intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

43
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu vị từ tiếng Việt theo các đặc trưng đối lập [+ động] và [- động], phân loại và miêu tả hai nhóm vị từ tĩnh và vị từ động theo các tiêu chí khả năng kết hợp và vai nghĩa của chúng trong câu nhằm góp phần tìm hiểu thêm về sự phân biệt động – tĩnh của vị từ tiếng Việt. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HƢỜNG SỰ CHUYỂN HÓA TỪ VỊ TỪ TĨNH SANG VỊ TỪ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Ngôn ngữ học Hà Nội – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HƢỜNG SỰ CHUYỂN HÓA TỪ VỊ TỪ TĨNH SANG VỊ TỪ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN HỒNG CỔN Hà Nội – 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hà Nội, tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hƣờng
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô và các cán bộ khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại đây. Tôi cũng xin cảm ơn phòng Đào tạo sau đại học của khoa và trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong khi làm thủ tục bảo vệ luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, người đã định hướng và cho tôi những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài này. Hà Nội, tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hƣờng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 1. Đặt vấn đề 5 2. Tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài 6 3. Mục đích nghiên cứu 9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 9 5. Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 9 6. Phương pháp nghiên cứu 11 7. Ý nghĩa của luận văn 11 8. Bố cục của luận văn 12 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 13 1. 1. Các khái niệm tiền đề 13 1.1.1. Về khái niệm vị từ và các thuật ngữ liên quan 13 1.1.2. Khái niệm và phân loại các kiểu sự tình 22 1.1.3. Về khái niệm “vị từ động” và “vị từ tĩnh” 27 1.2. Về sự phân biệt động-tĩnh của vị từ tiếng Việt 28 1.2.1. Những nhận xét mở đầu 28 1.2.2. Các dấu hiệu hình thức phân biệt vị từ động và vị từ từ tĩnh 30 1.3. Cơ sở lý thuyết về sự chuyển hóa của vị từ 33 1.3.1. Những nghiên cứu tiên phong 33 1.3.2. Phân biệt hiện tượng chuyển hóa của vị từ với các hiện tượng khác 37 1.3.3. Quan điểm của tác giả luận văn 40 1.4. Tiểu kết 43 CHƢƠNG 2. SỰ CHUYỂN HÓA TỪ TĨNH SANG ĐỘNG CỦA VỊ TỪ TIẾNG VIỆT TRONG KẾT CẤU CÓ YẾU TỐ CHỈ HƢỚNG 45 2.1 Dẫn nhập 45 2.2. Nhắc lại một số kết quả phân loại vị từ tiếng Việt 45 2.2.1. Nhóm vị từ động 46 1
  6. 2.2.2. Nhóm vị từ tĩnh 48 2.3. Về nhóm từ chỉ hướng trong tiếng Việt 50 2.3.1. Hoạt động ngữ pháp của nhóm từ chỉ hướng 50 2.3.2. Cương vị cú pháp của từ chỉ hướng khi đứng sau các từ loại khác 55 2.3.3. Cương vị ngữ nghĩa của từ chỉ hướng đứng sau vị từ 56 2.4. Các con đường chuyển hóa từ tĩnh sang động của vị từ tiếng Việt có sự hỗ trợ của yếu tố chỉ hướng 57 2.4.1. Nhận xét 57 2.4.2. Sự chuyển hóa vị từ trạng thái thành vị từ quá trình 58 2.4.3. Sự chuyển hóa vị từ tư thế thành vị từ hành động 60 2.5. Đặc điểm ngữ nghĩa ngữ pháp của câu với tổ hợp “vị từ tĩnh + từ chỉ hướng” 63 2.5.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của vị từ chuyển hóa 63 2.5.2. Vai nghĩa của tham thể trong sự chuyển hóa của vị từ 65 2.5.3. Cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu 67 2.5.4. Ngữ nghĩa của tổ hợp “vị từ tĩnh + từ chỉ hướng” 69 2.6. Những ghi nhận khác về khả năng kết hợp của vị từ tĩnh và từ chỉ hướng 73 2.6.1. Khả năng tham gia vào kết cấu gây khiến từ vựng tính 73 2.6.2. Khả năng có sự tham gia của các yếu tố cực cấp của vị từ 74 2.6.3. Những trường hợp vị từ tĩnh không thể kết hợp với từ chỉ hướng 75 2.7. Tiểu kết 76 CHƢƠNG 3. SỰ CHUYỂN HOÁ TỪ TĨNH SANG ĐỘNG CỦA VỊ TỪ TIẾNG VIỆT TRONG CÁC KẾT CẤU GÂY KHIẾN – KẾT QUẢ 78 3.1. Cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt 78 3.1.1. Về khái niệm cấu trúc gây khiến - kết quả 78 3.1.2. Nhận diện kết cấu gây khiến - kết quả 79 3.2. Đặc điểm chung của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt 84 3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa 84 3.2.2. Đặc điểm ngữ pháp 87 2
  7. 3.3. Sự chuyển hoá vị từ tĩnh thành vị từ động trong kết cấu gây khiến - kết quả 89 3.3.1. Vai trò của vị từ trung tâm trong kết cấu gây khiến - kết quả 89 3.3.2. Kết cấu gây khiến - kết quả có vị từ biểu thị những hành động làm cho đối tượng biến đổi trạng thái 90 3.4. Sự chuyển hóa vị từ tĩnh sang vị từ động có sự tham gia của các yêu tố ngữ pháp hóa 93 3.4.1. Hiện tượng ngữ pháp hóa một số vị từ gây khiến trong tiếng Việt 93 3.4.2. Trường hợp “đánh” và “làm” 94 3.5. Tiểu kết 97 CHƢƠNG 4. SỰ CHUYỂN HÓA TỪ TĨNH SANG ĐỘNG CỦA VỊ TỪ TIẾNG VIỆT TRONG CÁC KẾT CẤU CÓ YẾU TỐ THỜI THỂ - TÌNH THÁI 98 4.1. Dẫn nhập 98 4.2. Nhóm phụ từ chỉ tốc độ - bất ngờ trong vai trò hỗ trợ sự chuyển hóa của vị từ 99 4.2.1. Vị trí của nhóm từ này trong hệ thống từ loại tiếng Việt 99 4.2.2. Về khái niệm nhóm phụ từ biểu thị tốc độ - bất ngờ 100 4.2.3. Vai trò hỗ trợ cho sự chuyển hóa vị từ tĩnh thành vị từ động 101 4.2.4. Ngữ nghĩa của vị từ chuyển hóa 106 4.3. Sự chuyển hóa vị từ tĩnh thành vị từ động có sự hỗ trợ của các yếu tố thời-thể, tình thái 107 4.3.1. Điểm luận các yếu tố thời-thể, tình thái trong tiếng Việt 107 4.3.2. Vai trò hỗ trợ sự chuyển hóa vị từ tĩnh thành vị từ động của một số yếu tố thời, thể, tình thái 109 4.4. Tiểu kết 119 KẾT LUẬN 121 THƢ MỤC THAM KHẢO 124 NGUỒN TƢ LIỆU TRÍCH DẪN 131 3
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCP Cấu trúc cú pháp CTNBH Cấu trúc nghĩa biểu hiện KCVN Kết cấu vị ngữ NPCN Ngữ pháp chức năng Ss So sánh VTĐ Vị từ động VTHĐ Vị từ hành động VTQT Vị từ quá trình VTT Vị từ tĩnh 4
  9. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Sự phân biệt động – tĩnh trong nội bộ vị từ của một ngôn ngữ là một trong những sự phân biệt căn bản và quan trọng nhất, và có thể coi là phổ quát cho mọi ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt. Vấn đề thú vị này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học trong nước và cả quốc tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Bản thân sự phân biệt động – tĩnh đã phức tạp, nhưng nó kéo theo các vấn đề như sự chuyển hoá từ tĩnh sang động (và ngược lại) của vị từ có phần còn phức tạp hơn nhiều. Phần lớn các tác giả khi bàn về vấn đề này, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra các giải pháp và kết quả nghiên cứu khá phong phú song các tác giả vẫn tập trung chủ yếu vào việc xác lập các tiêu chí nhận diện nhằm đi đến sự phân loại các vị từ hơn là xác định các phương thức chuyển hoá. Sự chuyển hóa của vị từ từ đặc trưng này sang đặc trưng khác đối lập với nó là một vấn đề mới chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều, đặc biệt là trong ngữ pháp truyền thống, chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này. Đường hướng và cách tiếp cận vấn đề của chúng tôi về căn bản là kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được thừa nhận của ngữ pháp chức năng, mà ở đây là khảo sát vị từ trong cái khung cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Đó là nghĩa đề cập đến một sự tình nào đó trong hiện thực khách quan. Mỗi sự tình có một cấu trúc, thường bao gồm lõi là một vị tố và các tham thể. Vị tố là hạt nhân của sự tình, còn các tham thể là các thực thể tham gia vào biểu đạt sự tình. Trong thực tế có nhiều loại sự tình, sự khác nhau của chúng được phân biệt dựa trên đặc điểm của vị từ hạt nhân và số lượng, đặc điểm của các tham thể. S. C. Dik có thể nói là người đầu tiên sử dụng các đặc trưng cơ bản là [động] và [chủ ý] để phân biệt các sự tình. Dựa trên thông số [động], một mặt là phân biệt giữa những sự thể “động” tức là những “biến cố”, những sự việc, những sự thay đổi có thể xảy ra, diễn ra như bay, đi, chạy, nhảy, hát, nổ, đánh, rơi, v.v. với những sự thể “tĩnh” tức là những tình thế, trạng thái, những tính chất có thể kéo dài, nghĩa là tồn tại các sự vật trong một thời gian được tri giác là có chiều dài, có kích thước, có màu sắc, có trọng lượng như to, nhỏ, xấu, đẹp, đen, trắng, béo, gầy, v.v. Theo thông số [chủ ý], sự phân biệt giữa những sự thể diễn ra hay tồn tại do sự chủ ý có sự tự điều khiển của con người hay động vật, tức những hành động như chạy, nhảy, đánh, đập, v.v., những tư thế như đứng, ngồi, nằm, quỳ, v.v. với những sự tình không do sự chủ ý mà ra, những quá trình hay trạng thái của những bất động vật như rơi, khô, héo, cong, v.v. hay của những động vật, nhưng không có sự tự điều 5
  10. khiển, tự kiểm soát của chúng như ngã, đau, ốm, khỏe, yếu, v.v. Cách phân loại này của Dik được coi là có hiệu lực cho mọi ngôn ngữ. Khi ứng dụng vào tiếng Việt, ta cũng thấy có sự phân biệt rất rõ giữa các vị từ trên cả hai thông số, ở cả hai bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa, trong đó sự phân biệt theo thông số [động] có thể nói là được đánh dấu rõ nét nhất. Sau S.C. Dik, một số tác giả đã bổ sung thêm một số sự tình khác như sự tình quan hệ, sự tình tồn tại. Đây là sự phân loại sự tình, cũng là sự phân loại nghĩa biểu hiện của câu, chứ không phải là sự phân loại từ ngữ thể hiện các sự tình, dù rằng các sự tình đều phải biểu hiện bằng hình thức từ ngữ (vị tố biểu hiện bằng vị từ, còn các tham thể thường biểu hiện bằng danh từ, danh ngữ hay đại từ, v.v.). Có một vấn đề rất quan trọng là các đặc trưng nói trên của sự tình biểu lộ như thế nào ở các ngôn ngữ cụ thể. Chẳng hạn như tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập, trong nhiều trường hợp, cùng một vị từ nhưng tùy theo ngữ cảnh lại có thể biểu hiện những sự tình khác nhau, thể hiện những đặc trưng trái ngược nhau. Khi vị từ có sự chuyển hóa về ý nghĩa, sắc thái, đặc trưng để diễn đạt các loại sự tình khác nhau, thì các tham thể cũng có sự thay đổi về số lượng, đặc điểm và vai nghĩa. Đồng thời, sự kết hợp của vị từ với các yếu tố khác như phó từ hay hư từ, tình thái từ, và/hoặc các vị từ khác trong các loại kết cấu đặc biệt được thể hiện trong khung vị ngữ chính là những dấu hiệu hình thức của sự chuyển hóa vị từ, ở đây là sự chuyển hóa từ đặc trưng tĩnh sang đặc trưng động. Đó là các vấn đề mà nghiên cứu ngữ pháp – ngữ nghĩa nói chung và nghiên cứu vị từ tiếng Việt nói riêng vẫn còn bỏ ngỏ. 2. Tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài Vị từ và những vấn đề ngữ nghĩa – ngữ pháp của vị từ vốn là đối tượng kinh điển trong nghiên cứu ngữ pháp. Vai trò quan trọng của vị từ trong hoạt động ngữ pháp, mà cụ thể là trong sự chi phối các thành phần câu là điều đã được các nhà ngữ pháp thừa nhận. Trong bối cảnh nghiên cứu cú pháp thuần túy hình thức cuối cùng cũng bộc lộ nhiều hạn chế không thể khắc phục được, việc chuyển hướng nghiên cứu vào ngữ nghĩa, chức năng, vào sự kết hợp ngữ nghĩa – ngữ pháp trong khảo sát vị từ - với tư cách là trung tâm tổ chức cú pháp – ngữ nghĩa của câu tỏ ra có hiệu lực và phù hợp với lí luận đổi mới trong ngôn ngữ học ngày nay. Hướng đi này đã gợi mở và chứng kiến những thành tựu đáng ghi nhận. Đầu tiên phải kể đến công trình Éléments de syntaxe structural của L. Tesnière xuất bản năm 1959 ở Paris được coi là đặt nền móng cho nghĩa học cú pháp. Theo đó, tổ chức của câu bao gồm một đỉnh là vị từ 6
  11. trung tâm và các tham tố quây quần chung quanh vị từ đó. Tham tố có thể chia làm hai loại, dựa trên tiêu chí bắt buộc hay không bắt buộc để có thể cùng với vị từ trung tâm tạo thành một câu trọn vẹn. Thậm chí, theo lý thuyết của Tesnière, khái niệm chủ ngữ của ngữ pháp truyền thống bị hạ cấp, chủ ngữ không còn đóng vai trò là một trong hai thành phần trung tâm của câu nữa mà chỉ có vai trò tương đương như các bổ ngữ, mà ở đây là các diễn tố của vị từ, bị quy định bởi bản chất ngữ pháp của vị từ. Các nhà ngữ pháp sau đó như C.J. Fillmore, W.L. Chafe, S.C. Dik, M.A.K. Halliday, v.v. cũng thể hiện quan điểm coi vị từ là hạt nhân ngữ pháp – ngữ nghĩa của câu trong các nghiên cứu của mình. Chẳng hạn, W.L. Chafe trong cuốn Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ đã nói rằng: “toàn bộ thế giới khái niệm của con người ngay từ đầu đã chia ra làm hai phạm vi chính. Một là phạm vi động từ bao gồm các trạng thái (tình trạng, chất lượng) và sự kiện; phạm vi kia là danh từ bao gồm các “sự vật” (…). Tôi chấp nhận rằng trung tâm của chúng là động từ, còn ngoại diên là danh từ. Có hàng loạt nhân tố có thể giải thích được một cách hoàn hảo nhất nếu thừa nhận rằng động từ chiếm vị trí trung tâm” [6, tr.124]. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học theo hướng chức năng luận khi nghiên cứu vị từ tiếng Việt cũng củng cố quan điểm đó. Cao Xuân Hạo cho rằng “chức năng của vị từ chính là làm thành vị ngữ (ngữ đoạn vị từ) hay làm trung tâm của ngữ đoạn này, cho nên chính nó đảm đương việc mang những đặc trưng ngữ pháp-ngữ nghĩa đánh dấu sự phân biệt giữa các loại sự tình” [42, tr.258]. Điều này có nghĩa là nó đảm nhận gánh nặng ngữ pháp-ngữ nghĩa của câu. Sở dĩ sự tình này khác biệt với sự tình khác là do sự khác biệt về tính chất của các vị từ. Cũng xuất phát từ nhận định đó, Nguyễn Thị Quy lập luận rằng: “Trong câu, nội dung của sự thể thường được biểu hiện bằng một vị ngữ (hay ngữ vị từ); còn các tham tố của sự thể thường được biểu hiện bằng những danh ngữ (hay ngữ danh từ). Nội dung của sự thể quyết định cách tổ chức của các tham tố và quan hệ giữa các tham tố của nó, và do đó cũng quyết định cấu trúc ngữ nghĩa của toàn câu”. Tác giả kết luận “Nghĩa của các vị từ có một tác dụng quyết định đối với ngữ pháp của câu” [91, tr.9]. Mặc dù nhất quán trong việc công nhận vai trò trung tâm của vị từ trong tổ chức cú pháp – ngữ nghĩa của câu, nhưng việc phân loại vị từ thì mỗi tác giả bằng các cơ sở, tiêu chí và phương pháp nghiên cứu khác nhau đã dẫn đến những kết quả phân loại khác nhau. Việt ngữ học trong khoảng mấy chục năm trở lại đây đã có nhiều công trình viết về ngữ pháp tiếng Việt nói chung và về vị từ tiếng Việt nói riêng mà trong đó chú trọng việc đi sâu miêu tả một nhóm vị từ nhất định. Ở đây, liên quan đến đề tài, chúng tôi chỉ xin kể ra một số tác phẩm tiêu biểu như Động từ trong tiếng Việt 7
  12. của Nguyễn Kim Thản (1977), Tiếng Việt-Sơ thảo ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo (xuất bản lần đầu năm 1991), Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó, so với tiếng Nga và tiếng Anh của Nguyễn Thị Quy (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc (1996), Cấu trúc nghĩa biểu hiện của c u với nh m vị từ trao t ng của Lâm Quang Đông (2008). Ngoài ra còn phải kể đến một số luận án tiến sĩ như Khảo sát các động từ t nh thái trong tiếng Việt của ùi Trọng Ngoãn (2004), Vị từ trạng thái trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh) của Trần Thị Minh Phượng (2008), Đ c điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng Việt của Trương Thị Thu Hà (2013), và nhiều luận văn thạc sĩ đi theo hướng khảo sát chuyên sâu vào một nhóm vị từ cụ thể trong tiếng Việt. Việc nhận diện, phân loại và miêu tả các nhóm vị từ có ý nghĩa tiền đề quan trọng trong việc khảo sát sự chuyển hóa trong nội bộ vị từ cũng là vấn đề mà chúng tôi hết sức quan tâm. Khảo sát sự chuyển hóa của vị từ tiếng Việt nằm trong định hướng nghiên cứu những hiện tượng ngôn ngữ cụ thể rất được chú trọng trong những năm gần đây. Tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi, vấn đề này chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách thỏa đáng. Đây đó trong các công trình mà chúng tôi vừa kể đến ở trên, mới chỉ có một số tác giả manh nha khơi gợi đến hiện tượng chuyển hóa của vị từ, chứ chưa có một tác phẩm nào thực sự đi sâu khai thác và khảo sát một cách có hệ thống. Ngay cả những công trình dày dặn về ngữ pháp tiếng Việt như của Cao Xuân Hạo, Diệp Quang an, Đinh Văn Đức, các tác giả cũng mới chỉ nhắc đến vấn đề này với một dung lượng rất hạn chế. Về sau này có thêm nhiều bài nghiên cứu liên quan, chẳng hạn Nguyễn Đức Dương với bài Thử giải nghĩa hai từ ra và đi (trong các tổ hợp kiểu “đẹp ra/xấu đi” (2002), Phạm Thị Hoà với bài Sự chuyển biến ý nghĩa của các động từ biểu thị hành động vật lí sang biểu thị hành động n i năng (2002), Nguyễn Đức Dân với loạt bài Những giới từ không gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ (2005), Con đường chuyển nghĩa của từ cơ bản: Trường hợp của “lại” (2010), Con đường chuyển nghĩa của từ “đi” (2013), Bùi Minh Toán với bài Vai nghĩa của các tham thể trong sự chuyển hoá của vị từ (2010). Như vậy, có thể thấy, vấn đề chuyển hóa của vị từ đã được nhiều nhà ngôn ngữ học thừa nhận, tuy nhiên các quan điểm phần nhiều chưa thống nhất, đồng thời mới chỉ có một vài khía cạnh được đề cập đến, hoặc mới chỉ là những nhận xét ban đầu đối với một số hiện tượng lẻ tẻ chứ chưa có những khảo sát toàn diện, miêu tả cụ thể và nghiên cứu hệ thống, đặc biệt là việc giải thích cơ chế chuyển hóa và xác lập các con đường của sự chuyển hóa, theo chúng tôi chính là những yêu cầu cấp thiết của đề tài này. 8
  13. 3. Mục đích nghiên cứu Với định hướng là khảo sát sự chuyển hóa vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt, mục đích nghiên cứu của luận văn là: - Nghiên cứu vị từ tiếng Việt theo các đặc trưng đối lập [+ động] và [- động], phân loại và miêu tả hai nhóm vị từ tĩnh và vị từ động theo các tiêu chí khả năng kết hợp và vai nghĩa của chúng trong câu nhằm góp phần tìm hiểu thêm về sự phân biệt động – tĩnh của vị từ tiếng Việt. - Khảo sát và miêu tả sự chuyển hóa từ tĩnh sang động của vị từ trong các tổ hợp cụ thể như vị từ kết hợp với từ chỉ hướng, với các hư từ hay các yếu tố ngữ pháp hóa, các yếu tố tình thái, các yếu tố thời-thể và trong kết cấu gây khiến - kết quả. - Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa của vị từ trong sự chuyển hóa và vai trò của chúng với tư cách là hạt nhân tổ chức cấu trúc ngữ nghĩa và cú pháp của câu. - Phân tích, giải thích các con đường chuyển hóa của vị từ trong tiếng Việt nhằm góp phần vào việc biên soạn từ điển tiếng Việt và sách dạy tiếng Việt. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn phải hoàn thành những nhiệm vụ sau: - Thảo luận những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài trên cơ sở làm rõ các khái niệm cơ bản. - Tổng quan tình hình nghiên cứu về sự chuyển hóa vị từ trên thế giới và ở Việt Nam, giới thiệu quan điểm của các tác giả đồng thời xác định rõ hướng nghiên cứu của đề tài. - Nhận diện, phân tích, mô tả các dấu hiệu hình thức và đặc điểm ngữ nghĩa – cú pháp của các nhóm vị từ trong các kiểu tổ hợp cụ thể có sự tham gia của các yếu tố dẫn đến sự chuyển hóa và vai trò của các vị từ đó trong việc tổ chức cấu trúc vị từ- tham tố cũng như cấu trúc ngữ nghĩa của câu. - Miêu tả sự chuyển hóa từ tĩnh sang động ở các nhóm vị từ cụ thể như vị từ trạng thái, tính chất, hoàn cảnh thành vị từ quá trình, vị từ tư thế, cảm giác thành vị từ hành động, v.v., từ đó mô hình hóa các con đường chuyển hóa của vị từ tiếng Việt. - Bàn thêm và gợi mở những định hướng nghiên cứu tiếp theo cho những vấn đề có liên quan đến đề tài. 5. Đối tƣợng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu Từ việc quan sát các câu sau: 9
  14. (0.1) M t Bích thoạt đầu đỏ bừng lên, sau tái đi. (VTP, TSĐĐ) (0.2) Hai má phịu xuống, Bích chỉ còn biết lấu nhấu. [VTP, TSĐĐ] (0.3) Anh thật không ngờ, một việc xấu xa của anh mà lại cũng được vợ hiểu ra như thế. [TL, TNCL] (0.4) Thị trẻ ra mười tuổi. [NC, TTTN] (0.5) Rồi anh ngồi xuống ghế nghiêm trang tiếp. [NC, TTTN] (0.6) M t ông đồ xám lại… [NC, TTTN] (0.7) Hai má hóp vào để tiếp sức cho hai cái lưỡng quyền. [NC, TTTN] (0.8) Một mối lo ngại bỗng nhiên đến ám ảnh tâm trí làm tan nát cái yên tĩnh tôi đã giữ gìn trong mấy năm nay. [TL, TNCL] (0.9) Gió mạnh dán chặt quần áo vào người chàng, khiến cái lạnh thêm thấm thía và ẩm ướt. [TL, TNCL] (0.10) Tôi lỡ tay đánh vỡ một chén, bà ấy đánh tôi đau quá. [TL, TNCL] (0.11) Hắn biết đ u hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người lương thiện. [NC, TTTN] (0.12) Tôi cũng thấy những ngộ nhận giới tính và đạo đức giết chết vẻ diễm lệ trên các khuôn m t thiếu nữ. [NHT, TN] (0.13) Trời đất đang sáng, bỗng dưng sầm tối. Chúng tôi nhận thấy các vị từ đỏ, tái, phịu, hiểu, trẻ, ngồi, xám, hóp bản chất là vị từ tĩnh chỉ tính chất, trạng thái, tư thế, cảm giác, nhưng trong các ví dụ từ (0.1) đến (0.7), ý nghĩa của chúng đã chuyển hóa, trở thành các vị từ động chỉ quá trình, hành động. Sự chuyển hóa này đến từ sự kết hợp của chúng với các từ chỉ hướng ra, vào, lên, xuống, đi, lại phía sau. Tình hình tương tự đối với các vị từ tan nát, ch t, vỡ, nát, đổ, chết trong các ví dụ từ (0.8) đến (0.12) khi ý nghĩa của chúng cũng có sự chuyển hóa từ tĩnh sang động, do kết hợp với các vị từ gây khiến hay các yếu tố ngữ pháp hóa đặt trước vị từ. Còn trong ví dụ (0.13), các vị từ sáng, sầm tối vốn chỉ đặc trưng tĩnh, nhưng do có sự tham gia của một yếu tố thời-thể đang, hay một yếu tố chỉ tốc độ bỗng dưng, đã có sự chuyển hóa thành đặc trưng động. Các tổ hợp như đỏ lên, tái đi, xám lại, ngồi xuống, hóp vào, làm tan nát, dán ch t, đánh vỡ, đập nát, đạp đổ, giết chết, đang sáng, bỗng (sầm) tối…. chính là đối tượng nghiên cứu của luận văn. Nguồn ngữ liệu mà luận văn sử dụng chủ yếu là từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Bùi Hiển, Tô Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, v.v., trong các văn bản báo chí, ngoài ra là tư 10
  15. liệu tiếng Việt khẩu ngữ. Bên cạnh đó, các loại từ điển tiếng Việt cũng là nguồn tư liệu quan trọng được luận văn sử dụng để khảo sát, thống kê và đối chiếu. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong luận văn này là phương pháp miêu tả đồng đại. Cụ thể luận văn đã sử dụng các thủ pháp khác nhau của phương pháp miêu tả như: thủ pháp trường nghĩa, thủ pháp phân tích phân bố (phân tích ngữ cảnh, phân tích ngữ trị, thay thế, cải biến, v.v.), các thủ pháp phân loại và hệ thống hoá, phân tích vị từ-tham tố, phân tích thành tố cú pháp và thành phần câu, các thủ pháp phân tích nghĩa tố v.v. nhằm tập trung vào việc phân tích các ngữ đoạn và các kiểu kết cấu, miêu tả cấu trúc nghĩa biểu hiện của các sự tình được thể hiện trong các biểu thức ngôn ngữ học. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng nhiều phương pháp khác như so sánh, mô hình hóa, thống kê... nhằm minh họa cho các nhận xét, kết luận bằng các cứ liệu định lượng. 7. Ý nghĩa của luận văn Sự hiện thực hóa các đặc điểm hệ thống của vị từ tiếng Việt trong hoạt động là hướng nghiên cứu có thể cho nhiều kết quả có ích cho quá trình lĩnh hội và sản sinh ngôn bản. Do đó có thể khẳng định việc thực hiện đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Luận văn là sự tiếp thu và ứng dụng những xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ học mới trên thế giới vào tiếng Việt trong lĩnh vực ngữ pháp – ngữ nghĩa. Đó là xu hướng nghiên cứu ngữ nghĩa chức năng với cách tiếp cận từ ngữ nghĩa, chức năng đến hình thức, cấu trúc, tức là đi từ nghĩa học đến cú pháp. Hiện tượng chuyển hóa của vị từ tiếng Việt là một vấn đề mới chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống, cho nên đối tượng của luận văn không hề bị trùng lặp. Đây là một hiện tượng phức tạp trong ngôn ngữ đồng thời cũng có những biểu hiện rất đa dạng. Luận văn lựa chọn khảo sát chiều chuyển hóa từ tĩnh sang động, nhưng chắc chắn sự chuyển hóa diễn ra trong cả chiều ngược lại. Do vậy có thể nói, đề tài có ý nghĩa gợi mở những hướng nghiên cứu sâu và rộng hơn trong tương lai. Với nhiệm vụ là miêu tả, phân tích cấu trúc ngữ pháp – ngữ nghĩa của các vị từ và giải thích ý nghĩa của sự chuyển hóa vị từ, luận văn sẽ góp phần giúp người dạy, học tiếng Việt hiểu rõ hơn về những kiểu tổ hợp rất thông dụng diễn đạt tinh tế sự chuyển hóa. Những kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần vào việc biên soạn các công trình tham khảo về ngữ pháp tiếng Việt và sách dạy tiếng Việt cho 11
  16. nhiều đối tượng học viên. Ngoài ra, cũng với hướng đi đó, luận văn có thể giúp ích cho việc miêu tả các nét nghĩa hết sức tế vi của vị từ cũng như khả năng kết hợp của chúng trong từ điển tiếng Việt cỡ lớn. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chúng tôi dự kiến sẽ trình bày luận văn trong 4 chương với nội dung như sau: Chương 1. Cơ sở lý thuyết Công việc chính của chương này sẽ tập trung trình bày khái quát những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài khảo sát về sự chuyển hoá vị từ tĩnh thành vị từ động trong tiếng Việt. Thảo luận về các khái niệm cơ bản: khái niệm vị từ, sự tình, việc phân loại các sự tình tiêu biểu, các tiêu chí phân biệt động/ tĩnh của vị từ và những ý kiến xung quanh vấn đề sự chuyển hoá từ tĩnh sang động của vị từ tiếng Việt. Trên cơ sở xác lập một khung lý thuyết cho phạm vi của đề tài, chúng tôi cũng sẽ trình bày quan điểm riêng của mình và đường hướng mà luận văn sẽ đi theo trong quá trình nghiên cứu. Chương 2. Sự chuyển hoá từ tĩnh sang động của vị từ tiếng Việt trong các kết cấu có yếu tố chỉ hướng Xuất phát từ hệ thống phân loại vị từ tiếng Việt, những vấn đề chung về nhóm từ chỉ hướng trong tiếng Việt, chúng tôi miêu tả sự chuyển hoá vị từ tĩnh thành vị từ động trong kiểu tổ hợp có “vị từ tĩnh + từ chỉ hướng”, trong đó sự chuyển hoá tiếp tục được phân chia ở nhóm vị từ tư thế chuyển thành vị từ hành động và vị từ trạng thái thành vị từ quá trình. Chương 3. Sự chuyển hoá từ tĩnh sang động của vị từ tiếng Việt trong các kết cấu gây khiến - kết quả Từ việc điểm qua tình hình nghiên cứu vấn đề này trên thế giới và trong nước, chúng tôi phân tích vai trò của vị từ trung tâm trong kết cấu gây khiến – kết quả và lần lượt đi vào các trường hợp chuyến đổi ý nghĩa từ tĩnh sang động của các vị từ đó trên các phương diện biến đổi tính chất vật lí và biến đổi trạng thái, tính chất của đối tượng. Chương 4. Sự chuyển hóa từ tĩnh sang động của vị từ trong các kết cấu có yếu tố thời thể - tình thái Khảo sát khả năng hỗ trợ cho sự chuyển hóa từ tĩnh sang động của vị từ tiếng Việt của các phụ từ chỉ tốc độ, bất ngờ, các yếu tố chỉ thời-thể và các yếu tố tình thái. 12
  17. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. 1. Các khái niệm tiền đề 1.1.1. Về khái niệm vị từ và các thuật ngữ liên quan 1.1.1.1. Các quan niệm về vị từ trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt Khái niệm vị từ (predicate) xuất hiện trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt từ những năm 60 của thế kỷ trước, trong tương quan với thể từ, được xem là hai phạm trù từ vựng - ngữ pháp quan trọng nằm trong phạm vi thực từ. Việc đề xuất hai phạm trù này, theo Nguyễn Văn Hiệp, xét về lai nguyên, là chịu ảnh hưởng của Nga ngữ học. Trong tiếng Nga, một ngôn ngữ biến hình, thể từ phân biệt với vị từ theo khả năng biến đổi hình thái: thể từ là những từ biến đổi theo giống, số, cách (và như vậy sẽ gồm danh từ, tính từ, số từ); còn vị từ là những từ biến đổi theo ngôi, thời, thể, thức, dạng (chỉ gồm có động từ). Tiếng Việt không biến đổi hình thái, vì vậy sự phân biệt giữa thể từ và vị từ được điều chỉnh theo tiêu chí kết hợp (khả năng kết hợp được coi là một kiểu hình thức: hình thức phân tích tính, để phân biệt với các biến tố, vốn được coi là hình thức tổng hợp tính). Sự phân biệt này là như sau: thể từ là những từ khi làm vị ngữ trong câu phải có hệ từ là đứng trước, còn vị từ thì không. Theo đó, thể từ tiếng Việt gồm có danh từ, số từ, đại từ. Còn vị từ sẽ gồm động từ và tính từ. Chủ trương này chỉ được các nhà từ pháp học tán thành khi nó nhấn mạnh vào khả năng làm vị ngữ trực tiếp của động từ và tính từ trong các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái. Tuy nhiên, từ loại không phải là những phạm trù hình thành chỉ trên chức vụ vị ngữ. Trong thực tế, quan niệm về vị từ giữa các tác giả cũng có nhiều điểm khác biệt. a/ Đầu tiên là Lê Văn Lý, từ rất sớm (1948), bằng phương pháp mà ông gọi là “chứng tự”, đã nhận định rằng hai phạm trù này (động từ và tính từ) trong tiếng Việt gần nhau vì chúng có một danh sách các từ kiểm chứng khá gần nhau nhưng đồng thời chúng vẫn là hai lớp hạng khác nhau. Đây là khuynh hướng dựa vào hình thức ngữ pháp, chủ yếu là khả năng kết hợp của từ. b/ Cho đến khoảng thập niên 70-90 của thế kỉ trước, trên tinh thần của ngữ pháp cổ điển và cấu trúc luận, nhiều cuốn sách viết về ngữ pháp tiếng Việt đã được xuất bản trong đó chuyên luận “Động từ trong tiếng Việt” của Nguyễn Kim Thản (1977) có thể coi là công trình viết kĩ nhất về vị từ. Tác giả dựa vào những đặc trưng phân bố (“khả năng kết hợp”) để phân xuất từ thành các nhóm và xác định từng từ loại. Điểm khác biệt của Nguyễn Kim Thản so với Lê Văn Lý là ông đã gọi tên nhóm 13
  18. từ loại gồm động từ và tính từ là vị từ, đối lập với thể từ và cùng thuộc nhóm thực từ. Đặc điểm của vị từ được tác giả bàn đến như sau: 1/ Về mặt ý nghĩa: chúng là những từ “biểu thị quá trình hay tính chất của sự vật”; 2/ Về mặt hình thức: vị từ là những từ có khả năng trực tiếp làm vị ngữ; trực tiếp đặt sau đều, chẳng, sẽ; có thể đặt trước những từ phủ định không, chưa để tạo thành câu nghi vấn và không có khả năng đặt trước những từ chỉ định như này, kia, ấy, nọ. Tiếp theo, ông lại chia vị từ làm động từ và tính từ vì cho rằng giữa chúng vẫn có những nét khu biệt tương đối cả về ý nghĩa lẫn hình thức [97, tr.24]. Mặc dù khắc phục được nhược điểm chỉ dựa vào hình thức để nhận diện động từ và tính từ tiếng Việt của các tác giả trước đó, nhưng phương pháp phân loại vị từ trên của Nguyễn Kim Thản cũng được chính tác giả thừa nhận là gặp phải những khó khăn đáng kể, đó là ranh giới phân loại không phải lúc nào cũng rõ ràng, dứt khoát, cả về mặt ý nghĩa lẫn mặt hình thức. Phương pháp đó về sau cũng đã bị Nguyễn Thị Quy phê phán trong cuốn Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (Vị từ hành động). Tác giả này cho rằng các tiêu chí mà Nguyễn Kim Thản dùng để phân loại không hẳn đáng tin cậy khi có đến hàng trăm trường hợp ngoại lệ, không phù hợp với tiêu chí. Chẳng hạn, bà đã tìm ra 662 từ trong từ điển được chú là tính từ, vốn có khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ, là tiêu chí nhận diện của động từ nhưng hoàn toàn không thấy trong số các dẫn chứng về động từ mà Nguyễn Kim Thản nêu ra. Bên cạnh đó, khi phân chia nhóm động từ thành những nhóm nhỏ hơn đã xảy ra tình trạng lẫn lộn vị trí phân bố cũng như đặc điểm ngữ nghĩa của nhiều động từ. Có những động từ có đặc trưng ngữ nghĩa giống nhau lại được xếp vào các nhóm khác nhau cũng như có những động từ rất khác nhau về ngữ nghĩa lại được xếp vào cùng một nhóm. Chẳng hạn, các động từ như ra, vào, lên, xuống vốn là những động từ hành động biểu thị những hành động cụ thể lại được xếp vào nhóm “động từ trừu tượng” bên cạnh các động từ như yêu đương, say đắm. Hay vin, la ó, ngoi cũng là những động từ hành động biểu thị những hành động cụ thể lại được xếp vào nhóm “động từ trạng thái” bên cạnh sệ, lắng, uất. Rõ ràng, những phân tích trên cho thấy cần thiết phải có sự đánh giá lại và bổ sung thêm các tiêu chí nhận diện và phân loại vị từ tiếng Việt. c/ ước sang những năm 90 của thế kỉ 20, việc công bố cuốn Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo (1991) đã mang đến một luồng gió mới trong nghiên cứu cú pháp tiếng Việt, trong đó có quan niệm về vấn đề vị từ. Trên tinh thần phê phán cái nhìn châu Âu đối với tiếng Việt, Cao Xuân Hạo đã bày tỏ quan điểm của mình về hai khái niệm thường được gọi là động từ và tính từ trong tiếng 14
  19. Việt. Chỉ riêng về tên gọi, tác giả giải thích rằng hai thuật ngữ này được dùng để dịch hai từ verbe và adjectif của tiếng Pháp, vốn bắt nguồn từ hai thuật ngữ của ngữ pháp La Tinh cổ đại verbum và (nomen) adjectivum. Hai thuật ngữ được dịch ra bằng những từ La Tinh sẵn có hoặc mới được cấu tạo: λογος „lời‟ „từ‟ và ρημα „thuyết‟ được dịch bằng verbum „lời nói‟, hay bằng praedicatum „cái được nói ra‟; ονομα „tên‟, „danh từ‟, được dịch thành nomen „tên‟, „danh từ‟, ονομα’ επιθητον „tên phụ gia‟ được dịch thành nomen adjectivum „tên đặt bên cạnh‟, „danh từ phụ gia‟. Đến khi được mượn dùng trong các thứ tiếng Âu châu, những từ ngữ La tinh nói trên vẫn giữ nguyên cái nghĩa gốc tương ứng với nghĩa của các từ ngữ Hi Lạp: Verbe có nghĩa là „lời‟, là „điều được nói ra‟, là „vị từ‟ (trong đó vị có nghĩa là „nói‟), chứ không phải là „một cái gì động‟; adjectif bao giờ cũng chỉ là một cách nói tắt của ngữ đoạn cũ nom adjectif có nghĩa là „danh từ phụ gia‟ chứ không chứa đựng chút nào cái ý “tĩnh” hay “tính chất” (đối lập với “động” và “trạng thái”). Tuy nhiên, trong giới Việt ngữ học, hầu như mọi người, một mặt đều nghĩ rằng động từ và tính từ hoàn toàn tương ứng với verbe và adjectif, và mặt khác, cũng một phần do đó mà nghĩ rằng sự phân chia từ loại này là phổ quát. Sự phân biệt giữa verbe và adjectif là một trong những nét đặc trưng của tiếng Âu châu và một số ngôn ngữ khác có hình thái học, chứ không phải như sự phân biệt hầu như phổ quát giữa danh từ với vị từ. Sau khi đối chiếu các thuật ngữ hữu quan, Cao Xuân Hạo cho rằng, “lịch sử du nhập các thuật ngữ này vào ngữ pháp tiếng Việt là một loạt những sự ngộ nhận kết chuỗi và kéo dài vô tận”. Những vị từ của tiếng Việt bị coi là tính từ không có chút nào giống với các adjectifs, vốn là những „danh từ phụ gia‟ và do đó không bao giờ có thể làm vị ngữ. Tác giả đã chứng minh các “tính từ” của tiếng Việt hoàn toàn giống với các “động từ” ở chức năng tự mình làm vị ngữ, hay làm trung tâm vị ngữ. Ông cho rằng chỉ riêng điều đó thôi cũng quá đủ để bác bỏ quan điểm coi “động từ” và “tính từ” như hai từ loại riêng biệt. Mặc dù vậy, Cao Xuân Hạo cũng cho rằng “bên trong một từ loại bao giờ cũng có thể vạch biên giới giữa những tiểu loại khác nhau về một số nét thứ yếu, không căn bản bằng những thuộc tính định nghĩa của toàn từ loại”. Cũng bằng phương pháp “chứng tự”, tác giả đã làm việc một cách nghiêm túc, tỉ mỉ trên từ điển, “kiểm tra từng từ xem thử các “động từ” và “tính từ” như thế nào về thái độ cú pháp (trong đó có khả năng kết hợp)”, kết quả cho thấy bên cạnh hàng ngàn thuộc tính chung về khả năng kết hợp, chỉ có mấy điểm khác biệt giữa động từ và tính từ sau đây: 15
  20. 1. “Tính từ” có thể đi sau (làm bổ ngữ cho) trở thành, thành ra và đi trước ra, lên, đi, lại được dùng như trạng ngữ chỉ sự thay đổi tính chất hay trạng thái (chứ không phải chỉ hướng di chuyển hoặc kết quả của hành động hay sự cố); còn “động từ” (kể cả “động từ” chỉ trạng thái) thì không. Chẳng hạn, so sánh: a. trở thành chăm chỉ, thành ra khôn ngoan, đẹp ra, hoạt bát lên, già đi, xỉn lại b. *trở thành khâm phục, *thành ra nịnh hót, những tổ hợp như nở ra, teo lại, bớt đi, phồng lên đều chỉ hướng theo nghĩa đen (nghĩa không gian thể chất). 2. Một tổ hợp hai “tính từ” trở lên hay có trung tâm là một “tính từ” và do đó mà có nghĩa chung như một “tính từ” đều có thể đi sau một cách để cùng với từ tổ này làm thành một trạng ngữ chỉ phương thức cho một vị ngữ (a); một tổ hợp hai “động từ” trở lên không thể dùng như vậy (b), trừ khi tổ hợp đó có nghĩa thành ngữ gần với tính từ, hay tổ hợp đó còn gồm có một tính từ (c). So sánh: a. (một cách - ) vui vẻ, buồn rầu, hăng hái, đỏm dáng, lẳng lơ, bừa bãi, rôm rả, ngon lành, háo hức, nhanh chóng, xởi lởi, tận tuỵ, hăm hở, hằn học, d m đãng, v.v. b. *(một cách - ) ăn năn, thèm ăn, ham lời, ôm ấp, chơi bời, đi lại, khuyến khích, thương hại, an ủi, yêu mến, ghét bỏ, nói mỉa, sợ vợ, trăn trở, móc ngo c, trêu ghẹo, áp bức, doạ nạt, v.v. c. (một cách - ) thèm thuồng, ham hố, ôm đồm, phục thiện, trìu mến, bức bách, mỉa mai, sợ sệt, cưỡng bức, tự phát, bất thình lình, có tình, biết điều, giận dữ, trớ trêu, v.v. Cái mà Cao Xuân Hạo chủ trương thực chất là tìm ra những sự phân biệt thực sự quan yếu trong nội bộ từ loại vị từ đối với ngữ pháp của ngữ đoạn và của câu trong tiếng Việt. Đó là “một sự phân biệt về nghĩa được ngữ pháp hoá và do đó mà trở thành bắt buộc đối với ngôn ngữ ấy, ngay cả khi nó không cần thiết chút nào cho việc giao tiếp và thông tin. Nói một cách khác, những ý nghĩa có thể được diễn đạt trong ngôn ngữ là vô số, nhưng chỉ có những ý nghĩa được ngữ pháp hoá, nghĩa là những ý nghĩa mà ngôn ngữ đang xét bị bắt buộc phải phân biệt bằng những phương tiện ngữ pháp, khiến cho không riêng gì những từ ngữ (những phương tiện từ vựng), mà cả cấu trúc ngữ pháp của câu và của các ngữ đoạn cũng bị chi phối theo, mới làm thành những phạm trù nghĩa học - ngữ pháp mà nhà ngôn ngữ học nhất thiết phải miêu tả trong khi viết về cấu trúc ngữ pháp của thứ tiếng được khảo sát” [42, tr.257-258]. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0