Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 1
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề quản lý nợ xấu, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, các biện pháp xử lý nợ xấu. Phân tích, đánh giá thực trạng, cách thức quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản của hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ THU NGA QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC THAO Phản biện 1:………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Phản biện 2:…………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học của đề tài luận văn Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các Ngân hàng, phản ánh hoạt động đặt trưng của Ngân hàng, mang lại thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có vấn đề nợ xấu. Theo khái niệm của Ngân hàng Thế giới thì “nợ xấu” là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc tẩu tán tài sản. Do vậy, quản lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu có nguy cơ phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của Ngân hàng. Quản lý nợ xấu không chỉ là việc xử lý như thế nào khi đã có nợ xấu mà còn là quá trình dự báo trước tình hình nợ xấu, xây dựng chiến lược quản lý, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng của ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Việc xây dựng hệ thống quản lý nợ xấu có vai trò hết sức quan trọng đối với họat động của NHCSXH nói chung cũng như NHCSXH huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình nói riêng, nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững. Bên cạnh những thành tích đã đạt được vấn đề Quản lý nợ xấu tại NHCSXH huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình còn có những hạn chế sau đây: Nợ rủi ro còn tiềm ẩn lớn và có xu hướng gia tăng, việc xử lý nợ xấu, thu hồi nợ gốc và lãi gặp không ít khó khăn, nguy cơ phát sinh nợ quá hạn vẫn cao, phân tích đánh giá nợ xấu còn nhiều bất cập; hoạt động tín dụng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro ... cần có biện pháp hạn chế, ngăn ngừa. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Theo tác giả được biết, có những luận văn, luận án nghiên cứu và phân tích tình hình tín dụng, quản lý nợ xấu tại Ngân hàng CSXH như sau: Nguyễn Thị Hà Thương, “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính 1
- sách xã hội huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc Gia, Huế, năm 2014. Nguyễn Ngọc Tuấn, “Một số giải pháp hạn chế nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kom Tum”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đà Nẵng, năm 2011. Nguyễn Thị Thanh Hà, ”Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn Thạch sỹ Tài chính Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia, Huế, năm 2016. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3. 1. Mục đích Luận văn căn cứ vào những cơ sở khoa học về quản lý nợ xấu để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại NHCSXH huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình và đề xuất ra những giải pháp nhằm có ý nghĩa thực tiễn và khoa học nhất định. 3.2. Nhiệm vụ Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản như sau đây: - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề quản lý nợ xấu, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, các biện pháp xử lý nợ xấu - Phân tích, đánh giá thực trạng, cách thức quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản của hoạt động quản trị nợ xấu tại Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn -Đối tượng nghiên cứu: + Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội. + Về mặt thực tiễn: Tình hình quản lý nợ xấu tại NHCSXH huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, kết quả đạt được và những giải pháp nhằm quản lý tốt nợ xấu tại đơn vị. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Tại NHCSXH huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình + Thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2016. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 2
- -Cơ sở lý luận: Luận văn được dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác – Lênin. -Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu mang tính định tính như sau: So sánh; Loại trừ; Thống kê; Phân tích. 6. Những đóng góp mới của luận văn Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng tác giả đưa ra được các giải pháp có khuynh hướng khả thi đối với vấn đề quản lý nợ xấu tại NHCSXH huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội nói chung và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình nói riêng. Đề tài còn để Ngân hàng Chính sách xã hội huyện có cái nhìn trực diện và bao quát về quản lý nợ xấu. Những kết quả đã đạt được cũng như những yếu kém trong công tác quản lý nợ xấu để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về hoạt động tín dụng của NHCSXH và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch. Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại PGD NHCSXH huyện từ năm 2014 đến nay, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm các nước và địa phương khác, chỉ ra những bất cập cần xử lý. Nâng cao nhận thức hiểu biết về tầm quan trọng của công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng CSXH nói chung và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình nói riêng. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững của công tác quản lý nợ xấu tại PGD NCHSXH huyện. 8. Kết cấu của luận văn Tên đề tài: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 3
- Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội và hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng chính sách Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là phục vụ người nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia. [30] 1.1.1.2. Khái niệm về nợ xấu Nợ xấu theo quan điểm của Ngân hàng Chính sách Xã hội Theo quan điểm của Chính phủ và NHCSXH các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động của NHCSXH bao gồm: Các khoản nợ tồn đọng, không có khả năng thu hồi của 3 chương trình tín dụng mà Ngân hàng Chính sách xã hội đã nhận bàn giao nguyên trạng từ năm 2003 từ Kho bạc Nhà nước (cho vay giải quyết việc làm), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (cho vay học sinh sinh viên), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (cho vay hộ nghèo) và các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động của NHCSXH, các khoản nợ đã được khoanh nợ. Nợ xấu theo quan điểm của NHCSXH thực chất là các khoản nợ mà khách hàng không trả gốc và lãi đúng hạn hoặc không trả nợ như đã cam kết dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. - Các khoản nợ qua phát sinh trong quá trình hoạt động của NHCSXH. - Các khoản nợ đã được khoanh nợ. 1.1.3.3. Quản lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách Xã hội Theo quan niệm mới: Quản lý nợ xấu không chỉ là việc xử lý như thế nào khi đã có nợ xấu phát sinh mà nó bao gồm cả quá trình dự báo trước tình hình nợ xấu có thể xảy ra và việc xây dựng, thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng của ngân hàng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu, đi kèm với việc xử lý các khoản Nợ xấu đã phát sinh nhằm phù hợp đối với mục tiêu trong từng giai đoạn của mỗi ngân hàng. 4
- Quản lý nợ xấu chính là góp phần đáng kể vào mục tiêu ổn định và phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước. Vì nợ xấu phát sinh là do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nợ xấu tuỳ theo tính chất và mức độ, không chỉ ảnh hưởng tới Ngân hàng mà còn cả tới các doanh nghiệp, các cá nhân liên quan và toàn bộ nền kinh tế. Trên giác độ vĩ mô, nợ xấu làm giảm tính tích cực của tín dụng đối với nền kinh tế, cản trở các ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian tín dụng, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Việc điều tiết vĩ mô kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng cũng trở nên kém hiệu quả. Ở mức độ trầm trọng, nợ xấu không chỉ gây mất vốn, mất khả năng thanh toán dẫn tới sự sụp đổ không chỉ của một Ngân hàng mà còn kéo theo ảnh hưởng dây chuyền làm chao đảo toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Điều đó gây rối loạn lưu thông tiền tệ trong nước, gây đình trệ sản xuất và khủng hoảng kinh tế. 1.1.2. Vai trò của Ngân hàng chính sách 1.1.3. Đặc điểm tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội 1.2. Nội dung quản lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.1 Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu Quan điểm của Ủy ban Basel là: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp. Thứ hai, Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh. Thứ ba, Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp: Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng. 5
- 1.2.2. Nội dung quản lý nợ xấu 1.2.2.1. Xây dựng chiến lược hoạt động và chiến lược quản lý nợ phù hợp 1.2.2.2. Phân loại, chấm điểm khách hàng và kiểm tra các khoản tín dụng để phòng ngừa nợ xấu phát sinh 1.2.2.3. Đàm phán, đôn đốc thu hồi nợ 1.2.2.4. Xử lý tài sản đảm bảo, đòi nợ bên bảo lãnh 1.2.2.5. Sử dụng giải pháp pháp lý để đòi nợ 1.2.2.6. Bán các khoản nợ 1.2.2.7. Bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro 1.2.2.8. Sự trợ giúp của Chính phủ 1.2.2.9. Quy trách nhiệm đòi nợ đối với các nhân viên tín dụng 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nợ xấu 1.2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng - Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn Dƣ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = 100% Tổng dƣ nợ Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn = [(tỷ lệ nợ quá hạn năm thực hiện - tỷ lệ nợ quá hạn năm trước) / tỷ lệ nợ quá hạn năm trước] x 100% - Mức giảm tỷ lệ nợ xấu Dƣ nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) Tỷ lệ nợ xấu = 100% Tổng dƣ nợ vay Mức giảm tỷ lệ nợ xấu = [(tỷ lệ nợ xấu năm thực hiện - tỷ lệ nợ xấu năm trước) / tỷ lệ nợ xấu năm trước] x 100% - Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng DPRR đƣợc trích Tỷ lệ DPRR = 100% Dƣ nợ trong kỳ báo cáo - Tỷ lệ xóa nợ Nợ xóa Tỷ lệ xóa nợ = 100% Tổng dƣ nợ vay Nợ xoá ròng = dư nợ các khoản vay đã xoá nợ vì rủi ro – giá trị các khoản thu bù đắp thiệt hại 1.2.3.2. Các chỉ tiêu định tính Khách hàng là đối tượng vay vốn của ngân hàng, là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.Vì vậy quá trình đánh giá khách hàng về các điều kiện vay vốn và hoàn trả 6
- nợ vay, trên cơ sở đó ra quyết định cho vay và giám sát khoản vay của ngân hàng. Sau đây là những nội dung cần đi sâu phân tích: - Người vay có tín nhiệm - Tư cách người vay. - Năng lực pháp lý của người vay. - Thu nhập của người vay. - Bảo đảm tiền vay. - Các điều kiện của người vay. - Khả năng kiểm soát khoản vay. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Ngân hàng một số nƣớc và bài học cho Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch 1.3.1. Ngân hàng Grameen (GB) - Bangladesh 1.3.2. Kinh nghiệm của ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã Thái Lan 1.3.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng nông nghiệp Malaysia 1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch Thứ nhất, mô hình tổ chức của hoạt động tín dụng được tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Thứ ba, xây dựng chính sách và quy trình thủ tục để nhận dạng, đo lường, kiểm soát và hạn chế nợ xấu, tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản vay. Thứ tư, giám sát các khoản vay bằng cách thu thập thông tin về khách hàng. Thứ năm, có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để ban lãnh đạo có thể đo lường nợ xấu phát sinh trong các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán. Thứ sáu, nâng cao chất lượng công tác ủy thác của tổ chức chính trị xã hội và các tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các xã. Thứ bảy, Các ngân hàng cần bố trí, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định có năng lực, trình độ, am hiểu về kiến thức kỹ thuật - KT-XH, có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá được thông tin để đưa ra các quyết định tín dụng. Trong xu hướng chung hiện nay, cán bộ thẩm định các dự án cho vay vốn cần am hiểu tối thiểu về kinh tế - kỹ thuật của sản xuất nông lâm ngư nghiệp, thị trường nông sản thực phẩm. 7
- Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Mô hình tổ chức và tình hình lao động 2.1.2.1. Mô hình tổ chức quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình 2.2.1.2.Tình hình lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình 2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình Qua hơn 13 năm thành lập và đi vào hoạt động NHCSXH huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình luôn giữ được sự tăng trưởng ổn định và được đánh giá là một trong những ngân hàng huyện thuộc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình có chất lượng tín dụng ngày càng tốt. Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động của NHCSXH huyện Quảng Trạch Đơn vị tính: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1.Nguồn vốn huy động 7.719 8.429 11.927 2.Dư nợ cho vay 234.381 267.975 336.037 3.Nợ xấu 954 547 459 4.Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,41% 0,20% 0,14% Nguồn: Bảng Tổng kết tài sản của NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 2.1.3.1. Về huy động vốn 8
- Bảng 2.2. Nguồn vốn huy động tại NHCSXH huyện Quảng Trạch 2014-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tiền gửi không kỳ hạn 727 715 670 Tỷ trọng 9,4% 8,5% 5,6% Tiền gửi TK KKH của Tổ TK&VV 6.792 6.439 8.649 Tỷ trọng 88,0% 76,4% 72,5% Tiền gửi TK có kỳ hạn 0 561 1.364 Tỷ trọng 0,0% 6,7% 11,4% Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam 200 714 1.244 Tỷ trọng 2,6% 0.00% 2.05% Tổng nguồn vốn huy động 7.719 8.429 11.927 Tốc độ tăng trưởng 109% 141% (Nguồn: Bảng tổng kết tài sản của NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) Số liệu bảng 2.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao và ổn định, đặc biệt trong năm 2016 tốc độ tăng trưởng đạt 141% so với năm 2015. Tốc độ tăng năm 2015 so với năm 2014 là 109%. Sở dĩ có được điều này là do NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã triển khai tốt hoạt động tiết kiệm từ các tổ viên tổ TK&VV. Một mặt thu hút được nguồn vốn tiết kiệm từ các tổ viên giảm bớt được gánh nặng nợ cho hộ vay khi đến hạn trả gốc theo phân kỳ, mặt khác có thêm nguồn vốn để quay vòng cho các hộ vay khác có nhu cầu. Điều này đã khẳng định hoạt động tiết kiệm của tổ TK&VV tại đơn vị hiệu quả và ngày càng được thực hiện nghiêm túc sâu rộng trên toàn địa bàn huyện. Tỷ trọng tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn của tổ TK&VV luôn chiếm tỷ trọng rất lớn thấp nhất là 72,5 % năm 2016 và cao nhất là 88% ở thời điểm năm 2014, đây là nguồn vốn luôn được duy trì, còn tiền gửi không kỳ hạn, và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. 2.1.3.2. Kết quả hoạt động cho vay 9
- Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Quảng Trạch 2014-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 so với 2014 so với 2015 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Số % Số % 2014 2015 2016 tuyệt tăng tuyệt tăng đối trƣởng đối trƣởng 1. Doanh số cho vay 90.542 103.212 131.299 12.670 14% 28.087 27% - Cho vay ngắn hạn 0 50 50 50 100% 0 0% - Cho vay trung hạn 88.852 101.337 129.804 12.485 14% 28.467 28% - Cho vay dài hạn 1.400 1.500 785 100 7% -715 -48% - Cho vay bằng vốn TT, UTĐT 290 325 660 35 12% 335 103% 2. Doanh số thu nợ 52.602 69.618 63.237 17.016 32% -6.381 -9% - Cho vay ngắn hạn 52 161 73 109 210% -88 -55% - Cho vay trung hạn 42.258 56.526 53.013 14.268 34% -3.513 -6% - Cho vay dài hạn 10.250 12.823 9.763 2.573 25% -3.060 -24% - Cho vay bằng vốn TT, UTĐT 42 108 388 66 157% 280 259% 3. Dƣ nợ 234.381 267.975 336.037 33.594 14% 68.062 25% - Cho vay ngắn hạn 145 34 11 -111 -77% -23 -68% - Cho vay trung hạn 178.691 223.719 299.200 45.028 25% 75.481 34% - Cho vay dài hạn 55.545 44.222 35.244 -11.323 -20% -8.978 -20% - Cho vay bằng vốn TT, UTĐT 1.093 1.320 1.582 227 21% 262 20% Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ 14% 25% (Nguồn: Bảng cân đối Kế toán của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch) Bảng 2.3 cho thấy doanh số cho vay có sự biến động qua các năm, tăng mạnh ở năm 2016, tăng từ 103.212 triệu đồng năm 2015 lên 131.299 triệu đồng năm 2016. Năm 2015 doanh số cho vay tăng 12.670 triệu đồng so với năm 2014. Về cơ cấu cho vay, chủ yếu tập trung dư nợ cho vay trung hạn. Dư nợ cho vay ngắn hạn và dài hạn chủ yếu tập trung ở chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh 10
- khó khăn, cho vay hộ nghèo làm nhà ở theo quyết định 167/QĐ-TTg, cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão lũ khu vực Miền Trung theo Quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tình hình thu nợ Doanh số thu nợ có sự biến động qua các năm, và cũng chủ yếu tập trung ở dư nợ cho vay trung hạn. Về doanh số thu nợ cho vay dài hạn chủ yếu tập trung thu nợ chương trình cho vay Học sinh sinh viên. 2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Thực trạng nợ xấu của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 2.2.1.1. Biểu hiện của nợ xấu Bảng 2.4: Tình hình dƣ nợ, nợ quá hạn theo từng chƣơng trình cho vay năm 2014-2016 Nợ xấu Nợ xấu 2016/ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2015 T CHƢƠNG TRÌNH VAY Số Số Số Số T Tổng Nợ Tổng Nợ Tổng Nợ tuyệt tƣơng tuyệt tƣơng dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu đối đối đối đối Cho vay ưu đãi hộ nghèo - Nghị định 1 78/2002 88.172 526 69.483 313 71.269 222 -213 -41% -91 -29% 125.40 2 Cho vay hộ cận nghèo - QĐ 15/2013 27.922 0 83.080 0 7 0 0 0% 0 0% 3 Cho vay hộ mới thoát nghèo - QĐ 28/2015 0 0 4.510 0 13.423 0 0 0% 0 0% 4 Cho vay HSSV - QĐ 157/2007 63.163 215 43.592 111 28.199 170 -104 -48% 59 53% Cho vay NS&VSMTNT - QĐ 5 62/2004 12.155 11 20.802 0 37.444 0 -11 -100% 0 0% 6 Cho vay giảiquyết việc làm - NĐ 61/2015 8.032 64 8.466 68 9.142 47 4 7% -21 -31% 7 Cho vay xuất khẩu lao động - NĐ 61/2015 0 0 50 0 0 0% 0 0% Cho vay DTCS đi lao động có thời - 8 hạn ở nước ngoài - QĐ 365/2004 1.038 39 687 0 158 0 -39 -100% 0 100% Cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng - 9 khó khăn - QĐ 31/2007 25.858 69 28.569 30 40.308 0 -39 -57% -30 100% Cho vay thương nhân vùng khó khăn 10 - QĐ 92/2009 30 30 25 25 20 20 -5 -17% -5 -20% 11 Cho vay hộ nghèo về nhà ở - QĐ 33/2015 0 0 0 0 675 0 0 0% 0 0% 12 Cho vay hộ nghèo về nhà ở - QĐ 167/2008 8.011 0 7.907 0 7.587 0 0 0% 0 0% Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng 13 tránh bão lụt khu vực Miền Trung 0 0 855 0 2.355 0 0 0% 0 0% 234.38 267.97 336.03 TỔNG CỘNG 1 954 5 547 7 459 -407 -43% -88 -16% 11
- Xét về cơ cấu nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của khách hàng vay các chương trình hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay GQVL có tỷ lệ khá cao so với khách hàng vay các chương trình khác. Nguyên nhân nợ quá hạn là do đối với các chương trình trên là nợ nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, từ Kho bạc Nhà nước huyện. Qua quá trình hoạt động cũng do các nguyên nhân chủ quan và khách quan cũng dẫn đến phát sinh nợ quá hạn của các chương trình trên. 2.2.1.2. Nợ xấu theo các nhóm nợ Bảng 2.5: Nợ xấu theo nhóm của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch năm 2014 – 2016 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chỉ tiêu (Triệu (Triệu (Triệu % % % đồng) đồng) đồng) Nợ quá hạn đến 90 ngày 10 1,0 20 2,1 0 0,0 Nợ quá hạn từ 91-180 ngày 86 9,0 62 6,5 40 4,2 Nợ quá hạn từ 181-360 ngày 162 17,0 86 9,0 60 6,3 Nợ quá hạn trên 360 ngày 522 54,7 245 25,7 285 29,9 Nợ khoanh 174 18,2 134 14,0 74 7,8 Tổng nợ xấu 954 100 547 100 459 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2014-2016) Nhìn vào bảng 2.5 và biểu đồ 2.5 có thể thấy nhóm nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất tại đơn vị là nợ quá hạn trên 360 ngày và thấp nhất là nhóm nợ quá hạn đến 90 ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ nhóm nợ này có xu hướng giảm xuống qua các năm, từ 54,7% năm 2014 giảm còn 29,9% năm 2016. Nợ khoanh cũng giảm qua các năm, từ 174 triệu đồng năm 2014 còn 74 triệu đồng năm 2016 (giảm 100 triệu đồng). 12
- 2.2.1.3. Nợ xấu theo thời hạn vay Biểu đồ 2.6: Nợ xấu theo thời hạn vay của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2014 – 2016 Dư nợ của của chi nhánh chủ yếu là dư nợ Trung dài hạn, theo đó, nhóm nợ xấu trung hạn là tác nhân chính gây nên sự tăng lên của tổng nợ xấu. Tỷ trọng nợ xấu năm 2014 chiếm 89% và lên đến 97,6% vào năm 2016. Nợ xấu ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, năm 2014 nợ xấu ngắn hạn là 106 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 11,1%) đến năm 2015 là 14 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 2,6%). Năm 2016 tỷ trọng này đạt 2,4%, có giảm nhẹ so với năm 2015. Điều này là phù hợp với đối tượng cho vay của Ngân hàng CSXH với các chương trình phát triển sản xuất kinh doanh đầu tư đại gia súc sinh sản, cho vay Học sinh sinh viên, cho vay Hộ nghèo làm nhà ở, làm nhà vượt lũ 2.2.1.5. Nợ xấu phân theo nguyên nhân phát sinh Bảng 2.7: Nợ xấu theo nguyên nhân của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2014 – 2016 Đơn vị: triệu đồng Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 I- Nguyên nhân chủ quan 427 237 215 + Kinh doanh thua lỗ 133 44 77 + Sử dụng vốn sai mục đích 0 0 0 + Chây ỳ nợ 294 193 138 Tỷ trọng trong tổng nợ xấu 44,76% 43,33% 46,84% II- Nguyên nhân khách quan 527 310 244 1- Nguyên nhân bất khả kháng 174 134 74 13
- + Thiên tai hỏa hoạn 174 134 74 2- Khách hàng vay vốn 353 176 170 + Bỏ đi khỏi nơi cư trú 353 176 170 Tỷ trọng trong tổng nợ xấu 55,24% 56,67% 53,16% III- Tổng nợ xấu 954 547 459 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2014-2016) Qua các số liệu trên ta thấy rằng nợ xấu chủ yếu là do nguyên nhân khách quan. Còn về nguyên nhân chủ quan đã được hạn chế đến mức tối đa do quy trình nghiệp vụ được chặt chẽ, nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng ngày càng được nâng cao, ràng buộc chặt chẽ giữa nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ tín dụng. 2.2.1.6. Nợ xấu theo tổ chức hội nhận ủy thác Bảng 2.8: Nợ xấu theo từng Hội đoàn thể ủy thác của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2014 – 2016 Đơn vị: triệu đồng Nợ xấu Nợ xấu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 HỘI 2015/2014 2016/2015 TT QUẢN Số Số Số Số Tổng Nợ Tổng Nợ Tổng Nợ LÝ tuyệt tƣơng tuyệt tƣơng dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu đối đối đối đối 1 Nông dân 82.749 350 100.618 166 117.579 166 -184 -53 0 0 2 Phụ nữ 72.622 197 83.610 114 107.338 113 -83 -42 -1 -1 3 Cựu CB 45.367 257 48.555 192 61.114 108 -65 -25 -84 -44 4 ĐTN 33.210 139 34.786 72 49.471 70 -67 -48 -2 -3 Cho vay * trực tiếp 433 11 406 3 535 2 -8 -73 -1 -33 CỘNG 234.381 954 267.975 547 336.037 459 -407 -43 -88 -16 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch năm 2014-2016) Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ quá các tổ chức hội đoàn thể tại NHCSXH huyện Quảng Trạch chiếm tỷ trọng lớn vẫn là Hội Nông dân và Hội Phụ nữ. Đây là những hội có màng lưới rộng, khả năng quản lý nguồn vốn tốt, thực hiện cơ bản tốt các nhiệm vụ với Ngân hàng CSXH huyện. 14
- Về nợ xấu chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là hội Cựu chiến binh huyện với 108 triệu đồng (0,18%), tiếp theo là hội Nông dân huyện với số tiền 166 triệu đồng (tỷ lệ 0,14%), Đoàn Thanh niên huyện với số tiền 70 triệu đồng (tỷ lệ 0,14%), thực hiện tốt là có hội phụ nữ huyện với 113 triệu đồng (tỷ lệ 0,11%). 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ xấu giai đoạn 2014- 2016 tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch 2.2.2.1. Chú trọng công tác tuyên truyền các chính sách tín dụng - Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức: Tổ trưởng, cấp Hội đoàn thể tuyên truyền trong các cuộc họp sinh hoạt Tổ TK&VV, sinh hoạt Hội đoàn thể; Trưởng thôn, khu phố tuyên truyền trong các cuộc họp thôn, khu phố. 2.2.2.2. Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội, quy trình, quy chế về quản lý tín dụng Quy trình cho vay tại NHCSXH huyện Quảng Trạch Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng Hoàn tất thủ tục pháp lý về Tài sản bảo đảm Giải ngân Kiểm tra, theo dõi khoản vay và thu hồi nợ Cơ cấu thời hạn vay, gia hạn nợ, miễn giảm lãi, ... 2.2.2.3. Hoạt động kiểm tra kiểm soát nợ xấu 2.2.2.4. Hệ thống đánh giá, xếp hạng tổ TK&VV, hội đoàn thể nhận ủy thác - Các Tổ TK&VV hàng tháng đều đƣợc chấm điểm với 10 tiêu chí, qua đó những tổ trung bình, yếu kém đều phải xây dựng phƣơng án củng cố nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng. - Đối với Hội đoàn thể các cấp hàng tháng qua giao ban đều đƣợc đánh giá, nhận xét nhằm củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động 2.2.2.5. Công tác đôn đốc xử lý nợ xấu 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức và cơ chế điều hành quản lýnợ xấu được đánh giá cao 15
- 2.3.1.2. Khẳng định được vai trò của Ngân hàng Chính sách Xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo - Về hiệu quả chính trị - xã hội Thông qua việc đầu tư và quản lý hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi, đã góp phần giúp 2.769 hộ nghèo thoát nghèo, tạo việc làm, cải thiện đời sống, ăn ở, đi lại, học hành của các tầng lớp nhân dân. - Về hiệu quả về kinh tế Do vốn vay sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng nên đã thực sự phát huy hiệu quả, giúp hộ vay hoàn trả gốc và lãi đúng định kỳ theo thoả thuận đã cam kết. Nhờ vậy, tỷ lệ thu lãi của đơn vị luôn luôn tăng trưởng bền vững, hàng năm đạt trên 95%. - Hoạt động của điểm giao dịch, huy động Tiết kiệm Công tác giao dịch lưu động thực hiện nghiêm túc theo quy định, có 18/18 xã có điểm giao dịch mẫu. Hoạt động giao dịch cố định hàng tháng tại xã. Đẩy mạnh được công tác huy động tiết kiệm, giúp hộ vay tích lũy để trả nợ. 2.3.1.3. Công tác quản lýnợ xấu hoạt động cho vay được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và thống nhất Công tác thu hồi nợ quá hạn tại NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: - Nợ quá hạn đã giảm mạnh: Nợ quá hạn đã được phân tích và xử lý thu hồi, vì thế nợ quá hạn đến 31/12/2016 là 385 triệu đồng chiến tỷ lệ 0,11% trên tổng dư nợ, giảm 395 triệu đồng so 31/12/2014 (giảm 51%). - Chất lượng tổ chức hội nhận ủy thác, tổ TK&VV được đánh giá cao. Qua chấm điểm hàng năm thì 100% tổ chức Hội đạt loại tốt, khá. Tổ TK&VV có 99% đạt tổ tốt, khá (305/308 tổ TK&VV). 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu chưa có sự phân tách triệt để các chức năng nhiệm vụ 2.3.2.2. Hạn chế ở khâu thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình trong quy trình quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay 2.3.2.3. Tiềm ẩn phát sinh nợ quá hạn lớn 2.3.2.4. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn chưa hiệu quả 2.3.2.5 Hạn chế trong việc thu hồi nợ quá hạn khó đòi 2.3.3. Nguyên nhân 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 16
- Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình 3.1.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình 3.1.2. Phương hướng của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình về quản lý nợ xấu 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình Sau đây, tác giả xin đưa ra 03 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu tại NHCSXH huyện Quảng Trạch: 3.2.1. Nhóm giải pháp chung 3.2.1.1. Tuân thủ nghiêm quy trình, quy chế về hoạt động tín dụng 3.2.1.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng mạng lưới điểm giao dịch lưu động trên địa bàn huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình Định kỳ hoặc đột xuất thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý địa bàn để giảm bớt những tiêu cực do các mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận những địa bàn khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc ngày càng nhạy bén hơn. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng khi bàn giao địa bàn, giúp đỡ cho cán bộ tín dụng tiếp tục nhận địa bàn mới nắm được tình hình khách hàng từ đó có những kế hoạch làm việc cụ thể phù hợp và đúng đắn. Đây cũng là một hình thức kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các cán bộ tín dụng trong đơn vị. 3.2.1.3. Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ, phát huy vai trò của kiểm toán nội bộ tại đơn vị 3.2.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác tín dụng Công tác cán bộ bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố con người càng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoat động trên hai phạm trù, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của người cán bộ ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý nợ xấu hoạt động cho vay nói riêng có hiệu 17
- quả thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đội ngũ cán bộ ngân hàng trên hai khía cạnh đó. 3.2.2. Nhóm giải pháp nghiệp vụ 3.2.2.1. Định dạng nợ xấu trong hoạt động cho vay 3.2.2.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động thu hồi và xử lý nợ - Đối với loại nợ không có tài sản đảm bảo và không liên quan đến các vụ án: NHCSXH huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình phải làm việc với khách hàng để xác định khả năng mất vốn: + Nếu khách hàng có khả năng và thiện chí trả nợ trong tương lai thì áp dụng biện pháp tái cơ cấu lại nợ (giãn nợ, khoanh nợ, cho vay lại...) + Nếu khách hàng có thiện chí nhưng không có khả năng trả nợ, gặp khó khăn do nguyên nhân nợ xấu khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… thì tiến hành biện pháp đề nghị khoanh nợ, xóa nợ…theo quy định của NHCSXH và của chính phủ. + Nếu khách hàng không có thiện chí trả nợ thì sử dụng biện pháp Kiện ra Tòa án. 3.2.2.3. Thực hiện đánh giá, phân loại nợ xấu để có biện pháp xử lý và thu hồi nợ phù hợp 3.2.2.4. Tăng cường kiểm soát việc theo dõi khoản vay Thường xuyên phân tích, đánh giá kỹ tình hình kinh doanh của khách hàng, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách chặt chẽ để nâng cao hiệu quả khoản vay nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu trong hoạt động cho vay xảy ra. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra công tác hoạt động, quản lý vốn nhận ủy thác của tổ TK&VV, hội đoàn thể các cấp. 3.2.3. Nhóm giải pháp điều kiện 3.2.3.1. Tăng cường số lượng và chất lượng nhân lực làm công tác tín dụng - Chính sách tuyển dụng cán bộ mới - Chính sách giữ chân cán bộ cũ có năng lực, có kinh nghiệm - Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại 3.2.3.2. Khai thác hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng Đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng sẽ cung cấp thông tin hữu hiệu cho công tác đánh giá nội bộ, hỗ trợ thực hiện tốt công tác quản lýnợ xấu hoạt động cho vay của NHCSXH huyện Quảng Trạch. Thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng, về thị trường có vai trò rất quan 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 462 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn