intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phát triển dịch vụ thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Hgnvh Hgnvh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

206
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Phát triển dịch vụ thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm trình bày những vấn đề cơ bản về dịch vụ thanh toán tại các ngân hàng. Thực trạng phát triển các dịch vụ thanh toán tại các ngân hàng tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phát triển dịch vụ thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM LỚP CAO HỌC K19-NGÂN HÀNG ĐÊM 4 -------oOo------ Tiểu luận: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GVHD : PGS. TS. Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Nhóm 5 Lớp : K19- Ngân hàng Đêm 4
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của hệ thống N gân hàng Việt Nam, dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại đã từng bước được cải tiến và tác động tích cực đến lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Cùng với sự nâng cao về trình độ và yêu cầu của khách hàng, các N gân Hàng đã từng bước mạnh dạn đầu tư phát triển các dịch vụ thanh toán. Các dịch vụ thanh toán của các ngân hàng ngày càng được đa dạng hóa về chủng loại, có hàm lượng công nghệ cao và mang tính tiện lợi hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng có những chính sách nhằm hỗ trợ phát triển các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thông qua việc ban hành những quy định cũng như xây dựng các đề án có liên quan trực tiếp, tiêu biểu như quy định các cơ quan nhà nước chuyển lương qua tài khoản…. Hệ thống N gân Hàng ngày càng được mở rộng, do đó mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng cao chính vì thế làm thế nào để thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng, làm thế nào để tận dụng tốt các cơ hội đang có là một vấn đề N gân Hàng cần phải lưu tâm. Bên cạnh những thành công đạt được, cho đến nay dịch vụ thanh toán vẫn là khâu yếu trong các hoạt dộng nghiệp vụ của ngân hàng thể hiện ở việc thanh toán còn chậm, hiệu quả trong kinh doanh dịch vụ của mỗi ngân hàng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Các N gân Hàng cần đẩy mạnh hơn nữa kế hoạch và định hướng phát triển dịch vụ thanh toán nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
  3. MỤC LỤC Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG 1. Khái niệm 2. Điều kiện thực hiện thanh toán qua ngân hàng 3. Các phương thức thực hiện thanh toán qua ngân hàng tại Việt Nam 3.1 Theo sản phẩm dịch vụ 3.2 Theo phạm vi lãnh thổ 3.3 Theo phương tiện thanh toán 4. Vai trò của dịch vụ thanh toán qua Ngân Hàng 4.1 Đối với khách hàng 4.2 Đối với Ngân Hàng 4.3 Đối với nền kinh tế 5. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng djch vụ và chất lượng dịch vụ thanh toán ngân hàng a. Khả năng thanh khoản b. Tính bảo mật, an toàn (độ tin cậy) trong giao dịch thanh toán c. Chi phí chất lượng - Giá cả dịch vụ d. Thời gian thực hiện e. M ạng lưới giao dịch và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ f. Công nghệ 6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng a. Các nhân tố khách quan b. Các nhân tố chủ quan 7. Các yêu cầu phát triển các dịch vụ thanh toán a. Yêu cầu về hoạch định chiến lược phát triển b. Yêu cầu về công tác quản trị điều hành phát triển c. Yêu cầu về công nghệ d. Yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực e. Yêu cầu về công tác M arketing
  4. f. Yêu cầu về phát triển các sản phẩm và dịch vụ thanh toán g. Yêu cầu về tổ chức mạng lưới h. Yêu cầu về hệ thống phòng ngừa rủi ro i. Yêu cầu về đánh giá năng lực tài chính Chương II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 1. Tổng quan về phát triển thanh toán qua ngân hàng tại Việt Nam 2. Khảo sát tình hình phát triển dịch vụ thanh toán của một số Ngân Hàng 2.1 Ngân Hàng Đôn g Á 2.2 Ngân Hàng Công Thương (Vietinbank) 2.3 Ngân Hàng N goại Thương 3. M ột số vướng mắc trong phát triển các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng 3.1 Nguyên nhân khách quan a. Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân b. Những bất cập trong hành lang pháp lý c. Những hạn chế của các sản phẩm dịch vụ được cung cấp d. Những hạn chế về hạ tầng kỹ thuật e. Công tác thông tin tuyên truyền chưa được quan tâm, chú trọng và định hướng đúng đắn Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 1. Chính sách khách hàng 2. Chính sách sản phẩm dịch vụ 3. Chính sách giá cả 4. Chính sách phân phối 5. Chính sách xúc tiến và truy ền thông
  5. Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG 1. Khái niệm Thanh toán đơn giản là thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc chuyển giao các phương tiện tài chính từ một bên sang một bên khác. Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, trong đó phổ biến là thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán là một trong những chức năng cơ bản của ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 2. Điều kiện thực hiện thanh toán qua ngân hàng a. Các chủ thể tham gia thanh toán có hoặc không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. b. Số tiền thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng dựa trên cơ sở lượng hàng hoá, dịch vụ trao đổi.
  6. c. Người bán hay cung cấp dịch vụ có trách nhiệm giao hàng hay cung cấp dịch vụ kịp thời & đúng với lượng giá trị mà người mua đã thanh toán; đồng thời kiểm soát kỹ các chứng từ phát sinh. d. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện đúng vai trò của trung gian thanh toán. 3. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng 3.4 Theo sản phẩm dịch vụ a. Thanh toán bằng điện tử Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt cùng các chứng từ giấy khác (theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật Thương mại điện tử của Bộ Thương mại). Các sản phẩm dịch vụ bao gồm: - Dịch vụ ATM - Dịch vụ thanh toán qua điện thoại (Mobile Banking) - Dịch vụ ngân hàng tại chỗ (Home Banking) - Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) - Dịch vụ EFTPOS (Electronic Funds Transfer at Point Sale) b. Thanh toán qua chứng từ giấy Thanh toán qua chứng từ giấy là việc thanh toán yêu cầu khách hàng phải điền và nộp các chứng từ thanh toán cho ngân hàng. 3.5 Theo phạm vi lãnh thổ a. Thanh toán quốc tế Là hoạt động thanh toán giữa các chủ thể cư trú và không cư trú - có phạm vi quốc tế, là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển quan hệ tài chính quốc tế: Lưu thông hàng hoá, dịch vụ và chu chuyển tiền tệ b. Thanh toán nội địa Là hoạt động thanh toán giữa các chủ thể cư trú và không cư trú - có phạm vi trong nước Việt Nam. 3.6 Theo phương tiện thanh toán a. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu Ủy nhiệm thu là một thể thức thanh toán được tiến hành trên cơ sở giấy ủy nhiệm thu và các chứng từ hóa đơn do người bán lập và chuyển đến ngân hàng để yêu cầu thu
  7. hộ tiền từ người mua về hàng hóa đã giao, dịch vụ đã được cung cấp phù hợp với những điều kiện thanh toán ghi tron g hợp đồng kinh tế. Để có thể thực hiện được phương thức thanh toán ủy nhiệm thu, hai bên mua và bán phải thống nhất với nhau bằng văn bản làm cơ sở yêu cầu ngân hàng đứng ra tổ chức thanh toán. b. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi Uỷ nhiệm chi là lệnh do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng nào đó hoặc chuyển vào tài khoản khác của chính mình. Uỷ nhiệm chi được sử dụng rộng rãi ở Việt nam do thủ tục đơn giản, không phân biệt hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, uỷ nhiệm chi chỉ được sử dụng trong điều kiện người bán tín nhiệm khả năng thanh toán người mua. c. Thanh toán bằng Séc Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do ngân hàng nhà nước qui định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền trên tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc. d. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do N gân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các máy trả tiền mặt tự động( ATM ). Thẻ ghi nợ: Người sử dụng thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ. Căn cứ để thanh toán thẻ là số dư TKTG của chủ sở hữu thẻ tại Ngân hàng và hạn mức thanh toán tối đa do Ngân hàng phát hành thẻ quy định. Thẻ ký quỹ thanh toán: Để được sử dụng thẻ, khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định vàoTK đảm bảo thanh toán thẻ thông qua việc trích TKTG hoặc nộp tiền mặt, số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ và được ghi vào bộ nhớ của thẻ. Loại thẻ này áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng. Thẻ tín dụng: áp dụng đối với khách hàng đủ điều kiện được Ngân hàng đồng ý cho vay. Mức tiền vay được coi như hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ,
  8. khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp thuận. e. Thư Tín Dụng Thư tín dụng là một tờ lệnh của ngân hàng phục vụ bên mua (theo đề nghị của bên mua) đối với ngân hàng phục vụ bên bán để tiến hành thanh toán cho người bán theo các chứng từ người bán xuất trình về hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng cho bên mua phù hợp với các khoản đã ghi trong thư. f. Thanh toán bằng tiền mặt Thanh toán bằng tiền mặt là hình thức thanh toán trong đó tiền mặt được sử dụng làm phương tiện thanh toán, người thanh toán trực tiếp cầm tiền đến ngân hàng để chuyển cho người nhận. 3.7 Theo phạm vi Ngân Hàng a. Thanh toán trong nội bộ ngân hàng Thanh toán trong nội bộ ngân hàng là hình thức thanh toán trong đó các khoản tiền yêu cầu thanh toán sẽ được thực hiện giữa các khách hàng của ngân hàng. b. Thanh toán liên ngân hàng Thanh toán liên ngân hàng là nghiệp vụ thanh toán qua lại giữa các ngân hàng nhằm hoàn thành quá trình th anh toán giữa các đơn vị kinh tế với nhau mà họ không cùng mở tài khoản tại một ngân hàng hoặc thanh toán vốn nội bộ trong các hệ thống ngân hàng. 4. Vai trò của dịch vụ thanh toán qua Ngân Hàng a. Đối với khách hàng Với vai trò trung gian thanh toán, NH đã giúp cho khách hàng giải quyết nhanh vòng quay vốn tạo điều kiện thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. b. Đối với Ngân Hàng - Thông qua việc khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi để đáp ứng nhu cầu thanh toán NH có điều kiện mở rộng nguồn vốn huy động. - Nhờ có nguồn vốn tiền gửi mà NH có thêm cơ hội để tăng khả năng cho vay góp phần tăng lợi nhuận cho NH.
  9. - Do mở tài khoản cho khách hàng mà NH có điều kiện để cung cấp thêm các dịch vụ khác để được hưởng hoa hồng, đồng thời thời theo dõi được phần nào hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó tạo điều kiện giúp đỡ hoặc hạn chế những hoạt động tiêu cực của họ. c. Đối với nền kinh tế - Nhờ công tác thanh toán qua NH được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản nên: - Tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông - Tiết kiệm được chi phí giao dịch - Tăng khả năng tạo tiền của NHTM - Tăng tính minh bạch của các giao dịch, hạn chế nạn rửa tiền 5. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch vụ thanh toán ngân hàng a. Khả năng thanh khoản Khả năng thanh khoản là khả năng của một tổ chức có thể hoàn thành được các nghĩa vụ tài chính của mình. Trong nghiệp vụ ngân hàng, khả năng thanh khoản đủ có nghĩa là khả năng của ngân hàng có thể đáp ứng được các yêu cầu rút tiền bất cứ khi nào của người gửi hoặc là khả năng cung ứng được tất cả các khoản vay tín dụng hay vay tiền mặt cho người đi vay. b. Tính bảo mật, an toàn (độ tin cậy) trong giao dịch thanh toán Ngân hàng phải xây dựng các quy trình và hệ thống nhằm đảm bảo các thông tin tài chính của khách hàng không được tiết lộ nhằm tránh những hành động gây bất lợi cho khách hàng. c. Chi phí chất lượng - Giá cả dịch vụ Giá cả dịch vụ so với chất lượng cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán của ngân hàng, đặc biệt trong trình trạng lạm phát và bão giá như hiện nay. d. Thời gian thực hiện Thông thường khách hàng thường yêu cầu cao về yếu tố này bởi lẽ việc thanh toán nhanh, đúng hạn sẽ đảm bảo được uy tín của khách hàng đối với đối tác. e. Mạng lưới giao dịch và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ Sự nhanh chóng, thuận lợi trong thanh toán cũng được phản ánh qua mạng lưới hoạt động của ngân hàng, mạng lưới kết nối thanh toán và số lượng các sản phẩm dịch vụ
  10. mà khách hàng cung ứng cho khách hàng. M ỗi một khách hàng tùy theo sở thích và điều kiện của mình có thể sử dụng các dịch vụ phù hợp. f. Công nghệ Công nghệ càng được chú trọng nâng cao thì càng đảm bảo được tính bảo mật, nhanh, chính xác của các giao dịch thanh toán. 6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng 6. Các nhân tố khách quan - M ôi trường kinh tế vĩ mô, sự ổn định chính trị xã hội - M ôi trường pháp lý - Tâm lý, thói quen, trình độ dân trí và thu nhập của người dân 7. Các nhân tố chủ quan - Quy mô của NH - Khoa học kỹ thuật và công nghệ - Nhân tố con người 7. Các yêu cầu phát triển các dịch vụ thanh toán a. Yêu cầu về hoạch định chiến lược phát triển Để hoạch định chiến lược phát triển nhất thiết phải có những căn cứ thực tế và khoa học. Hoạch định dựa trên cơ sở căn bản nào tùy thuộc vào nền văn hóa, tính lãnh đạo, môi trường hoạt động, tầm mức và chuyên môn của một doanh nghiệp. Cơ sở căn bản thường được dùng nhất trong hoạch định chiến lược phát triển là các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. M ột kế hoạch tập trung vào ý tưởng xác định rõ nhiệm vụ, định hướng phát triển, các giá trị của doanh nghiệp, các mục tiêu phải hoàn tất để hoàn thành nhiệm vụ, các bước cần thực hiện để hoàn tất các mục tiêu. Các N gân Hàng cần xây dựng một chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán một cách cụ thể, trong đó định rõ quan điểm về phát triển, mục tiêu của chiến lược, các đột phá chiến lược… Cụ thể, phải xác định chiến lược phát triển theo hướng nào, cách thức thực hiện như thế nào, kế hoạch cụ thể ra sao, khả năng hiện tại của Ngân Hàng mình như thế nào, khách hàng mục tiêu là ai… b. Yêu cầu về công tác quản trị điều hành phát triển
  11. Công tác quản trị của mỗi Ngân hàng sau khi hoạch định chiến lược là rất quan trọng, làm sao để có thể theo đuổi đúng các mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển và tránh hoặc xử lý các tình huống có thể làm chệch hướng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển. Việc này yêu cầu các Ngân Hàng cần phải có đội ngũ quản lý có kinh nghiệm và có khả năng xử lý nhanh những tình huống. Phân quyền và giao quyền hợp lý cũng là trong những nhiệm vụ hết sức khó khăn của các nhà quản trị điều hành. c. Yêu cầu về công nghệ Chiến lược phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là đòi hỏi cấp thiết trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và quá trình phát triển ứng dụng CNTT nói riêng của ngân hàng thương mại (NHTM). Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển ứng dụng CNTT là công tác hoạch định hệ thống CNTT hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh, quá trình quản trị kinh doanh, quản lý rủi ro, bảo đảm hoạt động an toàn, phát triển bền vững và hội nhập, hợp tác của NHTM . M ục tiêu chiến lược phát triển ứng dụng CNTT của NHTM có thể tùy thuộc vào tôn chỉ hoạt động, chiến lược hoạt động kinh doanh của từng NHTM nhưng đối với giai đoạn hiện nay nói chung bao gồm: - Phát triển CNTT phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh củaNHTM theo mô hình ngân hàng hiện đại; - Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, giá trị thương hiệu, tiết kiệm chi phí, xác định mục tiêu ưu tiên trong phát triển CNTT; - Đáp ứng yêu cầu công nghệ của một ngân hàng thương mại với các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện ích phong phú đáp ứng nhu cầu khách hàng; - Xây dựng hệ thống CNTT của NHTM đạt trình độ tương đồng khu vực; - Nâng cao khả năng hội nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Nguyên tắc xây dựng chiến lược phát triển ứng dụng CNTT của NHTM - Chiến lược phát triển ứng dụng CNTT phục vụ chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của NHTM . - Chiến lược phát triển ứng dụng CNTT phải đảm bảo tính khả thi - Chiến lược phải đảm bảo đầu tư cũng như vận hành khai thác hệ thống CNTT mang lại hiệu quả
  12. - Chiến lược phát triển ứng dụng CNTT phải phù hợp với thông lệ khu vực và quốc tế - Chiến lược CNTT phải đảm bảo có thể tiếp thu, cập nhật các công nghệ mới d. Yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực Ngân hàng đã có một chiến lược khả thi, các nhà lãnh đạo tuyệt vời và được trang bị những trang thiết bị và công nghệ tối tân nhất nhưn g đội ngũ nhân viên không thể sử dụng và tiến hành công việc được thì dự án phát triển dịch vụ của Ngân Hàng coi như đã thất bại hoàn toàn. Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển, làm thế nào để khai thác hết tiềm lực của nguồn nhân lực và hướng nhân viên cùng thực hiện dự án để phát triển? Đó là các nhân viên phải được đào tạo tốt cả về quy trình, công nghệ, sử dụng công nghệ nhằm giúp họ theo kịp với sự phát triển của Ngân hàng. e. Yêu cầu về công tác Marketing Lịch sử hình thành M arketing đã khẳng định: M arketing là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. M arketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp nói chung và trong các Ngân Hàng Thương M ại nói riêng. M arketing ngân hàng thuộc nhóm M arketing kinh doanh, là lĩnh vực đặc biệt của ngành dịch vụ. Có thể hiểu: Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Chiến lược marketing cũng xác định những điều sau: - Thị trường mục tiêu - Sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được định vị như thế nào để thu hút thị trường mục tiêu đó. Ví dụ: "Dịch vụ tư vấn của chúng ta cung cấp những kiến thức chuyên sâu và các giải pháp tiên tiến để giải quyết vấn đề". - Thương hiệu của sản phẩm sẽ được quảng bá như thế nào. Thương hiệu sản phẩm là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng, thiết kế hay bất kỳ sự kết hợp nào trong những yếu tố này đặc trưng cho riêng sản phẩm cung cấp và làm nó khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
  13. M ọi nhà chiến lược đều phải hiểu được môi trường bên ngoài. Đối với những người làm marketing, điều này có nghĩa là nắm vững những vấn đề sau: - Quy mô của thị trường mục tiêu, các đặc điểm nhân khẩu học và cách cư xử điển hình. - Lợi ích chính của sản phẩm đề xuất dưới con mắt của khách hàng. - Ước tính doanh thu, thị phần, và lợi nhuận mà sản phẩm đó có thể đem lại trong vài năm tới. - Chiến lược marketing tổng quát theo bản chất. f. Yêu cầu về phát triển các sản phẩm và dịch vụ thanh toán Sự khác biệt quá ít về sản phẩm dịch vụ giữa các ngân hàng đã dẫn tới hệ lụy là các ngân hàng phải cạnh tranh về giá, dẫn đến sự phân tách thị trường, và đây chính là sự bất cập của thị trường tiền tệ hiện nay. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đồng thời luôn cập nhật những công nghệ hiện đại vào các sản phẩm dịch vụ là một trong những phương thức tiếp cận khách hàng tốt nhất. g. Yêu cầu về tổ chức mạng lưới Làm sao để khách hàng có thể tiếp cận được nhanh chóng các dịch vụ của ngân hàng? Làm sao để dịch vụ ngân hàng được thực hiện một cách nhanh chóng và an toàn? M ạng lưới giao dịch và đối tác là một câu trả lời hợp lý, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán. h. Yêu cầu về hệ thống phòng ngừa rủi ro Vấn đề an toàn trong dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán nói riêng hết sức quan trọng. M ột số rủi ro trong hoạt động thanh toán có thể kể đến như sau: - Rủi ro thanh khoản của ngân hàng - Rủi ro lộ thông tin - Rủi ro thanh toán chậm trễ - Rủi ro liên quan đến hệ thống Nhằm đem lại cho khách hàng sự an tâm trong khi sử dụng dịch vụ, ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả. i. Yêu cầu về đánh giá năng lực tài chính
  14. Năng lực tài chính của ngân hàng không chỉ là một công cụ tạo niềm tin về mặt tinh thần cho khách hàng mà còn thể hiện khi các vấn đề bất ngờ xảy ra như khách hàng đột ngột rút tiền với số lượng lớn chẳng hạn. Chính vì thế yêu cầu đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng một cách nghiêm túc và thường xuyên là một yêu cầu quan trọng.
  15. Chương II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM a. Tổng quan về phát triển thanh toán qua ngân hàng tại Việt Nam - Thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ 21, thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trong thanh toán qua ngân hàng với sự ra đời của nhiều phương tiện và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần như trước đây xuống chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn) và thậm chí chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán trong cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn). - Năm 2010, từ chỗ chỉ có khoảng 135.000 tài khoản, đến cuối năm 2004 đã tăng gần 10 lần lên 1.297.000 tài khoản và năm 2007 là trên 7 triệu tài khoản. Tốc độ tăng trung bình mỗi năm từ 130%-150% về số tài khoản và 120% về số dư. Tuy nhiên, việc mở rộng và sử dụng tài khoản thanh toán qua ngân hàng trong khu vực dân cư vẫn còn ở mức khiêm tốn. Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần từ mức 23,7% năm 2001 xuống còn 16.36% năm 2007 nhưn g vẫn còn ở cao so với thế giới. Tỷ trọng này ở các nước phát triển như Thụy Điển là 0,7%; Nauy là 1%, còn ở các nước đang phát triển như Trung quốc cũng chỉ ở mức 9,7%, còn Thái Lan là 6,3%.
  16. Tỷ trọng thanh toán trong nền kinh tế Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNN - Hòa nhập cùng xu hướng phát triển của thế giới, các NH TM CP đã phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử dần dần thay thế các lệnh thanh toán bằng giấy (séc, lệnh chuyển tiền…). Ngày nay, các dịch vụ thanh toán điện tử đã trở thành loại hình dịch vụ điển hình và phổ biến của các ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Các loại hình dịch vụ thanh toán điện tử điển hình bao gồm chuyển tiền điện tử; các dịch vụ thanh toán điện tử cung cấp trên cơ sở sử dụng các “digital token” (tiếng Việt xin tạm gọi là “biểu trưng kỹ thuật số”) như tiền điện tử, séc điện tử, thẻ nợ, thẻ thông minh (smart card); các dịch vụ ATM , POS; các dịch vụ thanh toán điện tử dựa trên thẻ tín dụng; giao dịch điện tử an toàn (Secure Electronic Transmission - SET); các dịch vụ thanh toán với Internet Banking/Home Banking/Phone Banking và các dịch vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng. - Với xu thế phát triển hiện tại, thẻ ngân hàng đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại Việt Nam, được các NHTM chú trọng phát triển. Từ chỗ chỉ có hơn 300 máy ATM (Automatic Teller M achine) và khoảng 7000 POS (Point of Sale) năm 2003, đến cuối tháng 5/2010, cả nước có gần 11.000 máy ATM , hơn 37.000 các điểm chấp nhận thẻ POS được lắp đặt và trên 24 triệu thẻ với 48 tổ chức phát hành thẻ và hơn 190 thương hiệu thẻ. Hệ thống ATM , POS đã được kết nối thành một hệ thống trong đó 3 liên minh thẻ Banknet, Smartlink, VNBC đã kết nối liên thông 10 thành
  17. viên là những NHTM có số lượng thẻ phát hành chiếm 87% tổng số thẻ phát hành của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và 75% số lượng ATM trên toàn quốc. Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNN và Hiệp hội thẻ ngân hàng - Theo Vụ Thanh toán - NHNN, hiện nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được thiết lập, kết nối 63 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố. Cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã được chú trọng đầu tư p hát triển mạnh. N gày 28/2/2009, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành khai trương Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2, đánh dấu một giai đoạn mới của hệ thống thanh toán ngân hàng với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và dung lượng ngày càng cao của đất nước. Hệ thống này giữ vai trò là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia, tạo cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng truyền thống và tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng. Hiện nay, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã sẵn sàng kết nối với Hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước, Hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán và các hệ thống cần thiết khác. Với một mô hình thiết kế đặc thù: “tất cả trong một” - Hệ thống TTĐT LNH gồm các modun: Thanh toán giá trị cao, Thanh toán giá trị thấp, Thanh toán bù trừ và Quyết toán tổng tức thời. Hệ thống được phủ sóng toán quốc với, Trung tâm xử lý chính (Trung tâm Thanh toán Quốc gia), Trung tâm dự phòng, 6 Trung tâm khu vực và 63 Trung tâm xử lý cấp tỉnh đặt tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh thanh phố trong cả nước. Đến nay, hệ thống đã kết nối thanh toán đến 94 tổ chức tín dụng với 778 đơn vị thành viên tham gia thanh toán trực tiếp; bình quân hàng ngày, hệ thống xử lý 80.000 giao dịch với tổng doanh số trên 100.000 tỷ đồng.
  18. b. Khảo sát tình hình phát triển dịch vụ thanh toán của một số Ngân Hàng 2.2 Ngân Hàng Đông Á Ngân hàng Đôn g Á là một trong những ngân hàng có dịch vụ thanh toán được tập trung phát triển hàng đầu Việt Nam với các ưu thế về mạng lưới phòng giao dịch (đặc biệt là hệ thống phòng giao dịch 24h), mạng lưới máy ATM rộng khắp với giao diện dễ sử dụng…. Ngân Hàng Đông Á là ngân hàng sở hữu các máy ATM có nhiều tính năng hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Các định hướng và mục tiêu nhằm phát triển dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Đôn g Á bao gồm: Phát triển mạng lưới hoạt động: Ngân Hàng Đông Á đã không ngừng đầu tư p hát triển hệ thống giao dịch của mình: Với số lướng máy ATM có thể sử dụng thẻ Đông Á đứng thứ 3 (1.247 máy) chỉ sau ngân hàng Nôn g N ghiệp và Ngoại Thương, mạng thanh toán của Ngân hàng Đôn g Á có thể phát triển một cách nhanh chóng. TÊN NGÂN SL S TT LOGO TÊN GD HÀNG (ATM) 1 Agribank NH NN & PTNT 1702
  19. NH Ngoại 2 Vietcombank thương Việt Nam 1530 NH TMCP Đông 3 DongA Bank Á 1247 NH Công 4 Vietinbank Thương VN 1217 NH Đầu tư & 5 BIDV Phát triển 994 Phát triển công nghệ thông tin: đầu tư cho Trung tâm điện toán nhằm kết nối online 100% các CN/PGD của Ngân hàng về trung tâm dữ liệu và hơn 99% các ATM hiện đã được kết nối online vào hệ thống; tiếp tục ứng dụng công nghệ truyền dẫn ADSL cho các kết nối từ CN/PGD, ATM của Ngân hàng về trung tâm dữ liệu. Tiếp tục hỗ trợ Công ty VNBC trong việc vận hành hiệu quả hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin - giúp cho việc phát triển các giao dịch ATM và POS ở mức hiệu quả nhất giữa Công ty VNBC với các tổ chức thẻ CUP, VISA, SM ART LINK, và các Ngân hàng thành viên VNBC. Ngân hàng Đôn g Á lần đầu tiên giới thiệu công nghệ ATM H38N tại Banking Vietnam 2009 với các tính năng vô cùng hiện đại. H38N là công nghệ đầu tiên được ứng dụng kết nối vào hệ thống giao dịch của ngân hàng tại Việt Nam. Tập trung nghiên cứu hành vi người tiêu dùng: nhằm đưa ra các dịch vụ phù hợp với từng đối tượng, khai thác tối đa các dịch vụ đưa ra ngoài những dịch vụ cơ bản cho toàn bộ các đối tượng. M ột ví dụ điển hình là dịch vụ thẻ đã thiết kế riêng cho sinh viên, nhà giáo, kinh doanh chứng khoán….. Mở rộng hợp tác: M ở rộng hợp tác với các đối tác một mặt nâng cao hình ảnh, uy tín của ngân hàng đồng thời hợp tác phát triển các dịch vụ thanh toán mới cho khách hàng. Cho đến nay Ngân hàng Đông Á hợp tác thanh toán với nhiều đối tác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như điện, nước, điện thoại, viễn thông, chứng khoán, bảo mật…. Tính đến ngày 18 tháng 5 năm 2010, số lượng website bán hàng liên kết thanh toán của ngân hàng Đôn g Á với các đối tác là 39.
  20. Ngành Nghề Đối Tác Chi Tiết Dịch Vụ Điện Lực Thành Phố Hồ Chí Điện Thanh toán tiền điện M inh Cấp Nước Gia Định, Nước SAWACO,Công ty cổ phần cấp thanh toán tiền nước nước Chợ Lớn EVN Telecom, Mobifone, Sfone, Điện Thoại City Phone,Công ty dịch vụ viễn thanh toán tiền điện thoại thông Sài Gòn, Beeline FPT,Công ty Bưu chính viễn Internet/Viễn thông Việt Nam khu vực Thanh toán tiền internet Thông TP.HCM Liên kết cung cấp dịch vụ bảo Bảo Hiểm Công ty Bảo hiểm ACE hiểm Nhà phân phối Kaspersky Lab tại Việt Nam – đã kýthỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Đông Á nhằm đưa ra chương Bảo Mật Kasp ersky trình khuyến mãi dành cho 5 triệu khách hàng đang dùng thẻ ATM Đông Á khi thanh toán trực tuyến. 1.Bán vé giá rẻ định kỳ vào thứ Sáu hàng tuần dành cho JetStar, Vietnam Airline, Air Hàng Khôn g khách hàng mua vé trực tuyến. M ekong 2. Thanh toán vé máy bay trực tuyến 1.Nạp Vcoin, với tỷ lệ quy đổi VTC Intecom, M egastar, Công là 100đ = 1 Vcoin. Giải Trí ty Cổ phần Tập Đoàn Vi Na 2. M ua vé xem phim trực (VNG Corporation) tuyến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2