intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công ở một số quốc gia trên thế giới

Chia sẻ: Việt đức | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:69

582
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công ở một số quốc gia trên thế giới giới thiệu tới người đọc những đặc điểm và chính sách quản lý nguồn nhân lực khu vực công ở một số quốc gia như Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công ở một số quốc gia trên thế giới

  1. I .CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC 1. Giới thiệu khái quát về Cộng hòa Liên bang Đức Cộng hòa Liên bang Đức có tổng diện tích là 357.021 km² nằm giữa trung tâm  châu Âu và được bao bọc bởi 9 nước láng giềng: Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Séc, Ba   Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ  và Lúcxămbua. Nước Đức có vị  trí chiến lược  ở  đồng bằng Bắc Âu và lối vào biển Bantích. Dâm số  của quốc gia này ước tính   khoảng 83,3 triệu người. Đức là thành viên của các tổ  chức như: Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu,   khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, khối G7, là nền kinh tế quốc dân lớn nhất  Liên minh châu Âu (EU) và là cường quốc công nghiệp thứ  tư  trên thế  giới sau  Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản với GDP  ở mức 3.600 tỷ USD (năm 2013). Đây  là quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới và luôn giữ vai trò nòng cốt trong   quá trình toàn cầu hóa kể từ sự ra đời của ngành công nghiệp tư bản. Đức có một mạng lưới hệ thông an sinh xã hội (bảo hiểm y tế, hưu trí, chăm   sóc người già, bảo hiểm thất nghiệp…) rất phát triển do người lao động và   người sử dụng lao động cùng đóng. Hầu hết người dân ở Đức được bảo hiểm y   tế. Với mức chi ngân sách cho y tế chiếm 10,4% (tính trên GDP) thì Đức có mức   chi trên mức trung bình của các nước OECD là 8,9% 2. Bộ máy quản lý hành chính ở Cộng hòa Liên bang Đức Lãnh thổ Đức bao gồm 16 bang, trong đó có 5 bang được chia thành 22 vùng   hành chính. Mỗi bang có một bộ  máy chính quyền với chủ  quyền riêng, Hiến  pháp riêng, có cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp riêng. Đứng đầu mỗi bang là  Thủ hiến bang. Đơn vị hành chính địa phương được Hiến pháp bang quy định: dưới bang là   huyện, tổng, thành phố  không thuộc huyện; tiếp đó là cấp xã, công xã. Các cơ  quan chính quyền địa phương đều do người dân trực tiếp bầu ra, người đứng  đầu bộ  máy hành chính là Chủ  tịch hội đồng cũng do người dân trực tiếp bầu.  Riêng  cấp  vùng  không  có   cơ   quan  chính  quyền  mà   do  chính  phủ   bang  đảm  nhiệm. Thẩm quyền liên bang, bang và chính quyền địa phương được phân định  rõ ràng. Quyền hành pháp thuộc vầ  Chính phủ  Liên bang với tư  các là nguyên thủ  quốc  gia.   Tổng thông  thay mặt  nhà  nước   Liên bang  trong  việc   đối  nội,   đối  ngoại, kiểm tra, ký và công bố các dự án luật, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đề  nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm các bộ  trưởng theo đề nghị của Thủ tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm các phẩm phán liên  bang. Tổng thống có quyền ban lệnh ân xá, có thể tuyển bố tình trạng khẩn cấp  theo đề nghị  của Thủ  tướng và chấp nhận của Hội đồng Liên ban. Tổng thống  
  2. phải từ  bỏ đảng phái, không được tham gia các cơ  quan nhà nước khi đang tại  chức. Thượng viện và Hạ viện có quyền kiện Tổng thống ra Tòa án Hiến pháp   Liên bang và có quyền phế truất Tổng thống. Tổng thống do Hội nghị Liên bang   gồm các thành viên của Quốc hội 16 bang (số  lượng tương  đương Quốc hội   Liên bang) bầu ra, có nhiệm kỳ 5 năm và có thể tái cử thêm một nhiệm kỳ. Đứng đầu chính phủ  là Thủ  tướng Liên bang, người có thẩm quyền quyết  định đường lối chính trị  của Chính phủ  Liên bang, giữ  vai trò lãnh đạo Nội các.  Thủ   tướng  có   quyền lựa   chọn  các  thành  viên chính  phủ   để  Tổng thống  bổ  nhiệm, có quyền quyết định những phương hướng cơ bản trong lĩnh vực chính  trị, điều hành hoạt động cơ bản của chính phủ, lãnh đạo, chủ tọa các phiên họp  của chính phủ và đề nghị Tổng thống bổ nhiệm, cách chức các bộ trưởng. Thủ  tướng do Quốc hội Liên bang bầu ra với đa số  phiếu tuyệt đối tán thành và có   nhiệm kỳ 4 năm. 3. Đội ngũ công chức ở Cộng hòa Liên bang Đức Luật cơ bản của Đức quy định nguyên tức vè địa vị  của công chức phục vụ  trong chính quyền liên bang, bang hay địa phương. Công chức liên bang chịu sự  điều chỉnh của Luật công vụ. Cấp liên bang có thẩm quyền xây dựng khung  pháp lý liên quan đến tất cả công chức, áp dụng đồng nhất giữa các ngạch khác  nhau. Công chức hành chính được phân thành hai loại: công chức thuộc hệ  thống   chức nghiệp hay theo nghĩa rộng đều giữ  các chức vụ  trong nền hành chính   truyền thống (quản lý, cảnh sát và giáo dục). Công chức theo nghĩa hẹp nhất có  số  lượng rất ít so với các nhóm nhân sự  khác trong khu vực công mặc dù điều   kiện làm việc và quy định pháp lý được áp dụng giống nhau và thực tế  là các  công chức này tạo nên nhóm hành chính tinh hoa. Nhân sự  công khác làm việc  theo điều khoản quy định trong hợp đồng tuyển dụng nhưng trên thực tế họ có  vị trí được bảo đảm ổn định như công chức. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ công chức làm  việc ở cấp liên bang và hầu hết công chức địa phương thuộc trách nhiệm quản   lý của chính quyền hành chính bang. Ở Đức, công tác quản lý nguồn nhân lực và việc tuyển dụng công được phân   cáp rõ ràng, các bộ  chịu trách nhiệm trong việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý   nhân sự của mình một các độc lập. Công chức của Cộng hòa Liên bang Đức được chia thành ba cấp bậc như  sau: ­ Công chức phổ  thông và công chức sơ  cấp đảm nhiệm công việc tuyên  truyền; ­ Công chức trung cấp đảm nhiệm công việc xử lý hành chính;
  3. ­ Công chức ca cấp đảm nhiệm công việc về chủ trương,  chính sách. Công chức phổ  thông yêu cầu thấp nhất là tốt nghiệp phổ  thông trung học  hoặc tương đương. Công chức sơ  cấp yêu cầu thấp nhất là tốt nghiệp trung   học khoa học thực hành hoặc tốt nghiệp trung học có thành tích cao, đã qua lớp   huấn luyện nghiệp vụ. Công chức trước khi đảm nhận công việc được giao  phải qua kiến tập một năm và thi để kiểm tra kết quả. Công  chức   trung  cấp  phải tốt  nghiệp phổ  thông  trung  học,  trước   khi bổ  nhiệm đã trải qua kiên tập 3 năm và thi tuyển qua kiểm tra chuyên môn. Trong  thời gian 3 năm kiến tập sẽ  được chọn vào hệ  cao đẳng chuyên nghiệp hoặc  được đào tạo chính quy. Sau thời gian học phải nắm được kiến thức chuyên   môn khoa học và phương pháp công tác. Thời gian học tập về nội dung chuyên  môn nghiệp vụ không dưới 18 tháng. Trước khi đảm nhiệm công việc vẫn phải   thi đánh giá kết quả. Công chức cao cấp tối thiểu phải tốt nghiệp đại học. Đối với công chức loại   này, trước khi được bổ  nhiệm phải có thời gian kiến tập tối thiếu 2 năm và  phải vượt qua kỳ thi đánh giá về khả năng, trình độ chuyên môn. Công chức lãnh đạo, theo quy định của Hiến pháp, phải là người có quốc tịch   Cộng hòa Liên bang Đức, bất kỳ trường hợp nào cũng phải làm việc theo Hiến   pháp để  bảo vệ và giữ  vững chế  độ  tự  do, dân chủ. Công chức lãnh đạo phải  được thẩm tra, xác định là đạt tiêu chuẩn về  lòng trung thành và không phải   đảng viên của đảng phái hay là một tổ chức nào mới được tuyển dụng. 4. Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công tại Cộng hòa Liên bang  Đức 4.1. Mô hình quản lý nguồn nhân lực Nhìn chung, nền công vụ của Cộng hòa Liên bang Đức được tổ chức theo mô  hình chức nghiệp và chia thành các nghạch, bậc công chức cụ thể. Các bậc thấp  từ A2 đến A6 (không phổ biến). Các bậc trung từ A6 đến A9 và AZ, các bậc cao   từ A9 đến A16, trong đó: các bậc cảnh sát cao cấp từ A9 đến A13, công vụ cao   cấp từ  A13 đến A16 (công chức), B1 đến B11 (Quốc vụ  khanh là công chức);   nhóm   không   là   công   chức:   11/3xB11   (Bộ   trưởng   Liên   bang),   12/3xB11   (Thủ  tướng Liên bang), 15/6xB11 (Tổng thống Liên bang), W1 (giáo sư  đại học), W3  (hiệu trưởng hay viện trưởng), C1­C4 (giáo viên), R1­R10 (không là công chức). 4.2. Một số nội dung quản lý nguồn nhân lực a. Tuyển dụng Tuyển dụng công chức là một khâu quan trọng kiểm soát chất lượng đầu vào   nguồn nhân lực cho nền công vụ  của các quốc gia. Việc luật hóa khâu tuyển   dụng công chức luôn được nhiều nước coi trọng và hoàn thiện. Cộng hòa Liên 
  4. bang Đức là quốc gia có nền công vụ  theo chế  độ  chức nghiệp nên áp dụng  nguyên tắc thông nhất là mọi công chức phải qua thi tuyển nhằm chọn người ưu  tú để bổ nhiệm. Việc tuyển dụng các ứng viên phải được tiến hành theo nguyên  tắc công khai. Chính phủ có thể ban hành nghị định quy định về các trường hợp  ngoại lệ  dựa trên tiêu chuẩn công chức đã quy định trong Luật công chức liên  bang. Các thức thi tuyển do cơ quan công vụ cao nhát quy định trên cơ sở Điều 6   Luật bình đẳng giới của liên bang. Việc lựa chọn các ứng viên căn cứ vào năng lực, khả năng và trình độ chuyên   môn, không phân biệt giới tính, thành phần, sắc tộc hay dân tộc, tàn tật, tôn giáo,   thế  giới quan, quan điểm chính trị, quê quán, quan heek Việc tuyển chọn cũng  được dựa trên cơ sở các quy định về cơ cấu trong khi kiểm tra các hồ sơ cụ thể,   đồng thời thực hiện hiện chính sách hỗ trợ người tàn tật. Công chức đươc tuyển dụng không phải để  làm một công việc nhất định ở  một vị  trí công tác duy nhất, mà được tiếp nhận vào nền công vụ  để  làm việc  trong một ngạch và có thể  đảm nhận nhiều nhiệm vụ  công tác khác nhua. Một   nghạch bao gồm tất cả  các chức trách của một ngành chuyên môn đòi hỏi có  cùng mức độ đào tạo hoặc khả năng tương ứng với các điều kiện đó. ­ Điều kiện bằng cấp tối thiếu đối với ngạch, bậc đơn giản là: tốt nghiệp  trung học cơ sở hoặc trình độ tương đương. ­ Điều kiện tối thiểu đối với ngạch bậc trung: + Điều kiện về học vấn: tốt nghiệp trung học phổ thông, đủ điều kiện học đại  học hoặt một trình độ học vấn tương đương. + Các điều kiện khác phải có: một đợt công tác thực tập gắn liền với kỳ  thi   ngạch, bậc, hoặc trình độ  tương đương với địa học đại cương hoặc trình độ  tương đương, hoặc tốt nghiệp cử nhân đại cương và có một nghề nghiệp chính. ­ Điều kiện tối thiểu đối với ngạch cao cấp: + Điều kiện học vấn: tốt nghiệp cử nhân hoặc tốt nghiệp một trình độ  tương  đương. + Các điều kiện khác: một đợt công tác thực tập gắn liền với kỳ thi nghạch,   bậc hoặc một nghề nghiệp chính. Bên cạnh các quy định của pháp luật về  công chức, Bộ  Tư  pháp xây dựng  riêng một bản phác họa những yêu cầu khung đối với các vị  trí công việc, trong   đó đưa ra các tiêu chuẩn về năng lực phương pháp, bao gồm: khả  năng tổ  chức  công việc, tư  duy phân tích, khả  năng giao tiếp, khả  năng giải quyết, khả  năng  hòa nhập tập thể, cộng tác, khả  năng giao tiếp, khả  năng giải quyết mâu thuẫn  và phê bình; năng lực cá nhân, bao gồm: khả  năng chịu đựng tước áp lực công  việc, cường độ công việc, tính kiên trì, tính trách nhiệm và sáng tạo. Tuyển dụng  
  5. ở Đức ít sử dụng hình thức thi lý thuyết, vì họ cho rằng các ứng cử viên đã có đủ  bằng cấp chứng minh khả năng chuyên môn, do đó chỉ chú trọng kiểm tra những  kiến thức, kỹ  năng ngoài chuyên môn như: các  ứng xử, kỹ  năng giao tiếp, các  khả năng về tâm lý. b. Luân chuyển, thuyên chuyển Công chức trong trường hợp đồng ý có thể tạm thời được chuyển hoàn toàn  sang làm một phần công việc phù hợp với chuyên môn tại một cơ quan công sở  không sử  dụng công chức theo công vụ  hoặc vì lợi ích công hoặc tại cơ  quan  khác theo yêu cầu của lợi ích công công. Quyết định do cấp lãnh đạo cao nhất cơ  quan hoặc do người được ủy quyền ban hành. Công chức được phân công đảm nhận một phần hoặc toàn bộ  công vụ  tại   một cơ quan theo luật công không quản lý công chức tại một cơ quan thuộc nhà  nước thành lập theo luật tư  có thể  được phân công công việc phù hợp với yêu  cầu công vụ  ngay cả  trong trường hợp không có sự  đồng ý của công chức nếu   việc phân công đó là do yêu cầu của lợi ích cộng đồng chung. Trong trường hợp   này, địa vị pháp lyscuar công chức là không thay đổi. c. Đào tạo, phát triển Cộng hòa Liên bang Đức coi việc đào tạo, bồi dưỡng công chức là rất cần   thiết. Công chức sơ  cấp được bồi dưỡng 6 tháng; công chức trung cấp thì đào  tạo 2 năm; công chức cao cấp thì đào tạo 3 năm. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng rất  thiết thực, gắn liền với thực tiễn điều hành nền hành chính. Việc bồi dưỡng tập   trung vào kỹ  năng thực thành. Đội ngũ giảng viên phần lớn là những nhà hoạt   động  thực   tiễn  có   kinh  nghiệm  chứ   không  phải  là   những  giảng  viên  chuyên   nghiệp của các trường hành chính. Nghị định về ngạch Liên bang quy định việc khuyến khích bồi dưỡng chuyên  môn nghiệp vụ công chức. Học viện Liên bang về hành chính công thành lập theo  quyết định của chính phủ  đươc xây dựng thành trung tâm bồi dưỡng nhằm mục  đích này. Học viện theo đuổi các mục tiêu như: cập nhật hóa sự hiểu biết chuyên  môn; khuyến khích sự  hợp tác quốc tế  của ngành; truyền đạt các kỹ  thuật mới  về kế hoạch hóa và quyết định; truyền đạt các phương pháp lãnh đạo hiện đại;  khuyến khích đào tạo chính trị trên cơ sở những hiểu biết chung về chuyên môn. Công chức có nghĩa vụ  tham gia khóa bồi dưỡng để  nâng cao năng lực đảm  nhiệm vị trí, chức trách của mình hoặc các hoạt động nghiệp vụ tương tự. Ngoài  ra, công chức phải tự  mình bổ  túc nâng cao trình độ  đáp  ứng các yêu cầu của  ngạch. Việc đào tạo đội ngũ công chức lãnh đạo nguồn có ba mô hình đào tạo được  áp dụng  ở  ba trung tâm: khóa đào tạo công chức lãnh đạo hành chính  ở  Bang 
  6. Bayern, Viện Công chức lãnh đạo ở Bang Baden Wuerttemberg và Viện Đào tạo   lãnh đạo thuộc Đại học Hành chính Đức tại Speyer. Các mô hình đào tạo này có  những nội dung, hình thức, đối tượng và thời gian đào tạo khác nhau, nhưng đều  có điểm chung cơ bản sau: ­ Các chương trình đều hướng tới việc cung cấp các kiến thức và kỹ năng liên  ngành, đa dạng và tổng hợp cho các học viên. ­ Nội dung đào tạo, bồi dưỡng rất thiết thực, gắn liền với thực tiễn điều hành   nền hành chính. Việc bồi dưỡng tập trung vào các kỹ năng thực hành. ­ Đội  ngũ  giảng  viên phần lớn  là  những  nhà  hoạt  động  thực  tiễn  có   kinh   nghiệm chứ không phải là giảng viên chuyên nghiệp của các trường hành chính. ­ Hình thức và phương pháp đào tạo rất đa dạng, nhằm khuyến khích học viên   tự  tham gia một cách tích cực vào quá trình đào tạo, hướng tới việc tạo ra khả  năng hoạt động độc lập, đồng thời huấn luyện các kỹ năng làm việc theo nhóm. ­ Vai trò thực tập được đánh giá cao: tất cả các chương trình đào tạo đều đặt  ra nhiệm vụ thực tế như một nhiệm vụ bắt buộc. Việc tiến hành thực tế ở nước   ngoài tạo ra khả năng mở rộng tầm nhìn và suy nghĩ cho cán bộ lãnh đạo sau này. ­ Trong quá trình học, học viên được trang bị  các kiến thức và kỹ  năng lãnh  đạo cần thiết cho công tác lãnh đạo hành chính. Điều đó tạo ra khả  năng thăng  tiến lớn cho mỗi học viên nhưng không có sự bố trí, sắp xếp trước vị trí công tác  cao hơn cho học viên theo kết quả của khóa học. d. Đánh giá Việc đánh giá công chức được quy định tối thiểu 5 năm một lần phải kiểm   tra lại năng lực và thành tích của công chức. Việc đánh gá có thể  thực hiện bất  kể  khi nào, không phụ  thuộc vào quy định về  thời gian trên nếu có yêu cầu về  công vụ hoặc nhân sự. Các nội dung đánh giá là: tình trang tinh thần, tính cách cá   nhân, trình độ được đào tạo, thành tích công tác, thái độ xã hội và khả  năng chịu   đựng. Kết quả là một bản nhận xét chung kèm theo các đề nghị đối với việc tiếp   tục sử  dụng công chức. Toàn bộ  nội dung sẽ  được thông báo cho công chức và  lưu vào hồ so nhân sự, Đối với các vị  trí thấp hơn như vụ trưởng, việc đánh giá  được thực hiện theo quy chế chung. Các vị  trí cao hơn đôi khi được miễn đánh  giá định kỳ. e. Tiền lương và chê độ phú lợi Tiền lương: Việc trả  lương công chức do Luật trả  lương công chức liên bang quy định.   Luật này áp dụng cho tất cả những người hưởng lương công chức của liên bang,  các bang, các xã, liên xã, cơ  quan công quản,… theo luật công. Luật trả  lương  
  7. công chức được quy định thống nhất trong toàn liên bang, những yếu tố đặc biệt   về pháp luật của bang cũng chỉ được xem xét khi đạo luật này của liên bang cho   phép có ngoại lệ. Nguyên tắc của việc trả  lương là tiền lương tương xứng và phù hợp với   chức trách được giao. Nó phải bảo đảm để người công chức toàn tâm cống hiến  cho nghề nghiệp của mình. Chỉ có một ngành công chức độc lập về kinh tế mới   có thể thực viên được nhiệm vụ mà Luật cơ bản giao phó. Chế độ tiền lương công chức, viên chức bao gồm: ­ Lương cơ bản. ­ Phụ cấp lương cơ bản đối với giao sư các trường đại học. ­ Phụ cấp khu vực. ­ Phụ cấp ngành, nghề. ­ Lương viên chức. ­ Sinh hoạt phí khi thực hiện công vụ ở nước ngoài. Ngoài ra, chế  độ  lương còn có: lương thử  việc, tiền thưởng đặc biệt hàng   năm ( thưởng nhân dịp Lễ  Giáng sinh, các khoản thưởng thành tích, tiền phép  năm,…). Lương cơ bản bao gồm các nhóm lương, trong đso các bậc lương từ A1 đến  A6 và từ  C1 đến C4 (dành cho giảng viên đại học) gồm các mức lương cơ bản  và tịnh tiến. Các bậc lương từ  B1 đến B11 là lương cơ  bản cố  định. Khác với  bậc lương cơ bản cố định, lương cơ bản tịnh tiến được chia thành các mưc theo   tuổi tác và thâm viên công tác và cứ  2 năm nâng bậc 1 lần cho đên khi kết thúc   bậc lương cơ bản đó. Ở thang lương dnafh cho các chức trách cao và cao nhất thì  bậc lương cơ bản cuối cùng có thể đạt được sớm vì ít quy định về tuổi hơn. Từng ngạch cụ thể có các bậc lương sau: ­ Ngạch sơ cấp: các bâc lương từ A2 (ví dụ, người giúp việc) đến A6 (ví dụ,   tổ trưởng tổ giúp việc). ­ Ngạch trung cấp: các bậc lương từ A6 (ví dụ, trợ lý chính phủ) đến A9 (ví   dụ, thanh tra công sở). ­ Ngạch cao cấp: các bậc lương từ  A9 (ví dụ, thanh tra chính phủ) đến A13   (ví dụ, chuyên viên cao cấp) ­ Ngạch cao nhất: các bậc lương từ A13 (ví dụ, chuyên viên chính phủ) đến   A16 (ví dụ, vụ trưởng của các bộ)
  8. Bảng lương B áp dụng chủ yếu cho các công chức có vị trí quan trọng (Quốc  vụ khanh, thứ trưởng, lãnh đạo bộ, vụ trưởng, chủ tịch các cơ  quan công quyền   Liên bang…). Chế độ đãi ngộ: ­ Phụ cấp: Công chức chỉ được hưởng phụ cấp theo pháp luật quy định. Phụ  cấp là một phần của lương và khác với khu vực kinh doanh, ai cũng có thể  biết  được. Có các nhóm phụ cấp sau: + Phụ  cấp đối với ngành đặc biệt (ví dụ: phụ  cấp ngành cảnh sát, cứu hỏa,   an ninh, phi công) + Phụ cấp khó khăn. + Phụ cấp để cân bằng trong việc bảo lưu khi bị giáng bậc do sự thay đổi tổ  chức hoặc tổn hại sức khỏe ­ Chế độ nghỉ phép và nghỉ hưu: Chế độ nghỉ phép được quy định trong Luật   công chức hay nghị  định của Chính phủ  Liên bang. Chế  độ  nghỉ  phép gồm nghỉ  phép thông thường và nghỉ phép đặc biệt. + Nghỉ phép thông thường: thời gian nghỉ tính theo tuổi. Đối với công chức ở  lứa tuổi từ  30 đến 40 còn tính theo mức lương. Một số  trường hợp còn được   hưởng thêm phép. Ví dụ, đối với công việc thường xuyên theo ca đêm được thêm   1­4 ngày lao động (đối với công chức chính sách từ 50 tuổi trở lên) + Nghỉ  phép đặc biệt nhằm thực hiện các mục đích và công việc như: thực   hiện quyền và nghĩa vụ công dân, thực hiện các nhiệm vụ xã hội tự nguyện, đào   tạo thành ý tá, các mục đích quân sự hoặc dân sự,… ­ Lương hưu: Công chức được hưởng lương huuw khi có thâm niên công tác  ít nhất 5 năm, hoặc không có khả năng làm việc do ốm đau, tai nạn hay tổn thất   thể  chất khác do công vụ  mà không phải do lỗi của mình. Đối với công chức   chính trị còn được lĩnh lương hưu khi bị cho về nghỉ tạm thời. Tiền lương hưu căn cứ vào tiền lương cơ bản cuối cùng tước khi nghỉ và các   phụ  cấp khác. Tiền lương hưu tính theo năm công tác đã thực hiện và theo đó   nâng dần lên. Công chức về hưu trước thời hạn khi không có khả  năng công tác, thời gian  từ lúc về hưu đến khi đủ 60 tuổi được tính thêm hai phần ba. Thời gian tính thêm  này càng cao khi về nghỉ trước thời hạn càng sớm. Mức lương về nghỉ hưu trước   thời hạn tối thiểu được tính bằng 35% thu nhập để  tính lương hoặc bằng 65%   của bậc cuối cùng trong nhóm lương A4. Trường hợp công chức về  hưu khi chưa đủ  5 năm công tác, cơ  quan chủ  quản sẽ tái bảo hiểm cho họ theo bảo hiểm hưu trí do pháp luật quy định.
  9. 5. Cải cách quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công tại Cộng hòa Liên   bang Đức Tiềm năng về nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định động lực của nền   hành chính công. Nhận thức được tính cần thiết của yếu tố này, Chính phủ Liên   bang Đức đã và đang tiến hành nhiều bước cải cách quan trong. Cộng hòa Liên   bang Đức tiến hành cải cách theo hướng tăng cường trung lập và hiệu quả  của  các ngành công vụ lựa chọn và thúc đẩy khách quan các năng lực mà không nhìn  nhận theo khía cạnh chính trị. Cơ  sở  của tính trung lập là hành chính được coi  như  một công cụ  phục vụ  công dân, hoàn thành các nhiệm vụ  mang quyền lợi   chung và phục vụ  công, vừa thực hiện các chính sách nhà nước do chính phủ  quyết định. Bên cạnh đó, chú trọng giảm bớt chi phí nền công vụ  thông qua áp   dụng các biện pháp kinh doanh truyền thống như: giảm biên chế  trong những  ngành nhất định, hay giảm bớt chất lượng dịch vụ, hoặc kéo dài số  tuần làm  việc hay số năm phục vụ của công chức. Ở  Đức tiếp tục thực hiện cải cách hệ  thống pháp luật công vụ  theo hướng   xây dựng một số văn bản pháp lý nhằm giảm bớt gánh nặng của các khoản chi   từ  chính sách đãi ngộ  như  thành lập Quỹ  đại ngộ  từ  các khoản đóng góp của   công chức với mục đích đảm bảo chắc chắn hơn cho hệ thông bảo hiểm hưu trí  độc lập của công chức, nâng tuổi nghỉ hưu đồng thời áp dụng giới hạn tuổi nghỉ  hưu đặc biệt. Áp dụng quy chế “Khả năng phụ vụ từng phần” với tính chất là một quy chế  đặc biệt của công chức nhằm vận dụng tối đa nguồn nhân lực. Giảm bớt và quy   định lại các chế độ phụ cấp, trong đó một số loại phụ cấp sẽ được xóa bỏ  như  phụ  cấp vị  trí việc làm. Cải tiến công tác quản lý nhân lực thông qua việc  chuyển từ  quản lý  nhân sự  hành chính sang quản lý nhân lực nhằm xây dựng   một chính sách phát triển nhân lực hợp lý, sử dụng vốn tối ưu nhận lực vốn có. Việc cải tiến công tác quản lý nhân lực bao gồm một số nội dung: ­ Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực hợp lý. ­ Cải thiện quan hệ nội bộ, phổ biến hình thức đối thoại với nhân viên, thực   hiện thỏa thuận giữa lãnh đạo và nhân viên về mục tiêu thực hiện công việc. ­ Tăng cường công tác bồi dưỡng theo yêu cầu, có chiến lược đào tạo, bồi   dưỡng phù hợp. ­ Nâng cao trách nhiệm của cấp lãnh đạo, quản lý trong tiến trình cải cách. ­ Lựa chọn, tuyển dụng đúng người. ­ Thực hiện quy trình đánh giá công chức mới với sự tham gia của nhân viên. Trong cải cách tiền lương, Cộng hòa Liên bang Đức đã áp dụng các phương   án khích lệ, động viên thông qua việc sửa đổi nguyên tắc trả  lương theo thâm 
  10. niên. Kết quả thực thi của nhân viên có ảnh hưởng đến việc nâng bậ lương của   họ. Mức khuyến khích đối với các trường hợp thực tài hay kết quả công tác tốt  giới hạn trong 10% của tổng số chi hoặc 7% tổng lương của từng ngạch. Hình   thưc động viên, khích lệ gồm: các bước theo kết quả thực thi: trả cao hơn mức   lương hiện hưởng (giới hạn trong 15% tổng số  nhân viên của một đơn vị),   thưởng chi kết quả  xuất sắc (không lặp lại trong vòng 3 tháng). Phụ  cấp thực   thi: khoản hỗ  trợ  thêm trong một giai đoạn ngắn, được xác định khi đánh giá  công việc; khoản chi theo kết quả công tác trong một giai đoạn từ 3 tháng đến 1   năm (tới tối đa 7% lương); khoản chi theo khối lượng công việc thưởng cho  trách nhiệm công tác trong một giai đoạn từ 7 tháng đên 5 năm.
  11. II. NHẬT BẢN 1. Giới thiệu khái quát về Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia hải đảo, bao gồm hơn 3.900 đảo, có diện tích tổng   cộng là 37.835 km² nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Nhật Bản  là nước có dân số lớn thứ 10 thế giới với ước tính khoảng 12 triệu người. Đơn vị phân vùng hành chính cấp 1 của Nhật Bản là đô, đạo, phủ, huyện và   được chia thành 1 đô, 1 đạo, 2 phủ, 43 huyện. Các đô thị  lớn tùy theo số dân và   ảnh hưởng mà được chỉ định làm thành phố chính lệnh chỉ định, thành phố trung  tâm, thành phố  đặc biệt. Phân vùng hành chính dưới đô, đạo, phủ, huyện là thị  định thôn, ngoài ra còn có các đơn vị  như  quận, chi sảnh, khu, đặc biệt khu, …   Căn cứ  vào địa lý và nhân văn, đặc trưng kinh tế, Nhật Bản thường được chia  thành 9 khu vực lớn, bao gồm: vùng Hokkaido, vùng Tohoku, vùng Kanto, vùng  Chubu, vùng Kinki (còn gọi là vùng Kansai), vùng Chugoku, vùng Shikoku, vùng  Kyushu và vùng Okinawa. Vùng đô thị Tokyo, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài  quận xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 35 triệu người sinh   sống. Nhật Bản theo chế độ  quân chủ  lập hiến kiểu Anh, trong đó Thiên hoàng là  biểu tượng của đất nước và sự  thống nhất của dân tộc, là nguyên thủ  tượng   trung về  mặt đối ngoại. Nhà nước được tổ  chức theo chế  độ  tam quyền phân   lập. Ba cơ  quan quyền lực độc lập và kiểm soát, hỗ  trợ  lẫn nhau là: lập pháp,   hành pháp và tư pháp. Hiện nay, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới tính theo GDP sau   Hoa Kỳ  và Trung Quốc, thành viên của tổ  chức Liên hiệp quốc, G9, G4 và   APEC; và nước đứng thứ  5 trên thế  giới trong lĩnh vực đầu tư  cho quốc phòng.  Đây là đất nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và là nước nhập khẩu đứng thứ  6   thế giới… 2. Bộ máy quản lý hành chính nhà nước ở Nhật Bản. Bộ máy quản lý hành chính nhà nước ở  Nhật Bản được phân chia thành hai  cấp: chính phủ (cấp trung ương) và chính quyền địa phương. Cấp trung ương bao gồm: Nội các chính phủ  (gồm Thủ tướng Chính phủ  và   không quá 20 bộ  trưởng chịu trách nhiệm tập thể  nước Nghị  Viện), Cơ  quan   Nhân sự quốc gia (NPA), Ban Kiểm tra và các bộ: Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp;   Bộ Tổng hợp; Bộ Tài chính; Bộ Môi trường; Bộ Quốc phòng; Bộ Nông – Lâm –  Ngư  nghiệp; Bộ  Giáo dục, Văn hóa, Thể  thao, Khoa học và Công nghệ; Bộ  Y  tế; Lao động và Phúc lợi xã hội; Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp; Bộ  Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch.
  12. Trực thuộc Văn phòng Nội các có: Ủy ban Điều phối tranh chấp môi trường,  Cục Khai thác và Phát triển Okinawa, Cục Khai thác và Phát triển Hokkaido, Hội   đồng An ninh quốc gia, Bạn Hội chợ thương mại, Cục Thổ nhưỡng, Ban Lễ tân   Hoàng gia, Cục Môi trường, Cục Kế hoạch kinh tế quốc gia, Cục Khoa học và   Công nghệ, Cục Điều phối. Trực thuộc Ban An ninh Quốc gia có Cục Cảnh sát   Quốc gia. Cấp địa phương gồm chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp hạt. Nhật  Bản có khoảng 1.500 hạt. Hạt là địa phương cấp cơ sở  ở Nhật Bản, chịu trách  nhiệm cung  ứng các hàng hóa công cộng thiết yếu đối với đời sống của nhân   dân. Tỉnh là địa phương cấp trung gian duy nhất giữa chính quyền trung ương và   chính quyền cơ sở, chịu trách nhiệm chuyển tải các chính sách của trung  ương  về  địa phương, thực hiện trách nhiệm chi đối với các kế  hoạch phát triển tầm  toàn vùng và cung  ứng các hàng hóa công cột mà quy mootacs động của chúng  vượt ra khỏi phạm vi một hạt. Hiện Nhật Bản có 47 tỉnh. Một điều đáng lưu ý về nhiệm vụ của chính quyền địa phương là nếu trách  nhiệm phân công cho chính quyền cấp tỉnh là như  nhau thì trách nhiệm phân   công cho chính quyền cấp hạt. Hạt càng đông dân thì chính quyền hạt được  phân công càng nhiều trách nhiệm. Các hạt có quy mô dân số  rất lớn có thể  được trung  ương quyết định là các thành phố  chỉ  định quốc gia và được phân  công rất nhiều trách nhiệm, có thể  tương đương trách nhiệm của chính quyền   tnrh hạt trực thuộc. Các thành phố  trung tâm vùng cũng đươc phân công nhiều   trách nhiệm. 3. Đội ngũ công chức Nhật Bản Công chức của Nhật Bản bao gồm hai loại: công chức quốc gia và công chức  địa phương. Theo thống kê của Cơ  quan Nhân sự  quốc gia Nhật Bản (NPA) thì tổng số  công chức của Nhật Bản năm 2013 là 3.408.000 người, trong đó số  công chức   quốc gia là 639.000 người (chiếm khoảng 18,8%) và số công chức địa phương là  2.769.000 người (chiếm khoảng 81,2%). Số  lượng công chức năm 2013 giảm  mạnh so với năm 2012 do chính sách củng cố tinh gọn bộ máy của Nhật Bản, cụ  thể   công   chức   quốc   gia   giảm   474.000   người,   công   chức   địa   phương   giảm  451.000 người. Số  lượng công chức của Nhật Bản được tính toán dựa trên số  lượng dân số, tương  ứng với 1.000 dân (trừ  cán bộ  phòng vệ) là khoảng 29,9  người. Số công chức trên đã bao gồm một số đối tượng là giáo viên trong các cơ  sở  giáo dục công lập của Nhật Bản (số lượng này không nhiều vì hầu hêt các   trường học đã được tư nhân hóa) 4. Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công ở Nhật Bản 4.1. Mô hình quản lý nguồn nhân lực
  13. Nền công vụ  Nhật Bản được thiết lập dựa trên hệ  thống công tích. Công   chức được tuyển dụng thông qua thi tuyển cạnh tranh, sau đó họ  được đào tạo   trong suốt quá trình làm việc tại cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, cũng có một số  trường hợp ngoại lệ  là được  tuyển dụng vào khoảng giữa con  đường chức   nghiệp. Mô hình quản lý nguồn nhân lực trong công vụ   ở  Nhật Bản dựa trên hệ  thống công tích được ra đời từ  khá sớm (sớm hơn cả  nước phương Tây) với   việc thực hiện thi tuyển cạnh tranh trở lại vào năm 1887, trong thời kỳ Minh Trị.  Để hiện đại hóa bộ máy nhà nước, Nhật Bản đã bãi bỏ mô hình “lột xác” với hệ  thống quản lý nguồn nhân lực lạc hậu. Hiện nay, mô hình công vụ  Nhật Bản   trong những năm gần đây vẫn nghiêng về mô hình truyền thống. Đặc điểm chính của mô hình này là: công chức làm việc suốt đời trong nền  hành chính từ  khi họ  được tuyển dụng cho tới khi nghỉ  hưu, tiền lương được  tăng theo thâm niên. 4.2 Cơ quan quản lý nguồn nhân lực Theo Luật công vụ  quốc gia, cơ  quan quản lý đội ngũ công chức tại Nhật  Bản là Cơ quan Nhân sự quốc gia (NPA). Cơ quan này được thành lập năm 1948,   có các chức năng chủ yếu là: bảo đảm sự công bằng trong quản lý đội ngũ công  chức; bảo vệ lợi ích và phúc lợi của công chức theo quy định của pháp luật, và   với tư cách là một tổ chức chuyên về quản lý nhân sự, NPA có nhiệm vụ đưa ra  các chính sách và biện pháp phù hợp với tình hình xã hội nhằm bảo đảm cho nền  hành chính hoạt động hiệu quả để có được sự tin tưởng của nhân dân. Để thực  hiện được những nghĩa vụ  này, NPA hoạt động mang tính trung lập và công  bằng mà không lệ  thuộc vào sự  kiểm soát từ  bên ngoài và được quyền đề  đạt  các khuyến nghị lên Quốc hội. Cụ thể, NPA thực hiện những nhiệm vụ sau: ­ Bảo đảm hiệu quả  quản lý công vụ  thông qua cải thiện môi trường làm  việc; ­ Bảo đảm và phát triển nhân sự đa dạng và có năng lực ­ Đưa ra các khuyến nghị có thể điều chỉnh được tình hình kinh tế ­ xã hội; ­ Bảo đảm quản lý công bằng thông qua bảo vệ lợi ích của công chức; ­ Thực hiện quản lý nhân sự  tiên tiến dựa trên cơ  sở  năng lực và kết quả  thực thi công vụ; ­ Nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về công chức và quản lý nhân sự; ­ Bảo đảm đạo đức công vụ  và bảo đảm sự  tin tưởng của nhân dân đối với  nhà nước.
  14. Theo quy định của pháp luật, NPA có trách nhiệm về  các vấn đề  cải thiện  điều kiện làm việc và quản lý nhân sự, đề xuất ý kiến xây dựng, sửa đổi, bãi bỏ  các luật và các quy định; tuyển dụng, bổ  nhiệm, miễn nhiệm, thù lao, đào tạo,   thay đổi vị trí làm việc, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, đạo đức công vụ,... 4.3 Một số nội dung quản lý nguồn nhân lực a. Tuyển dụng Hằng năm, NPA tổ  chức ba kỳ thi tuyển công chức để  tuyển tương  ứng ba   loại công chức: loại I, loại II và loại III. Những người trúng tuyển công chức   loại I sẽ được đào tạo để trở thành lãnh đạo trong tương lai. Những ngươi trúng  tuyển công chức loại II và loại III hầu hết là những ngưòi làm việc chuyên môn.   Để  được dự  thi tuyển công chức loại I các  ứng viên trước hết phải là những  người đã thi đỗ vào các trường đại học lớn, có uy tín và có truyền thống đào tạo   nhân tài. Để thống nhất mặt bằng chất lượng công chức trong toàn bộ nền hành   chính, các bộ không được mở kỳ thi tuyển công chức riêng từ giai đoạn đầu mà   chỉ được tuyển chọn công chức cho bộ mình trong số  những người trúng tuyển   tại các kỳ thi hằng năm do NPA tổ chức.  Hình thức tuyển dụng: Có hai hình thức tuyển dụng công chức vào nền công vụ  Nhật Bản là thi   tuyển cạnh tranh và xét tuyển. Luật công vụ  quốc gia quy định sử  dụng hình   thức tuyển dụng chủ  yếu là thi tuyển cạnh tranh, hình thức xét tuyển chỉ  được  thực hiện đối với những trường hợp mà NPA xác nhận rằng hình thức thi tuyển   cạnh tranh là không thích hợp. Hình thức xét tuyển được áp dụng trong bốn trường hợp sau: ­ Các vị  trí công chức quản lý cấp cao như  Thứ  trưởng đòi hỏi khả  năng  quản lý và giám sát, năng lực quan hệ với các nhóm bên ngoài; ­ Các vị trí đòi hỏi bằng cấp hoặc giấy phép của nhà nước như bác sĩ, nha sĩ,  y tá; ­ Các vị trí đòi hỏi ứng viên phải chứng minh mình có khả năng phù hợp với   yêu cầu của vị trí đó hoặc với các yêu cầu chuyên môn và trách nhiệm ở mức độ  cao hơn; ­ Các vị trí đặc biệt có rất ít ứng viên có bằng cấp tham gia. Cơ quan có trách nhiệm trực tiêp tổ chức thi tuyển công chức cấp quôc gia là  NPA. Cơ quan này được Hiến pháp quy định chịu trách nhiệm ban hành các văn  bản pháp quy về chế độ  thi cử, hướng dẫn nội dung, quy định các thủ  tục, các   tiêu chuẩn và có thể  trực tiếp tổ  chức thi tuyển công chức quôc gia. Việc hình  thành một cơ  quan tuyển dụng chung như  vậy nhằm bảo  đảm cho sự  thống 
  15. nhất, chuẩn hóa đội ngũ công chức trong cả nước; tăng tính kế hoạch, tính chủ  động cho cơ quan quản lý, sử  dụng lao động cũng như  cho  ứng viên; bảo đảm  tính khách quan để  tuyển được những  ứng viên giỏi nhât, xóa bỏ  chê độ  dùng   tiền, dùng quyền để  mua bán văn bằng, tước vị, loại bỏ yếu tố chủ quan, tình   cảm khi tuyển dụng. Ngoài ra, các bộ, ngành cũng có thể  trực tiếp tổ  chức thi   tuyển công chức cho bộ, ngành của mình theo các kỳ  thi tuyển công chức hàng   năm. Ở Nhật Bản, cơ hội trở thành công chức luôn dnafh cho mọi công dân khi đủ  tuổi lao động và sức khỏe theo luật định. Riêng việc thi tuyển công chức đối với  các ngành nghề như y tế, xây dựng, kế toán, luật sư ở Nhật Bản bắt buộc người  dự  tuyển phải có chuyên môn tương  ứng do tính đặc thù của các ngành, nghề  này. Đối với các lĩnh vực còn lại, việc tuyển dụng không đòi hỏi chuyên ngành  đã có của người tham gia tuyển dụng. Hệ thống thi tuyển và nguyên tắc thi tuyển: Hệ thống tuyển dụng công chức ở Nhật Bản chủ yếu dựa trên thi tuyển với  hình thức viết và vấn đáp. Trong những năm gần đây, do trách nhiệm công vụ  ngày càng nặng nề  và   phức tạp nên việc bảo đảm nguồn nhân lực đa dạng và có năng lực để  duy trì   hoạt động công vụ là một vấn đề quan trọng. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản  đang phải đối mặt với những khó khăn bởi số lượng ứng viên thi tuyển vào làm   công chức quốc gia đang có xu hướng ngày càng giảm sút vì nhiều nguyên nhân,  như sự suy giảm dân số sau mỗi thế hệ, xu hướng thích làm việc trong khu vực   tư, sự  thay đổi cấu trúc nguồn cung nhân lực cho khu vực công, và hơn nữa là   những chỉ trích đối với công vụ và công chức. Vì thế, cùng với hệ  thống tuyển chọn này còn có một số  hệ  thống tuyển  chọn khác như  hệ  thông tuyển dụng nhân sự  hay chuyên gia giàu kinh nghiệm,   hệ  thống tuyển dụng lao động hợp đông có thời hạn. Đây là những hệ  thông   được xây dựng để tuyên dụng những người từ khu vực tư vao nhằm làm phong   phú công vụ, và những người khác nhau từ  khu vực tư được tuyển dụng thông  qua quá trình lựa chọn theo sự đánh giá công bằng về khả năng và thủ tục tuyển  dụng. Nền công vụ Nhật Bản áp dụng hai nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong quá   trình thi tuyển công chức, đó là: ­ Nguyên tắc công khai, công bằng, đối xử bình đẳng trong quá trình tổ chức.  Nguyên tắc này được quy định tại Điều 46, 47 Luật công vụ  quốc gia như  sau:  kỳ thi tuyển dụng cần phải có điều kiện công khai và bình đẳng cho bất cứ công   dân nào có đủ  khả  năng, trình độ  và thông báo về  kỳ  thi tuyển dụng cần phải   được công bố rộng rãi trên báo chí. Việc công khai hóa thông tin không chỉ thực  
  16. hiện trước cuộc thi mà còn sau khi có kết quả, các úng viên đỗ  hay trượt cũng   đều được công bố công khai. Bình đẳng nghĩa là tất cả công dân đều có quyền  và cơ hội ngang nhau khi có mong muốn làm việc cho cơ quan nhà nước, chỉ cần  đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của vị trí công việc tuyển dụng. Nguyên tắc căn cứ trên thành tích, tức là kết phản ánh thực chất năng lực của  ứng viên. Thực hiện nguyên tắc này nhằm loại trừ thái độ thiên vị chính trị  ảnh  hưởng của tình cảm cá nhân và xếp hạng ứng viên theo thứ  tự  xứng đáng, bảo  đảm cho nền công vụ tuyển dụng được những ứng viên giỏi nhất. Nội dung thi tuyển: Nội dung thi tuyển công chức là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả  của kỳ thi. Việc tuyển chọn công chức không chỉ dựa vào khả năng học vấn của  họ  mà đánh giá dựa trên thiên hướng nghề  nghiệp, năng lực thực tế  và tiềm   năng của ứng viên. Do vậy, nội dung thi tuyển công chức ở Nhật Bản bao gồm   những kiến thức cơ bản bảo đảm cho công chức có một trình độ  học vấn nhất  định, các kiến thức chuyên môn và các kỹ năng nghiệp vụ. Các kiến thức cơ bản   được đề cập ở những vấn đề  có liên quan đến luật công như: Hiến pháp, Luật   hành chính,… Kiến thức chuyên môn có liên quan đến vị trí côn tác của ứng viên   sau khi trúng cử. Tiêu chí đánh giá ứng viên trong các kỳ thi tuyển thường bao gồm: kiến thức;   kỹ năng ứng xử; và khả năng lãnh đạo. Phương pháp thi tuyển: Các cuộc thi tuyển công chức được thiết kế nhằm kiểm tra mức độ đáp ứng  được yêu cầu, nhiệm vụ đối với mỗi loại hoạt động công vụ của các ứng viên.   Do đó, các cuộc thi tuyển được tiến hành thông qua sự kết hợp thi theo chủ đề  như  nghệ  thuật tự  do, các chủ  đề  cuyên môn và phỏng vấn để  xác định chính   xác kiến thức, kỹ năng, các khả năng và khuynh hướng khác đòi hỏi để thực thi  những nhiệm vụ tương ứng. Hình thức thi tuyển: Nền công vụ Nhật Bản cũng áp dụng hai hình thức thi tuyển cơ bản là viết   và vấn đáp. Thi viết để kiểm tra trình độ kiến thức cơ bản về chuyên ngành, trình độ  lý  luận, năng lực viết, năng lực đọc của các  ứng viên. Hình thức thi viết có thể  thực hiện bằng cách thi trắc nghiệm hoặc thi tự luận. Hình thức thi này đạt hiệu   quả cao trong việc kiểm tra kiến thức cơ bản của  ứng viên, đồng thời kiểm tra   được khả năng tư duy và phân tích thể hiện trong bài viết. Thi vấn đáp được coi trọng để kiểm tra năng lực suy nghĩ, năng lực diễn đạt  ngôn ngữ, năng lực  ứng xử  và giải quyết các tình huống; qua vấn đáp, người  
  17. tuyển dụng còn nắm được hình dáng, tác phong, thái độ  cũng như  quan niệm   đạo đức, hoàn cảnh gia đình, các quan hệ xã hội của cá nhân ứng viên. Ngoài ra, còn có các hình thức thi tài năng, năng khiếu và thi thể lực đối với  thi tuyển công chức đảm nhận vị trí công việc mang tính chuyên ngành, đặc thù  riêng. Tuyển dụng công chức từ khu vực tư vào công vụ: Một điểm đáng chú ý của việc tuyển dụng công chức vào nền công vụ   ở  Nhật Bản là có sự tuyển dụng nhân sự từ khu vự tư để tăng cường cho khu vực  công. Việc tuyển dụng đối tượng này được thực hiện dưới nhiều hình thức   như: ­ Bổ nhiệm công chức có thời hạn. ­ Tuyển dụng công chức có thời hạn chuyên làm công việc nghiên cứu. ­ Hệ thống tuyển dụng nhân sự có nhiều kinh nghiệm. ­ Trao đổi nhân sự giữa chính phụ và khu vực tư. Điều 1­24 (Luật đặc biệt cho tuyển dụng nhân lực từ  khu vực tư  để  tiếp   thêm năng lực cho khu vực công) là hệ thống tuyển dụng linh hoạt có hiệu lưc  từ  ngày 01/4/1998. Luật này được ban hành để  tạo thuận lợi trong tuyển dụng  những chuyên gia cao cấp và có kinh nghiệm phong phú từ khu vực tư vào đóng  góp, tiếp thêm sức mạnh cho nền công vụ. Yêu cầu đối với những người được tuyển từ  khu vực tư  vào khu vực công   theo quy định của luật này là: ­ Có bằng cấp chuyên môn cao và có kinh nghiệm; ­ Có kinh nghiệm và bằng cấp đáp ứng được các yêu cầu mới của nền hành  chính; ­ Có bằng cấp và có kinh nghiệm đa dạng trong những lĩnh vực khác nhau và   khác và khác với hoạt động công vụ. Cụ  thể  là, những doanh nhân có kinh nghiệm về  tài chính, các chuyên gia  công nghệ thông tin, các chuyên gia kỹ thuật về năng lượng hạt nhân… thì mới   tuyển dụng. b. Luân chuyển, thuyên chuyển, thăng tiến. Luân chuyển, thuyên chuyển: Sau Chiến tranh thế  giới thứ  hai, Hiến pháp của Nhật Bản đã mở  ra một   chương mới trong mối quan hệ  giữa chính quyền trung  ương và địa phương   thông qua quyền tự trị địa phương. Điều này cho phép thống đốc tỉnh được nhân  dân trong tỉnh bầu ra thay vì được Thiên hoàng bổ  nhiệm theo quy định của  
  18. Hiến pháp cũ. Đây có lẽ là sự khác biệt lớn nhất của hệ thống chính quyefn địa  phương trước và sau chiến tranh. Tất cả  công chức của tỉnh đều là công chức  địa phương được tỉnh bổ nhiệm. Theo Hiến pháp mới này, việc tuyển dụng và  đề  bạt công chức được quản lý dựa trên hệ  thống công trạng được xây dựng   phù hợp với từng chính quyền địa phương. Tuy nhiên, mỗi tỉnh không thể ngay lập tức tìm kiếm và đào tạo được những  công chức có năng lực. Do đó, các tỉnh trưởng mong muốn có được những công   chức có năng lực từ  chính quyền trung  ương để  họ  có thể  tiếp tục thực hiện   công vụ trong hệ thống chính quyền địa phương mới được thiết lập. Vì vậy, ít  nhất là những năm sau chiến tranh, họ  muốn được nhận những công chức từ  Bộ  Nội vụ  như  là nguồn nhân lực “cứu trợ”. Sau những năm 1960, các chính   quyền địa phương dần theo  đuổi chính sách nhân sự  của mình nhằm tuyển  dụng và đề bạt độc lập để phát triển đội ngũ công chức cốt cán. Các công chức  được thuyên chuyển từ chính quyền trung ương, những người dự kiến chỉ làm  việc tạm thời trong chính quyền địa phương. Vì vậy, thuyên chuyển công chức giữa các cấp chính quyền là một trong  những đặc trung quan trọng của khu vực công Nhật Bản. Theo thời gian, dần dần chính quyền địa phương tìm kiếm được các phương  tiện và chiến lược đào tạo nhân sự cho mình. Tuy vậy, mặc dù chính quyền địa   phương nỗ  lực đào tạo công chức của mình nhưng vẫn chấp nhận sự  thuyên   chuyển từ chính quyền trung ương. Quy trình thuyên chuyển công chức từ trung  ương về địa phương không dựa  trên Luật tự  trị  địa phương, Luật công vụ  quốc gia hay bất cứ  luật nào. Quá  trình này được bắt đầu từ khi chính quyền địa phương đề xuất yêu cầu đối với  các bộ hoặc cơ quan trung ương. Chính quyền địa phương phải xác định rõ ràng  loại công chức học cần (ví dụ: kỹ  sư  xây dựng, người lãnh đạo tổ  chức với   kinh nghiệm quản lý dự  án xử  lý rác thải,…) và xác định loại vị  trí cho những   nhân sự  này. Công chức sẽ được chuyển từ  chính quyền trung  ương về  và trở  thành công chức địa phương. Những công chức được thuyên chuyển sẽ  được  trả  lương theo thang bảng lương của chính quyền địa phương và thường cao   hơn so với tiền lương họ nhận được khi làm việc ở chính quyền trung ương. Trong một số  trường hợp, trong suốt quá trình thuyên chuyển, vị  trí chính   quyền trung ương được giữ  cho công chức thuyên chuyển quay trở lại sau một  thời gian làm việc trong chính quyền địa phương. Tuy nhiên, ngay cả  trong  những trường hợp như  vậy. chính quyền địa phương có thể  không chấp nhận   trả lại công chức đã chuyển về địa phương mặc dù điều này sẽ mang tới rủi ro  về chính trị. Quy tắc này rất quan trọng, vì nó tạo cho chính quyền địa phương   một tiền đề  để  chấm dứt việc công chức thuyên chuyển quay trở  lại chính  
  19. quyền trung  ương. Hơn nữa, đối với những vị  trí đặc biệt như  phó thống đốc,  thủ quỹ, phó thị trưởng, việc bổ nhiệm phải được sự chấp thuận của hội đồng   tỉnh hoặc hội đồng thành phố  theo quy định của Luật tự  trị  địa phương. Điều  này làm củng cố thêm quyền tự chủ của địa phương. Những công chức quản lý  nhân sự  chỉ  là người chăm sóc, thực hiện các  quyết định và xem xét việc sắp xếp như  điều chỉnh tiền lương và các lợi ích  khác và chuẩn bị  các văn bản cho việc thuyên chuyển. Về  phía chính quyền   trung ương, vụ nhân sự của bộ phận được yêu cầu của chính quyền địa phương  sẽ  xem xét và gửi người phù hợp xuống chính quyền địa phương. Nhưng cũng   không có quy định pháp lý nào quy định nghĩa vụ của bộ phải thực hiện yêu cầu  về nhân sự của chính quyền địa phương. Điểm quan trọng khác cần phải chú ý là mặc dù có sự  thuyên chuyển từ  trung ương về địa phương nhưng không có sự thuyên chuyển từ chính phủ. Chí  có các bộ  và các cơ  quan trung  ương là có trách nhiệm gửi nhân sự  về  chính  quyền địa phương. Các cơ quan quản lý nhân sự trung ương (như Cơ quan Nhân   sự quốc gia), Thủ tướng, Tổng thư ký Nội các hoặc Văn phòng Thủ tướng đều  không liên quan đến hoạt động này. Theo khuôn khổ  này, chính quyền địa phương bề  ngoài dường như  có toàn  quyền để  thực hiện quyền tự  chủ  của mình, nhưng trong trường hợp chính  quyền địa phưng không có nguồn nhân lực thì họ  buộc phải chấp nhận sự  thuyên chuyển từ  chính quyền trung  ương. Quyền tự  chủ  hành động chỉ  có  được khi lãnh đạo chính quyền địa phương có được nguồn công chức thích hợp   có kinh nghiệm, tài năng và kỹ năng để có thể đề bạt họ lên các vị trí quản lý. Ngoài việc thuyên chuyển giữa trung ương – địa phương, trong khu vực công   ở Nhật Bản còn có sự luân chuyển thông qua chương trình giao lưu nhân sự với  khu vực tư. Chế  độ  giao lưu nhân sự  giữa chính phủ  và khu vực tư  thuộc chương trình   cải cách hành chính  ở  Nhật Bản được thực hiện dựa trên cơ  sở  Luật giao lưu   nhân sự giữa chính phủ và tư nhân năm 2000, Quy tắc số 20­0 về giao lưu nhân  sự giữa quốc gia và doanh nghiệp tư nhân và Quy tắc số 21­1 về tiêu chuẩn giao   lưu. Chương trình giao lưu nhân sự giữa chính phủ và khu vực tư đã được đăng   trên công báo nhằm công khai, chính thưc hóa chương trình để  kêu gọi, tuyển  mộ các doanh nghiệp tư nhân muốn giao lưu nhân sự với chính phủ. Chương trình giao lưu nhân sự giữa chính phủ và khu vực tư được tiến hành   nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ, sự hiểu biết lẫn nhau giữa chính phủ  và hu vực tư, xác lập một nền hành chính gần dân, vì dân. Bên cạnh đó, Chính  phủ Nhật Bản còn kỳ vọng tới mục đích thông qua chương trình giao lưu nhân  sự  này, chính phủ  sẽ có được những công chức có kinh nghiệm và chất lượng 
  20. để  đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc điều hành nền hành chính trong  tương lai. Bởi qua việc phái cử  công chức tới làm việc tại doanh nghiệp tư,   chính phủ  đánh giá được khả  năng công chức trong thực tiễn, đặc biệt là về  mức độ, khả  năng hoàn thành công việc phù hợp với yêu cầu cầu thực tiễn.   Thông qua đó có được sự  hiểu biết và lý giải sâu sắc thực trạng của doanh   nghiệp tư. Quá trình thực hành tại doanh nghiệp cũng giúp cho công chức có   được năng lực thực tiễn để đáp ứng chính xác và mềm dẻo các vấn đề của nền   hành chính vốn là sự  nghiệp chính của công chức đó. Cũng thông qua chương  trình giao lưu nhân sự này, chính phủ hiểu biết và gần doanh nghiệp hơn, từ đó   có các chính sách phát triển đúng đắn, hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn trong   cơ chế thị trường. Thăng tiến: Thông thường,  con  đường  thăng  tiến  của  một  công chức  trung  ương  khi  được tuyển chọn vào công chức loại I gắn liền với quá trình thuyên chuyển,   luân chuyển công tác và tham gia các lớp bồi dưỡng để  tích lũy kiến thức, kỹ  năng và kinh nghiệm nhằm bảo đảm thực hiện tốt công việc tại vị  trí mà công  chức sẽ đảm nhiệm. Công chức trẻ mới được tuyển dụng vào các bộ được đào tạo thông qua kinh   nghiệm làm việc ở nhiều đơn vị trong bộ và ngoài bộ và qua các lớp bồi dưỡng   ở nhiều cấp khác nhau. Sau khoảng 5­6 năm được tuyển dụng, trải qua những   hoạt động đào tạo như trên, công chức trẻ của Nhật Bản đã có trình độ khá cao  về lý luận kinh tế học nên lúc này họ sẽ được giao làm trưởng nhóm trong một   bộ phận. Sau đó, họ được xuống cơ sở làm giám đốc để để nhiệm trách nhiệm   độc lập và xử lý công việc hành chính nhằm phát huy quyền lãnh đạo tại đơn vị  cơ sở. Sau một năm, công chức này được chuyển lại bộ và giữ chức phó trưởng  phòng, từ  đó bắt  đầu đưuọc  tham gia quá trình hoạch  định chính sách, Qua  nhiều năm, họ  sẽ  được luân phiên đảm nhiệm các chức vụ  phó trưởng phòng   của các phòng khác nhau để  họ  có điều kiện rèn luyện và phát huy khả  năng   quản lý hành chính, khả năng đối phó nhạy biến với tình huống thực tiễn trong   nhiều lĩnh vực. Sau đó, họ lại được điều xuống làm phó trưởng ty của bộ hoặc   được cử ra nước ngoài làm tùy viên hoặc tham tnas kinh tế của các Đại sứ quán  từ  3 đến 4 năm rồi lại được chuyển trở lại bộ để  đảm nhiệm chức vụ  trưởng  phòng, công chức cũng được luân chuyển qua nhiều phòng khác nhau. Tiếp   theo, công chức lại được cử  xuống làm trưởng ty  ở  địa phương. Hầu hết các   ứng viên trúng tuyển công chức loại I đều đạt được chức vụ  này. Từ  đây, các   công chức tiếp tục phấn đấu để được nâng dần lên các chức phó vụ trưởng, vụ  trưởng. Cuối cùng, những người ưu tú trong số này sẽ được chọn để bổ nhiệm   chức thứ  trưởng, đây là chức vụ  cao nhất của công chức trong nền công vụ  Nhật Bản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2