intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Sự chuyển hóa của các chất trong cơ thể người và trong thực phẩm

Chia sẻ: Cẩm Nguyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:67

195
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận "Sự chuyển hóa của các chất trong cơ thể người và trong thực phẩm" sẽ giúp các bạn nêu được sự chuyển hóa cơ bản của các chất, giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này để có thể ứng dụng vào trong thực tiễn cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Sự chuyển hóa của các chất trong cơ thể người và trong thực phẩm

  1.                                                                                                                                                         B Ộ CÔNG THƯƠNG                                                        TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM                                                      VI ỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM                                                           ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:                          
  2. Tp.Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010
  3. Mục lục Mục lục.............................................................................................................................................3 Bảng Phân Công..............................................................................................................................4 Mở đầu.............................................................................................................................................5 Kết luận..........................................................................................................................................66 Tài Liệu Tham Khảo......................................................................................................................67
  4. Bảng Phân Công STT TÊN SINH VIÊN NHIỆM VỤ ĐIỂM 1  Lê Thị Trang Đài Vitamin 2 Nguyễn Thị Hương( 09272291 ) Nước, chất màu,  chất mùi 3 Vũ Thị Thu Hương Lipid 4 Văn Huỳnh Bảo Phương Glucid 5 Nguyễn Huỳnh Hồng Ngọc Protein
  5. Mở đầu Ngành sản xuất thực phẩm sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau để tạo nên   các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Các loại nguyên liệu này tùy khác   nhau nhưng đều được cấu thành từ  những chất giống nhau là nước, protein, glucid,  lipid, vitamin, các chất màu, chất mùi… Các chất này, qua quá trình chế biến sẽ biến  đổi, chuyển hóa lẫn nhau để tạo nên cấu trúc của sản phẩm cũng như chất lượng dinh  dưỡng của sản phẩm. Các quá trình chuyển hóa này xảy ra rất phức tạp và có  ảnh  hưởng lớn đến cấu trúc và chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, sau khi sử  dụng các   sản phẩm thực phẩm thì các chất trong thực phẩm sẽ  chuyển hóa như  thế  nào, tạo   nên các chất gì, gây nên những ảnh hưởng gì đến cơ thể cũng là một vấn đề cần quan  tâm vì mục đích chính của các sản phẩm thực phẩm chính là tạo nên những chất cần  thiết để  duy trì các hoạt động sống của con người. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự  chuyển hóa của các chất trong cơ thể người và trong thực phẩm là một việc làm hết  sức cần thiết để cải tiến chất lượng của ngành công nghiệp thực phẩm, tạo ra những  sản phẩm tốt, phục vụ tốt hơn các nhu cầu của người tiêu dùng. Vì những lý do trên nên nhóm chúng em xin chọn chuyên đề: “ Sự  chuyển hóa của  các chất trong cơ  thể  người và trong thực phẩm” làm đề  tài cho bài tiểu luận của   mình. Hy vọng rằng qua chuyên đề này, chúng em đã nêu được sự chuyển hóa cơ bản   của các chất, giúp các bạn hiểu rõ hơn về  vấn đề  này để  có thể  ứng dụng vào trong  thực tiễn cuộc sống.
  6. 1. Nước  1.1. Vai trò của nước trong cơ thể người :  Nước có vai trò rất quan trọng đối với sự  sống.   Nước chiếm tới 60 – 70% trọng lượng cơ thể, nước   phân bố   ở  khắp nơi như  máu, cơ  bắp, não bộ, phổi,   xương khớp… Nước là môi trường và cũng là một thành phần  của các phản  ứng hóa sinh. Con người có thể  chịu  đựng   được   đói   ăn   trong   vài   ba   tháng   nhưng   thiếu  nước mấy ngày cũng có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.     Trong cơ thể người và động  vật nhờ   có nước mà các phản  ứng thủy phân thức ăn mới tiến hành được. Nước là  thành phần cấu thành tế bào và các mô của cơ thể, có vai trò rất quan trọng trong quá   trình trao đổi chất, điều tiết lượng thể dịch, điều hòa thân nhiệt, vận chuyển các chất   cặn bã đến cơ quan bài tiết rồi đào thải khỏi cơ thể. Phần lớn nước trong thức ăn và nước uống được hấp thụ  qua đường tiêu hóa vào  máu. Gan có thể dự  trữ  một lượng nước nhỏ, số còn lại được phân bố  trong khoảng  gian bào và máu do áp suất thẩm thấu của các protein trong huyết tương quyết định. Nước thường xuyên trao đổi giữa hai khu vực trong và ngoài tế  bào. Trong điều  kiện bình thường lượng nước vào bằng lượng nước ra khỏi cơ thể, nước được cung  cấp hằng ngày từ chế độ ăn, uống và sự chuyển hóa oxy hóa các chất  ( khoảng 2,5 lít ). Một lượng nước tương tự  cũng được mất qua thận, ruột, phổi,   da. Lượng nước tối thiểu để  bài tiết các chất thải là 500ml, lượng nước bắt buộc 
  7. phải mất  ở  các nơi khác là 600ml. Do đó lượng nước tối thiểu cần đưa vào để  giữ  thăng bằng trong cơ  thể  là 1,1 lít/ 24h. Lượng nước này sẽ  tăng lên khi lượng nước  mất nhiều ( tiêu chảy, nôn, mồ hôi ), lượng nước đưa vào cơ thể dư thừa sẽ được bài  tiết   bởi   thận.       Nhu cầu nước của mỗi người thay đổi tùy theo tuổi tác, nhiệt độ  cơ  thể, cân nặng,  mức độ vận động, làm việc, thời tiết... Máu đóng vai trò trung tâm trong quá trình vận chuyển nước. Nước trong cơ thể di  chuyển qua lại giữa các ngăn dịch ngoài tế  bào và dịch trong tế  bào tùy thuộc áp lực  thẩm thấu. Áp lực thẩm thấu  ở dịch ngoài tế  bào chịu  ảnh hưởng của nồng độ  Na+,  K+, Cl­, HCO3­, ure, glucose,… Natri là cation chính của dịch ngoài tế  bào nên nó xác định áp lực thẩm thấu của  dịch ngoài tế  bào. Do đó khi nồng độ  natri thay đổi sẽ  làm thay đổi nồng độ  áp suất  thẩm thấu và sự chuyển động của nước giữa dịch trong tế bào và dịch ngoài tế bào. Khi lượng natri ở dịch ngoài tế bào tăng sẽ làm tăng nồng độ áp suất thẩm thấu của  dịch ngoài tế bào, nước từ trong tế bào sẽ di chuyển ra ngoài tế bào, tế bào mất nước.  Khi lượng natri ở dịch ngoài tế bào giảm sẽ làm giảm nồng độ áp suất thẩm thấu của   dịch ngoài tế bào, nước từ trong khoang ngoài tế bào sẽ di chuyển vào trong tế bào, tế  bào ứ nước. Cơ  quan chính để  kiểm tra sự  mất nước của cơ  thể  là thận. Tùy theo tình trạng   thừa hay thiếu nước của cơ thể mà nó sẽ tiết hay không tiết ADH để tác động lên ống  thận. ADH giúp mở  kênh nước giữa các tế  bào của  ống thận để  nước được tái hấp   thu dễ dàng từ  dịch lọc trở vào máu. Các kênh này sẽ  đóng lại nếu không có sự  hiện   diện của ADH.  Khi nồng độ  thẩm thấu dịch ngoài tế  bào tăng làm cho ADH tăng, dẫn tới tăng sự  tái hấp thu nước của  ống thận để  pha loãng dịch ngoài tế bào, tình trạng này làm cho  nước tiểu trở nên đậm đặc.
  8. Khi nồng độ  thẩm thấu dịch ngoài tế  bào giảm làm cho ADH giảm, dẫn tới giảm  sự  tái hấp thu nước của  ống thận để  làm đậm đặc dịch ngoài tế  bào, tình trạng này  làm cho nước tiểu loãng. 1.2. Nước trong chế biến thực phẩm:           Nước là hợp phần phong phú nhất trong các thực phẩm  ở  trạng thái tự  nhiên trừ  ngũ cốc. Nước là nguyên liệu cần thiết, không thể  thiếu được đối với công nghiệp hóa học  và công nghiệp thực phẩm. Nước được dùng để nhào rửa,vận chuyển và xử lý nguyên  liệu. Nước có thể  tham gia trực tiếp vào trong các phản  ứng trở  thành dạng liên kết,   cũng có thể tồn tại ở trạng thái tự do. Nước là thành phần cơ bản của một số sản phẩm như bia, nước giải khát…. Nước làm tăng chất lượng và tăng giá trị  cảm quan của thực phẩm. Nhờ  có nước  mà các sản phẩm thực phẩm có được độ bóng, dẻo, dai…  Nước làm tăng cường các quá trình sinh học như hô hấp, lên men, nẩy mầm…. Nước tham gia vào các quá trình làm lạnh và gia nhiệt trong các quy trình sản xuất. Nước còn là nguyên liệu rẻ tiền và có khả năng phục hồi. 2. Protein 2.1. Vai trò của protein trong cơ thể     Protein có vai trò kiến tạo vì là thành phần kiến tạo tế  bào, cấu trúc của enzim,   hoocmon, kháng thể, vitamin. Là  nguồn nguyên liệu cấu tạo chính của hệ cơ.     Protein có chức năng xúc tác, điều hòa trao đổi chất. Protein cung cấp năng lượng cho cơ  thể, 1g protein khi bị  oxy hóa cung cấp 4,1  KCal  Protein có thể chuyển hóa thành gluxit và lipit. 2.2. Chuyển hóa protein trong cơ thể
  9. 2.2.1. Tiêu hóa và hấp thu protein ở động vật dạ dày đơn  Dưới tác động của nhóm enzyme protease, protein thức ăn được thủy phân thành các   polypeptide, oligopeptide và cuối cùng thành các amino acid. Sự thủy phân protein xảy   ra ở dạ dày và ruột non.  2.2.2. Tiêu hóa protein trong dạ dày Thức ăn đến dạ dày sẽ kích thích tuyến dạ dày tiết ra hormone gastrin, sau đó kích  thích tế bào rìa tiết ra HCl và tế bào chính tiết ra pepsinogen. Độ acid của dạ dày cao,   pH dịch dạ  dày 1,5­2,5 cho nên có tác dụng diệt khuẩn và làm biến tính các protein   hình cầu tạo điều kiện cho các enzyme thủy phân liên kết peptide hoạt động. Pepsine   được giữ  dưới dạng pesinogen (trọng lượng phân tử 42.000) trong các tế bào chủ của  niêm mạc dạ  dày và chỉ  hoạt hóa thành pepsine (trọng lượng phân tử  35.000) khi đã   được tiết ra xoang dạ dày.  Kiểu phản ứng này là phản ứng tự xúc tác trong đó protein là chất hoạt hóa còn HCl  tăng cường hoạt lực của pepsine. Ở trong môi trường acid của dạ dày, pepsine thường  có hoạt lực cao, 1 gam pepsine của dịch dạ  dày có thể   thủy phân   50 kg albumine  trứng trong vòng 2 giờ ở những điều kiện thích hợp. Pepsine có thể thủy phân collagen   và elastine nhưng không thủy phân keratin của tóc, lông và cả các protein đơn giản có   nguồn gốc thực vật. Pepsin chủ yếu thủy   phân liên kết peptide trong đó có sự  tham  gia của amino acid mạch vòng và liên kết Ala­Ala, Ala­Ser và một số liên kết khác. Cơ  chế tổng quát về tác động của enzyme pepsin đối với protein như sau:                         Trong dạ múi khế của động vật nhai lại ở giai đoạn bú sữa có chứa enzyme renine  (chymosin) có vai trò làm đông vón sữa. Renine là chuỗi polypeptide có trọng lượng   phân tử  khoảng 40.000, chúng hoạt động trong môi trường acid yếu (pH 5,0 ­ 5,3) và  cần sự  có mặt của Ca++. Renine làm đông vón sữa bằng cách biến caseinogen thành  caseinate calcium, tạo điều kiện cho tiêu hóa protein sữa.  2.2.3. Sự tiêu hóa protein ở ruột non
  10. Các polypeptide cao phân tử, các peptone khi xuống ruột non sẽ  được hệ  thống   enzyme của dịch tụy và dịch ruột phân giải triệt để  thành amino acid. Trypsin trong   dịch tụy và dịch ruột khi mới tiết ra  ở dạng chưa hoạt động là   trypsinogen. Dưới tác  động của enzyme enterokinase, trypsinogen biến thành trypsin hoạt động, sau đó quá  trình này có thể xảy ra theo phương thức tự hoạt hóa, nghĩa là chịu tác động ngay của  enzyme trypsine.  Trypsine hoạt động tốt nhất trong môi trường pH 7 ­ 8. Dưới tác  dụng của trypsin, các protein còn sót, các peptide lớn sẽ bị thủy phân đến dạng peptide  có phân tử  trọng thấp hơn và một phần thành amino acid. Trypsin thể  hiện hoạt lực   cao nhất đối với các liên kết peptide có chứa nhóm carboxyl của amino acid diamin   (lysine, arginine). Chymotripsin  chứa  trong  dịch  tụy  ở   dạng   chưa  hoạt  động  là  chymotripsinogen.  Dưới   tác   động   của   enzyme   trypsin   và   chymotrypsin,   chymotrypsinogen   biến   thành  dạng hoạt động. Enzyme này hoạt động tối  ưu  ở  pH = 8,0, chúng thủy phân liên kết  peptid có nhóm ­CO­ thuộc amino acid nhân thơm (Phe, Tyr và Trp). Các peptide ngắn  hơn được thủy phân hoàn toàn  ở  ruột non nhờ carboxypeptidase phân cắt các liên kết   peptide nằm sát đầu nhóm carboxyl tự  do. Aminopetidase (trong dịch ruột) phân cắt   liên kết peptide nằm sát đầu nhóm amin tự do. Dipeptidase phân giải dipeptide   thành 2  amino acid. Ngoài những enzyme trên, trong dịch ruột còn gặp protaminase thủy phân   protamine, prolinase thủy phân các liên kết peptide có chứa proline. Như vậy, dưới tác động của các enzyme tiêu hóa, các protein của thức ăn đã bị thủy  phân hoàn toàn thành các amino acid. Amino acid được hấp thu qua phần đáy và phần   bên của màng bào tương tế bào niêm mạc ruột vào máu để đến gan. Ở gan các amino   acid có thể biến đổi khác nhau: tổng hợp protein hoặc có thể theo máu đi đến mô bào   để  tổng hợp các chất cần cho sự  hoạt động như  protein, các enzyme, hormon, kháng  thể, ... khi cần amino acid có thể dùng làm nguồn cung cấp năng lượng.      Ở  động vật sơ  sinh, phần lớn protein trong đó có immunoglobulin sữa đầu được  hấp thu bằng con đường  ẩm bào đi vào máu và không chịu sự  tác động của enzyme  
  11. tiêu hóa. Sự ẩm bào nhanh chóng đặc biệt trong vòng 4 giờ đầu tiên sau khi động vật   sơ sinh bú sữa đầu.  2.2.4. Chuyển hóa protein trong ruột già Tuyến ruột già tiết ít dịch,   enzyme ít và hoạt động yếu. Tiêu hóa chủ  yếu nhờ  enzyme từ dưỡng chấp ruột non xuống. Ruột già chủ yếu hấp thu nước và  khoáng. Lên men:   Vi sinh vật hữu ích tác động lên cellulose, bột đường còn lại để  hình  thành acid béo bay hơi và thể khí. Acid béo bay hơi được hấp thu phần lớn qua ruột già  vào máu đến gan. Thể  khí được thoát ra ngoài hậu môn. Lên men chủ  yếu xảy ra  ở  manh tràng. Thối rữa:  Do vi khuẩn gây thối, chủ yếu là E. coli  tác động lên các protein còn lại,  phân giải thành indol, scatol, phenol, cresol, H 2S, CO2, H2, … thối và độc. Những hợp  chất này một phần được đào thải theo phân, phần lớn hấp thu ở ruột già vào máu đến  gan. Tại gan chúng được khử độc bằng cách kết hợp với SO 4 hoặc với glucuronic acid  tạo thành hợp chất không độc (indical): Indolsulfonic, phenolsulfonic, indolglucuronic,   phenolglucuronic acid,… thải ra ngoài theo nước tiểu. Trong lâm sàng, dựa vào lượng  indical thải ra để chẩn đoán thăm dò chức phận khử  độc của gan. Trong cơ thể, protein thường xuyên được chuyển hoá. Khi thừa, protein sẽ chuyển  thành glucide hoặc lipid. Khi thiếu protein, sự  trao  đổi chất sẽ  bị  rối loạn, cơ  thể  chậm phát triển và suy yếu. Trong hoạt động cơ, vai trò cung cấp năng lượng của protein không đáng kể so với   glucide và lipid, chỉ chiếm khoảng 5­7% tổng năng lượng tiêu hao và điều này chỉ xảy  ra trong các điều kiện đặc biệt. Chỉ số biểu hiện mức độ phân hủy protein là hàm lượng nitơ trong nước tiểu và urê  trong máu. Đây là những chỉ số để đánh giá mức độ  hoạt động mạnh hay yếu của cơ  thể .  2.2.5. Tổng hợp protein  trong cơ thể
  12. Sản phẩm tiêu hóa của protein là các axit amin, được hấp thụ vào máu đến gan. Ở  gan, một phần axit amin được giữ  lại và được tổng hợp thành protein của huyết   tương như  albumin, globulin và fribrinogen. Phần lớn các axit amin được chuyển tới   tế  bào để  tổng hợp các protein đặc trưng như  hemoglobin, các hoocmon của tuyến  nội tiết, protein của các mô cơ, của các kháng thể và các enzim… Trong 20 axit amin có 10 axit amin thiết yếu là lơxin, izolơxin, valin, metionin,  treonin, phenylalanin, histidin, acginin, lizin và tryptophan cơ  thể  không tự  tổng hợp  được phải lấy từ thức ăn. Khi cơ thể thiếu   một hoặc một số axit amin thiết yếu thì  quá trình tổng hợp protein bị rối loạn. Cơ  thể có thể  tổng hợp các axit amin còn lại từ  các sản phẩm chuyển hóa gluxit,  lipit, protein. 2.2.6. Sự phân giải protein trong cơ thể Protein được phân giải  ở  gan, tế  bào và mô thành các axit amin. Tất cả  các axit   amin ở tế bào và mô sẽ được chuyển tới gan  để tiếp tục phân giải thành NH3 đi vào  chu trình ornithin để tạo thành ure, axit uric và creatin. Phần còn lại là axit xetonic có  thể biến đổi thành glucoza và glycogen, hoặc oxy hóa để tạo thành CO2, H2O và giải  phóng năng lượng. Axit xetonic cũng có thể  kết hợp với NH 2  để  tạo thành các axit  amin mới. 2.2.7. Điều hòa chuyển hóa protein 2.2.7.1. Điều hòa theo cơ chế thần kinh: Trung khu điều hòa nằm ở vùng dưới đồi thị. Khi trung khu này bị tổn thương, quá   trình phân giải protein tăng lên.  2.2.7.2. Điều hòa theo cơ  chế  thể  dịch:  được thực hiện thông qua  một số hoocmon 
  13. Hoocmon insulin của tuyến tụy làm tăng quá trình sử dụng glucoza ở tế bào, giảm   phân giải protein, tăng tổng hợp protein. Hoocmon tăng trưởng GH của tuyến yên làm tăng quá trình tổng hợp protein  ở tế  bào, tăng tích lũy protein ở mô. Testosterol và estrogen làm tăng tích lũy protein ở mô. Glucocorticoit có tác dụng huy động các axit amin vào quá trình chuyển hóa để tạo   ra gluxit và giải phóng năng lượng, giảm tăng tích lũy protein ở mô. 2.3. Chuyển hóa protein trong chế biến thực phẩm 2.3.1. Biến đổi do nhiệt 2.3.1.1. Nhiệt độ vừa phải Làm biến tính và vô hoạt hóa các enzym gây ra phản ứng biến tính protein vốn xúc  tác các phản  ứng tạo ra màu sắc và mùi vị không mong muốn cũng như xúc tác phản  ứng phá hủy các vitamin. Các độc tố  có bản chất protein có trong thực phẩm hoặc các chất kìm hãm các   enzym đường tiêu hóa đi vào thực phẩm theo nguyên liệu sẽ mất độc tính. Làm cho một số  thực phẩm giàu colagen, glycine đậu tương sẽ  dễ  dàng tiêu hóa  hơn vì khi đó mạch peptit bị duỗi ra, giải tỏa các gốc acid amin trước đây bị vùi trong   phân tử do đó tạo dieuf kiện cho protease tác dụng được thuận lợi hơn. 2.3.1.2. Nhiệt độ thanh trùng(>110­1150C) Các sản phẩm giàu protein như  thịt, cá, sữa sẽ  gây phá hủy một phần các gốc  cistine, cisteine tạo thành H2S, dimetylsunfua và các hợp chất bay hơi khác khiến cho  các sản phẩm này có mùi đặc trưng.
  14. 2.3.1.3. Nhiệt độ khan Các protein ở nhiệt đọ trên 2000C (nhiệt độ đạt được khi ran thịt, cá) thì triptophan  sẽ bị vòng hóa đẻ tạo ra α, β hoặc γ cacbolin. 2.3.1.4. Nhiệt độ cao  Các thực phẩm giàu protein có pH trung tính hoặc các thực phẩm giau protein có   môi trường kiềm thì sẽ xảy ra: Thủy phân các liên kết peptit và đồng phân hóa các gốc acid amin, tạo ra hỗn   hợp raxemic do đó làm giảm giá trị  dinh dưỡng đi 50%. Hơn nữa khi có mặt đồng   phân D sẽ  làm giảm độ  tiêu hóa của protein đi vì các liên kết peptit có chứa gốc D­ acid amin thường khó bị thủy phan hơn. Phá hủy một số acid amin: như arginine sẽ bị chuyển thành ornitin, ure, sitrulin,   NH3. Cistein bị  chuyển thành dehydroalanine. Gia nhiệt  ở  môi trường kiềm, serine,   threonine và lysine cũng bị phá hủy. Tạo nối cầu đồng hóa trị kiêu lisinoalanine, ornitinoalanine hoặc lantionine liên  kết gốc dehydroalanine (DHA)  ở  chuỗi polypeptit này với các gốc lysine, ornitine   hoặc gốc cistine ở chuỗi polypeptit khác do đó làm giảm độ tiêu hóa nito, giảm giá rị  của protein. 2.3.1.5. Nhiệt độ thấp Kiềm hãm hoạt động của các vi sinh vật Tăng phẩm chất của một số thực phẩm Làm hại cấu trúc của tế bào Các mức giảm nhiệt – Trên dưới 00C: 1 ngày – 00C: 1 tuần → 1 tháng (tùy sản phẩm) – 0 đến ­50C: lạnh đông: 1 tháng → vài năm
  15. Sử dụng trong sấy thăng hoa, tách muối (sản phẩm agar khô), (≤ ­18 0C); tùy thuộc  vào phương pháp làm lạnh: chậm, cấp đông. Sau khi rã đông khả năng giữ nước của protein giảm nên dịch chảy ra gây tổn thất   1 phần nhỏ về dinh dưỡng, 1 phần lớn về trọng lượng, do đó thịt trở nên khô và xơ. 2.3.2. Thủy phân Phản  ứng thủy phân là cơ  sở  kỹ  thuật của nhiều quá trình chế  biến thực phẩm.  sản phẩm cuối cùng là acid amine Xúc tác: acid, kiềm, enzym(protease). Tuy nhiên trong một số trường hợp có những   protein không bị thủy phân bởi enzym động vật như keratin, colagen Với acid: trytophan bị phân hủy Với kiềm: arginin, acid amine chứa lưu huỳnh bị phân hủy. xảy ra hiện  tượng racemic hoa   Trong sản xuất, thương chỉ dùng phương pháp thủy phân bằng acid hoặc bằng  enzym hoặc phương pháp kết hợp chứ không dùng kiềm 2.3.3. Biến đổi bằng enzym Trong qua trình bảo quản các thực phẩm giàu prtein thường xảy ra hiện tượng ôi  thối làm mất giá trị  dinh dưỡng của thực phẩm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên  là do tác dụng của enzym có sẵn trong thực phẩm cũng như của vi sinh vật xâm nhập   từ  môi trường ngoài vào. Khi đó protein bị chuyển háo theo những phản  ứng cơ bản  sau: 2.3.3.1. Phản ứng khử amin R CH COOH +    H 2 O R  COOH CH              +   NH3 NH2 OH         enzym cua R CH COOH R CH +   NH 2 3 vi sinh vat hieu khí NH COOH 2
  16. Phản ứng tạo thành các dạng acid hữ cơ và các hydroxyl acid làm cho thực phẩm bị  chua. 2.3.3.2. Phản ứng khử nhóm carboxyl R CH COOH R CH              NH2 +   CO 2 2 NH2 Phản ứng này tạo thành các amin khác nhau. Từ lysine tạo thành cardaverin, histidin  tạo thành histamine, tyrosine tạo thành tyramin là các chất độc. 2.3.3.3. Phản ứng khử amin, khử cacboxyl R CH COOH + 1/2 O R CO  COOH +   NH3 2 NH2 decacboxylase +   CO 2 R CO COOH R CH O R CH COOH +    H 2 O R  COOH CH              +   NH3 NH2 OH ­CO 2 R CH COOH R CH OH +   CO 2 2 OH 2.3.3.4. Phản ứng tạo thành mercaptan CH SH +  2H CH SH CH NH +     CO 2 +    NH 2 3 CH 3 COOH Thường xảy ra đối với acid amine có chứa lưu huỳnh 2.3.3.5. Phản ứng tạo thành scatol, crezol, phenol CH CH CH 2 CH COOH +    NH    2 COOH +   H 2O 3 OH NH NH NH 2 Triptophan acid indoloxypsopinic CH 2 CH COOH + O2 CH2 COOH +   H 2O +  CO 2 OH NH NH
  17. Acid indolaxetic CH 2 COOH CH +  CO 3 2 NH NH scatol CH + 3/2 O2 +   H 2O +  CO 3 2 NH NH Indol OH OH OH CH 2 CH COOH NH 2                        CH 3                         Crezol    phenol Trong quá trình hoạt động sống các vi sinh vật gây thối rữa thường gặp trong  đường ruột và trong quá trình cất giữ  protein các acid amine vòng chuyển hóa thành   các sản phẩm độc có mùi khó chịu như scatol, crezol, phenol 2.3.3.6. Phản ứng tạo thành di­trimetylamin từ lipoprotein CH 3 CH3 CH 3 CH 3 N CH 2 CH 2 OH CH3 (O) N CH 3 N O CH 3 CH3 CH              OH 3 Colin   trimetylamine oxytrimetlamine Phần lipit sau khi tách từ lipoprotein sẽ bị chuyển hóa thành các di­trimetylamin có   mùi tanh 2.3.3.7. Phản ứng tạo thành phosphin (từ phosphoprotein) ­3O2 H3 PO4 PH 3                                                                                          phosphin Phản   ứng   này   xảy   ra   với   các   phosphoprotein   và   nucleoprotein.   Lượng   acid   phosphoric tham gia phản ứng là acid hình thành khi các dạng protein trên bị phân giải.  Phosphin tạo thành là khí không màu, mùi thối, rất độc
  18. 2.3.4. Ảnh hưởng của chất bảo quản đến protein Thay đổi nồng độ (các chất bảo quản) NaCl, saccharose, HCl Tạo môi trường hóa học: pH, dung môi (rượu, iso propanol) Thay đổi cấu trúc (biến tính): sấy khô 3. Glucid 3.1. Sự chuyển hóa của glucid trong cơ thể người. 3.1.1. Sự tiêu hóa của glucid trong cơ thể. Miệng:   có   enzyme   amylase   thủy   phân   1   phần   tinh   bột   hoặc   glycogen Dạ dày: không có enzyme tiêu hóa glucid  Ruột non: glucid được thủy phân chủ yếu ở đây nhờ hệ enzyme amylase từ tá tràng 3.1.2. Sự hấp thu glucid. Tinh bột sau khi được lấy vào cơ  thể  sẽ  hấp thu chủ  yếu qua ruột  ở tế bào niêm  mạc   vào   máu   và   vận   chuyển   đi   khắp   cơ   thể
  19. Quá   trình   hấp   thu   cũng   được   thực   hiện   qua   2   cơ   chế: Khuếch tán: theo nguyên tắc vật lý, vận chuyển từ nơi nồng độ  cao đến nơi có nồng   độ   thấp   hơn   cho   đến   khi   cân   bằng Vận chuyển tích cực: nhờ  quá trình phosphoryl hóa (ATP) (vận chuyển tích cực hay   chủ động và có sự tiêu hao năng lượng). 3.1.3. Sự chuyển hóa glucid trong quá trình hô hấp. Glucose    glycosis ( giải phóng ra 2 ATP)  pyruvat     Oxy   hóa   hô   hấp   Không O2              Lên men                 34 ATP                                                                         Lactic acid Ethyl   alcohol   +   CO2 Quá trình biến đổi từ glucose thành pyruvat gọi là quá trình đường phân. Quá trình đường phân có thể xảy ra theo 3 con đường khác nhau gồm: ­ Con đường Embden – Meyerhoff – Parnas  ­ Con đường Pentose ­ Phosphate ­ Con đường Entner ­ Doudoroff . Trong 3 con đường này thì con đường Embden – Meyerhoff – Parnas là phổ  biến  nhất. 3.1.3.1. Con đường Embden – Meyerhoff – Parnas Quá trình đường phân là một quy trình rất phức tạp, bao gồm một chuỗi phản  ứng,   bắt đầu bằng phản ứng phosphoryl hóa monosaccarit. Các ester phosphat tạo thành có   khả  năng phản  ứng mạnh hơn so với monosaccarit, nên giai đoạn tạo ester phosphat  
  20. của monosaccarit cũng là giai đoạn hoạt hóa chúng. Phản  ứng phosphoryl hóa thực   hiện được nhờ  sự  tham gia của enzym kinaza và chất cho gốc phosphat là ATP. Ion  Mg2+ cũng tham gia như một yếu tố phụ của phản ứng: Glucoza    +    ATP         glucoza – 6 – phosphat      +      ADP Týõng tự  nhý trên, từ  fructose sẽ  cho fructose – 6 – phosphat, từ riboza sẽ t ạo nên  riboza – 5 – phosphat… Tính chất quan trọng của các dẫn xuất trên là chúng có thể ðồng phân hóa dễ dàng,  ví dụ, từ glucoza – 6 – phosphat dễ dàng chuyển hóa thành fructose – 6 – phosphat dýới   tác dụng của enzym ðồng phân hóa isomerase: CH2O P P O CH2 H O O CH2OH H H phosphohexose H HO OH H OH OH isomerase OH H OH OH H Fructose – 6 – phosphat tiếp tục bị phosphoryl hóa ở C 1 tạo nên dẫn xuất fructose –  1,6 – diphosphat. P O CH2 O CH2O P P O CH2 O CH2OH Mg2+ H HO H HO OH OH phosphofructokinase OH H OH H Phản ứng tạo fructose – 1,6 – diphosphat là phản ứng cõ bản chuẩn bị cho giai ðoạn   phân giải monosaccarit theo kiểu hiếu khí và yếm khí. Phân tử  fructose – 1,6 – diphosphat do chứa hai g ốc phosphat  ở hai v ị trí ðối xứng   nên có thể dễ dàng bị cắt ðứt thành hai phân tử phosphotriose. Ở giai ðoạn này xảy ra   cắt ðứt mạch carbon của ðýờng hexose và tạo nên hai chất là phosphodioxyaxeton và  aldehit 3 – phosphoglixerinic.   CH2OPO3H2 CH2PO3H2 C O H2O3PO CH2 O CH2OH H HO aldolase OH phosphodioxyaxeton OH H
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1