Tiểu luận: Sự năng động của việc thay đổi trong những lĩnh vực tổ chức
lượt xem 5
download
Tiểu luận: Sự năng động của việc thay đổi trong những lĩnh vực tổ chức nhằm đưa ra một mô hình tiến trình để hiểu rõ về sự thay đổi thể chế ở cấp lĩnh vực tổ chức bằng sự phân tích. Mô hình này bao gồm năm giai đoạn chồng lên nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Sự năng động của việc thay đổi trong những lĩnh vực tổ chức
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH KHOA S AU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN (BIÊN DỊCH TÀI LIỆU) SÁCH: HANDBOOK OF ORGANIZATIONAL CHANGE AND INNOVATION CHƯƠNG 10: SỰ NĂNG ĐỘNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI TRONG NHỮNG LĨNH VỰC TỔ CHỨC GIẢNG VIÊN: Ts. NGUYỄN HỮU LAM Ths. TRẦN HỒNG HẢI NHÓM 10: 1. BÙI QUỐC NAM 2. TRẦN THÁI BẢO 3. LÊ THỊ BÍCH NGỌC 4. NGUYỄN M INH HẢI
- 2 CHƯƠNG 10 SỰ NĂNG ĐỘNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI TRONG NHỮNG LĨNH VỰC TỔ CHỨC CR (Bob) Hinings, Royston Greenwood, Trish Reay, và Roy Suddaby Chương này đưa ra một mô hình tiến trình1 để hiểu rõ về sự thay đổi thể chế2 ở cấp lĩnh vực tổ chức3 bằng sự phân tích. Mô hình này bao gồm năm giai đoạn chồng lên nhau: (1) áp lực cho sự thay đổi; (2) các nguồn của thực hiện mới từ các doanh nhân thể chế4 ; (3) các quy trình của việc khử thể chế hoá và tái thể chế hoá5 ; (4) sự năng động của việc khử thể chế hoá và tái thể chế hoá; (5) tái thể chế hoá và sự ổn định. Chúng tôi thấy mô hình này là hữu ích vì tổng hợp được nhiều nghiên cứu về thay đổi thể chế. Trong khi nghiên cứu này đã từng bị chỉ trích vì nó chỉ tập trung về sự hội tụ của các trạng thái ổn định và tương đồng, nó cũng luôn có lợi cho sự thay đổi, và vì vậy chúng tôi sử dụng mô hình tiến trình này để chỉ ra các đóng góp cụ thể của các nghiên cứu hiện có. Tâm điểm của lý thuyết thể chế là khái niệm xem các tổ chức như là ''các chương trình tái sản sinh6 hoặc hệ thống các quy tắc lặp đi lặp lại thành một thực tiễn và được xây dựng có cấu trúc và mang tính xã hội'' (Jepperson, Năm 1991, p. 149). Cách thức tổ chức và hành động trở thành sự thật hiễn nhiên7 vì sự bao hàm và tính hợp pháp của chúng. Do đó, thay đổi thể chế là sự dịch chuyển từ một khuôn mẫu thực tiễn mang tính hợp pháp, đã được thể chế công nhận sang một khuôn mẫu thực tiễn. Như vậy sự thay đổi thể chế gồm các quá trình của việc khử và tái thể chế hoá. Theo Scott (2001), các lĩnh vực tổ chức là công cụ để phổ biến và tái tạo các kỳ vọng và thực tiễn có cấu trúc mang tính xã 1 Process model – mô hình biểu thị tiến trình xẩy ra (các giai đoạn) của một sự việc 2 Institututional change 3 Organizational field – từ “ field” ở đây tạm dịch là “lĩnh vực” 4 Institutional entrepreneur- tác giả dùng từ “ doanh nhân thể chế” để mô tả những đơn vị có thể thu lợi từ thể chế đó 5 Deinstitutionalization, reinstitutionalization 6 Reproduced program 7 Taken-for-granted
- 3 hội. Các lĩnh vực tổ chức là “những tập hợp của các tổ chức, khi kết hợp, tạo thành một khu vực của đời sống thể chế 8 '' (DiMaggio và Powell, 1983; trang 148) và những mô hình tương tác này được xác định bởi các hệ thống ý nghĩa được chia sẻ với nhau (Scott, 1994). Theo Seo và Creed (2002, trang 222), ''trong hai thập kỷ qua, các nhà lý thuyết thể chế đã có thể cung cấp những hiểu biết nhiều hơn vào các quá trình để giải thích sự ổn định thể chế hơn là giải thích thay đổi thể chế.“ Nghĩa là, lý thuyết thể chế đã nhấn mạnh làm thế nào và tại sao các tổ chức thích ứng với những thực tiễn và hệ thống đã được thể chế hoá – tức là câu hỏi tại sao các tổ chức ngày càng giống nhau - do đó nhấn mạnh vào sự năng động của việc hội tụ và thể chế hóa. Điểm mấu chốt được giả định của hầu kết lý thuyết này là trạng thái ổn định, của một lĩnh vực tổ chức trưởng thành là có nhiều nguồn lực giữ cho tổ chức như cũ mạnh hơn so với lực lượng làm tổ chức đó tan rã và thay đổi. Như Holm (năm 1995, p. 398), đã đề cập, ''các tiến trình của những thể chế được hình thành và cải cách, có xu hướng theo đuổi lợi ích và mang tính chính trị cao, đã được bỏ qua. Kết quả là một lý thuyết thể chế không thể giải thích làm thế nào những thể chế được tạo ra và làm thế nào chúng thay đổi.'' Tuy nhiên, điều này đang thay đổi (Barley và Tolbert, 1997; Dacin, Goodstein, và Scott, 2002; Lawrence, Winn và Jennings, 2001; Oliver, 1992 Tolbert; và Zucker, 1996), lý thuyết gần đây đã bắt đầu chỉ ra những thay đổi từ gốc cũng như những thay đổi mang tính hội tụ9 . Thật vậy, Dacin et al. (Năm 2002, p. 45) cho rằng ''chủ đề của sự thay đổi thể chế đã trở thành nội dung chính của các nhà nghiên cứu về tổ chức.” Chúng tôi cho rằng cần phải có một mô hình để giải thích về cách thức và tại sao các thể chế thay đổi. Ít có sự quan tâm đến ảnh hưởng của sự đẳng cấu10 (chứ không phải là kết quả của bản thân sự đẳng cấu ), vì vậy mà ít ai biết được làm thế nào và tại sao các thực tiễn được thể chế hoá trong một lĩnh vực lại thay đổi hoặc thu hẹp lại. Tolbert và Zucker (1996, trang 175), đã có nhiều nghiên cứu sâu về lý thuyết thể chế, phát hiện 8 Institutional life 9 “ Radical change” và “Convergent change” sự thay đổi từ gốc (căn cơ) và sự thay đổi từ từ mang tính hội tụ 10 Isomorphism: tạm dịch là sự đẳng cấu- sự tương đồng về mặt cấu trúc
- 4 rằng, ''mặc dù nhiều công trình nghiên cứu đồ sộ về vấn đề này, nhưng đáng ngạc nhiên khi có rất ít nghiên cứu về khái niệm và sự xác định các quá trình của thể chế hoá.'' Tương tự như vậy, Seo và Creed (2002) lập luận rằng các quá trình cung cấp sự hiểu biết cơ bản về sự thay đổi thể chế “trong những nỗ lực gần đây thật sự là chưa đầy đủ” (trang 223). Đó là thách thức và mục tiêu của chúng tôi là sẽ cung cấp những kiến thức này được đầy đủ hơn. Bài v iết này có giới thiệu một mô hình tuần hoàn11 các giai đoạn của tiến trình và sự năng động của sự thay đổi thể chế. Khi triển khai mô hình này, chúng tôi trình bày, và mở rộng, các thảo luận và mô hình đã được trình bày bởi Greenwood, Suddaby, và Hinings (2002). Trước khi mô tả mô hình, chúng tôi điểm lại tài liệu về sự thay đổi lĩnh vực tổ chức. Sau đó chúng tôi phác thảo vai trò của các nguyên ảnh12 thể chế. Tiếp theo, là thảo luận từng giai đoạn trong 5 giai đoạn của mô hình. Cuối cùng chúng tôi sẽ rút ra kết luận về ý nghĩa của mô hình này cho các nghiên cứu trong tương lai. Sự thay đổi lĩnh vực tổ chức Theo DiMaggio và Powell (1983, trang 148-149), một lĩnh vực tổ chức13 là “những tập hợp của các tổ chức, mà kh i kết hợp, tạo thành một khu vực của đời sống thể chế; bao gồm: các nhà cung cấp chính, người tiêu dùng sản phẩm và tài nguyên, các tổ chức điều hành và các tổ chức khác sản xuất những dịch vụ hoặc sản phẩm tương tự.'' Theo Scott (2001, trang 137), thì hầu hết các nhà phân tích áp dụng một định nghĩa chung chung về lĩnh vực như một tập hợp của các tổ chức khác nhau mà có chức năng tương tự nhau. Trong nghiên cứu trước đó của mình, Scott (1994) cho rằng mô hình tương tác giữa những cộng đồng tổ chức được xác định thông qua hệ thống chia sẻ ý nghĩa. Hệ thống ý nghĩa thiết lập ranh giới của các cộng đồng của các tổ chức, xác định cách hành xử của những thành viên và mối quan hệ thích hợp giữa các cộng đồng của các tổ chức (Lawrence, 1999). 11 Circular model 12 Archetyp e – từ này có thể dịch l à “ nguyên ảnh” hay “mẫu tượng”, (đọc thêm Lưu hồng Khanh, “tâm lý học chuyên sâu”, NXB Trẻ 2006, trang 242 – 246) 13 Ở phần trên ta đã dịch “ organizational field” là “ lĩnh vực tổ chức”. T rong các phần sau đôi khi tác giả chỉ dùng từ “ field” thì cũng có nghĩa là “lĩnh vực tổ chức”
- 5 Các khái niệm về tổ chức như vậy cho chúng ta quan điểm cúa các nhà xây dựng xã hội (Berger và Luckman, 1967; Zucker, 1977, 1987). Niềm tin và giá trị tập thể14 xuất hiện từ sự tương tác lặp đi lặp lại giữa tổ chức. Các tổ chức phát triển cách thức trao đổi của chúng , cụ thể hóa chúng, từ đó hình thành hiện thực xã hội. Từ sự hình thành hiện thực xã hội này sẽ làm giảm sự mơ hồ và không chắc chắn cho các tổ chức. Ngược lại sự hiểu biết được chia sẻ của các thực tiễn thích hợp làm cho việc trao đổi đi vào trật tự. Theo thời gian, việc chia sẻ sự hiểu biết này, hoặc niềm tin của tập thể, được củng cố trở thành quy trình đẳng cấu15 (bao gồm ba hình thức: cưỡng chế, chuẩn mực, và bắt chước)16 , trong đó bao gồm cả việc truyền bá và lặp lại các quy định được mã hoá17 theo hiện thực xã hội, tức là nhấn mạnh tính đồng nhất giữa các cộng đồng thành phần. Các sai biệt từ những quy ước này sẽ kích hoạt sự cố gắng điều chỉnh (nghĩa là hợp pháp hoá) việc tách biệt khỏi các chuẩn mực18 xã hội (Deephouse năm 1999; Elsbach năm 1994; Lamertz và Baum, 1997; Miller và Chen, 1995), hoặc có lẽ sẽ thiết lập một loạt cấu trúc xã hội mới và các thay đổi, chuyển đổi tiếp theo của lĩnh vực tổ chức. Khái niệm về sự tạo dựng này đã phát hoạ quá trình từng bước trưởng thành và đặc tả các vai trò, hành vi và tương tác của các lĩnh vực tổ chức. Nhưng ranh giới và hành vi lại không cố định: nên sự tạo dựng không tái tạo được 1 bản sao hoàn hảo (Goodrick và Salancik năm 1996; Ranson, Hinings , và Greenwood, 1980). Các ranh giới của các cộng đồng tổ chức thường xuyên được xem lại, định nghĩa lại, và bảo vệ; chúng là kết quả của sự liên tục khẳng định và sự phản bác (Greenwood, Suddaby, và Hinings, 2002). Nói chung, các quy trình thể chế có thể hướng tới trạng thái ổn định của lĩnh vực. Tuy nhiên, luôn có những khác biệt khi diễn giải và cần nhấn mạnh là chúng có thể sẽ được tạm giải quyết bằng sự đồng thuận xã hội. Như vậy việc xuất hiện của sự ổn định có thể gây nhầm lẫn (E.g. Sahlin-Andersson, 1996, trang 74) và các lĩnh vực nên được nhìn nhận là ''không phải tĩnh, mà tiến hóa '' (Hoffman, 1999, trang 352). Đến mức độ có khi 14 Collective beliefs and values 15 Isomorphism process 16 (coercive,normative,mimetic) 17 Coded prescription 18 Social norm
- 6 các lĩnh vực thậm chí giống như “cuộc chiến thể chế” (trang 352). Ranh giới giữa các tổ chức thường cho thấy các giai đoạn của sự ổn định đẳng cấu. Nhưng gần như luôn luôn tiềm ẩn một sự tranh chấp ngấm ngầm. Chúng tôi sẽ đề cập và triển khai các biểu thị của sự thay đổi trong mô hình quá trình về sự năng động trong thay đổi thể chế. Hình 10.1 phác thảo các giai đoạn của mô hình này. Ban đầu, có phải các sự kiện (“cú sốc”19 theo Meyer, Brooks, và Goes, 1990) làm mất ổn định các thực tiễn đã được thiết lập (giai đoạn I). Ở giai đoạn II những sự kiện này cho phép thâm nhập và vận hành các doanh nhân thể chế. Nhưng những ý tưởng và thực tiễn mới mà các doanh nhân đưa ra phải được định hình rõ ràng và mang tính hợp pháp, đây là giai đoạn III của mô hình. Giai đoạn IV cho thấy xung đột và sự không công nhận xảy ra ớ cả hai cấp tổ chức và lĩnh vực bằng các nỗ lực để chuẩn hóa các mô hình hoạt động mới. Sau đó các lĩnh vực đạt được một mức độ ổn định khi chúng được tái thể chế hoá (giai đoạn V). Điều quan trọng ở đây là mô hình này tuần hoàn, vì vậy tái thể chế hoá sẽ tiếp tục là nguyên nhân của những thách thức sau này. Các Nguyên ảnh Thể chế Tổ chức chịu áp lực từ các bối cảnh thể chế để tổ chức theo cách đã quy định (và không tổ chức theo những cách không được quy định). Những quy định tạo thành các khuôn mẫu thiết kế tổ chức được gọi là “nguyên ảnh.” Một nguyên ảnh là một cấu hình của cấu trúc và hệ thống được gắn kết với một kiểu diễn giải20 tiềm ẩn. Lý thuyết thể chế nhấn mạnh nguyên ảnh được hình thành bên ngoài một tổ chức: '' môi trường tổ chức bao gồm các yếu tố văn hóa, đó là niềm tin hiễn nhiên và các nguyên tắc được ban hành rộng rãi như là các khuôn mẫu cho tổ chức. Việc tái tạo lại thể chế đã được liên kết với nhu cầu của những “đơn vị thực hiện” có quyền lực của thể chế, chẳng hạn như nhà nước, các chuyên gia, hoặc các chủ thể trung tâm đầy quyền lực. Việc nhấn mạnh này đã nêu các ràng buộc của thể chế và nhấn mạnh các quy tắc thống nhất trong việc hướng dẫn hành vi'' (DiMaggio và Powell, 1991, trang 278, phần nhấn mạnh thêm vào). 19 Jolts : từ này mang ý nghĩa tích cực hơn từ “Shock” (lời người dịch) 20 Interpretive schem e
- 7 Kikulis, Slack, và Hinings (1995) chỉ ra cách thức khuôn mẫu tổng thể của những thực tiễn trong các tổ chức được hình thành trong cấu trúc và hệ thống của các tổ chức đó, chúng được tạo ra bằng giá trị và những ý tưởng cốt lõi - có nghĩa là một kiểu diễn giải (Ranson et al., 1980). Blau và McKinley (1979) phân tích các thực tiễn có cấu trúc như là '' các kiểu làm việc điển hình21 '' trong khi Pettigrew (1985) mô tả các thực tiễn quản lý và tổ chức của tập đoàn ICI như “sự quy định mang tính thống trị hay niềm tin cốt lõi”22 . Haveman và Rao (2002) khái niệm hoá lực lượng tổ chức như “cảm tính thuộc về đạo đức.”23 Khi những lĩnh vực phát triển, các quá trình của cấu trúc hóa tạo ra một hình thái tổ chức đẳng cấu, được mô tả như một kiểu diễn giải đơn nhất, những cơ cấu tổ chức, và các hệ thống hoạt động - nghĩa là, phát triển một nguyên ảnh thể chế hợp pháp và được định nghĩa rõ ràng. Các tổ chức trong các lĩnh vực trưởng thành chấp nhận các khuôn mẫu nguyên ảnh được mô tả giống nhau. Khi lĩnh vực trưởng thành, nó ngày càng ổn định, và càng trở nên được kết nối chặt chẽ hơn thông qua các cấu trúc, tương tác, và niềm tin chung (Scott, 2001). Các tổ chức trong lĩnh vực càng trở thành giống như nhau như kết quả của quá trình cưỡng chế, chuẩn mực, và bắt chước, nhấn mạnh vào sự chấp nhận các nguyên ảnh đã ấn định trước (DiMaggio và Powell, 1983). Sự tiến triển của công nghệ và các ngành công nghiệp đã được mô tả trong các khái niệm tương tự. Sau một giai đoạn ban đầu của phát triển kỹ thuật, các “thiết kế mang tính thống trị”24 được hình thành theo xã hội tạo sự ổn định các mối quan hệ giữa các nhà cung cấp và nhà sản xuất: các cộng đồng chuyên nghiệp phát triển, và tổ chức điều hành25 chẳng hạn như các hiệp hội công nghiệp và các “tiêu chuẩn” kỹ nghệ do nhà nước ban hành. “Chế độ” kỹ thuật trở thành “khuôn sáo và cứng nhắc”26 hơn (Tushman và Ros enkopf, 1992, trang 324; xem thêm Dosi, 1982; Nelson, 1994; 4 Utterback, 1994). 21 Work motif 22 “ Dominating rationalities or core belief” 23 Moral sentiment 24 “ Dominant design” 25 Regulatory agency 26 “ Routinized and rigid”
- 8 Do đó, sự thay đổi thể chế liên quan đến ít nhất ba điều: sự trội lên của một nguyên ảnh thay thế, hủy bỏ sự hợp pháp của nguyên ảnh hiện có, và sự hợp pháp hóa nguyên ảnh mới.Các quy trình song song này bao gồm sự chấp nhận nguyên ảnh mới trong một lĩnh vực ngày càng rộng hơn của các tổ chức, cùng với những thay đổi tiếp theo trong các mô hình tương tác và cơ cấu trong lĩnh vực này. Năm giai đoạn của hình 10.1 phác thảo các quá trình này. Chúng ta sẽ xem từng giai đoạn một. Giai đoạn I: áp lực sự thay đổi Theo lý thuyết thể chế, tổ chức phải trở thành đẳng cấu để tồn tại cùng với những kỳ vọng nằm trong bối cảnh của thể chế (Deephouse, 1996; Meyer và Rowan, 1977 và Kraatz và Zajac, 1996). Bối cảnh thể chế này được tạo thành từ các bộ phận tương tác nhau (như nhà nước, cơ quan điều hành, và các hiệp hội ngành nghề), từ các ý tưởng và từ những kỳ vọng mang tính chuẩn mực. Nghĩa là, bối cảnh thể chế chứa bao gồm cả ý tưởng và cả cơ chế mà qua đó ý tưởng được truyền bá và được củng cố (Scott, Ruef, Mendel, & Caronna, 2000). Các cơ chế khác nhau còn gọi là “các con đường đa nhánh”27 (Greve, 1996), đã được xác định như các bộ phận cài vào nhau28 (như trường hợp của Davis, năm 1991, Davis và Powell, nă m 1991; Davis và Greve, 1997; Haveman năm 1993; Palmer, Jennings, và Zhou, 1993), các mạng lưới (Galaskiewicz, 1985; Kraatz, 1998; Gulati Westphal,, và Shortell, 1997), các cơ sở tri thức của các cơ chế này (Oakes, Townley, và Cooper, năm 1999; Power và Laughlin, 1996), hoặc các mô hình bắt chước (Galaskiewicz và Wasserman, 1989; Greve, 1995, 1996; Haunschild và Miner năm 1997; Havemann, 1993). Vai trò của nhà nước và cơ quan chuyên môn trong việc kết nối và điều tiết sự sắp xếp tổ chức cũng đã được văn bản hóa (Baum và Oliver, 1991; Davis và Greve, 1997; Dobbin và Dowd, 1997; Kikulis và các đồng sự, 1995). 27 “ Multiple routes” 28 Interlocking directorates: được tạm dịch là “ sự cài vào nhau”
- 9 I.Áp lực của sự thay đổi Chức năng Chính trị Xã hội II.Nguồn gốc các thực tiễn mới V.Tái thể chế hóa Doanh nhân thể chế Người thực hiện cấp - Nhà cải cách lĩnh vực có quyền lực - Kỹ sư - Người tác động Người chống đối thể chế IV.S ự năng động trong sự khử và tái III.Tiến trình khử và thể chế hóa tái thể chế hóa Tận tụy với các giá trị Lý thuyết hóa Thỏa mãn lợi ích Hợp pháp hóa Cấu trúc quyền lực Phổ biến Năng lực Các phong trào xu hướng nhất thời Hình 10.1 Sự năng động của sự thay đổi thể chế. Sự nhấn mạnh này cho thấy rằng nguyên ảnh thể chế được quy định có thể thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi. Hình 10.1 bắt đầu từ ý tưởng về các áp lực trên lĩnh vực và những tổ chức mà có sự thay đổi bên trong. Có hai khía cạnh đối với quá trình này. Trước tiên, phải có áp lực bên ngoài đối với lĩnh vực phải trả lời một số câu hỏi. Nhưng những áp lực đó không nằm trong và tự nó cũng không thể tạo sự thay đổi. Một khía cạnh thứ
- 10 hai là làm thế nào các “đối tượng thực hiện”29 trong lĩnh vực diễn giãi và phản ứng với những áp lực này và với những điều quy định mang tính cạnh tranh và thay đổi trong những áp lực đó. Khi đó các “đối tượng thực hiện” nhận thức và phản ứng với áp lực như là cơ hội. Meyer, Brooks, và Goes (1990) thảo luận về hình thức mà những thay đổi bối cảnh có thể xảy ra và họ cũng lưu ý “cú sốc”30 làm mất sự ổn định cho các thực tiễn hiện thời. Cú sốc có thể là hình thức biến động xã hội (e.g., Zucker, 1987), khủng hoảng công nghệ, mất liên tục do cạnh tranh, hoặc thay đổi luật lệ (Fox-Wolfgramm, Boal, và Hunt, 1998; Lounsbury, 2002; Powell, 1991). Chúng tác động làm nhiễu loạn sự đồng thuận trong các cấp lĩnh vực mang cấu trúc xã hội bằng cách đưa ra những ý tưởng mới và do đó mở ra khả năng thay đổi. Oliver (1992), trong phân tích của bà về những tiền đề của sự khử thể chế hoá, đã hệ thống hoá các cú sốc hoặc áp lực khác nhau. Tập trung vào việc sự khử đi các thực tiễn đã được thể chế hóa, bà gợi ý có ba loại áp lực, hay là ba tiền đề của sự khử việc thể chế hoá. Trong khi Oliver nghiên cứu ở cấp của tổ chức, nhưng các tiền đề của bà ta về các áp lực chính trị, chức năng và xã hội được dễ dàng chuyển đổi lên cấp độ của lĩnh vực và sự năng động của liên tổ chức. Áp lực chính trị là mối đe dọa đối với các dòng tài nguyên đã được thiết lập trong lĩnh vực , cùng với sự thay đổi phân phối quyền lực, gắn liền đến sự hình thành hoặc phá vỡ các liên minh. Holm (1995) cho thấy cách thức liên minh giữa người sản xuất, nhà cung cấp, hiệp hội công đoàn, và các chính phủ có thể biến đổi, thay đổi mối quan hệ quyền lực giữa các các “đơn vị thực hiện” cấp lĩnh vực. Holm (1995) cho thấy sự liên minh giữa người sản xuất, nhà cung cấp, thương mại, công đoàn, và các chính phủ có thể biến đổi, thay đổi mối quan hệ quyền lực giữa các “đơn vị tham gia” cấp lĩnh vực. Trong nghiên cứu của ông về lĩnh vực thuỷ sản của NA UY, những thay đổi vốn dĩ được ủng hộ trong pháp luật đã làm thay đổi dòng tài nguyên. Scott và đồng sự (2000) cũng chú ý 29 Nhắc lại từ “ actor”: ta tạm dịch là “ đối tượng thực hiện”; từ “ player”: tạm dịch “ đối tượng tham gia”; dù hai từ này có thể đồng nhất về nghĩa trong ngữ cảnh bài này. 30 “ Jolts” là các cú sốc với hàm nghĩa tích cực
- 11 đến tầm quan trọng của những áp lực chính trị và vai trò của các hình thức đặc trưng31 của sự khủng hoảng trong việc tạo ra sự khử thể chế hóa của một lĩnh vực ổn định và trưởng thành. Thornton và Ocasio (1999) cho rằng các quá trình chính trị bị thay đổi xảy ra trong sự thay đổi cấp lĩnh vực giáo dục cao hơn. Một phần của áp lực chính trị trong một lĩnh vực đến từ những thay đổi các quy định, điều này được nhấn mạnh bởi công trình của Hoffman (1997) trong nghiên cứu sự thay đổi thái độ đối với những thực tiễn về môi trường. Đây là điểm tương tự với lập luận của cả DiMaggio và Powell (1983, 1991) và Greenwood và Hinings (1996). Đối với D'Aunno, Succi, và Alexander (2000) lập luận rằng trong vấn đề chăm sóc s ức khỏe, các “đơn vị thực hiện” thuộc về thể chế có nhiều lợi ích và các lợi ích này thường không nhất quán và vì thế, tạo áp lực cho sự thay đổi thể chế. Áp lực chức năng xảy ra từ những thay đổi trong công nghệ và thị trường. Thay đổi công nghệ có thể là kết quả của những áp lực để khử thể chế hóa những thực tiễn đặc biệt nào đó hoặc để phân hủy các lĩnh vực. Tương tự như vậy, những thị trường cho các sản phẩm và các dịch vụ thay đổi theo thời gian, đôi khi trong một sự hỗn loạn cực kỳ32 , sẽ tạo ra áp lực mạnh mẽ cho sự thay đổi trong lĩnh vực này. Đối với cả Thornton, Ocasio (1999) và Scott với các đồng sự (2000), công nghệ mới và áp lực thị trường sẽ dẫn đến sự khử thể chế hóa. Greenwood và Hinings (1996) và Greenwood, Hinings, và Cooper (sẽ được đề cập sau này) chỉ ra cách thức mà trong đó s ự thay đổi thị trường của những dịch vụ chuyên nghiệp sẽ khử thể chế hóa lĩnh vực và hỗ trợ cho sự hình thành những nguyên ảnh mới. Davis, Diekmann, và Tinsley (1994) lập luận rằng sự khử thể chế hóa của những công ty có nhiều chi nhánh33 trong Fortune 500 34 đã xảy ra thông qua một loạt các quy trình khác nhau bao gồm cả áp lực kinh tế / thị trường. D'Aunno và đồng sự (2000) chỉ ra các nhân tố của tính tương đồng về địa lý đối với đối thủ cạnh tranh và những bất lợi về cạnh tranh trong sản phẩm và dịch vụ hỗn hợp tạo ra những thay đổi tổ chức khác nhau. Thornton (2002) mô tả phương cách mà thị trường tư bản sản sinh ra chuỗi lý luận 31 Rhetoric of crisis – tạm dịch là: “ các hình thức đặc trưng của sự khủng hoảng” 32 Hyperturbulent 33 Multidivisional 34 (chú thích của người dịch: Fortune 500 là tạp chí bình bầu 500 công ty lớn nhất trên thế giới hằng năm)
- 12 mới mang tính thể chế35 trong ngành xuất bản giáo dục bậc đại học và cho thấy rằng điều này đã trở thành phổ biến trong các ngành nghề và trong các ngành kỹ nghệ chuyên nghiệp khác, chính điều này chuyển đổi sự lập luận chuyên ngành thành lập luận36 của thị trường. Lee và Pennings (2002) s ử dụng các khái niệm về sự lựa chọn cấp thị trường và sự phản hồi thị trường37 để giải thích sự hình thành và lan tỏa của mô hình kết hợp đối tác38 trong những công ty dịch vụ chuyên nghiệp. Những áp lực cạnh tranh đã khiến những người ra quyết định trong công ty kế toán tìm kiếm một hình thức tổ chức mới, và sự phản hồi từ thị trường về hiệu quả hoạt động kinh tế của những công ty chấp nhận các hình thức liên kết thành viên đã tạo ra một làn sóng chấp nhận do bắt chước nhau. Oliver đề nghị rằng những áp lực xã hội quan trọng làm gia tăng sự phân cấp xã hội và giảm sự liên tục mang tính lịch sử. Xu hướng để một lĩnh vực bị phân chia hoặc tái tạo lại có thể do: (1) có sự phân mảnh ban đầu trong số các quan điểm của các ““đơn vị thực hiện”” trong lĩnh vực này; (2) do sự áp đặt các giá trị từ bên ngoài lĩnh vực ; và (3) s ự thay đổi những quan điểm của các ““đơn vị thực hiện”” về sự tham gia của họ trong một doanh nghiệp bình thường. Các khái niệm về phân mảnh và thay đổi quan điểm có thể được tìm thấy trong các nghiên cứu sự chuyển đổi thể chế và ý tưởng về sự thay đổi của lý luận mang tính thể chế. Scott và đồng sự (2000) tập trung vào ý tưởng này để phân tích về việc thay đổi lĩnh vực thể chế trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Bay Area, cho thấy sự chuyển đổi từ những lý luận trong ngành y khoa thành những lý luận trong ngành hành chính khi các “đơn vị thực hiện” thay đổi quan điểm của họ về sự tham gia trong lĩnh vực. Greenwood và các đồng sự (2002) thảo luận làm thế nào để những quan điểm mới của những đơn vị có vị thế độc quyền của những ngành nghề đã làm biến đổi lĩnh vực tổ chức của các công ty kế toán. Haveman và Rao (1997) chỉ ra các thay đổi bản chất của xã hội Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XIX- và đầu thế kỷ XX, đã làm thay đổi những khái niệm về sự tiết kiệm. Denis, Lamothe, Langley, và Valette (1999) cho rằng những áp lực xã hội 35 Instituitional logic – từ logic ở đây được tạm dịch là “lý luận”,”lập luận” 36 Profesional logic and Market logic – nhắc lại từ logic ở đây được tạm dịch là “lý luận”,”lập luận” 37 Market feedback 38 Partner-associ ate model
- 13 đã tạo ra sự thay đổi của hệ tư tưởng từ hệ thống “người cung cấp là chủ đạo”39 đến hệ thống ''đám đông là chủ đạo''40 trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Những tư tưởng trước đây đều nhấn mạnh về sự tự chủ trong tổ chức và có tính chuyên nghiệp, và sau đó chú trọng đến những dịch vụ dựa trên cơ sở cộng đồng, thiết kế hệ thống tích hợp, quản lý địa phương, kiểm soát công dân kiểu dân chủ. Do đó ''có một sự thỏa thuận mang phạm vi rộng giữa những chính sách khiến các dịch vụ y tế không còn được tổ chức như là một tập hợp của sự kết hợp lỏng lẽo các nhà cung cấp tự trị mà trở thành một hệ thống tích hợp có khả năng cung cấp sự chăm sóc liên tục vượt qua những ranh giới tổ chức và nghiệp vụ để nhằm phục vụ đám đông” (trang 107). Hệ tư tưởng mới về chăm sóc sức khỏe này đã gắn kết với những sự thay đổi cấu trúc nguyên ảnh cần thiết cho sự hợp tác và hội nhập lớn hơn. Một câu hỏi về sự hình thành một quan điểm thay thế (khác) về lĩnh vực, của các “đơn vị thực hiện” mới, và những nguyên ảnh mới lại không được chỉ ra trực tiếp bởi phần lớn các học giả. Greenwood và Hinings (1988, 1993, 1996) Hinings và Greenwood (1988) chỉ ra vấn đề này bằng cách cho rằng các quá trình khử và tái thể chế hóa, trên thực tế, đã liên kết hoặc có thể nói là xảy ra cùng lúc, mặc dù sự chấp nhận những lý luận và cấu trúc mới không phải là đơn giản. Những áp lực khác biệt này thúc đẩy sự xuất hiện của các doanh nhân thể chế2 (DiMaggio 1988; Garud, Jain, và Kumaraswamy, 2002; Lawrence, 1999; Leblebici, Salacik, Copay, và King, 1991; Thornton, 1995). Ảnh hưởng của việc thay đổi này là làm xáo trộn sự đồng thuận của cấp lĩnh vực bằng việc đưa ra những ý tưởng mới, do đó mở ra khả năng thay đổi. Những ý tưởng đó được xây dựng như là một nguyên ảnh mới về cách thức mới của sự tổ chức và các thực tiễn thể chế khác nhau, cũng có nghĩa là xuất hiện một nguyên ảnh mới. Giai đoạn 2: Nguồn gốc những thực tiễn mới Một số loại áp lực, hoặc gây ra những khó khăn hoặc tạo cơ hội, đều cần thiết cho sự thay đổi, nhưng nếu chỉ có những áp lực thì không đủ; phải có ít nhất sơ bộ một tập 39 “ Provider driven” 40 “ Population driven”
- 14 hợp các thực tiễn và các hình thức tổ chức có thể thay thế để lan tỏa. McAdam, McCarthy, và Zald (1996, trang 5) diễn đạt điều này, cho rằng sự thay đổi đòi hỏi “ảnh hưởng quan trọng của ý tưởng mới như là chất xúc tác.” Ngoài ra cũng phải có các quy trình hợp pháp hóa, sự thiết lập các hình thức và thực tiễn mới như là những thứ có giá trị, được mong đợi, và quan trọng đối với lĩnh vực thể chế. Từ đó, các nguyên ảnh mới phát sinh nhưng làm thế nào để chúng trở nên hợp pháp hoá và được thiết lập trong một lĩnh vực? Giai đoạn II của hình số 10.1 cho thấy rằng các doanh nhân thể chế là một nguồn gốc để hình thành các thực tiễn thay thế. Như vậy các doanh nhân có thể là những “đơn vị thực hiện” trong lĩnh vực , hoặc những người mới tham gia vào từ bên ngoài lĩnh vực của tổ chức. DiMaggio (1988) xác định "doanh nhân thể chế" như một yếu tố quan trọng trong sự năng động của thay đổi thể chế. Ông ấy đã đề nghị các thể chế mới phát sinh khi "những “đơn vị thực hiện” được tổ chức với nguồn lực đầy đủ để nhìn thấy bên trong các thể chế mới có một cơ hội để thực hiện những lợi ích mà họ đánh giá cao" (trang 14). Các “đơn vị thực hiện” này hành động theo cách doanh nhân 41 để chuyển đổi các hình thức thể chế và thực tiễn để làm lợi riêng cho chính các đơn vị này. Đối với DiMaggio, hành động đó quan trọng đối với quá trình mà theo đó các tổ chức mới được thành lập.Ví dụ: DiMaggio (1991) chỉ ra vai trò của các chuyên gia nghệ thuật trong việc định hình lại lĩnh vực của các bảo tàng nghệ thuật; Thornton (1995) đã xác định các tập đoàn lớn42 , bên ngoài lĩnh vực, như những “đơn vị thực hiện” có ý nghĩa trong việc làm thay đổi xu hướng trong ngành công nghiệp xuất bản; Leblebici và các đồng sự. (1991) mô tả những đổi mới quan trọng của những “đơn vị tham gia” nhỏ trong việc khởi tạo sự thay đổi cấp lĩnh vực trong ngành công nghiệp phát thanh. Kể từ khi có các công trình ban đầu của DiMaggio, đã có những nỗ lực khác để minh họa và làm rõ các khái niệm này (Dorado, 1999; Garud và các đồng sự., 2002; Lawrence, 1999; Sunddaby, 2001). Một sự phân loại đặc biệt có ích được cung cấp bởi Dorado (1999), ông lập luận rằng có ba loại hình doanh nhân thể chế: những người cải 41 Entrepreneurially 42 Conglomerate
- 15 cách43 , những người có vai trò xúc tác 44 , và những kỹ sư. Những người cải cách được đặt trong lĩnh vực tổ chức và họ là những người đưa ra những ý tưởng, các hình thức tổ chức, hoặc những thực tiễn thể chế mới. Một ví dụ là công trình của Leblebici và các cộng sự (1991) mô tả về sự hình thành của lĩnh vực phát thanh. Lý luận của họ là phía bên ngoài có thể tham gia vào các thực tiễn không chính thống mà dần dần sẽ được chấp nhận, dẫn đến sự thay đổi cấp độ lĩnh vực. Lý luận tương tự, Suddaby (2001) chỉ ra rằng đó là những “đơn vị thực hiện” bị đẩy ra rìa45 trong lĩnh vực pháp luật chính là những người ban đầu đã giới thiệu những ý niệm về các thực tiễn đa lĩnh vực 46 cho ngành pháp lý, do đó họ đóng vai trò là những người cải cách. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác nhấn mạnh rằng những nhà cải cách có thể là những “đơn vị thực hiện” hiện hành có uy tín và quyền lực. Shere và Lee (2002, trang 104) đề nghị "uy tín của một tổ chức có vai trò quan trọng với sự khởi tạo sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực tổ chức, đặc biệt ở những nơi cần nhiều uy tín." Những tổ chức có uy tín có nhiều khả năng hành động theo kiểu doanh nhân vì họ có tính hợp pháp để hành động. Như vậy, trong cuộc nghiên cứu của Sherer và Lee, đã quan tâm nhiều đến các công ty luật ở New York và Chicago, các công ty này đã đề bạt các luật sư và nhóm của luật sư cấp cao trong lĩnh vực của pháp luật. Tương tự, đó là Sun Microsystems, một công ty máy tính có uy tín, vô địch về Java, sử dụng tất cả uy tín và tính hợp pháp như là một phần quan trọng để đưa ra sự đổi mới (Garud và các đồng sự., 2002). Một số nghiên cứu khác đã tập trung chú ý đến các hành động của lãnh đạo, như là những “đơn vị thực hiện” có quyền lực trong đổi mới thể chế, thí dụ như các nghiên cứu của Brint và Karabel (1991), Galaskiewicz (1991), fligstein (1997) và Greenwood với các đồng sự (2002). Các kỹ sư cũng được nhận ra trong lĩnh vực thể chế là rất quan trọng với sự hợp pháp hóa cuối cùng của đổi mới một khi được đưa ra. Họ là những người gác cổng47 có quyền lực mạnh ảnh hưởng đến dòng nguồn lực trong lĩnh vực. Vì vậy, quyền lực của họ 43 Innovator 44 Catalyst 45 Marginalized actor 46 Multidisciplinary 47 Gatekeeper
- 16 có thể định hướng và kiểm soát nội dung của những cuộc đàm luận và tranh cãi. Trong nghiên cứu của DiMaggio (1991) về bảo tàng nghệ thuật, những người ảnh hưởng đến văn hóa và xã hội cũng là những kỹ sư. Suddaby (2001), trong nghiên cứu của mình về nghề nghiệp pháp lý, xác định một số “đơn vị thực hiện” trong sự hình thành các công ty đa lĩnh vực48 trong ngành luật pháp, bao gồm cả Ủy ban Chứng khoán Mỹ vì nó đã cố gắng cơ cấu lại hệ thống quy tắc để bảo vệ ranh giới cũ giữa các ngành nghề của pháp luật, kiểm toán, tư vấn quản lý. Các viện nghiên cứu pháp lý cũng đã có một chức năng “kỹ thuật ”49 quan trọng, khi họ tổ chức việc chứng nhận với Hiệp Hội Luật Sư Mỹ50 và đưa ra lời bình luận về sự thay đổi đã được đề nghị cho sự tổ chức thực tiễn hợp pháp. Những nhà cải cách và công trình sư là thành phần của lĩnh vực hiện hữu và họ sẽ đưa ra các hình thức và những thực tiễn mới từ quan điểm nội bộ. Trái lại, những người có vai trò xúc tác, lại hoạt động từ bên ngoài lĩnh vực tổ chức, cung cấp những cú sốc ngoại sinh51 . Các “đơn vị thực hiện” bên ngoài thì ít chịu sự điều chỉnh để thích hợp với những ảnh hưởng của một lĩnh vực tổ chức, giống như là được xã hội hóa thành những kỳ vọng chuẩn mực khác nhau. Kết quả là, họ có khả năng đưa ra những sự giải thích mới về các sự kiện và mang lại những thực tiễn tổ chức thay thế khác. Những thay đổi chức năng,chính trị, xã hội, thúc đẩy việc gia nhập của những người tham gia mới (Garud và đồng sự, 2002; Reay và Hinings sắp tới; Thornton, 1995). Những áp lực chính trị thường là trực tiếp. Ví dụ, Reay và Hinings đã chỉ ra cách thức khiến sự can thiệp chính phủ trong việc chăm sóc sức khỏe đã tái cấu trúc lĩnh vực một cách hoàn toàn trong thời gian một năm bằng cách loại bỏ hơn 200 hội đồng y tế công cộng và bệnh viện và và thay thế chúng bằng 17 hội đồng chịu trách nhiệm về sức khỏe khu vực52 . Những hội đồng sức khỏe này là những “đơn vị thực hiện” mới gia nhập được ủy thác thực hiện công việc “theo kiểu kinh doanh” khi họ tiếp cận đến việc phân phối dịch vụ cung cấp chăm sóc sức khỏe. Như vậy họ đã đại diện cho một nguyên ảnh mới, được cấu 48 Multidisciplinary firm 49 “ Engineering” tạm dịch là kỹ thuật hóa – cũng có dịch giả dịch là “ công nghệ” 50 American Bar Association 51 Exogeneous shock 52 Regional health authorities
- 17 trúc xung quanh những phân phối tích hợp các dịch vụ, lập kế hoạch kinh doanh, và một sự lý luận thể chế nhấn mạnh về năng suất và hiệu quả. Những thay đổi điều lệ có thể có ảnh hưởng tương tự, điều này được trình bày trong hoạt động của SEC53 tại Hoa Kỳ, buộc “năm công ty kế toán hàng đầu”54 tự gạt bỏ những hoạt động thực tiễn về tư vấn của họ, và như vậy sẽ cơ cấu lại lĩnh vực tổ chức dịch vụ kinh doanh và giới thiệu những “người tham gia” mới. Có một kết quả quan trọng là sự hình thành các công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động tư vấn về tài sản nợ có trách nhiệm chính đối với các cổ đông, có vẽ như chống lại sự kết hợp cũng như nền tảng của sự kết hợp giữa các đối tác và khách hàng. Một lần nữa, những hình thức tổ chức và thực tiễn mới đã xuất hiện với mức độ hợp pháp cao từ bởi SEC55 . Những áp lực chức năng trở nên quan trọng trong việc khử thể chế hóa của lĩnh vực tổ chức, đặc biệt thông qua những thay đổi trong thị trường. Quả thật, đã có sự tương tác đáng kể giữa các áp lực chính trị và áp lực chức năng trong nhiều lĩnh vực trong hai thập kỷ qua như là các chính phủ tập trung quyền lực56 đã đưa ra ngày càng nhiều việc bãi bỏ các quy định với mục đích tạo sức cạnh tranh lớn hơn. Điều này liên quan đến việc thay đổi các “đơn vị thực hiện” trong một lĩnh vực , đưa ra những đơn vị mới, và chuyển đổi những đơn vị hiện hữu, điều này được mô tả bởi Scott và cộng sự (2000) trong hệ thống chăm sóc sức khỏe Vùng Vịnh 57 . Bên cạnh việc xảy ra việc bãi bỏ quy định của thị trường là sự chuyển dịch cơ cấu của thị trường cạnh tranh. Thornton (1995), Thornton và Ocasio (1999) chỉ cho thấy cách thức những áp lực thị trường trong ngành công nghiệp xuất bản hệ cao đẳng dẫn đến các “đơn vị thực hiện” mới bước vào ngành công nghiệp, mang theo những thực tiễn về quản lý và cơ cấu tổ chức mới. Hinings, Greenwood, và Cooper (1999) lập luận tương tự rằng những thay đổi thị trường trong nhu cầu về dịch vụ kế toán dẫn đến một sự di chuyển từ hình thức cộng tác chuyên môn của tổ chức thành bộ máy chuyên nghiệp được quản lý với một định hướng thị trường nhiều hơn. 53 SEC (Securities Exchange Commission):Ủy Ban Chứng Khoán (của Hoa Kỳ) 54 “ Big Five”- tạm dịch là 5 công ty hàng đầu 55 SEC (Securities Exchange Commission):Ủy Ban Chứng Khoán (của Hoa Kỳ) 56 Right-of-center governm ent 57 Bay Area health system
- 18 Một cách quan trọng để các áp lực xã hội tạo ra sự chuyển đổi thể chế là thông qua sự xuất hiện của những giá trị mới thách thức những lý luận thể chế hiện hữu.Việc thay đổi những khái niệm xã hội cho phép các “đơn vị thực hiện” mới tham gia vào một lĩnh vực. Việc thay đổi từ công việc ngành y tế đến công việc hành chính dẫn đến các lập luận xác đáng trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã làm thay đổi các nhà cung cấp dịch vụ, mà đỉnh cao, là ở Hoa Kỳ, với tổ chức HMO58 (Caronna và Scott, 1999). HMO là một nguyên ảnh tổ chức mới nhằm phân phối dịch vụ chăm sóc sức khỏe với hoạt động hoàn toàn khác các hình thức tổ chức y tế chuyên nghiệp. Scott và đồng sự (2000) chỉ rõ một quá trình liên tục trong 60 năm qua của ba lý luận thể chế chủ đạo khác nhau: y tế, chính phủ, và thị trường, mỗi lý luận đại diện cho các bộ giá trị xã hội khác nhau về bản chất của sự chăm sóc sức khỏe. Những “đơn vị thực hiện” mới đưa ra những ý tưởng mới và cách thức mới làm việc vào trong lĩnh vực tổ chức. Dĩ nhiên "cái mới" có hai nghĩa. Các áp lực mang tính chính trị, chức năng, xã hội có thể hoặc cho phép các “đơn vị thực hiện” đã được thiết lập từ các lĩnh vực khác xâm nhập vào (như trong ví dụ ngành công nghiệp xuất bản của Thornton), hoặc họ có thể tạo ra các “đơn vị thực hiện” mới hoàn toàn. Cả hai điều này có thể xảy ra cùng một lúc. Như trong lĩnh vực tư vấn công nghệ, từng được xem như là tiên phong (Greenwood và các đồng sự., 2002). Hoặc ngành Công Nghệ Thông Tin (IT)59 ngày càng trở thành một phần của hoạt động kinh doanh, đã có sự hội tụ lại với nhau, nói theo cách khác, các công ty tư vấn quản lý khác như Cap Gemini Ernst và Young đã di chuyển mạnh mẽ vào công việc Công Nghệ Thông Tin, mặt khác, các công ty Công Nghệ Thông Tin như IBM đã trở thành những công ty tư vấn. Kết quả là một sự chuyển đổi của lĩnh vực này khi các loại tổ chức riêng biệt trước đó bắt đầu cạnh tranh với nhau. Và hình thức doanh nghiệp nổi trội xuất hiện là sự cung cấp dịch vụ tư vấn kết hợp Công Nghệ Thông Tin. Trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đã có nhiều quá trình hình thành những “đơn vị thực hiện” mới hoàn toàn, như HMO và hội đồng phụ trách sức khỏe khu vực 58 HMO (Health Maintenance O rganization) 59 IT (Information Technology)
- 19 (Reay và Hinings, sắp tới; Scott và các đồng sự., 2000). Trong tình huống này các “đơn vị thực hiện” mới tạo ra các nguyên ảnh mới. Tại sao các “đơn vị thực hiện” trong lĩnh vực cần tìm kiếm sự thay đổi là một vấn đề thú vị. Điều này ít nhất có đóng góp một phần vào việc sự thay đổi có thể nhìn thấy được, bằng cách đưa vào một cách triệt để hoặc là từng bước. Một điều được ghi nhận là những người tham gia "ở ngoài rìa " 60 thì có nhiều khả năng tìm kiếm sự thay đổi hơn (Powell, 1991). Do không được hưởng lợi từ những lợi ích vốn có của lĩnh vực này, và cũng không có thể mở rộng đầu tư trong sự thỏa thuận hiện có, những người tham gia ngoài rìa sẽ hưởng lợi nhiều hơn các “đơn vị thực hiện” ở trung tâm nếu có sự thay đổi. Vì vậy, họ có nhiều khả năng suy tính và thúc đẩy cho sự thay đổi khi có cơ hội xuất hiện. Theo Leblebici (1991, trang 358), v iệc đưa ra các thực tiễn mới một cách triệt để trong các tổ chức "được thực hiện bởi những người cho rằng họ sẽ ít tốn kém hơn với kết quả cuối cùng". Những ví dụ tương tự có thể thấy từ những cuộc nghiên cứu công nghệ, khi sự đổi mới nhằm đánh tan sự cạnh tranh được kết hợp với các đại lý nằm rìa hoặc bên ngoài vì các đơn vị này có ít lý do để tán đồng tình trạng hiện hữu (Anderson và Tusman, 1990). Ví dụ, Hargadon và Douglas (2001) mô tả các công ty gas mạnh mẽ chống lại các thí nghiệm tiên phong của Edison sản xuất điện dùng cho khu dân cư và kinh doanh. Hơn nữa, như Greenwood và Suddaby (2002) lưu ý, người tham gia ngoài rìa ít nằm bên trong, và do đó ít có khả năng bị trói buộc bởi những thực tiễn trong một lĩnh vực. Thuật ngữ doanh nhân thể chế61 hữu ích bởi vì nó thể hiện ý tưởng của các “đơn vị thực hiện” tranh thủ cơ hội để nắm bắt lợi thế. Nhưng trong một chừng mực ý nghĩa nào đó, thuật ngữ này là gây hiểu nhầm, bởi vì nó tạo ra cảm tưởng rằng những người khởi xướng sự thay đổi đều giống như “những người nổi dậy” như được mô tả trong lý thuyết về phong trào xã hội. Lý thuyết về phong trào xã hội (McAdam và các đồng sự., 1996) đề cập đến cách thức các cá nhân và các nhóm không có lợi trong xã hội huy động và thách thức cấu trúc thể chế đang nắm ưu thế và cả các tác động của nó. Theo McAdam và các 60 “ Peripheral” 61 Institutional Entrepreneur - đã được dị ch là “ doanh nhân thể chế” suốt chương n ày, ở phần n ày được tác gi ả giải thích rõ hơn ý nghĩa sử dụng của nó.
- 20 đồng sự, có một "sự đồng thuận mới xuất hiện" bao gồm ba yếu tố có tầm quan trọng khi phân tích các phong trào xã hội: "cơ hội chính trị," "sự huy động cơ cấu" và "sự tạo khung quy trình" (vấn đề này sẽ được nói đến nhiều hơn sau này). Những cơ hội chính trị, theo ghi chú McAdam (1996, trang 23), đang sinh ra "người nổi dậy có đủ điều kiện bằng cách chuyển dịch cấu trúc thể chế và bố trí lại các hệ tư tưởng đang thống trị" (điểm nhấn mạnh này được thêm vào). Lý thuyết phong trào xã hội bổ sung cho lý thuyết thể chế bởi vì nó nhắc nhở chúng ta rằng không phải tất cả các “đơn vị thực hiện” trong lĩnh vực đều có đặc quyền như nhau qua các thực tiễn thể chế hiện hành và có thể đối đầu với các thực tiễn này.Trong ý nghĩa này, các “đơn vị thực hiện” tập hợp các “đơn vị tham gia” nằm ngoài rìa đã được đề cập trước đó. Nhưng phải hiểu là chúng khác nhau. Doanh nghiệp thể chế như được mô tả bởi những nhà thể chế62 được thúc đẩy bởi vấn đề kỹ thuật là chủ yếu, đó chính là, các thực tiễn hiện hành không thành công trong việc đối phó với những thách thức và trong một số trường hợp của lĩnh vực thì những lựa chọn thay thế lại được xem là hiệu quả hơn. Thật vậy, từ ngữ của "doanh nhân" nhằm để vay mượn ý nghĩa trong sự miêu tả chân dung của từ đó63 . Nhưng một số sự thay đổi được đấu tranh vì lý do chính trị, kh i các nhóm tìm cách vượt qua bất lợi của họ và có được uy thế và đặc quyền. Những chủ thể thay đổi64 như vậy càng giống như “những người nổi dậy" trong lý thuyết phong trào xã hội. Ví dụ là phong trào của người tiêu dùng chống các bệnh viện tư nhân trong hệ thống y tế, hoặc các phong trào của phụ nữ thách thức sự đối xử bất bình đẳng, hoặc công đoàn phản đối các cổ đông ưu thế. Nói tóm lại, chúng tôi đang đề nghị khi (1) có các áp lực chính trị, chức năng, và xã hội, (2) các doanh nhân thể chế, xuất phát từ cả trong nội bộ và bên ngoài, nổi lên như “đơn vị thực hiện” quan trọng, và (3) vai trò của các “đơn vị thực hiện” này là để khởi tạo sự thay đổi. Những doanh nhân thể chế và những người đối kháng rất quan trọng trong việc kích hoạt quá trình thay đổi. Họ phá vỡ các ý tưởng và thực tiễn hiện tại (như vậy, 62 institutionalist 63 (chú thích người dịch : ý tác giả dùng chữ “ doanh nhân thể chế” để thể hiện người có lợi trong một thể chế ) 64 Change agent
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Quản trị nhân sự công ty viễn thông Viettel
24 p | 2669 | 356
-
Tiểu luận quản trị kinh doanh quốc tế: Toàn cầu hóa và sự tác động của nó đến kinh tế của từng quốc gia cũng như hoạt động kinh doanh của các công ty
24 p | 909 | 122
-
Phương pháp nghiên cứu khoa học: Sự tác động của năng lực lãnh đạo đến sự gắn kết của nhân viên
24 p | 258 | 74
-
Tiểu luận: Kỹ năng soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính
21 p | 369 | 51
-
Tiểu luận "Bản năng săn mồi của rắn”
21 p | 185 | 39
-
Tiểu luận: Sự năng động của văn hóa tổ chức
54 p | 165 | 27
-
TIỂU LUẬN: Mở rộng giáo dục nghề nghiệp, từng bước hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội
14 p | 98 | 21
-
Báo cáo tiểu luận chương 6: Đồng bộ sóng mạng và kí hiệu
22 p | 121 | 13
-
Tiểu luận: Sự năng động trong đội, nhóm
52 p | 103 | 12
-
Tiểu luận: Sự thay đổi về chất của các gã khổng hồ
16 p | 74 | 9
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự biến động của vi sinh vật có ích trong đất và sâu hại chính dưới tác động của bón phân hữu cơ vi sinh và một số biện pháp kỹ thuật canh tác trên giống chè LDP1 tại Phú Thọ
31 p | 60 | 7
-
Tiểu luận: Chiến lược thẻ của ngân hàng Đông Á
15 p | 131 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Nghiên cứu sự tác động của phát triển du lịch biển đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương
187 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên cao học về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Đại học Duy Tân
127 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá sự vận động của cơ lưng và cột sống ở người lao động khi nâng nhấc vật nặng bằng tay
34 p | 47 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự biến động của Glycoprotein thời kỳ có chửa và Lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy Việt Nam (Bubalus Bubalis)
27 p | 39 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân
132 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn