Trung Quốc cho một cú lừa đáng nhớ. Ngày 12.10.90, nhà báo Nayan Chanda nói với Nguyễn Cơ Thạch: “Trung Quốc đang tuyên truyền rộng rãi là lãnh đạo Việt Nam đánh lừa mọi người, họ ký kết với lãnh đạo Trung Quốc về thành phần SNC nhưng đã không thực hiện thoả thuận cấp cao Việt-Trung. Việt Nam lại còn xúi dục chính quyền 12
  13. PhnomPenh chống việc bầu Sihanouk làm chủ tịch SNC và đưa ra hết điều kiện này đến điều kiện khác.” Thứ hai là về thành viên của ta tham dự hội đàm. Khi mời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười, cố vấn Phạm Văn Đồng, phía Trung Quốc có bóng gió rằng Đặng Tiểu Bình có thể gặp cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng khi sang họp thì Đặng Tiểu Bình lại không gặp. Phải chăng Trung Quốc đã lừa ta để lôi kéo Phạm Văn Đồng vào cuộc họp để làm căn cứ rõ hơn cho việc chúng ta đang nhún nhường Trung Quốc? Hơn nữa, tại sao Trung Quốc không mời Bộ Trưởng Nguyễn Cơ Thạch? Theo tôi đó là vì ý đồ của bọn chúng muốn làm sâu sắc thêm mâu thuẫn nội bộ của ta lúc bây giờ, hơn nữa, bọn chúng biết rõ rằng, nếu Nguyễn Cơ Thạch đi thì chắc chắn rằng ông sẽ không đồng ý thoả thuận về SNC mà Trung Quốc đưa ra, vì vấn đề này đã được đưa ra từ khi Từ Tôn Tín sang Việt Nam để đàm phán với Trần Quang Cơ và Nguyễn Cơ Thạch đã phản đối dẫn đến mâu thuẫn với Từ Tôn Tín. Thứ ba, về nội dung cuộc họp. Rõ ràng là sang Thành Đô để bàn về vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước là chính, nhưng trong “ Biên bản tóm tắt” gồm 8 điểm thì có đến 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có một điểm nói về việc cải thiện quan hệ hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ là Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với việc bình thường hoá quan hệ Việt – Trung. Trong 7 điểm nói về Campuchia, 2 điểm là những điểm có tính chất Trung về mặt quốc tế mà cả hai bên đang tranh cãi ( giải pháp chính trị toàn diện cho Campuchia và rút hết quân Việt Nam ở Campuchia có dẫn chứng), còn năm điểm thì hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Trong đó, nổi cộm nhất là việc lãnh đạo ta thoả thuận dễ dàng, không do dự công thức 6+2+2+2+1 , công thức này bất lợi cho PhnomPenh và trái với thoả thuận Sihanouk và Hunxen đã ký ở Tokyo. Về sáng kiến “ giải pháp đỏ” cho vấn đề Campuchia mà lãnh đạo ta đưa ra, tưởng như Trung Quốc liệt nhiệt hoan nghênh, song lại bị Lý Bằng bác bỏ “ Các đồng chí nói cần thực hiện 2 đảng cộng sản hợp tác với nhau để phát huy hơn nữa. Tôi đồng ý một phần và không đồng ý một phần. Bốn bên Campuchia, xét về lực lượng quân sự và chính quyền, mạnh nhất là hai đảng cộng sản, có vai trò nhiều hơn. Nhưng phần tôi không đồng ý là ở campuchia không chỉ có hai đảng cộng sản mà còn có các thế lực khác là lực lượng của Sihanouk và lực lượng của Son San. Lực lượng của họ không lớn lắm nhưng họ được quốc tế ủng hộ. Bài xích họ thì cô lập SNC, không thể đoàn kết Campuchia. Cần phải để cho hai bên kia phát huy tác dụng ở Campuchia”. Và Giang Trạch Dân cùng nói thêm: “ Các nước phương Tây rất chú ý tới quan hệ của chúng ta. Các đồng chí đến đây, cho đến nay các nước không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này. Họ cho rằng Việt nam XHCN, Trung Quốc XHCN đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, họp với nhau bàn cái gì đây ? Vì vậy chúng tôi giữ kín chuyến đi này. Tình hình quốc tế hiện nay nếu để hai đảng cộng sản bắt tay nhau 13
  14. là sách lược không lợi cho chúng ta”8. Điều này chứng minh hơn nữa sự thất bại của chúng ta tại Hội nghị Thành Đô này. Thứ tư, cuộc gặp gỡ này đã làm rạn nứt mối quan hệ của ta với Campuchia đúng như ý đồ của Trung Quốc, bọn chúng đã đưa cả băng ghi âm cuộc nói chuyện với lãnh đạo ta ở Thành Đô cho PhnomPenh, trong đó có thoả thuận của ta về công thức 6+2+2+2+1 bất lợi cho PhnomPenh. Nước bạn còn có thể nghĩ rằng chúng ta đã đàm phán trên lưng bạn. Hơn nữa, cùng với việc ta thúc ép PhnomPenh đi vào “giải pháp Đỏ”, việc ta thoả thuận với Trung Quốc công thức SNC tại Thành Đô là không phù hợp với nguyên tắc nhất quán của Đảng ta là không can thiệp và không quyết định các vấn đề nội bộ của Campuchia, làm tăng mối nghi ngờ vốn có của Campuchia đối với ta, đi ngược lại chủ trương tăng cường và củng cố mối quan hệ với ta với Campuchia và Lào. Thứ năm, hội nghị Thành Đô đã làm cho uy tín quốc tế của ta bị giảm đi rất nhiều. Việc ta đề nghị hợp tác với Trung Quốc bảo vệ CNXH chống đế quốc Mỹ, thực hiện “giải pháp Đỏ” ở Campuchia là không phù hợp với Nghị quyết 13 của BCT mà còn gây khó khăn với ta trong việc đa dạng hoá quan hệ với các đối tượng khác như Mỹ, phương Tây, ASEAN, và tác động không thuận lợi đến quan hệ giữa ta và đồng minh. Trung Quốc một mặt bác bỏ những đề nghị đó của ta, nhưng mặt khác lại dùng ngay những đề nghị đó chơi xấu ta với các nước khác nhằm tiếp tục cô lập ta, gây sức ép với ta và Campuchia. Ngày 5/10/90, Nguyễn Cơ Thạch gặp Ngoại trưởng Mỹ Baker. Baker cho biết là sau khi cuộc họp các bên Campuchia ở Bangkok vừa qua thất bại, Trung Quốc rất bất bình với lãnh đạo Việt Nam. Trung Quốc cho rằng lãnh đạo cấp cao của Việt nam đã hoàn toàn đồng ý với đề nghị của Trung Quốc về con số 13 thanh viên của SNC nhưng lại nói với PhnomPenh là công thức đó là ý kiến riêng của Trung Quốc, đã không làm gì để thúc đẩy PhnomPenh thực hiện thoả thuận giữa cấp cao hai nước. Không thể tin được ngay cả lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao Việt Nam. Baker còn nói rằng Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị của lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam là Việt Nam và Trung Quốc đoàn kết bảo vệ CNXH chống âm mưu của đế quốc Mỹ xoá bỏ CNXH cũng như đề nghị của Việt Nam về giải pháp dựa trên liên minh giữa PhnomPenh và Polpot Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thoả thuận như thế sẽ được lòng Bắc Kinh nhưng trái lại thoả thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó làm chậm việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, xét cho cùng, việc Việt Nam dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và CNXH thế giới, chống lại hiểm hoạ ‘diễn biễn hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc 8 Trần Quang Cơ- Hồi Ức và Suy Nghĩ 14
  15. do Mỹ đứng đầu “dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước XHCN”?!. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm “giải pháp Đỏ”. Ngày 10/8/91, vòng năm cuộc đàm phán Việt- Trung về bình thường hoá quan hệ hai nước đã đạt kết quả đúng ý Trung Quốc (hoan nghênh Sihanouk giữ chức chủ tịch SNC, ủng hộ văn kiện khung của LHQ về giải pháp Campuchia), vào đúng ngày Quốc hội Việt Nam thông qua việc bổ nhiệm Nguyễn Mạnh Cầm thay Nguyễn Cơ Thạch làm bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham nhận tiếp Nguyễn Dy Niên và ngỏ lời mời tân Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Trung Quốc ngày 16.9.91 để chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao Trung – Việt ở Bắc Kinh. Từ sau Đại hội VII, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ, diễn biến trơn tru theo trình tự đã định. Ngày 5-10/11/91, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết ở Pari, TBT Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức CHND Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hoá mối quan hệ bị trục trặc lớn từ tháng 2/79. Nhưng trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc “bảo vệ CNXH chống đề quốc” thì họ đã xác định quan hệ với ta là “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đầu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau). Trung Quốc nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ ta. Như vậy, sau hơn chục năm phấn đấu bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc chúng ta đã được những gì? đất nước bị bao vây cấm vận do mưu hiểm độc của bọn chúng, nội bộ ta thì bị chúng làm cho phân hoá mạnh mẽ. Sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, chúng còn gây ra các cuộc đụng độ khác làm thiệt hại biết bao người và của của ta, trong đó phải kể đến trận đụng độ Trường Sa năm 1988. Công sức bỏ ra nhiều nhưng kết quả thì lại không đáng kể, trong khi đó Trung Quốc chả mất chút công sức nào nhưng lại được quá nhiều, ngay cả cả cái mục đích duy nhất của Việt Nam là cùng Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội cũng bị bác bỏ thẳng thừng với tuyên bố “đồng chí nhưng không đồng minh”. Đấy phải chăng là cái giá mà Việt Nam phải trả cho nỗ lực bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc? LỜI KẾT Như vậy, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ lâu đời nhất và cũng là phức tạp nhất trong lịch sự ngoại giao Việt Nam. Việt Nam là một nước tuy nhỏ nhưng lại có vị trí địa lý thuận lợi, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực lại nằm sát ngay một nước lớn luôn có mưu đồ bá quyền, chính điều này đã làm cho quan hệ hai nước căng thẳng nhiều hơn hoà dịu. Bài phân tích trên của em đã chứng minh phần nào cái âm mưu bá quyền của Trung Quốc, vì âm mưu đó mà chúng không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào. Thực tiễn đã chứng minh, kể từ khi bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc đến nay, tuy bề ngoài vẫn là quan hệ “láng 15
  16. giềng hữu nghị”, nhưng bọn chúng vẫn không ngừng âm mưu phá hoại chúng ta. Những vấn đê về biên giới và biển Đông trở thành vấn đề nóng bỏng trong quan hệ của ta với Trung Quốc. Mặc dù vấn đề biên giới vừa mới được giải quyết xong, nhưng Trung Quốc vấn đang hăm he hòng chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ta nhằm thực hiện âm mưu bá chủ của chúng. Chính vì vậy, chúng ta nên cẩn trọng và cân nhắc hơn trong giải quyết các vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc để tránh những sai lầm đã mắc trong lịch sử. Do thời gian và trình độ có hạn, bài tiểu luận của em vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô lượng thứ. Em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Đoàn Kết cùng các thầy cô giáo phụ trách bộ môn Chính Sách Đối Ngoại đã tạo điều kiện để em trình bày bài tiểu luận của mình! 16
  17. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Vũ Tùng ( biên soạn)- Chính sách đối ngoại Việt Nam tập 2 (1975-2006), Học viện Ngoại Giao Việt Nam, NXB Thế Giới 2. Ngoại giao Việt Nam (194-2000) NXB Chính trị quốc gia- 2002 3. Trần Quang Cơ- Hồi Ức và Suy Nghĩ. 4. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam- http://www.cpv.org.vn/cpv 5. Báo điện tử dân trí - http://dantri.com.vn/ 6. Báo điện tử Vietnamnet- http://vietnamnet.vn/ 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2