intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận - Thực tiễn việc CPH DNNN tại CTCP Mía đường Lam Sơn

Chia sẻ: Pham Quang Dan Quangdan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

108
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nền kinh tế Nhà nước đã đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong công cuộc đổi mới này, vấn đề phát triển một nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo là một mục tiêu hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, qua gần 25 năm phát triển kinh tế theo đường lối này, nền kinh tế thị trường nước ta đã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận - Thực tiễn việc CPH DNNN tại CTCP Mía đường Lam Sơn

  1. Tiểu luận Thực tiễn việc CPH DNNN tại CTCP Mía đường Lam Sơn.
  2. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p NHỮNG TỪ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG 1. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước 2. CPH : Cổ phần hoá 3. CTCP : Công ty cổ phần 4. HĐQT : Hội đồng quản trị 4. BKS : Ban kiểm soát 5. GĐ : Giám đốc 6. TGĐ : Tổng giám đốc 7. TW : Trung ương 8. NN và PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn 9. CBCNV : Cán bộ công nhân viên 10. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 11. LDN luat doanh nghiep 12. DHDCD dai hoi dong co dong 13. DLCT dieu le cong ty 14. DCSVN dang cong san viet nam 15. NLD nguoi lao dong MỤC LỤC Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 2
  3. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p A - MỞ ĐẦU .......................................................................................................3 B - NỘI DUNG...................................................................................................6 Chương I: Cơ sở lý luận về CTCP và quá trình CPH DNNN ở Việt Nam .....6 1. Những quy định chung .....................................................................................6 1.1 Khái niệm và đặc điểm Công ty cổ phần ........................................................6 1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý...................................................................................7 2. Quá trình cổ phần hoá của DNNN ở Việt Nam ................................................9 2.1 Khái niệm Cổ phần hoá ..................................................................................9 2.2 Sự cần thiết phải tiến hành CPH DNNN ở Việt Nam ................................... 10 2.3 Tình hình thực hiện Cổ phần hoá trong những năm vừa qua......................... 13 Chương II: Thực tiễn quá trình CPH DNNN tại CTCP mía đường Lam Sơn. Những tồn tại và giải pháp .............................................................................. 17 1. Khái quát về Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn ....................................... 17 1.1. Sự hình thành và phát triển của CTCP Mía Đường Lam Sơn. ..................... 17 1.2 Quá trình chuyển đổi của Công ty từ DNNN sang CTCP ............................. 20 1.2.1 Giai đoạn trước Cổ phần hoá..................................................................... 20 1.2.2 Quá trình chuyển đổi ................................................................................ 23 1.2.3 Một số kết quả Công ty đạt được sau khi thực hiện Cổ phần hoá...... 25 2. Những tồn tại trong quá trình Cổ phần hoá và các giải pháp khắc phục.......... 29 2.1 Những tồn tại của quá trình Cổ phần hoá và nguyên nhân của chúng ........... 29 2.2 Một số biện pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình Cổ phần hoá...................... 30 C – KẾT LUẬN ................................................................................................. 33 D – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 34 A- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 3
  4. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nền kinh tế Nhà nước đã đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong công cuộc đổi mới này, vấn đề phát triển một nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo là một mục tiêu hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, qua gần 25 năm phát triển kinh tế theo đường lối này, nền kinh tế thị trường nước ta đã bước đầu thu được nhiều thanh tựu rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, trước mắt chúng ta còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Trong điều kiện cơ chế quản lý thay đổi, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước lại rơi vào khủng hoảng. Vì thế, sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN là một trong những yêu cầu bức thiết của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Thực tiễn hoạt động của DNNN ở Việt Nam hàng chục năm qua cho thấy mặc dù các DNNN được giao phó vai trò chủ đạo song hoạt động của chúng có nhiều điểm bất cập. DNNN chiếm phần vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách. Đội ngũ cán bộ có đào tạo, cán bộ quản lý có năng lực cũng tập trung chủ yếu trong các DNNN. Các DNNN chiếm lĩnh những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như dầu khí, vận tải, bưu chính, điện, khai khoáng và nhiều ngành, lĩnh vực khác như bảo hiểm, ngân hàng. Tuy nhiên, với nhiều thế mạnh như vậy, song DNNN vẫn chưa thực sự phát huy tốt vai trò của nòng cốt trong việc làm cho kinh tế Nhà nước thực sự đóng vai trò chủ đạo. Đa số các DNNN làm ăn thua lỗ, gây thất thoát tài sản của Nhà nước một cách nghiêm trọng. Những vụ tham nhũng điển hình đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến DNNN. Xuất phát từ thực tế khách quan như vậy nên việc hình thành các CTCP qua quá trình CPH DNNN là tất yếu đối với sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường, nhằm đa dạng hoá sở hữu, đưa các yếu tố cạnh tranh làm động lực để tăng hiệu quả kinh doanh và xác lập một mô hình Doanh nghiệp hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường, đây cũng là giải pháp có tính phổ biến để cải cách khu vực kinh tế Nhà nước ở hầu hết các nước trên thế giới. Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 4
  5. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p Nhận thấy rõ việc nghiên cứu về vấn đề CPH DNNN trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu và cần thiết. Vì thế nên tôi chọn đề tài “Thực tiễn việc CPH DNNN tại CTCP Mía đường Lam Sơn. Những tồn tại và giải pháp”. Qua đó, giúp chúng ta thấy được tiến trình CPH tại CTCP Mía đường Lam Sơn nói riêng và của Doanh nghiệp Việt Nam nói chung, lịch sử hình thành, những khó khăn, thuận lợi và thách thức. Từ đó thấy được vai trò, mục đích, thành tựu của việc CPH DNNN Việt Nam, những đóng góp quý báu từ việc áp dụng vào thực tế công cuộc đổi mới đất nước ta, vào quá trình công nghiệp hóa đất nước, quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Giúp các DNNN tìm được hướng đi đúng đắn trong việc chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp mới, trong đó CPH là một giải pháp hữu hiệu mang tính chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước theo tinh thần các Nghị quyết Đại hội VI và VII của Đảng. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là vấn đề CPH DNNN ở nước ta hiện nay mà cụ thể là quá trình CPH ở CTCP Mía đường Lam Sơn. b. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tập trung vào nghiên cứu DNNN, đặc biệt chú trọng vào CTCP Mía đường Lam Sơn trong quá trình CPH. Xác định tồn tại và giải pháp, ý kiến cá nhân về việc CPH. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Xuất phát từ đối tượng và phạm vi của đề tài, mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về CTCP, khái niệm DNNN, CPH, vận dụng chủ trương đường lối của Đảng trong vấn đề CPH. Phân tích, đánh giá quá trình CPH ở CTCP Mía đường Lam Sơn, lịch sử hình thành, khó khăn, thuận lợi và thách thức. Nêu lên tồn tại về vấn đề CPH ở các DNNN cũng như ở CTCP Mía đường Lam Sơn, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận theo phương pháp luận duy vật biện chứng, vận dụng các quan điểm và chủ trương của Đảng và Nhà nước. Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 5
  6. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p Ngoài ra còn sử dụng các nguồn tin từ: Google, Vietnamnet, các wedside, tạp chí kinh tế...; các số liệu, thông tin từ wedside www.lasuco.com.vn. Từ đó, vận dụng những kiến thức, hiểu biết kết hợp các phương pháp thống kê – khảo sát để phân tích, tổng hợp, so sánh đối chứng và coi trọng phương pháp đúc kết thực tiễn, thực trạng và giải pháp của việc CPH nhằm làm rõ nội dung đề tài. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Qua đề tài chúng ta thấy được quá trình CPH tại CTCP Mía đường Lam Sơn nói riêng và các DNNN nói chung; lịch sử hình thành, những khó khăn, thuận lợi và thách thức. Thấy được vai trò, mục đích, thành tựu của việc CPH DNNN Việt Nam, những đóng góp quý báu từ việc áp dụng vào thực tế công cuộc đổi mới đất nước ta, vào quá trình CNH-HĐH đất nước, quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, giúp các DNNN tìm được hướng đi đúng đắn trong việc chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp mới mà giải pháp là CPH. Đề tài nêu ra những thực trạng tồn tại của CPH và từ đó đề xuất phương hướng, kiến nghị, giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện hơn công tác CPH theo chủ trương của Đảng và xu hướng chung của cả nước. 6. Bố cục đề tài Bố cục của bài tiểu luận được chia làm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Trong đó phần nội dung bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận của công ty cổ phần và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn việc CPH DNNN tại CTCP Mía đường Lam Sơn. Những tồn tại và giải pháp. Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 6
  7. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p B. NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận về CTCP và CPH DNNN ở Việt Nam 1. Những quy định chung 1.1. Khái niệm và đặc điểm Công ty cổ phần 1.1.1. Khái niệm Công ty cổ phần là loại hình công ty điển hình của công ty đối vốn. Công ty đối vốn là loại công ty trong đó các thành viên thường không quen biết nhau, khi thành lập thường quan tâm đến vấn đề vốn góp, còn tính nhân thân chỉ là thứ yếu. Công ty chỉ chịu TNHH trong phần tài sản của công ty. CTCP là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông và các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu hay CTCP là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng nhau góp vốn cùng nhau chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty. 1.1.2 Đặc điểm của CTCP CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây là loại hình công ty có tính tổ chức cao, hoàn thiện về vốn, hoạt động mang tính xã hội cao. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản riêng của công ty. Điều đó thể hiện: công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty, các thành viên công ty, chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Luật không hạn chế mỗi thành viên được mua bao nhiêu phần trăm vốn Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 7
  8. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p điều lệ nhưng các thành viên có thể thỏa thuận trong điều lệ giới hạn tối đa số cổ phần mà một thành viên có thể mua nhằm chống lại việc một thành viên nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty. Trong quá trình hoạt động, CTCP được quyền phát hành các loại chứng khoán ra thị trường để huy động vốn trong công chúng. Do đó, sự ra đời của CTCP gắn liền với sự ra đời của thị trường chứng khoán. Việc chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện dễ dàng thông qua hành vi bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. CTCP có số lượng thành viên rất đông, có công ty có tới hàng vạn cổ đông ở khắp thế giới. Vì vậy, nó có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất trong công chúng để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong công nghiệp. Về thành viên công ty: trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có 3 thành viên. Là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn, cho nên sự liên kết của nhiều thành viên. Vì vậy, việc quy định số thành viên tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy năm tồn tại của CTCP. Ở hầu hết các nước có quy định thành viên tối thiểu của CTCP. 1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP là loại công ty thông thường có rất nhiều thành viên và việc tổ chức quản lý rất phức tạp, do đó cần phải có một cơ chế quản lý hết sức chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP gồm có: ĐHĐCĐ, HĐQT và GĐ (TGĐ); đối với CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có BKS. a. Đại hội đồng cổ đông (theo Điều 96 LDN 2005) ĐHĐCĐ là cơ quan có quyền quyết định cao nhất công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Nếu cổ đông là tổ chức thì phải cử một người làm đại diện theo uỷ quyền để tham dự ĐHĐCĐ. ĐHĐCĐ có quyền quyết định các vấn đề quan trọng chủ yếu như quyết định mức cổ tức hàng năm, quyết định loại cổ phần, tổng số cổ phần được chào bán ra thị trường, có quyền bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý công ty (HĐQT, BKS...), xử lý các vi phạm của Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 8
  9. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p HĐQT, của BKS, quyết định tổ chức lại công ty, giải thể công ty, sửa đổi ĐLCT. ĐHĐCĐ họp thường niên hoặc bất thường ít nhất một năm một lần trên lãnh thổ Việt Nam. ĐHĐCĐ phải tổ chức họp và thể hiện quyền của mình tại cuộc họp, thảo luận và thông qua các vấn đề liên quan đến nội dung hoạt động, tổng kết quá trình hoạt động và các vấn đề khác theo quy định tại điều lệ (Như báo cáo tài chính, báo cáo của HĐQT, báo cáo của BKS) b. Hội đồng quản trị (theo Điều 108 LDN năm 2005) HĐQT gồm tất cả các thành viên do ĐHĐCĐ bầu (gồm chủ tịch và các thành viên), số lượng của HĐQT phải từ 3 - 11 thành viên (nếu ĐLCT không quy định khác). Nhiệm kỳ của HĐQT không quá 5 năm và thành viên trong HĐQT không nhất thiết là các cổ đông của công ty (Điều 110), có thể được bầu lại không hạn chế thời gian. HĐQT họp định kỳ theo triệu tập của chủ tịch HĐQT ít nhất mỗi quý một lần và có thể họp bất thường nếu thấy cần thiết theo đề nghị của BKS, của GĐ hoặc TGĐ, của ít nhất 2 thnàh viên HĐQT. HĐQT là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để thực hiện cũng như quyết định các quyền, nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có quyền quyết định các vấn đề chủ yếu như quyết định chiến lược kế hoạch phát triển của công ty, kế hoạch kinh doanh hàng năm, kiến nghị các loại cổ phần, tổng số cổ phần chào bán ra thị trường, quyết định phương hướng để phát triển công ty, quyết định bổ nhiệm, miễm nhiệm các chức danh GĐ, TGĐ và các cán bộ quan trọng khác, quy chế về nội bộ công ty và các báo cáo quyết định hàng năm lên ĐHĐCĐ c. Giám đốc, Tổng giám đốc (theo Điều 116 LDN năm 2005) GĐ, TGĐ là người có quyền quyết định đối với các công việc kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật, trước công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. GĐ, TGĐ có thể kiêm chủ tịch hội đồng quản trị và là người đại diện theo pháp luật của công ty (nếu điều lệ công ty cho phép). GĐ, TGĐ do HĐQT thuê hoặc bổ nhiệm trong số các thành viên của HĐQT hoặc người khác với nhiệm kỳ 5 năm làm việc. GĐ, Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 9
  10. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p TGĐ có các công việc chính như quyết định việc tuyển dụng lao động, đề xuất các phương án chiến lược kinh doanh trong công ty, báo cáo trước HĐQT về việc thực hiện các công việc của mình, ký các quyết định, hợp đồng trong phạm vi cho phép. Quyết định các kế hoạch kinh doanh hàng ngày... Ngoài ra GĐ, TGĐ còn được điều lệ công ty và HĐQT quy định một số quyền khác phù hợp với yêu cầu quản trị của công ty. GĐ, TGĐ không được đồng thời làm GĐ, TGĐ của công ty khác. d. Ban kiểm soát BKS có số lượng thành viên từ 3 - 5 người (nếu ĐLCT không có quy định khác). BKS do ĐHĐCĐ bầu ra với nhiệm kỳ khoảng 5 năm với quy định có thể không phải là cổ đông của công ty hoặc là người lao động của công ty. BKS phải bầu ra một người làm trưởng BKS quyền và nghĩa vụ của trưởng BKS và các thành viên do ĐLCT quy định. Trong quá trình hoạt động cũng như thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình phải có hơn một nửa số thành viên thường trú tại Việt Nam và phải có ít nhất một người có trình độ kế toán hoặc kiểm toán. BKS có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thanh tra tích hợp pháp về kế hoạch hoạt động của các chức danh lãnh đạo trong công ty, của các báo cáo lên đại hội đồng cổ đông, của quá trình hoạt động kinh doanh... (đây là lý do lý giải vì sao thành viên của BKS không được làm các chức danh quản lý trong công ty). BKS còn có một số quyền va nghĩa vụ khác theo quy định tại điều lệ công ty và tại luật doanh nghiệp 2005 thể hiện rõ ( từ điều 123 đến điều 126 luật doanh nghiệp 2005) 2. Quá trình cổ phần hoá của DNNN ở Việt Nam. 2.1. Khái niệm cổ phần hoá Cổ phần hoá DNNN là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành CTCP (doanh nghiệp đa sở hữu), chuyển Doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo LDNNN sang hoạt động theo các quy định về CTCP trong LDN. 2.1.1 Mục tiêu cổ phần hoá Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 10
  11. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p Từ Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VII (6/1992), tiếp theo đó là Quyết định số 202/CT (6/1992) của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ), rồi tới các Nghị định số 28/CP/ (7/5/1996), 25/CP (23/7/1997) và Nghị định 44/CP (29/6/1998), CPH luôn được Đảng và Nhà nước xác định là việc chuyển các DNNN thành các CTCP nhằm thực hiện các mục tiêu: - Chuyển một phần sở hữu Nhà nước sang sở hữu hỗn hợp. - Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN. - Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng cường phát triển đất nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước. - Thay đổi phương thức quản lý trong Doanh nghiệp. 2.1.2 Đối tượng và hình thức tiến hành Cổ phần hoá Đối tượng thực hiện CPH là những DNNN hội tụ 3 điều kiện sau: có quy mô vừa và nhỏ; không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn đầu tư; có phương án kinh doanh hiệu quả hoặc tuy trước mắt có khó khăn nhưng triển vọng tốt. Trong đó điều kiện thứ 2 (Doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn đầu tư) được coi là quan trọng nhất bởi những DNNN giữ 100% vốn đầu tư là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước, là đòn bẩy kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, theo đúng định hướng XHCN. Các hình thức tiến hành CPH đó là: Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại Doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển Doanh nghiệp; bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại Doanh nghiệp, tách một bộ phận của Doanh nghiệp để CPH, bán toàn bộ giá trị hiện có Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 11
  12. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p thuộc vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp để chuyển thành CTCP. Ban CPH sẽ lựa chọn một hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp và NLĐ 2.2. Sự cần thiết phải tiến hành CPH DNNN ở Việt Nam. 2.2.1 Tình hình hoạt động của các DNNN Việt Nam hiện nay Hiện nay, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế Nhà nước nói chung và hệ thống DNNN nói riêng còn tồn tại rất nhiều yếu kém, chúng ta có khoảng 5800 DNNN nắm giữ 88% tổng số vốn của các Doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng hiệu quả kinh doanh rất thấp. Chỉ có trên 40% DNNN là hoạt động có hiệu quả, trong đó thực sự làm ăn có lãi và lâu dài chỉ chiếm dưới 30%, nếu tính đủ chi phí và tài sản cố định, đất tính theo giá thị trường thì các DNNN hoàn toàn không tạo ra được tích luỹ. Đánh giá thực lực các DNNN trên 3 mặt: Vốn-Công nghệ-Trình độ quản lý có thể thấy: Vốn: Các Doanh nghiệp luôn trong tình trạng đói vốn. Tình trạng Doanh nghiệp phải dừng hoạt động do thiếu vốn kinh doanh đã xuất hiện. Tình trạng doanh nghiệp không có vốn và không đủ khả năng huy động vốn để đổi mới công nghệ được coi là phổ biến. Trong khi đó, hiệu quả sự dụng vốn thấp kém, thất thoát vốn của Nhà nước ngày càng trầm trọng. Năm 1998 chỉ tính riêng số nợ khó đòi và lỗ luỹ kế của các DNNN đã lên đến 5005 tỷ đồng. Theo tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại Doanh nghiệp, trong số gần 5800 DNNN, chỉ 40,4% được đánh giá là hoạt động có hiệu quả (bảo toàn được vốn, trả được nợ, nộp đủ thuế, trả lương cho người Lao động và có lãi); 44% số Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khó khăn tạm thời; còn 15,6% số Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Tổng cộng, có tới trên 59,6% DNNN hoạt động kém hiệu quả. Công nghệ: Công nghệ của các DNNN lạc hậu so với trình độ chung của khu vực và của thế giới (thường từ 2–3 thế hệ, đặc biệt có công nghệ lạc hậu tới 5-6 thế hệ), 76% máy móc thiết bị thuộc thế hệ những năm 50-60 và chủ yếu do Liên Xô cũ và các nước Đông Âu cung cấp. Hiện nay có đến 54,3% DNNN trung ương và 74% DNNN địa phương còn sản xuất ở trình độ thủ công, hiệu quả sử Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 12
  13. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p dụng trang thiết bị bình quân dưới 50% công suất. Đó chính là nguyên nhân làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường nội địa cũng như quốc tế hết sức thấp kém. Điều này thực sự là một nguy cơ đối với các DNNN và với nền kinh tế trong quá trình hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Trình độ, năng lực và bản lĩnh quản lý còn thấp so với yêu cầu. ở các DNNN, quyền sở hữu không gắn với quyền quản lý vốn và tài sản. Mặt khác, do những nguyên nhân lịch sử, do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, các DNNN có số lượng Lao động lớn, cơ cấu lao động bất hợp lý, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu. Bên cạnh trách nhiệm về kinh tế, mỗi Doanh nghiệp còn phải đảm trách nhiều chức năng Xã hội nữa. Từ tình hình trên, có thể thấy khu vực kinh tế Nhà nước chưa đạt được như những gì chúng ta mong đợi, đặc biệt nó vẫn chưa thực sự thể hiện tốt vai trò chủ đạo của mình. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có một loạt những giải pháp tiến hành đồng bộ. Trong đó, CPH DNNN là một trong những biện pháp được Đảng và Nhà nước đặt lên vị trí then chốt, hàng đầu. 2.2.2 Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá DNNN Xuất phát từ thực tế nêu trên, thực hiện CPH là một nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, CPH sẽ giải quyết được những vấn đề sau: - Thực hiện CPH là để giải quyết mâu thuẫn giữa QHSX và LLSX. CPH góp phần thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Trước đây chúng ta xây dựng một cách cứng nhắc chế độ công hữu, thể hiện ở một số lượng quá lớn các DNNN mà không nhận thấy quan hệ sản xuất này không phù hợp với lực lượng sản xuất còn nhiều yếu kém, lạc hậu. Vì vậy CPH sẽ giải quyết được mâu thuẫn này, giúp lực lượng sản xuất phát triển. - Thực hiện CPH nhằm xã hội hoá lực lượng sản xuất, thu hút thêm nguồn lực sản xuất. Khi thực hiện CPH, người Lao động sẽ gắn bó, có trách nhiệm với công việc hơn, họ trở thành người chủ thực sự của Doanh nghiệp. Ngoài ra, Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 13
  14. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p phương thức quản lý được thay đổi, Doanh nghiệp sẽ trở nên năng động, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất. - Bên cạnh đó, CPH là một yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, đưa nền kinh tế hội nhập với kinh tế thế giới - Thực hiện CPH là một trong những giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế. Với việc huy động được các nguồn lực, các CTCP có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên trên thị trường, tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - CPH tác động tích cực đến đổi mới quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Chuyển từ DNNN sang CTCP không những chỉ là sự thay đổi về chủ sở hữu, mà còn là sự thay đổi căn bản trong công tác quản lý ở cả phạm vi Doanh nghiệp và ở cả phạm vi nền kinh tế quốc dân. - CPH là một giải pháp quan trọng để cơ cấu lại nền kinh tế trong quá trình đổi mới. Như vậy, đứng trước những thực trạng hoạt động yếu kém của hệ thống DNNN, CPH với những ưu điểm và mục tiêu của mình đã chứng tổ đó là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với quá trình đổi mới, phù hợp với giai đoạn quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 2.3. Tình hình thực hiện Cổ phần hóa trong những năm vừa qua Quá trình CPH DNNN được bắt đầu thí điểm từ cuối năm 1991. Quá trình CPH ở nước ta về cơ bản có thể chia làm ba giai đoạn: 2.3.1 Giai đoạn thí điểm (từ tháng 6/1992 đến hết tháng 4/ 1996) Thực hiện Quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch HĐBT về việc tiếp tục thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP, các Bộ, ngành đã hướng dẫn DNNN đăng ký thực hiện thí điểm chuyển sang CTCP. Trên cơ sở số lượng DNNN đã đăng ký, Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã chọn 7 DNNN do Chính phủ chỉ đạo thí điểm chuyển thành CTCP, đó là: Nhà máy Xà phòng Việt Nam (Bộ công nghiệp); Nhà máy Diêm Thống nhất (Bộ công Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 14
  15. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p nghiệp); Xí nghiệp Nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc Hà Nội (Bộ Nông nghiệp); Xí nghiệp Chế biến gỗ Lạng Long Bình (Bộ nông nghiệp); Công ty Vật tư Tổng hợp Hải Hưng (Bộ Thương mại); Xí nghiệp Sản xuất Bao bì (Thành phố Hà Nội) và Xí nghiệp Dệt da may Lagamex (Thành phố Hồ Chí Minh). Sau một thời gian làm thử, 7 DNNN được Chính phủ chọn làm thí điểm đều xin rút lui, hoặc không đủ điều kiện để tiến hành CPH như Lagamex, Nhà máy Xà phòng Việt Nam... Hơn 30 Doanh nghiệp đã đăng ký với BTC để thí điểm thực hiện CPH và 3 DNNN xin chuyển thành công ty TNHH theo chỉ thị 84/TTg. Có 5 DNNN được phép chuyển sang CTCP, đó là: CTCP Đại lý liên hiệp vận chuyển (thuộc Bộ giao thông), CTCP Cơ điện lạnh (TP.HCM), CTCP Giầy Hiệp An (Bộ Công nghiệp), CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (Tỉnh Long An), CTCP Chế biến Thức ăn Gia súc (Bộ công nghiệp). Trong một thời gian thực hiện thí điểm CPH, tuy số lượng các DNNN chuyển thành CTCP còn ít song giai đoạn thí điểm đã đem lại một số kết quả đáng chú ý: - Quá trình thí điểm CPH đã huy động được một lượng vốn quan trọng trong nhân dân. Qua bán cổ phiếu, nhà nước đã thu được 14,165 tỷ đồng tiền mặt nộp vào Ngân sách. Đây là số vốn quan trọng làm tăng tài sản thuộc sở hữu Nhà nước để đầu tư vào chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống DNNN. - Tại các doanh nghiệp đã CPH, 100% CBCNV tham gia mua cổ phiếu. Khi người Lao động có vốn trong Công ty, lợi ích của họ gắn với lợi ích Công ty vì vậy họ làm việc với trách nhiệm cao vì quyền lợi của mình. Mặt khác họ cũng yêu cầu HĐQT và GĐ điều hành phải chỉ đạo và tổ chức để công ty hoạt động có hiệu quả. - Hiệu quả của các Công ty này tăng lên rõ rệt. Các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu tăng bình quân 56,9%/năm, lợi nhuận tăng 70,2%, nộp Ngân sách tăng 89%/năm, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 14,10%. - Vốn của các Doanh nghiệp này tăng lên đáng kể. Tính bình quân vốn của các Doanh nghiệp mỗi năm tăng 45%. Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 15
  16. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p - Người Lao động trong các Doanh nghiệp này tăng 46,8%, thu nhập của người Lao động tăng 20%/năm. - Nhà nước vẫn giữ được vai trò lãnh đạo Doanh nghiệp nhờ duy trì tỷ lệ cổ phiếu chi phối, giám sát các hoạt động bằng luật pháp và nội dung các điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nhà nước. Tính đến hết thời gian thí điểm CPH (hết năm 1996) tổng số DNNN được chuyển sang CTCP là 12 doanh nghiệp. 2.3.2 Giai đoạn thí điểm mở rộng (từ tháng 5/1996 đến tháng 6/1998) Từ kinh nghiệm của 7 trường hợp CPH nói trên, năm 1996 Chính phủ quyết định thử thí nghiệm CPH ở quy mô rộng hơn. Nghị định 28/CP (7/5/1996) yêu cầu các Bộ, ngành TW và chính quyền Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW lập danh sách doanh nghiệp do mình quản lý được CPH cho đến năm 1997 và chọn những doanh nghiệp mà Nhà nước thấy không còn cần thiết phải nắm giữ 100% vốn nữa làm đối tượng. Nghị định số 25/CP (26/3/1997) của Chính phủ cho phép các lãnh đạo của Bộ, ngành, địa phương có thêm quyền hạn trong việc tiến hành CPH các doanh nghiệp được chọn làm thử. Theo đó, đối với các doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống thì lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương có quyền tự tổ chức thực hiện CPH trên cơ sở Nghị định số 28/CP. Kết quả (từ cuối năm 1996 đến tháng 2 năm 1999) đã có 134 Doanh nghiệp được chuyển sang CTCP, tính chung cả thời kỳ thí điểm hiện nay có tất cả 146 doanh nghiệp. Tuy nhiên tốc độ CPH diễn ra còn chậm, số các DNNN chuyển sang CTCP “nhỏ giọt” trong các năm 1993 - 1997, chỉ được 16 doanh nghiệp. Sang năm 1998 đã có sự tiến bộ: 102 doanh nghiệp. Như vậy, số doanh nghiệp chuyển sang CTCP năm 1998 lớn hơn nhiều so với số doanh nghiệp chuyển sang CTCP của các năm trước cộng lại. Song kế hoạch đề ra là thực hiện CPH thành công 150 doanh nghiệp trong năm 1998 thì con số 102 CTCP chưa đạt được mục tiêu đề ra. 2.3.3 Giai đoạn đẩy mạnh (từ tháng 6/1998 đến nay) Bước sang năm 1999, Chính phủ đặt ra kế hoạch sẽ thực hiện CPH thêm khoảng 400 doanh nghiệp. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 16
  17. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p doanh nghiệp, hình thức CPH phổ biến nhất là bán một phần vốn Nhà nước có tại doanh nghiệp kết hợp phát hành thêm cổ phiếu (chiếm 43,4%) tiếp đó là bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp (26%) còn lại là bán toàn bộ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (15,5%) và giữ nguyên vốn Nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu (15,1%). Trong số các doanh nghiệp đã CPH, ngành công nghiệp GTVT và xây dựng chiếm tỷ trọng 65,5%, thương mại dịch vụ chiếm 28,7% và ngành nông - lâm - ngư ngiệp chiếm 5,8%. Nếu phân chia theo địa phương thì tỉnh, thành phố trực thuộc TW chiếm 65,7%, bộ ngành TW chiếm 25,8%, tổng công ty 91 chiếm 8,5%. Từ đầu năm đến nay đã có thêm 42 DNNN chuyển sang CTCP với tổng số vốn điều lệ gần 180 tỷ đồng. Cụ thể là: có gần 23 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xây dựng, 10 doanh nghiệp dịch vụ thương mại, 3 doanh nghiệp GTVT và 5 Doanh nghiệp nông - lâm - thuỷ sản. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chỉ có 3 doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên là CTCP bao bì Bỉm Sơn thuộc Tổng công ty xi măng (38 tỷ đồng), CTCP Điện cơ thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (25 tỷ đồng) và CTCP xuất nhập khẩu Tân Định thuộc TP.HCM (10 tỷ đồng). Các Địa phương và ngành triển khai CPH tích cực nhất là tỉnh Bình Định (4 doanh nghiệp), TP.HCM (4 doanh nghiệp), Tổng công ty cà phê (3 doanh nghiệp), Tổng công ty xi măng Việt Nam (2 doanh nghiệp)... Trong số 34 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán cổ phiếu đã có 12 Doanh nghiệp không có cổ phần của Nhà nước và 27 Doanh nghiệp có cổ phần của Cổ đông ngoài Doanh nghiệp. Như vậy, theo kế hoạch đặt ra cho năm 1999 là sẽ CPH từ 400 - 600 Doanh nghiệp thì con số 42 DNNN mới được CPH từ đầu năm đến nay chỉ bằng 1/10 kế hoạch. Và từ giờ đến cuối năm, chúng ta phải CPH thêm hơn 300 Doanh nghiệp nữa. Tháng 1 năm 2004, Ban chấp hành TW ĐCSVN Khóa IX họp phiên họp thứ IX, đưa ra dự thảo luật và quyết định đẩy mạnh CPH DNNN. Cuối năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành CTCP, theo đó cả Công ty thành viên của các Tổng công ty Nhà nước và ngay cả chính Tổng công ty nhà nước nào mà Nhà nước không muốn chi phối đều trở Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 17
  18. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p thành đối tượng CPH. Thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP, đến năm 2005 đă có thêm 754 DNNN CPH, Điểm mới quan trọng của Nghị định này là quy định việc bán cổ phần lần đầu phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là công ty có số vốn trên 10 tỷ đồng, tại các trung tâm tài chính nếu là Công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng, tại Công ty nếu công ty có số vốn không quá 1 tỷ đồng. Và đến năm 2008, đã thực hiện ở khoảng 3.000 DNNN vừa và nhỏ được CPH. Còn khoảng 2.000 DNNN vừa và lớn như: BIDV, Viettinbank, VMS - MobiFone, Vinaphone… dự trù sẽ CPH đến năm 2010. Kết quả bước đầu cho thấy: - Về phía doanh nghiệp: nhìn chung hoạt động của CTCP sau khi CPH đều có hiệu quả, các chỉ tiêu tăng nhiều lần so với khi còn là DNNN biểu hiện trên cả 3 mặt lợi ích của: lao động - doanh nghiệp - Nhà nước. Doanh thu tăng bình quân gần 2 lần; lợi nhuận tăng bình quân hơn 2 lần, cổ tức bình quân đạt 1-2%/tháng; Vốn tăng gần 2,5 lần.Việc huy động vốn của CTCP chủ yếu đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nên năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn trước, đem lại lợi nhuận cao hơn. Cơ cấu vốn sở hữu tr4ong các CTCP, tỷ lệ vốn sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất so với các sở hữu khác. Nhà nước nắm từ 18% đến 51% (Bình quân 41%) cổ phần công ty; cổ đông là người lao động từ 18% đến 50% đặc biệt có doanh nghiệp trên 70% (bình quân 30%) cổ phần công ty; số cổ phần còn lại là thuộc cổ đông ngoài xã hội nắm giữ (bình quân 29%). - Về phía Nhà nước: ngoài việc Nhà nước tăng thu các khoản thu từ Doanh nghiệp như thuế lợi tức do Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nhà nước còn thu được một lượng vốn từ các nguồn phát sinh trong quá trình CPH như số thu về tiền bán cổ phiếu. Ví dụ: số thu về cổ phần hoá tính đến hết năm 1997 như sau: Tiền thu về bán cổ phiếu: 30. 207 triệu đồng; lợi tức của Nhà nước tại các CTCP: 6.995 triệu đồng; lãi tiền vay mua chịu cổ phần Nhà nước: 522 triệu đồng. Tổng cộng: 37. 724 triệu đồng. - Về phía người lao động: Người lao động đã gắn được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với lợi ích của bản thân, của doanh nghiệp (tức là Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 18
  19. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p chủ doanh nghiệp). Thu nhập của Người lao động cao hơn khi còn là DNNN từ 1,5 - 2 lần, bên cạnh đó người lao động còn nguồn thu từ lợi tức cổ phần khoảng 22% - 24%/năm. Việc làm của Người lao động được đảm bảo, hơn thế ngoài số lao động cũ, các CTCP còn thu hút thêm nhiều lao động ngoài xã hội vào làm việc. Trong một số CTCP, người lao động đã đề cử đại diện của mình tham gia quản lý điều hành trong Doanh nghiệp. Chương 2. Thực tiễn quá trình CPH DNNN tại CTCP mía đường Lam Sơn. Những tồn tại và giải pháp. 1. Khái quát về Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn 1.1. Sự hình thành và phát triển của CTCP Mía đường Lam Sơn 1.1.1 Giới thiệu về Công ty - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN - Tên giao dịch đối ngoại: LAMSON SUGAR JOINT STOCK CORPORATION - Tên giao dịch viết tắt: LASUCO JSC Công ty là CTCP có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật Việt Nam. - Trụ sở chính: Thị Trấn Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân - Tỉnh Thanh Hóa - Điện thoại: (84-373) 834091/93 - Fax: (84-373) 834092 - Email: lasuco@hn.vnn.vn - Website: www.lasuco.com.vn Giấy chứng nhận ĐKKD: 056673 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thanh Hóa cấp, đăng ký lần đầu ngày 23/12/1999, đăng ký thay đổi lần 5 ngày 21/06/2007. Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng (Ba trăm tỷ đồng) 1.1.2. Lịch sử hình thành của Công ty Cụng ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, tiền thân là Nhà máy đường Lam Sơn. Ngày 12 tháng 01 năm 1980: Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định số 24/TTg Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 19
  20. Thùc tiÔn viÖc CPH DNNN t¹i CTCP MÝa ®­êng Lam S¬n. Nh÷ng tån t¹i vµ gi¶i ph¸p phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn. Công suất 1.500 tấn mía/ngày, thiết bị và công nghệ của hóng FCB Cộng hũa Phỏp cung cấp. Nhằm khai thỏc tiềm năng đất đai, phủ xanh đất trống đồi trọc và lực lượng lao động ở khu vực miền Tây Thanh Hóa, giải quyết tỡnh trạng thiếu đường trong cả nước. Địa điểm xây dựng tại xó Thọ Xương (nay là Thị trấn Lam Sơn), huyện Thọ Xuõn, Tỉnh Thanh Húa. - Ngày 31/ 03/ 1980: Bộ trưởng bộ Lương thực Thực phẩm (nay là Bộ NN và PTNT) ký quyết định số 488 LT-TP/KTCB thành lập Ban kiến thiết Nhà máy đường Lam Sơn. - Ngày 14/03/198: Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định 61/TTg khởi cụng xây dựng nhà máy và đưa công trỡnh vào danh mục trọng điểm cấp Nhà nước. - Ngày 28/04/1984: Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ NN và PTNT) ký quyết định số 24/CNTP-TCCB thành lập Nhà máy đường Lam Sơn. Sau hơn 5 năm xây dựng, ngày 02/11/1986 hoàn thành xây dựng nhà máy đi vào sản xuất vụ đầu tiên. - Ngày 08/01/1994: Bộ NN&PTNT ký quyết định số 14 NN-TCCB đổi tên Nhà máy đường Lam Sơn thành Công ty đường Lam Sơn. - Ngày 06/12/1999: Thủ tưởng Chính Phủ ký quyết định số 1133/QĐ-TTg chuyển Công ty đường Lam Sơn thành CTCP Mía đường Lam Sơn. - Ngày 01/01/2000: Công ty đi vào hoạt động dưới hình thức CTCP với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. - Tháng 6/200: Công ty phát hành thêm cổ phiếu phổ thông, tăng vốn điều lệ lên 2 tỷ đồng. - Tháng 05/2007: Công ty phát hành thêm cổ phiếu trả cổ tức, tăng vốn điều lệ lên 3 tỷ đồng. - Ngày 09/01/2008: Công ty đó niờm yết tại Sở giao dịch chứng khoỏn Thành phố Hồ Chớ Minh với mó giao dịch là LSS. Vốn điều lệ 300 tỷ đồng, Tổng tài sản trên 1.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 800 tỷ đồng. Ph¹m Quang D©n – Líp 48B1 QTKD – Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2