TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
lượt xem 35
download
Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận: sự hình thành và phát triển xã hội học đức cuối thế kỉ xix đầu thế kỉ xx', luận văn - báo cáo, khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC x MÔN : LỊCH SỦ XÃ HỘI HỌC BÀI TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX GV:TS.VŨ QUANG HÀ SV: TRẦN QUYẾT THẮNG MSSV:0769141 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 06 NĂM 2009
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................................5 I. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI NƯỚC ĐỨC.............................5 1.1. Điều kiện về kinh tế...........................................................................................5 1.2. Về chính trị...........................................................................................6 1.3 Về xã hội...............................................................................................................8 II MỘT SỐ NHÀ TƯ TƯỞNG CỦA XÃ HỘI HỌC .................................8 1.G. W.F.Hegel............................................................................................................8 2. Ludwig Feuerbach................................................................................................10 3. Karl Marx (1818-1883)..........................................................................................11 3.1. Sơ lược tiểu sử.................................................................................................11 3.2. Lý luận học thuyết Marx..................................................................................13 3.3. Quan niệm của học thuyết Marx về bản chất của xã hội và con người......15 3.4. Quy luật phát triển lịch sử xã hội.....................................................................17 3.5. Những tư tưởng của Marx ảnh hưởng tới sự phát triển của Xã hội học Đức vào đầu thế kỉ XX.....................................................................................................20 4. Max Weber: (1864-1920)......................................................................................22 4.1. Sơ lược về tiểu sử của Max Weber..................................................................22 4.2. Những quan niệm và lý thuyết của Max Weber...............................................23 4.3. Quan niệm của Max Weber về Xã hội học .....................................................26 4. Lý thuyết về hành động xã hội của Weber..........................................................27 5. Lý thuyết chủ nghĩa tư bản của Max Weber ......................................................30 6. Lý thuyết phân tầng xã hội ..................................................................................32 7. Tư tưởng của Weber có ảnh hưởng đối với Xã hội học Đức vào đầu thế kỉ XX ....................................................................................................................................36 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................................38 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................40 2
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC MỞ ĐẦU Nói đến nước Đức là người ta thường nhắc tới nền triết học cổ điển Đức, nó gắn liền với tên tuổi như kant, Hegel, Feuerbach. Chính triết học cổ điển Đức cũng là điều kiện, nền tảng, là tiền đề cho sự hình thành Xã hội học ở nước Đức. Xã hội học Đức sinh ra trong một tương tác phức tạp giữa lý thuyết Marx và nhiều dòng tư tưởng khác. Nhân vật tiêu biểu hàng đầu của Xã hội học Đức thời kì đầu là Max Weber và Georg simmel. Xã hội học ở Đức được hình thành tương đối sớm, nhưng nó thật sự phát triển và được nhắc tới nhiều là vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, gắn liền với tên tuổi của Marx và Max Weber và chính cả hai nhân vật tên tuổi này đều xuất phát là một nhà triết học, kinh tế học, chính trị học…nhưng do những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế của nước Đức đã kéo theo những biến đổi mạnh mẽ về xã hội điều đó đã thu hút các ông nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến sự vận động và biến đổi xã hội. Điều đó được thể hiện qua các lý thuyết xã hội, Marx thì cho ra đời những lý thuyết như: lý thuyết xung đột, lý thuyết hình thái kinh tế xã hội, lý thuyết phân tầng xã hội…, còn Max Weber cho ra dời những lý thuyết như; lý thuyết về hành động xã hội, lý thuyết về phân tầng xã hội. Những đóng góp của các ông trong sự hình thành và phát triển của Xã hội học Đức, đặc biệt là Xã hội học Đức ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là rất lớn. Mặc dù vậy những quan điểm và lý thuyết của các ông đều chịu ảnh hưởng của triết học cổ điển Đức gắn với những nhân vật
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC như kant, hegel, feuer bach. ảnh hưởng của kant đối với Weber và Xã hội học Đức, nhìn chung cho thấy Xã hội học Đức và chủ nghĩa Marx có những nguồn gốc triết học khác nhau, như chúng ta thấy chính hegel không phải là kant là tác nhân quan trọng đối với lý thuyết Marx và những người Marxist đi tìm mỗi quan hệ các xung đột và mâu thuẫn, thì triết học kant ít nhất đã dẫn dắt một số nhà Xã hội học Đức tìm kiếm tiền đồ trong những bối cảnh ổn định hơn. Tuy vậy trong khuôn khổ là một bài tiểu luận nhỏ nên Tôi chỉ nêu ra những tư tưởng của hegel và Feuer bach đây là hai nhân vật có tác đông và ảnh hưởng mạnh mẽ tới quan điểm và lý thuyết của Marx và Max Weber cũng như đối với Xã hội học Đức sau này. 4
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC PHẦN NỘI DUNG I. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI NƯỚC ĐỨC 1.1. Điều kiện về kinh tế Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, vuơn lên đứng hàng thứ hai của thế giới, trong giai đoạn này ở nước Đức đầu xuất hiện các công ty độc quyền. Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Đức đã trở thành một nước thống nhất,đức đã áp dụng được những kinh nghiệm và phát minh kỹ thuật mới nhất trong sản xuất. nền kinh tế nước Đức lớn lên nhanh chóng. Từ một nước nông nghiệp, Đức dần dần trở thành một nước công nghiệp quan trọng ở Châu Âu. Và thế giới. sản lượng các nghành công nghiệp nặng tăng lên nhanh chóng, chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng sản lượng thế giới, các nghành công nghiệp mới như điện, hóa chất tăng mạnh mẽ, chiếm vị trí hàng đầu Châu Âu. Sự phát trển nhanh chóng của công nghiệp đưa tới hiện tượng tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức lũng đoạn sớm hơn các nước khác. Hình thức lũng đoạn phổ biến nhất là các ten và xanhđica. Bên cạnh công nghiệp hiện đại, Đức còn duy trì thủ công nghiệp trong thời gian khá lâu. Nông nghiệp nước Đức cũng có những bước tiến bộ, nhưng chậm chạp vì sự tiến hành không triệt để của cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Đến đầu thế kỉ XX, tốc độ phát triển của công nghiệp Đức có những bức chuyển biến mạnh mẽ, về tổng sản lượng cũng như về những nghành cơ bản, Đức đứng vào hàng đầu châu âu và thứ hai trên thế giới.
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC Thu hoạch nông nghiệp cũng tăng nhanh chóng trên cơ sở cơ giới hóa lao động và sử phân bón hóa học. Quá trình tập trung sản xuất và hình thành những tổ chức lũng đoạn được đẩy mạnh trên quy mô rất lớn, số cacsten tăng lên nhanh chóng năm 1905 có 385 đến 1911 có 550-600. Lực lượng kinh tế nước Đức tập trung trong tay 3 chục “vua công nghiêp” như krup,titxen,ximen…giai cấp tư sản Đức còn chú ý xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là đông Nam Âu, Cận Đông và Nam Mỹ. 1.2. Về chính trị Nước Đức xuất hiện liên bang chế độ quân chủ lập hiến, Đức dùng sức mạnh quân sự để đàn áp nhân đân và gây chiến tranh thống trị thế giới. Đế quốc Đức là một quốc gia có nền độc tài quân sự được tổ chức theo lối quan liêu, được bảo vệ bằng cảnh sát, được trang sức bằng những hình thức nghị viện,với một mớ hỗn hợp những yếu tố phong kiến và đồng thời chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản. Cuối thế kỉ XIX ở nước Đức lúc này hình thành ra các Đảng. Đảng bảo thủ đại diện cho quyền lợi của địa vị quý tộc địa chủ vùng đông phổ.một bộ phận của Đảng bảo thủ tách ra thành Đảng đế quốc hay Đảng bảo thủ tự do, đại diện cho lợi ích của đại địa chủ, tổ chức nhà thờ thành lập Đảng, “trung tâm cơ đốc giáo” các Đảng trên đều đứng trên lập trường của giai cấp bóc lột, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Cuối thế kỉ XIX giai cấp công nhân Đức bị bốc lột năng nề, đồng lương thấp, điều kiện lao động khắc khổ, phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống phát triển mạnh, nhưng mang lại ít hiệu quả. 6
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC Năm 1875, phái Aidơ Năc và phái Lat Xan đã họp đại hội ở thành phố Gôta thành lập ra một chính Đảng thống nhất lấy tên là Đảng thống nhất lấy tên “Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức” đưa ra cương lĩnh Gôta, những cương lĩnh nó thể hiện tính chất cơ hội chủ nghĩa bị phê phán. Phong trào công nhân và đảng của gia cấp công nhân Bix Mac đại diện cho sự cấu kết của hai tập đoàn tư bản và Gioongke tấn công mạnh và người lãnh đạo Đảng tuyên bố giải tán Đảng, năm 1890 Đảng xã hội dân chủ lại ra hoạt động công khai, nhiều cuộc biểu tình nổ ra và họ thông qua cương lĩnh mới tiến bộ hơn cương lĩnh Gota. Đầu thế kỉ XX, phong trào công nhân Đức đạt tới đỉnh cao mới. Nhiều cuộc bãi công nổ ra và số lượng người tham gia tăng. Những tin tức của cuộc Cách mạng Nga 01/1905 lan truyền nhanh sang Đức, làn sóng đấu tranh ở nước Đức lại bùng lên mạnh mẽ. Đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn giữa các đế quốc ngày càng gay gắt. Đức đã chuẩn bị kế hoạch chiến tranh chống Nga và Pháp. Việc tăng ngân sách quân sự và các hoạt động chiến tranh đè lên vai quần chúng, thuế khóa tăng, ngày làm vệc kéo dài, giá sinh hoạt lên cao, đời sống rất khó khăn, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân bùng nổ, có khả năng dấn tới một cuộc cách mạng. Những Đảng xã hội dân chủ Đức không lãnh đạo dược quần chúng tiến lên hoạt động cách mạng, hơn nữa các lãnh tụ Đảng lại đầu hàng bọn cơ hội làm suy yếu lực lượng của giai cáp công nhân. 7
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC 1.3 Về xã hội Nhà nước đế quốc Đức được thành lập sau khi cuộc đấu tranh thống nhất thắng lợi. Vua là người đứng đầu nhà nước. Nhà vua có quyền rất lớn như thống lĩnh quân độ, bổ nhiệm và cách chức chức thủ tướng, ký ước, ngoại dao, tuyên chiến…vua có quyền triệu tập, giải tán và hoãn các phiên họp của hội đồng liên bang và quốc hội… Vai trò của quý tộc Giooke (quý tộc tư sản hóa)còn rất lớn, thế lực kinh tế của quý tộc khá mạnh, nhất là miền đông phổ. Hầu hết đất đai ở trong tay họ, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông thôn phân hóa sâu sắc, phần lớn nông dân nghèo túng hay phá sản phải đi làm thuê. Cho các địa chủ, phú nông hoặc đi làm ăn ở các cơ sở công nghiệp, do vậy giai cấp công nhân Đức rất lớn mạnh. Đại đa số quần chúng nhân dân bị bóc lột nặng nề, bị tước đoạt quyền tuyển cử, bị gạt ra ngoài sinh hoạt chính trị của nhà nước. Giai cấp tư sản công nghiệp lớn mạnh, có vai trò rất lớn trong nền kinh tế và chính trị của nước Đức. II MỘT SỐ NHÀ TƯ TƯỞNG CỦA XÃ HỘI HỌC 1.G. W.F.Hegel Hegel là một trong những nhân vật có ảnh hưởng về tri thức đối với Marx, quan điểm triết học to lớn của của ông đã dạy cho những người người Đức trong đó có Marx cách thảo luận về lịch sử , chính trị văn hóa. Hai khái niệm nền tảng của Hegel là phép biến chứng và chủ nghĩa duy tâm. Tư tưởng về phép biến chứng rất phức tạp, phếp biến chứng 8
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC vừa là một phương pháp tư duy, vừa là một cách hình dung về thế giới. Ở mặt này, nó là cách thức tư duy nhấn mạnh sự quan trọng của các tiến trình, các mối quan hệ, các động lực các xung đột và các mâu thuẫn một phương thức tư duy năng động chứ không phải là tĩnh tại về thế giớ. Ơ mặt kia, nó nhìn nhận rằng, thế giới được tạo nên không phải là một cấu trúc bất động mà là từ cấc tiến trình các mỗi quan hệ, các động lực, các xung đột và mâu thuẫn. Hegel gắn liền với trết học duy tâm, nhấn mạnh đến quan trọng của trí tuệ và các sản phẩm tinh thần hơn là thế giới vật chất, cái đáng lưu tâm nhất là các định nghĩa xã hội về các định nghĩa về vật lý và vật chất chứ không phải về chính bản thân chúng, ở hình thức cực đoan, chủ nghĩa duy tâm khẳng định rằng chỉ có trí tuệ và các thiết chế tâm lý là tồn tại. Hegel rất lưu tâm đến sự phát triển của những tư tưởng đó, đặc biệt là cái mà ông cho rằng “tinh thần” của xã hội. Hegel đề ra một loạt thuyết tiến hóa của thế giới trong phạm vi tư tưởng. Đầu tiên mọi người chỉ được phú cho khả năng đạt được một sự hiểu biết cảm tính về thế giới xung quanh họ. Họ có thể hiểu sự vật bằng cách nhìn, ngửi, cảm nhận về vật lý xã hội. Sau đó người ta phát triển năng lực nhận thức để hiểu biết chính bản thân họ. Với sự tự nhận biết và thấu hiểu bản thân, mọi người bắt đầu hiểu rằng họ có thể trở nên khá hơn trước đây. Ở phạm vi phép biến chứng của Hegel một mỗi mâu thuẫn phát triển dần giữa cái mà mọi người đã từng làm và cái mà họ cảm thấy họ có khả năng trở nên. Giải pháp của mâu thuẫn này nằm 9
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC trong sự phát triển của nhận thức của một cá thể về vị trí của mình trong tinh thần to lớn của xã hội. Hegel đề ra một lý thuyết chung về sự tiến hóa của thế giới, đó là một lý thuyết duy tâm chủ quan, trong đó sự thay đổi được tác động để xảy ra ở cấp độ ý thức. Tuy nhiên sự thay đổi này xảy ra một cách rộng lớn và nằm ngoài sự kiểm soát của những người thực hiện. Những người thực hiện bị giảm thiểu, thành những dòng chảy bị cuốn theo chiều tiến hóa không thể cưỡng lại của ý thức. 2. Ludwig Feuerbach Ông là một chiếc cầu nối quan trọng giữa Marx và Hegel, là một người thuộc phái Hegel trẻ Feuerbach phê phán Hegel về sự đề cao thái quá của ông đối với ý thức và tinh thần xã hộ.quan điểm của Feurebach về triết học duy vật, dẫn ông ta tới lý luận rằng, diều cần thiết là phải chuyển từ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Hegel sang một trọng tâm không phải về các ý tưởng mà về thực tiễn duy vật của con người trong thực tại. Trong các bài viết phê phán Hegel của Feuerbach ông tập trung vào tôn giáo, theo Feuerbach thượng đế chỉ đơn giản là một hình ảnh phóng chiếu của mọi người đối vớ bản chất con người của họ vào một lực lượng phi nhân hóa. Mọi người đặt thuợng đế lên cao trên đầu họ và kết quả là họ trở nên tha hóa khỏi thượng đế và tạo ra một loạt các đặc tính tích cực cho thượng đế. Trông khi họ tự hạ thấp mình xuống, trở nên không hoàn thiện, không quyền nằng, và đầy tội lỗi. Feuerbach lý luận rằng, kiểu tôn giáo này phải dược khắc phục và việc đánh bại nó có thể 10
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC phải được hỗ trợ bằng một triết học duy vật, trong đó mọi người trở nên đối tượng cao nhất của riêng họ, tự bản thân họ là đỉnh điểm. Chính con người thực sự chứ không phải các ý tưởng trìu tượng như tôn giáo, cần được thần thánh hóa bởi một hệ thống triết học duy vật. 3. Karl Marx (1818-1883) 3.1. Sơ lược tiểu sử Karx Marx nhà triết học và kinh tế học của Đức mà nhà lý luận của phong trào công nhân thế giới, nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa cộng sản khoa học, sinh ra ở Treves mất ở London. Marx học lấy bằng tiến sĩ luật ở trường đại học tổng hợp Bonn, sau học lấy bằng tiến sĩ triết học ở trường đại học tổng hợp Berlin. Sauk hi tốt nghiệp năm 1841 Marx bắt đầu lấy Jenny Von Wesphaler và chuyển gia đình tới Pari. Ông kết bạn với Friedrich Engels, con trai của một ông chủ nhà máy dệt giàu có người Đức, làm quản lí trong một nhà máy dệt. Cả hai người đã trở thành bạn chiến đấu thân thiết của nhau, cùng viết tuyên ngôn Đảng cộng sản vào 1848 và cùng phát triển hoàn thiện học thuyết Marx. Cuộc đời Marx là cuộc đời hoạt động cách mạng và hoạt động nghiên cứu khoa học. Với tư cách là một nhà cách mạng lỗi lạc, Marx đã tham gia tổ chức và lãnh đạo các hoạt động nhằm đấu tranh xóa bỏ chế độ người bóc lột người, hướng tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” năm 1848, Marx và Engels viết : “thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của 11
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tư do của tất cả mọi người”. Theo Engels nhận xét rằng : “Hai phát hiện vĩ đại đó là quan niệm duy vật lịch sử và việc bóc trần bí mật của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nhờ giá trị thặng dư, là công lai của Marx. Nhờ hai phát hiện ấy, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một khoa học và giờ đây vấn đề trước hết là phải tiếp tục nghiên cứu trong mọi chi tiết và mọi mối liên hệ tương hỗ của nó”. Các tác phẩm vĩ đại của Marx gồm có: “Gia đình thần thánh’’ (1845), “Sự khốn cùng của triết học’’: trả lời cuốn “Triết học về sự khốn cùng của ông Pru – đông” (1847), “Tuyên ngôn Đảng cộng sản’’ (1848), góp phần phê phán kinh tế chính trị (1859)… Trong số di sản lý luận đồ sộ của Marx và Engels, Tuyên ngôn Đảng cộng sản (1848) là kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng của những người cộng sản trên toàn thế giới. Bộ tư bản phê phán khoa kinh tế chính trị (1867) đã trình bày một cách khoa học các kết quả của sự phân tích sâu sắc phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức ấy. Trong các tác phẩm của mình Marx vạch ra quy luật lịch sử tự nhiên của sự vận động kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa và chỉ ra con đường và xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người là tiến tới chủ nghĩa cộng sản. . Marx không tự xem mình là một nhà Xã hội học, mặc dù công trình của ông quá rộng lớn để có thể bao hàm phạm vi Xã hội học. Nhưng chúng ta phát hiện một phạm vi Xã hội học trong công trình của ông. 12
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC Ngay từ buổi đầu, đã có những người chịu ảnh hưởng của Marx vấn đang tiếp tục có một bộ phận Xã hội học Marxian. Nhưng đối với phần đông nhưng nhà Xã hội học thời kì đầu, thường nhìn nhận những công trình của ông một cách phiến diện, như một cái gì đó chống lại Xã hội học của họ. Mãi tới gần đây, lý thuyết Xã hội học nhất là ở Mỹ, đã có sự tìm hiểu nghiên cứu lý thuyết Marx. 3.2. Lý luận học thuyết Marx Chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận và phương pháp luận Xã hội học của Marx. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận Xã hội học của Marx. Các tác phẩm của Marx chứa đựng hệ thống lý luận Xã hội học hoàn chỉnh cho phép vận dụng để nghiên cứu bất kỳ một xã hội nào. Mặc dù Marx không tự xem mình là nhà Xã hội học vĩ đại của mọi thời đại, là người đặt nền mõng vững chắc cho sự phát triển của Xã hội học hiện đại. Quan niệm duy vật biện chứng của Marx về các quá trình và hiện tượng xã hội là sự thống nhất của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng về lịch sử và xã hội. Luận điểm gốc của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng: Sản xuất và tiếp theo sau sản xuất là trao đổi sản phẩm của sản xuất là cơ sở của mọi chế độ xã hội. Theo Marx nghiên cứu đời sống xã hội phải hướng vào phân tích cuộc sống thực, phải xuất phát từ tiển đề - “là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ”. Tiền đề đầu tiên của lịch sử của loài người là sự tồn tại của những cá nhân con người sống, là “người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử. Sự tồn tại và cuộc sống của con người phụ 13
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC thuộc vào việc con người sản xuất ra cái gì và như thế và như thế nào, tức là bản chất của con người phụ thuộc vào các điều kiện vật chất quy định sản xuất. Xuất phát điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử là việc phân tích các quá trình lịch sử xã hội từ góc độ hoạt động vật chất của con người từ góc độ cơ sở kinh tế của xã hội, từ quan điểm tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Marx kế thừa có phê phán và phát triển sang tạo phép biện chứng của Hegel trong nghiên cứu của giới tự nhiên, hiện thực xã hội và con người. Phép duy vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại trong mâu thuẫn và vận động, phát triển không ngừng của lịch sử xã hội. Khi nghiên cứu cấu trúc xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa, Marx đặc biệt chú trọng tới cơ cấu giai cấp và chỉ ra rằng với tư cách là một chỉnh thể, xã hội tư bản chủ nghĩa gồm haiphe, hai giai cấp lớn đối mặt nhau là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Theo quan điểm của Marx, các bộ phận của xã hội không chỉ tác động qua lại với nhau mà còn mâu thuẫn, thậm chí đối kháng. Đó là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển xã hội Marx chỉ ra rằng chế độ phong kiến mang lại cho mình các quan hệ xã hội tất yếu dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Xã hội tư bản chứa đựng những quan hệ xã hội mâu thuẫn, đối kháng nhất định sẽ đưa tới sự phát triển xã hội cộng sản chủ nghĩa. Phương pháp nghiên cứu xã hội. Một điểm cơ bản quan trọng của phương pháp luận Xã hội học mà ta cần học tập từ tác phẩm của Marx. Marx để lại cho chúng ta một mẫu mực về phương pháp nghiên cứu Khoa 14
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC Học Xã Hội trong bộ tư bản. Trong nghiên cứu đồ sộ này, Marx chỉ rõ rằng đối với việc tìm hiểu, phân tích các sự vật và hiện tượng xã hội ta không thể dung công cụ của Khoa Học Tự Nhiên như kính hiển vi hay các chất thử khoa học. Đối với hiện trượng xã hội nhà khoa học cần phải phát huy sức mạnh của trí tuệ, của tư duy trừu tượng, phải sử dụng và phát triển bộ công cụ gồm các thuật ngữ, khái niệm, phạm trù khoa học. Kế thừa di sản, phương pháp luận của Marx, Xã hội học hiện đại ra sức phát triển và sử dụng sức trừu tượng hóa, thao tác hóa khái niệm, giả định hóa để gạt sang một bên những hiện tượng bên ngoài và tập trung vào nghiên cứu, vạch ra thuộc tính, bản chất bên trong của sự vật hiện tượng xã hội. 3.3. Quan niệm của học thuyết Marx về bản chất của xã hội và con người. Lý luận Marx chỉ ra rằng bản chất của xã hội và con người bắt nguồn từ quá trình sản xuất thực của xã hội, từ trong hoạt động làm ra của cải vật chất, tức là từ trong lao động bản chất đó được thể hiện như sau: + Thứ nhất: Bản chất của các cá nhân và bản chất con người đều bị quy định bởi hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. Khác với động vật chỉ biết sống nhờ vào những gì sẵn có trong tự nhiên, con người phải sản xuất ra các phương tiện để tồn tại và để sống. Lao động không chỉ là nguồn gốc của mọi của cải trong xã hội mà lao động còn tạo ra con người và tạo ra nhân cách con người. Luận điểm này có ý nghĩa xã hội rất quan trọng, đó là cần phân tích sự nảy sinh và diễn biến mối quan hệ giữa con 15
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC người và con người, giữa con người và xã hội trong việc sản xuất ra các phương tiện để sinh tồn và phát triển. + Thứ hai: Cùng với việc sản xuất ra các phương tiện để thỏa mãn nhu cầu tồn tại, con người không ngừng tạo ra các nhu cầu mới cao hơn. Marx nhấn mạnh rằng sản xuất và tiêu dùng là hai mặt của quá trình sống. Sau khi đã đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu để tồn tại, con người phải nên văn minh hơn với ý nghĩa là có điều kiện để bộc lộ các năng lực người tiềm tàng, mà những năng lực đó không thể có ở động vật. Marx đã vạch ra: Sự bóc lột và sự tha hóa lao động. Ông chỉ ra rằng sự phân công lao động trong các xã hội đã không cho phép con người tự do biểu hiện và phát triển các năng lực người của mình. Marx đã chỉ rõ: “Do sự phát triển của việc dùng máy móc và phân công, nên lao động của người vô sản mất hết tính chất độc lập do đó họ mất hết hứng thú, người công nhân trở thành một vật phụ thuộc giản đơn của máy móc. Người ta chỉ đòi hỏi người công nhân làm một việ đơn giản nhất, đơn điệu nhất, dễ học nhất mà thôi”. Cách phân tích của Marx có ý nghĩa rất quan trọng đối với Xã hội học hiện đại. “tha hóa lao động” trở thành một khái niệm cơ bản, một chủ đề trọng tâm trong nghiên cứu Xã hội học hiện đại. + Thứ ba: Trình độ sản xuất của xã hội phụ thuộc vào sự phân công lao động xã hội. Học thuyết Marx chỉ ra rằng: nhân tố quyết định lịch sử loài người là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Do đó trình độ phát triển của xã hội do trình độ phát triển của lao động và trình độ phát triển của gia đình quyết định. 16
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC Cấu trúc phân tầng xã hội: Lý luận của Marx vạch rõ tính giai cấp của xã hội và tính bất bình đẳng trong quan hệ xã hội. Theo quan điểm của Marx: cơ sở của sự phân chia giai cấp và sự phân tầng xã hội theo giai cấp là trình độ sản xuất còn thấp. Marx chỉ ra rằng: chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra cấu trúc phân tầng xã hội gồm hai tầng bậc. Trong cấu trúc xã hội như vậy, quan hệ giữa hai phe nhóm, hai giai cấp này mang tính chất bất bình đẳng sâu sắc về kinh tế, chin trị, văn hóa xã hội. Marx chỉ rõ trong xã hội tư bản chủ nghĩa giai cấp tư sản và giai cấp những nhà tư bản hiện đại, những người sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê. Theo Marx cho rằng ở mọi xã hội, mọi thời đại ý thức được xã hội bao gồm hệ tư tưởng, chính trị, pháp luật, đạo đức...,và quan niệm của con người đều xuất hiện trong nền tảng sản xuất vật chất và đều biến đổi cùng với sự thay đổi trong điều kiện sinh hoạt, trong quan hệ xã hội, trong đời sống xã hội. Đối với một xã hội phân chia giai cấp, Marx khẳng định rằng: “Tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị” và phục vụ cho giai cấp thống trị. 3.4. Quy luật phát triển lịch sử xã hội Quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội. Marx lập luận rằng: lịch sử xã hội loài người trải qua năm phương thức sản xuất tương ứng với năm hình thái kinh tế xã hội và năm thời đại lịch sử: cộng sản nguyên thủy; nô lệ; phong kiến; tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Học thuyết Marx về lịch sử tự nhiên của xã hội mở 17
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC ra bước ngoặt có tính cách mạng trong nhận thức của con người về sự phân chia giai đoạn lịch sử. Marx đã thay thế quan niệm duy tâm về lịch sử xã hội, chẳng hạn quan niệm về các thời đại, tôn giáo, bằng quan niệm duy vật về lịch sử phát triển các giai đoạn kinh tế xã hội. Vượt lên trên tất cả các học thuyết trước đó và đương thời, học thuyết Marx chỉ ra rằng: sự biến đổi xã hội và sự phát triển lịch sử bắt nguồn từ hệ thống sản xuất, cơ cấu kinh tế xã hội. Hình thái kinh tế xã hội và cấu trúc xã hội Quy luật phát triển lịch sử xã hội được làm sang tỏ qua một hệ thống các khái niệm quan trọng nhất của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong số đó khái niệm hình thái kinh tế xã hội, tư liệu sản xuất, quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất và các khái niệm khác, Marx cho rằng: Chính chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở phân chia xã hội thành cơ cấu giai cấp, gồm một bên là những người không sở hữu và một bên là những người không sở hữu tư liệu sản xuất, điều này quy định tính chất của quan hệ sản xuất, tức là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Qua phân tích quan hệ sản xuất xã hội, Marx chỉ ra một đặc điểm quan trọng, đặc biệt là Xã hội học đó là quan hệ sản xuất có thể trở thành mối quan hệ cơ bản trong xã hội được hợp pháp hóa và thiết chế hóa qua hệ thống chính trị, luật pháp, tư tưởng văn hóa. Marx và Engel nhận định rằng toàn bộ lịch sử xã hội loài người là cuộc đấu tranh giai cấp. Marx khẳng định rằng: những quy luật tự nhiên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nói riêng, của sự vận động xã hội nói chung đang tác động và đang 18
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC được thực hiện với một tất yếu gang thép do vậy Marx viết: “Một bước phải học hỏi và có thể học hỏi ở các nước khác. Một xã hội, ngay cả khi phát hiện các quy luật tự nhiên của sự vận động của nó cũng không thể nào nhảy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xóa bỏ những giai đoạn đó. Nhưng nó có thể rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau của sự biến đổi quan hệ xã hội trên từng bước phát triển của nó. Học thuyết Marx nói chung và chủ nghĩa duy vật nói riêng có ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với lý luận Xã hội học nói riêng và các Khoa Học Xã Hội nói chung, học thuyết Marx là cơ sở lý luận, hệ tư tưởng và phương pháp luận của nền Xã hội học Mác xít. Lý luận Xã hội học Marx được quan tâm và nghiên cứu một cách rộng rãi, công lao của Marx đối với sự hình thành và phát triển Xã hội học hiện đại thật là to lớn, các nhà Xã hội học khắp nơi trên thế giới đều nhất trí thừa nhận sự đóng góp vĩ đại cho học thuyết Marx đối với nhân loại. Học thuyết Marx là học thuyết vạn năng vì nó là học thuyết chính xác. Nó là một học thuyết hoàn bị và chặt chẽ, nó cung cấp cho con người ta một thế giới quan hoàn chỉnh. Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất và loài người đã tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp. Các quan niệm của Marx về lịch sử xã hội và cấu trúc xã hội tào thành bộ khung lý luận và phương pháp luận nghiên cứu Xã hội học theo nhiều hướng khác nhau, chẳng hạn Xã hội học Marx ảnh hưởng tới trường phái lý thuyết xã hội phê phán lý thuyết về mâu thuẫn và xung đột 19
- XÃ HỘI HỌC ĐỨC xã hội. Lý thuyết về hệ thống thế giới, lý luận về nhà nước, lý luận về văn hóa, tư tưởng, lý thuyết về cấu trúc xã hội và nhiều trường phái lý thuyết khác. Các nhà Xã hội học Mác xít cần vận dụng phép duy vật biện chứng của Marx để nghiên cứu cấu trúc xã hội, mâu thuẫn xã hội và sự phân tầng xã hội. Cần vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích thực trạng và nguyên nhân sự biến đổi xã hội. Dựa vào quan niệm duy vật biện chứng, Xã hội học hiện đại cần nghiên cứu mối tác động qua lại giữa một bên là các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội, các quan hệ xã hội và hoạt động của con người, và một bên là phương thức sản xuất, phân công lao động xã hội và cơ cấu kinh tế. Việc Marx nhấn mạnh cấu trúc giai cấp của xã hội đã mở ra hướng nghiên cứu xã hôi học giai cấp và phân tầng xã hội theo giai cấp. Điều quan trọng nhất là, làm theo lời Marx, các nhà Xã hội học tiến bộ không những có nhiệm vụ giải thích thế giới mà còn góp phần vào công cuộc đổi mới xã hội, để xây dựng xã hội phát triển công bằng, dân chủ văn minh. 3.5. Những tư tưởng của Marx ảnh hưởng tới sự phát triển của Xã hội học Đức vào đầu thế kỉ XX Những tư tưởng của Marx đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Xã hội học Đức không chỉ ở cuối thế kỷ XIX mà nó còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của Xã hội học Đức vào đầu thế kỷ XX điều đó nó được thể hiện rõ trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, chủ nghĩa Marx đã được thừa nhận như một học thuyết xã hội quan trọng và gợi ra nhiều cuộc nghiên cứu về xã hội. Học thuyết Marx không chỉ phát triển 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận môn Kiểm toán căn bản: Sự hình thành và phát triển của Kiểm Toán
46 p | 1783 | 476
-
Tiểu luận triết học - Những nét cơ bản nhất của lịch sử hình thành phép biện chứng
32 p | 655 | 293
-
Tiểu luận: Sự hình thành và phát triển xã hội học Đức cuối thê kỷ XIX đầu thế kỷ XX
40 p | 521 | 172
-
Tiểu luận hành vi tổ chức: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển văn hoá của doanh nghiệp
16 p | 394 | 72
-
Tiểu luận Triết học: Vai trò của toán học đối với sự hình thành và phát triển thế giới quan khoa học
30 p | 348 | 53
-
Tiểu luận: Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán thế giới - BIG4
44 p | 349 | 46
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam
183 p | 182 | 44
-
Bài Luận: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN XE PIAGGIO - Ý
29 p | 209 | 38
-
Tiểu luận môn Văn hóa tổ chức: Phân tích các yếu tố cấu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa tổ chức tại Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động
27 p | 251 | 23
-
Tiểu luận KTCT: Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
32 p | 151 | 23
-
Tiểu luận: Sự hình thành và phát triển nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
21 p | 88 | 17
-
Đề tài: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
27 p | 116 | 13
-
TIỂU LUẬN: Sự hình thành thị trường chứng khoán tại Việt Nam
29 p | 97 | 11
-
LUẬN VĂN: Sự hình thành và phát triển của các bộ máy tổ chức kiểm toán Việt Nam
40 p | 103 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam
28 p | 82 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Hóa học: Vai trò của lớp đệm Halogenua đối với sự hình thành màng đơn lớp Phorphyrin trên bề mặt đơn tinh thể đồng trong hệ điện hóa
27 p | 45 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình động học sự hình thành và biến đổi của C và một số hợp chất chứa C
24 p | 32 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn