intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

Chia sẻ: Lê Thành Phước | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

287
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm mục đích tìm hiểu về một giai đoạn hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh (1911-1930), những cống hiến to lớn của người đối với dân tộc. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

  1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hoá thế giới” (UNESCO – 1987), là “một trong một trăm nhân vật ảnh hưởng nhất thế kỷ XX” (TIME – 2005). Người là người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam. Điếu văn của BCH TW Đảng Lao động Việt Nam – 1969 viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đ ại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Cho nên, việc lựa chọn đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu về một giai đoạn hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh (1911-1930), những cống hiến to lớn của người đối với dân tộc. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam : Đó là con đường kêt hợp đôc lâp dân tôc với chủ nghĩa ́ ̣ ̣ ̣ xã hội, ́ kêt hợp tinh ̀ thân yêu nước với tinh ̀ thân ́ quôc tế vô ̉ san. Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng đắn như đã nêu trên, nên mới dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi. Thông qua tiểu luận này, giúp nhóm học tập tốt hơn về bộ môn Đường Lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xin cảm ơn sự hướng dẩn của thầy giáo để giúp nhóm thực hiện tiểu luận! ̣ Nôi dung 1. Sơ lược hoàn cảnh nước ta cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX Thực dân Pháp xâm lược Ngày 31 tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, Vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quy ền Vi ệt Nam không th ể
  2. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó, nhưng cuối cùng thì người Pháp đã chiến thắng. Pháp tuyên bố là họ sẽ "bảo hộ" Bắc kỳ (Tonkin) và Trung kỳ (Annam), nơi họ tiếp tục duy trì các vua nhà Nguyễn cho đến Bảo Đại (làm vua từ 1926 đến 1945) cùng bộ máy quan lại. Nhà Nguyễn tuy tiếp tục tồn tại ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ nhưng chỉ còn quyền lực hạn chế, mọi vấn đề lớn phải được Toàn quyền Đông Dương của Pháp thông qua. Vào năm 1885, các quan lại Việt Nam tổ chức phong trào kháng chiến Cần Vương chống Pháp nhưng thất bại. Các vua Nguyễn là Hàm Nghi, Duy Tân và Thành Thái có ý phản kháng đều bị Pháp truất ngôi và đưa đi đày. Vào năm 1887, hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ương cho đến địa phương. Ở trung ương là Phủ toàn quyền Đông Dương (ban đầu thủ phủ ở Sài Gòn, năm 1902 đặt ở Hà Nội). Đứng đầu Phủ toàn quyền gọi là Toàn quyền Đông Dương, là người có quyền hành cao nhất trong thể chế chính trị Pháp trên toàn cõi Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và Cao Miên. Đứng đầu ở 3 kỳ là: Thống đốc Nam kỳ, Khâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ, cả ba đều nằm dưới quyền giám sát và điều khiển tối cao của viên Toàn quyền Đông Pháp, trực thuộc bộ Thuộc địa. Đến năm 1893 quyền kiểm soát của Toàn quyền Đông Pháp được mở rộng thêm, bao gồm cả Ai Lao. Các phong trào đấu tranh Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước Hácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra. Phong trào Cần Vương (1885- 1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuy ết phát đ ộng, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công
  3. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895). Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913. Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908).Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông về Xiêm nằm chờ thời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc, nhưng rồi cũng không thành công. Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. ở Bắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và phương pháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. Ở Trung Kỳ, có cuộc v ận động Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong trào đ ấu tranh chống thuế (1908). Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt. 2. Tiểu sử Nguyễn Ái Quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống
  4. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Cha ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ phó bảng[1]. Mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Ông có một người chị là Nguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguy ễn Sinh Nhuận (1900- 1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đ ầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước. 3. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Hành trình cứu nước (1911-1920) Ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latouche Tréville, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Năm 1912, Người tiếp tục làm thuê cho một chiếc tàu khác để từ Pháp đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tuyniđi, Angiêri, Ghinê... Cuối năm 1912, Người đi Mỹ. Cuối năm 1913, từ Mỹ trở về Anh. Năm 1911 - 1917, Người bôn ba qua nhiều nước, làm nhiều nghề, tiếp xúc với nhiều người tư tưởng của Người dần dần biến đổi. Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truy ền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hường Cách mạng Tháng Mười Nga. Những hoạt động đó của Người mới chỉ là bước đầu nhưng là dấu hiệu quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 - 1918 vừa nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Vi ệt Nam, vừa tìm tòi để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Thang 6/1919, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, người thay mặt những người yêu nước ́ Việt Nam đang sống ở Pháp, gửi tới hội nghị Vec-xai bản yêu sách đòi chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
  5. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 Thang 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn ́ đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lên nin. Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lê Nin và đứng về Quốc tế thư ba. Tháng 12/1920, Người tham dự Đại Hội Tua, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc là ng ười cộng sản Việt Nam đầu tiên của Đảng cộng sản pháp đánh dấu bước ngo ặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản và đi theo con đường cách mạng vô sản. Chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930) Trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc nhận thức được trách nhiệm to lớn của mình là phải mang toàn bộ khả năng và sức lực góp phần cùng Đảng Cộng sản Pháp quan tâm hơn nữa đến các dân tộc thuộc địa, bằng một kế hoạch hoạt động chính xác, một chính sách có hiệu quả và thiết thực. Từ đây, bắt đầu một thời kỳ hoạt động sôi nổi của Người trên các lĩnh vực, đặc biệt là các diễn đàn, các đại hội quốc tế và trên báo chí, nhằm lên án tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa, thức tỉnh nhân dân các nước thuộc địa, hướng họ vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Đánh giá cao sức mạnh của nhân dân thuộc địa và vai trò của những ng ười c ộng sản trong việc tập hợp và tổ chức quần chúng đấu tranh để giành độc lập dân tộc, trong hai bài Đông Dương, đăng trên tạp chí La Revue Communiste, số 14 (4-1921) và số 15 (5- 1921) Nguyễn Ái Quốc khẳng định: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã h ội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi"[2,tr. 28, tr.36]. Sau ngày 14-7-1921, Nguyễn Ái Quốc rời số 6, Vila đờ Gôbơlanh đến ở trong căn phòng rộng 9 m2, gác 2, nhà số 9, ngõ Côngpoanh, quận 17, Pari. Mặc dù chật hẹp, nhưng nơi đây đã trở thành một trung tâm mới, thu hút những người Việt Nam yêu nước.
  6. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 Ngày 12-12-1921, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Đảng bộ quận Xen (Seine), nơi Người cư trú và được bầu là đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I Đảng Cộng sản Pháp, họp từ ngày 25 đến 30-12-1921 tại Mácxây. Đại hội bầu Nguyễn Ái Quốc làm phụ tá của Chủ tịch Đại hội. Nguyễn Ái Quốc phát biểu cám ơn các đại biểu đã quan tâm đến những người bản xứ, qua đó Người khẳng định: "Chỉ có trong chủ nghĩa cộng sản người ta mới thấy tình hữu ái thực sự và quy ền bình đẳng, và cũng chỉ có nó chúng ta mới có thể thực hiện sự hoà hợp và hạnh phúc ở chính quốc và ở các thuộc địa" [3, tr. 148]. Với những hoạt động tích cực tại đại hội, chiều ngày 29-12-1921, Nguyễn Ái Quốc được mời trình bày dự thảo Nghị quyết về chủ nghĩa cộng sản và các thuộc địa - văn kiện mà Người tham gia chuẩn bị. Người nhấn mạnh: "Nhưng điều mà người ta có thể trông đợi ở Đại hội Mácxây, trước hết là đại hội tán thành nguyên tắc thành lập một cơ quan đặc biệt phụ trách chính sách về thuộc đ ịa của Đảng, tiếp đó là uỷ quyền cho Ban lãnh đạo thấy rõ: 1. Tiếp t ục và mở r ộng nhi ệm vụ chuẩn bị đã được khởi đầu. 2. Trình bày ở đại hội sau của Đảng một luận c ương về thuộc địa đã được nghiên cứu nghiêm túc để đại hội thảo luận đến nơi đến chốn sao cho từ đó Đảng có một chính sách thuộc địa rõ ràng, có phương pháp và thiết thực”[4,tr. 445]. Sau đại hội, Nguyễn Ái Quốc đề nghị Ban lãnh đạo Đảng thành lập Ban Nghiên cứu thuộc địa, có nhiệm vụ giúp Đảng cập nhật thông tin về tình hình các thuộc địa, đề xuất các chính sách đấu tranh với giai cấp tư sản và bọn thực dân, thiết thực giúp đ ỡ và phối hợp đấu tranh với các dân tộc thuộc địa, v.v.. Ý kiến này được chấp thuận và Nguyễn Ái Quốc được chỉ định tham gia ban đó. Tiếp đó, Nguyễn Ái Quốc lại được cử đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Cộng sản Pháp, họp ở Pari, từ ngày 21 đến ngày 24-10-1922. Tại đại hội này, vấn đề thuộc địa vẫn không có trong chương trình nghị sự.Trên diễn đàn của đại hội, Nguyễn Ái Quốc lên tiếng phê bình Đảng Cộng sản Pháp chưa quan tâm đúng mức đ ến v ấn đ ề thuộc địa. Theo đề nghị tích cực của Nguyễn Ái Quốc, Đại hội biểu quyết thông qua: Lời kêu gọi những người bản xứ ở các thuộc địa do Ban Nghiên cứu thuộc địa đ ệ trình, trong đó nhấn mạnh:
  7. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 "Vì hoà bình thế giới, vì tự do và sự no ấm của mọi người, những người bị bóc lột thuộc mọi nòi giống, chúng ta hãy đoàn kết lại và đấu tranh chống bọn áp bức” [5, tr. 460]. Sau đó, Lời kêu gọi đã được viết rút gọn bằng tiếng Việt, in thành truyền đơn và bí mật gửi về Việt Nam. Những hoạt động tích cực, có hiệu quả của Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần I và Đại hội II của Đảng Cộng sản Pháp đã góp phần đánh dấu một bước tiến mới trong nhận thức và trong hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề thuộc địa, đồng thời thúc đẩy Đảng Cộng sản Pháp đi đúng tư tưởng chỉ đạo của Lênin về vấn đề thuộc địa. Sau khi tiếp thuSơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã hướng các hoạt động cụ thể của mình vào mục tiêu lên án chủ nghĩa thực dân. Với nhiều bài viết, bằng thể loại khác nhau đăng trên các báo Nhân đạo (L'Humanité), Đời sống công nhân (La Vie Ouvrière),tạp chí Cộng sản (La Revue Communiste), v.v., Nguyễn Ái Quốc tập trung tố cáo: - Nền khai hoá giết người, tố cáo sự phung phí tiền của, sự bóc lột nhân dân thuộc địa của bọn thực dân, đặc biệt là bộ mặt gian ác của những viên quan thực dân tiêu bi ểu như A. Xarô (Bộ trưởng Bộ Thuộc địa), Bôđoanh (con rể A. Xarô), M. Lông, Utơrây... những viên quan cai trị khét tiếng tàn ác. - Kêu gọi các đảng cộng sản ở chính quốc phải giúp đỡ các phong trào đ ấu tranh giải phóng ở các thuộc địa, bởi theo Người thì: “trong các thuộc địa, công nhân đã bắt đầu hiểu thế nào là đấu tranh giai cấp” [6,tr. 170], song thực tế “tình trạng thờ ơ của giai cấp vô sản chính quốc đối với các thuộc địa” vẫn tồn tại. Vì vậy, công nhân ở các nước chính quốc cần phải giúp đỡ một cách tích cực nhất phong trào giải phóng của các nước phụ thuộc, theo đúng những lời dạy của Lênin. - Phân tích những điều kiện và chỉ rõ chủ nghĩa cộng sản có thể thực hiện đ ược ở châu Á, đặc biệt là cách mạng thuộc địa có thể giành thắng lợi trước, không hoàn toàn phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Từ đó, nhân dân thuộc địa có thể đóng góp sức mình, giúp đỡ những người anh em phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.
  8. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 Để có thể thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của nhân dân các thuộc địa, để có một bộ tham mưu tổ chức và lãnh đạo thống nhất cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các thuộc địa, được sự đồng tình và ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với đại biểu thuộc địa của Pháp đứng ra vận động thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa - một hình thức mặt trận của các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân Pháp thống tr ị, liên minh với giai cấp vô sản ở chính quốc cùng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Hội Liên hiệp thuộc địa là một hiện tượng có một không hai trong lịch sử, đó là một liên minh chống chủ nghĩa thực dân ra đời và hoạt động ngay tại chính trung tâm chính trị của nước Pháp thực dân. Sau nhiều lần gặp gỡ trao đổi, cuộc họp ngày 26-6-1921 của các chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân Pháp ở nhiều nước đang sinh sống ở Pari đã bàn việc thành lập hội, xây dựng chương trình, điều lệ và cử Ban Chấp hành. Ngày 20-7-1921, Ban Chấp hành hội đã thông qua các văn bản và nộp Điều lệ hội cho nhà chức trách. Cuộc họp ngày 28-5-1922 thông qua Tuyên ngôn của hội do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và nhấn mạnh: "Chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em. Hội Liên hiệp thuộc địa thành lập chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy... Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại" [7,tr. 128]. Năm 1922, ra báo “Người cùng khổ”. Sau đó, người còn viết nhiều bài cho các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân, nổi tiến là tác phẩm “Bản án chế độ thực dân pháp”, vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, thức tỉnh các dân t ộc bị áp bức, nổi dậy đấu tranh giải phóng. Năm 1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tê nông dân được bầu vào ban chấp hành, sau đó làm việc với Quốc tế cộng sản. Tháng 6 năm 1923,Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam Nếu như Marx bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lenin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Nguyễn Ái Quốc dành sự quan tâm
  9. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 đặc biệt đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Trong Tham luận trình bày tại Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc chỉ ra sự to lớn của hệ thống thuộc địa: "Năm 1876: 1/4 tỷ người dân thuộc địa thì năm 1914: 1/2 tỷ dân thuộc địa. Đến đầu những năm 20, diện tích các nước thuộc địa gấp 5 diện tích các nước chính quốc, còn dân số chính quốc chưa bằng 3/5 số dân các nước thuộc đ ịa. Số dân thu ộc đ ịa Anh đông gấp hơn 8,5 số dân nước Anh còn đất đai rộng gấp 252 lần của nước Anh..."[8,tr.273, 289] Ngày 23-6-1924, phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội 5, Nguyễn Ái Quốc nói: “Tôi đến đây không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: cách mạng, ngoài vấn đề tương của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa. Song, tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, gợi ra những vấn đề và nếu cần, tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”[9, tr.273] Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc tranh thủ viết bài cho các báo Nhân đạo (L’Humanité), Đời sống công nhân (La Vie Ouvrière), Sự thật (Pravda), Người cùng khổ (Le Paria), Thư tín quốc tế (Inprékor), Tạp chí Cộng sản vv.v.. Các bài báo tập trung nói về các vấn đề liên quan đến giai cấp công nhân, đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các thuộc địa, mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm đến chiến lược quân sự của các nước lớn đ ối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi phân tích những đ ộng thái quân s ự của Nhật Bản ở đảo Yap, Mỹ tăng cường tàu chiến ở Thái Bình Dương, Pháp củng cố hệ thống thuộc địa vành đai Thái Bình Dương, Nguyễn Ái Quốc dự đoán chính xác rằng khu vực này “tương lai có thể trở thành lò lửa của cuộc chiến tranh thế giới mới”[10,tr. 243, 244] Ngày 11 tháng 11 nǎm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc..
  10. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc (lúc này mang tên Vương) lựa chọn một số phần tử tích cực của Tâm tâm xã, huấn luyện thêm và trên cơ sở đó, lập ra Cộng sản đoàn, rồi tiếp tục dựa trên Cộng sản đoàn mà thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (hay còn gọi là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên) vào tháng 6. Hội này phái người về nước vận động và đưa thanh niên sang Quảng Châu đào tạo. Cho tới 1927, hội mở được 3 khoá gần 10 lớp huấn luyện, đào tạo 75 hội viên, mỗi khóa chỉ kéo dài 2-3 tháng. Nguyễn Ái Quốc đứng lớp, Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn phụ giảng. Việc làm quan trọng nhất của hội trong thời gian này là cử được người đi học tại Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Quân chính Hoàng Phố của Quốc dân Đảng Trung Quốc. Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh cũng từng làm việc hoặc học tập ở trường Hoàng Phố. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Bùi Công Trừng, Phùng Chí Kiên, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Sơn,… là những người được đưa đi đào tạo tại một trong hai trung tâm trên. Cùng năm 1925, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làm h ội trưởng và Nguyễn Ái Quốc làm bí thư. Tháng 5 năm 1927, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đặt những người cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, Người rời Quảng Châu đi Hồng Kông, rồi sang Moskva. Tháng 11 năm 1927, Người được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc từ ngày 9 tháng 12 đ ến ngày 12 tháng 12 năm 1927 tại Bruxelles, Bỉ. Sau đó, Người cũng qua Ý. Những năm 1928, 1929 mùa thu 1928, Nguyễn Ái Quốc từ châu Âu đến Thái Lan, với bí danh Thầu Chín (trong tiếng Thái và tiếng Lào, "thầu" chỉ người nhiều tuổi và biểu thị sự tôn kính) để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều, đồng thời móc nối một số thanh thiếu niên Việt Nam sang Thái Lan hoạt động. Theo Bác Hồ - hồi kí, phần kể của Lê Mạnh Trinh thì khi đó có khoảng 2 vạn người Việt sống ở Thái Lan, kiếm sống ch ủ y ếu bằng lao động và sinh sống khá rải rác, thiếu liên kết, tập trung nhiều hơn cả là ở vùng Đông Bắc. Cho tới thời điểm 1928, đa số họ mới di cư sang Thái Lan trong vòng khoảng mấy chục năm. Ngô Quảng, Thần Sơn, Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính... đã từng hoạt động tại Thái, tuy nhiên không ai trong số họ tuyên truyền và tổ chức cho Việt kiều cả. Nguyễn Ái
  11. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 Quốc chủ trương tuyên truyền cho kiều bào và tổ chức họ vào những hội thân ái, tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa cho họ, xin chính phủ Thái cho mở trường dành cho Việt ki ều, Nguyễn Ái Quốc đi (chủ yếu là đi bộ) và vận động hầu khắp các vùng có kiều bào ở Thái Lan. Giống như tại nhiều nơi đã hoạt động, ông cho in báo - tờ Thân ái. 4. Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng Tại Cửu Long, Hồng Kông, từ ngày 6-1-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Tham dự hội nghị có các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh; An Nam Cộng sản Đảng là Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm. Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã thành lập, song chưa có liên hệ, nên chưa cử được đại biểu tới dự. Tham gia giúp việc hội nghị là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Hội nghị hợp nhất diễn ra khẩn trương, thuận lợi và đạt được sự nhất trí hoàn toàn, trên cơ sở bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Các văn kiện này trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam vạch rõ tính chất, nhiệm vụ, đối tượng của cách mạng Việt Nam, trong đó xác định rõ chủ trương của những người cộng sản là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng đ ể đi tớixã hội c ộng sản. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng lúc này là đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong ki ến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập; dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hoá; quốc hữu hoá tất cả các xí nghiệp của tư bản đế quốc; dựng ra chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông; thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thi hành luật ngày làm 8 giờ, v.v.. Sách lược vắn tắt của Đảng nêu rõ: 1. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho đ ược đ ại b ộ ph ận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.
  12. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 2. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Đồng thời Sách lược vắn tắt nhấn mạnh nguyên tắc hợp tác giai cấp c ủa Đ ảng là: khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút l ợi ích gì của công - nông mà đi vào đường lối thoả hiệp. Đ ảng phải đồng th ời tuyên truy ền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp. Chương trình tóm tắt của Đảng nêu rõ Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản, có nhiệm vụ “tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến” [11,tr.4, 5]; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản; liên kết những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, v.v.. Điều lệ vắn tắt của Đảng nêu rõ tôn chỉ, mục đích của Đảng là lãnh đạo quần chúng đấu tranh để “tiễu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa thực hiện xã hội cộng sản ” [12, tr.4, 5.] ; quy định thể thức gia nhập Đảng; hệ thống tổ chức; trách nhiệm của đảng viên; quyền lợi đảng viên; các cấp đảng chấp hành uỷ viên; kinh phí; kỷ luật của Đảng. Hội nghị hợp nhất cũng đã thảo luận và quyết định các phương châm và kế hoạch tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, về cách cử ra một Ban Trung ương lâm thời. Trong ngày làm việc cuối cùng, hội nghị đã quyết nghị về việc xuất bản một tạp chí lý luận và ba tờ báo để tuyên truyền. Sau hội nghị, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam, viết Lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất c ả đồng bào bị áp bức, bóc lột phải đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và giai c ấp t ư s ản phản cách mạng để giành được độc lập; thành lập Chính phủ công - nông binh và tịch thu tất cả các nhà hàng, cơ sở sản xuất của đế quốc trao cho chính phủ; tiến tới quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền và đất đai của đế quốc và địa chủ phản cách mạng chia cho nông dân
  13. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 nghèo; thực hiện ngày làm 8 giờ, v.v.. Lời kêu gọi là một trong những văn kiện quan trọng của hội nghị hợp nhất. Nó xác định rõ đường lối, mục tiêu, phương châm của cách mạng Việt Nam trước mắt và lâu dài, đó là: “ Làm cho nước An Nam được độc lập. Thành lập [13, tr.16] Chính phủ công - nông -binh” . Ngày 8-2-1930, các đại biểu dự hội nghị thành lập Đảng đã về nước. Sau đó, ngày 24-2-1930, một hội nghị quan trọng được tổ chức tại Sài Gòn để xem xét yêu cầu gia nhập Đảng Cộng sản của Đông Dương Cộng sản liên đoàn và nhất trí công nhận Đông Dương Cộng sản liên đoàn được gia nhập Đảng Cộng s ản Việt Nam. Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã thống nhất trong một đảng duy nhất - Đ ảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã hoàn thành tr ọn v ẹn nhiệm vụ lịch sử trọng đại của mình. Thành công của hội nghị và sự ra đời của Đ ảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi, trí tuệ, uy tín và đạo đ ức cách mạng, tính ch ủ động, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc. Với uy tín và trí tuệ của mình, Nguy ễn Ái Quốc đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, trở thành Người sáng lập Đảng - Đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành công tốt đẹp, có giá tr ị như một đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân cả nước: thời kỳ giai cấp công nhân và đ ảng tiên phong của nó đứng ở vị trí trung tâm, lãnh đạo phong trào cách mạng. Đường lối đúng đắn của Đảng được thông qua tại Hội nghị hợp nhất đã quyết định nội dung, phương pháp, bước đi của cách mạng Việt Nam, đưa nhân dân Việt Nam bước vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, cùng các dân tộc bị áp bức, đấu tranh giải phóng dân tộc, xóa bỏ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần giải phóng loài người khỏi bóc l ột và bất công. Việc tổ chức thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, và việc soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện sự sáng tạo của mình trong cả hoạt đ ộng lý luận và th ực
  14. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 tiễn. Đánh giá về sự kiện trọng đại này trong lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đ ại, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản nước ta đã tr ưởng thành và đ ủ s ức lãnh đạo cách mạng" [14,tr. 8] 5. Ý nghĩa hoạt động cứu nước của Nguyên Ai Quôc (1911–1930) ̃ ́ ́ Về chính trị : Trong giai đoạn này, những hoạt động của Người chủ yếu trên mặt trận chính trị tư tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta như viết bài cho báo “Nhân đạo”, “Đời sống công nhân” và “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những tư t ưởng mà người truyền bá sẽ là nền tảng tư tưởng của Đảng ta sau này. Những tư tưởng đó là: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa.Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới có thể giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. Đó chính là mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa.Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sản được vũ trangbằng học thuyết Mác - Lênin. Về tổ chức : Khi về tới Quảng Châu (Trung Quốc), người đã tập hợp một số thanh niên Việt Nam yêu nước thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân c ủa Đảng Cộng Sản Việt Nam.Trong đó có hạt nhân là Cộng sản Đoàn. Tóm lại, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. . ́ ̣ Kêt luân
  15. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam : Đó là con đường Kêt hợp đôc lâp dân tôc với chủ nghĩa xã hội, ́ ̣ ̣ ̣ kêt hợp tinh thân yêu nước với tinh thân quôc tế vô san. Nhờ tìm được con đường cứu ́ ̀ ̀ ́ ̉ nước đúng đắn như đã nêu trên, nên mới dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi. ̀ ̣ ̉ Tai liêu tham khao [1]. Bác Hồ - hồi kí, NXB Văn học, 2004 [2], [4], [5], [6], [9], [10]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 1. [3]. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tập 1. [7]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 2. [8]. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 1. [11], [12]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội , 2002, tập 3. [13]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Cính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 2. [14]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 10.
  16. Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 -1930 Phụ lục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2