intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tiềm năng phát triển du lịch “ Chinatown ” tại Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Asdfcs Fsdfd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

420
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tiềm năng phát triển du lịch “ Chinatown ” tại Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐỊA LÝ LỚP K30 ĐỊA LÝ DU LỊCH  Tiềm năng phát triển du lịch “ Chinatown ” tại Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh GVHD: TH.S. PHẠM THỊ THÚY NGUYỆT NHÓM THỰC HIỆN : KEYS NGUYỄN NGỌC QUẾ CHI 0956080013 NGUYỄN HOÀNG DUY 0956080026 NGUYỄN THỊ NGA 0956080097 LÊ THANH NHƯ 0956080120 VŨ THỊ KIỀU TRANG 0956080194 0
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………..1 NỘI DUNG………………………………………………………………………...4 Chương 1: Giới thiệu chung về China town trên thế giới và Việt Nam…………...4 1.1 Chinatown trên thế giới…………………………………………………….4 1.2 Chinatown tại Việt Nam…………………………………………………...8 Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch của China town tại quận 5- Thành phố Hồ Chí Minh…………………………………………………………………………...9 2.1 Vị trí địa lí…………………………………………………………………9 2.2 Tài nguyên du lịch………………………………………………………...9 2.2.1.Văn hóa Người Hoa…………………………………………………10 2.2.1.1 Về văn hóa cảnh quan……………………………………...10 2.2.1.2 Về văn hóa sản xuất………………………………………..10 2.2.1.3 Về văn hóa cộng đồng……………......................................11 2.2.1.4 Về văn hóa tinh thần……………………………………….11 2.2.1.5 Văn hóa nghệ thuật của người Hoa ……………………….12 2.2.2 Các Di tích văn hóa - lịch sử………………………………………..12 2.2.2.1. Chùa Bà (Miếu Thiên Hậu)……………………………….12 2.2.2.2 Chùa Ông Bổn (miếu Nhị Phủ)……………………………13 2.2.2.3. Miếu Quan Đế( chùa Ông, Nghĩa An hội quán)…………..15 2.2.2.4. Chùa bà Hải Nam ( Hội quán Quỳnh Phủ)……………….16 2.2.2.5. Hội Quán Hà Chương……………………………………..17 2.2.2.6. Lệ Châu Hội quán (đền thờ tổ nghề thợ bạc)…………….18 2.2.2.7.Đình Minh Hương Gia Thạnh……………………………..19 2.2.2.8. Phước An Hội Quán (chùa Minh Hương)………………...20 2.2.2.9. Hội Quán Ôn Lăng (chùa Ôn Lăng, Chùa Quan Âm)…….21 2.2.3. Lễ hội……………………………………………………………….23 2.2.4 Văn hóa ẩm thực…………………………………………………….25 1
  3. 2.2.5 Các công trình kiến trúc khác……………………………………….26 2.2.3.1.Chợ………………………………………………………...26 2.2.2.2 Phố Cổ……………………………………………………..27 2.2.2.3 Phố chuyên doanh………………………………………….27 2.2.2.4 Hẻm………………………………………………………28 Chương 3 : Hiện trạng phát triển du lịch của China town, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh………………………………………………………………………….29 3.1 Hiện trạng chung của Khu phố người Hoa, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh……………………………………………………………………………....29 3.2 Hiện trạng một số điểm tham quan du lịch ở khu phố người Hoa, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh……………………………………………………….32 Chương 4: Khuyến nghị biện pháp khai thác bảo vệ tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch ở khu phố người Hoa, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh…………….35 4.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa……..35 4.2. Tăng cường nguồn vốn đầu tư-hiệu quả đầu tư để phát triển du lịch..36 4.3. Quảng cáo tiếp thị……………………………………………………37 4.4. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhân văn………………….37 4.5 Phát triển nguồn nhân lực……………………………………………..38 4.6 Các loại hình du lịch có thể phát triển ở khu phố người Hoa…………38 4.7 Xây dựng sản phẩm du lịch…………………………………………...38 KẾT LUẬN……………………………………………………………………….40 TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH PHÁT TRIỂN CHINATOWN Ở TP. HCM PHỤ LỤC 2 : MỘT SỐ TOUR DU LỊCH CỤ THỂ CỦA CÁC CÔNG TY DU LỊCH, LỮ HÀNH TỔ CHỨC ĐẾN CHINATOWN Ở TP.HCM PHỤ LỤC 3 : MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM QUAN 2
  4. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố năng động và thân thiện, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, giáo dục, văn hoá, khoa học – công nghệ quan trọng của phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Nằm ngay trung tâm của miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đông dân nhất của cả nước và giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam, là nơi thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, với nhiều khu công nghiệp hiện đại. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây. Một trong những nét đặc trưng rất riêng của Sài Gòn là khu phố cổ người Hoa, hay con được mệnh danh là “China town” giữa lòng Sài Gòn. Lịch sử hình thành và phát triển của khu phố người Hoa gắn liền với sự xây dựng và phát triển của Sài Gòn. Ẩn chứa trong mình những giá trị truyền thống cổ truyền, kiến trúc, văn hóa đặc sắc, China town có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa. Nhưng hiện nay vấn đề này chưa ít được sự quan tâm của các cấp, chính quyền, các công ty du lịch nên du lịch ở đây chưa có bước đột phá, chưa tạo được lực hút lớn. Vì vậy, chưa khai thác, tận dụng hết tiềm năng du lịch để đem lại nguồn thu hiệu quả. Xuất phát từ thực tế này, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Tiềm năng phát triển du lịch ở khu phố người Hoa, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu. 3
  5. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Theo tìm hiểu của nhóm thì hiện nay, trên các trang báo mạng có rất nhiều bài viết giới thiệu về khu phố người Hoa, về vấn đề khôi phục và phát triển các khu phố cổ ở đây; có nhiều sách giới thiệu về phong tục người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể các tiềm năng phát triển du lịch ở khu phố người Hoa. Có một số đề tài chỉ nghiên cứu và phát triển một khía cạnh văn hóa của khu phố người Hoa (như đề tài: Ẩm thực người Hoa và du lịch chữa bênh tại thành phố Hồ Chí Minh của sinh viên Nguyễn Thị Thanh Thúy, trường Đại Học Hùng Vương). 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Tìm hiểu các nguồn tài nguyên du lịch ở khu phố người hoa. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở đây. Thông qua đó, khuyến nghị những biện pháp để thúc đẩy phát triển ở khu phố người Hoa. 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với đề tài này, sẽ đem tới cô và các bạn những thông tin, kiến thức về tài nguyên du lịch ở khu phố người Hoa. Qua đó, giúp các bạn hiểu rõ hơn và văn hóa, lịch sử, kiến trúc ở đây có gì đặc biệt để thu hút phát triển cơ sở. Đề tài cũng có thể làm cơ sở tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề phát triển du lịch ở khu phố người Hoa. 4
  6. 5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5. 1 Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê Nin bao gồm: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trực tiếp. 5. 2 Phương pháp nghiên cứu: Với việc áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp, lý luận kết hợp với thực tiễn, điều tra xã hội học, quan sát, thảo luận, khái quát hóa các văn bản và bài báo có liên quan đến đề tài. 7. KẾT CẤU CỦA CÔNG TRÌNH. Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nêu trên, đề tài có bố cục như sau: - Chương 1: Giới thiệu chung về China town trên thế giới và Việt Nam. - Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch của China town tại quận 5- Thành phố Hồ Chí Kinh. - Chương 3 : Hiện trạng phát triển du lịch của China town tại quận 5- thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 4: Khuyến nghị biện pháp khai thác bảo vệ tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch ở khu phố người Hoa, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. 5
  7. NỘI DUNG Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHINA TOWN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1 Chinatown trên thế giới. Chinatown được hình thành trên khắp thế giới bao gồm ở Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Mỹ, châu Úc và châu Âu. Trong quá khứ, những khu Chinatown đông đúc nhất thường bị người bản xứ xa lánh… Bởi nơi đó từng bị xem là chốn kém văn minh, lịch sự. Thế nhưng thời ấy đã qua. Ngày nay, nhiều khu Chinatown đã là những trung tâm quan trọng của du lịch và kinh doanh. Một số Chinatown có lịch sử lâu đời, như Chinatown ở Nagasaki (Nhật) Chinatown ở San Francisco (California, Mỹ) là khu Chinatown đầu tiên được thành lập bên ngoài châu Á.. Vào nửa sau thế kỷ 19, những khu Chinatown đông đúc cũng được thành lập ở New York và Chicago (Mỹ). Các Chinatown thường hoạt động theo hai hướng, một là chú trọng nền công nghiệp du lịch, hai là phát triển lối sống cộng đồng. Riêng ở Úc, chính sự khám phá các mỏ vàng là nguyên nhân xuất hiện Chinatown ở châu lục này, sau đó là New Zealand và Nam Phi. Ngoài ra còn có một số Chinatown rất mới, chẳng hạn Chinatown ở Las Vegas (Mỹ) được thành lập năm 1995, Chinatown ở Dubai (Các Tiểu vương quốc A Rập Thống nhất), khu Sắc màu Trung Hoa ở Singapore…Có rất nhiều khu Chinatown nổi tiếng và đem lại doanh thu du lịch cho quốc gia, tiêu biểu có thể nhắc đến sơ nét về Chinatown ở Mỹ. Những di dân Trung Hoa (TQ) đầu tiên đặt chân đến đất Mỹ từ năm 1849 và chinatown cổ xưa nhất hiện nay là chinatown San Francisco - nơi quần cư của những di dân TQ từ năm 1850. Còn bây giờ, nước Mỹ đang báo động một làn sóng di dân mới từ Trung Hoa lục địa, ồ ạt không thua gì thập niên cuối thế kỷ 19!. 6
  8. Trước kia, con số chinatown trên đất Mỹ chỉ vào khoảng 17 khu vực lớn, quần cư quanh các đô thị, thành phố nhộn nhịp nhất nước Mỹ. Nhưng từ thập niên 1990, chinatown từ từ tịnh tiến khắp nơi và bây giờ, đi dọc nước Mỹ nơi nào có giao thương sầm uất nơi đó có Chinatown. Ngay giữa thành phố cảng du lịch San Francisco nổi tiếng, chinatown "hùng cứ" hoành tráng ngay khu vực trung tâm, chiếm hết đại lộ Grant và đường Bush. Biểu trưng dễ nhìn thấy nhất là chiếc cổng chạm rồng (hệt như bất kỳ chiếc cổng nào trên đất thủ đô Bắc Kinh), và là món quà vận chuyển công phu từ TQ đến Mỹ năm 1969. Ở đây có những chợ và hẻm nhỏ ngang dọc hệt như phim lịch sử TQ, những mái ngói đỏ uốn cong, lợp thành nhiều tầng, cột sơn đỏ tươi, tràn ngập chữ Tàu và đèn lồng. Ngoài ra, người ta còn mua bán đủ thứ, từ thực phẩm, dược phẩm, vàng bạc đá quý, văn phòng luật sư đến vé du lịch... Nếu không có vài dòng chữ tiếng Anh chú dưới các bảng hiệu, có lẽ du khách sẽ quên mất mình đang sống trên đất Mỹ. Sức mạnh quần cư, sự đoàn kết trong các hiệp hội và tiềm lực tài chính đã giúp cộng đồng người Hoa chiếm một vị thế đáng ngại trên chính trường Mỹ. Tại Bảo tàng lịch sử Hoa kiều ở San Francisco, sẽ khó hình dung gần 160 năm trước, tổ tiên gầy dựng các chinatown là những di dân nghèo khổ tìm đến Mỹ như tìm đến một vùng đất mới để hy vọng đổi đời. Họ là nguồn nhân công giá rẻ cung ứng cho cả công trường Mỹ đang phát triển, từ phu đãi vàng, phu đường sắt, phu hầm mỏ... Còn bây giờ sau nhiều thế hệ, họ là những ông chủ lớn nắm giữ đến 70% nguồn thu dịch vụ, thương mại tại các thành phố lớn. Người Mỹ gốc Hoa chiếm gần một nửa cư dân của San Francisco, và chinatown cổ xưa trên đại lộ Grant trở nên chật chội. Một chinatown mới đã mọc lên trong khu vực sầm uất và nhộn nhịp nhất của vịnh biển. Ở Mỹ, người Hoa nắm giữ gần 80% nguồn thu kinh doanh lữ hành. Bằng chính sách giá rẻ, từ tour giá rẻ, giá cho thuê xe thấp nhất, giá dịch vụ ăn, nghỉ tốt nhất, khách sạn giá rẻ nhất, các văn phòng du lịch Hoa kiều phát triển rộng khắp, phục vụ cả người bản địa. 7
  9. Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi thấy toàn bộ xe vận chuyển tour, tài xế đều là người Hoa, trên đất Mỹ ăn cơm Tàu rẻ hơn cơm Việt, tìm guide Hoa dễ hơn tìm guide Việt. Tuy nhiên, cũng chính sự phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, du lịch theo chính sách giá rẻ đang khiến cộng đồng doanh nhân Hoa kiều ở Mỹ thiếu trầm trọng nguồn lao động giá rẻ. Thuê một lao động ở Mỹ theo mức sống Mỹ chắc chắn không thể bán được giá rẻ. Từ đây, dẫn đến một bước ngoặt mới: đó là làn sóng nhập cư ồ ạt (đa phần là nhập cư lậu) nguồn lao động giá rẻ từ TQ sang Mỹ theo các tổ chức, đường dây mafia. Hiện nay, rất nhiều tài xế người Hoa chở khách tour không nói được một câu tiếng Anh ngoài những từ cơ bản, họ đến từ Liêu Đông, Quảng Tây, các tỉnh miền núi TQ. Mãi đến năm 2001, khi sự kiện 58 người TQ nhập cư lậu chết ngạt tại Anh trong một container trên đường vận chuyển, người Mỹ mới giật mình hiểu ra đường dây nhập cư lậu từ TQ vào Mỹ, Anh, Canada là từ đường xuất khẩu "người sống" qua container! Và đội ngũ này đang góp phần gia tăng sự giàu có, cũng như sự chật chội, luộm thuộm của các chinatown ở Mỹ. Bản sắc riêng giữa thủ đô Hợp chủng quốc. Có một đặc điểm chung giữa các chinatown ở Mỹ: phố Tàu bao giờ cũng nằm ở những vị trí trung tâm sầm uất nhất các TP Mỹ, cung cấp nhiều dịch vụ, hàng hóa giá rẻ nhất và cũng chật chội nhất. Chinatown New York là khu phố Tàu lớn nhất nước Mỹ, nằm cách các trung tâm thương mại không xa, vẫn còn giữ nguyên một bức tượng Khổng Tử lớn. Ngay thủ đô Washington DC, chinatown hoành tráng chễm chệ ngay phía sau lưng Tòa nhà Quốc Hội! Còn tại Philadelphia, TP cổ xưa nhất nước Mỹ - nơi gióng lên tiếng chuông độc lập đầu tiên của Hợp chủng quốc, phố Tàu chiếm ngay khu trung tâm... Song điều khiến các nhà nghiên cứu nhân văn thán phục nhất chính là sức mạnh gìn giữ tập quán truyền thống, bản sắc riêng của các chinatown. Năm 2001, khi bộ phim Ngọa hổ tàng long giành được 4 giải Oscar tại Mỹ, hơn 200 Hoa kiều ở Los Angeles trong 8
  10. trang phục truyền thống trang trọng chờ đợi suốt 2 giờ liền để gặp mặt đạo diễn Lý An. Họ xem sự vinh quang của bất kỳ người TQ nào, dù là Trung Hoa lục địa hay Đài Loan, Hồng Công cũng đều là niềm tự hào của mọi người Mỹ gốc Hoa. Bởi thế, Tết Nguyên Đán với các lễ hội đường phố tầm tiểu bang, các hoạt động vui chơi rộn rã, pháo nổ giòn giã được người Hoa đều đặn góp tiền tổ chức hàng năm. Cuộc thi Miss Chinatown USA hàng năm được tổ chức như một lễ hội quen thuộc trên đất Mỹ. Còn tại các nhà hàng, bạn có thể tìm thấy không thiếu một món ăn truyền thống nào vào ngày Tết theo tập tục Hoa. Hội nhập mà không bị đồng hóa chính là bản sắc riêng của các chinatown. Tại một nhà hàng Hoa chuyên bán món Dim Sum ở chinatown San Francisco, du khách quốc tế kêu bia Mỹ, Heineken hay San Miguel... đều bị từ chối. Đơn giản là vì nhiều thập niên qua, dù sống trên đất Mỹ, họ chỉ bán đúng một loại bia Stingtao của TQ! Vậy mà thực khách vẫn phải chịu và vẫn tìm đến xếp hàng để thưởng thức. Những ngày ở Washington DC, New York và San Francisco, có rất nhiều người Mỹ, người Mễ cầm đũa thành thạo trong các nhà hàng Chinatown. Ẩm thực Hoa truyền thống đan xen ẩm thực Hoa kiểu Mỹ có phần lấn sân nền văn hóa ẩm thực đơn điệu của người Mỹ. Bởi thế, bình quân mỗi chinatown ở các TP lớn có không dưới 200 nhà hàng Hoa, bán cả món Việt, món Thái, món Malaysia, và cả phở VN! Vậy mà nhà hàng nào cũng sống được, cũng đông khách. Từ nhà hàng, mua bán nhỏ, kinh doanh tour lữ hành, giờ nhiều ông chủ chinatown đã chuyển sang kinh doanh khách sạn, khu giải trí và rất nhiều casino. Đừng ngạc nhiên nếu biết không ít casino hotel resort "vĩ đại" ở Las Vegas đều có bóng dáng những ông chủ người Mỹ gốc Hoa. Và họ đoàn kết đến mức chỉ đưa khách tour đến những khách sạn, nhà hàng nào của đồng hương! Bởi thế, nếu đi du lịch châu Âu, Mỹ, bạn sẽ thấy tiếng Anh chưa phải là ngôn ngữ "độc quyền". Chỉ cần biết tiếng Hoa và lõm bõm tiếng Anh đủ xài, đi đến đâu bạn cũng được tiếp đón và giúp đỡ. Chinatown có mặt ở cả thế giới, và những cộng đồng Hoa 9
  11. sống lưu vong này đang góp phần không nhỏ trong bức tranh đa dạng sắc màu văn hóa của mọi quốc gia. 1.2 Chinatown tại Việt Nam. Trong lịch sử, thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành hai trung tâm lớn là Sài Gòn và Chợ Lớn (quận 5 và một phần của quận 6). Nếu Sài Gòn (quận 1, 3 ngày nay) là trung tâm chính trị - hành chính thì Chợ Lớn lại là trung tâm thương mại Chợ Lớn là cả một khu vực rất rộng, bao gồm quận 5, quận 10, một phần quận 11 và quận 6 của thành phố Hồ Chí Minh. Khi nghe đến tên Chợ Lớn mọi người sẽ nghĩ tới hình ảnh của các xưởng sản xuất thủ công nghiệp nhộn nhịp, tới nơi san sát các hàng quán, tiệm ăn mang phong vị Trung Hoa... Đây cũng là nơi tập trung nhiều người Hoa nhất với nhiều nhóm như Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam….họ sinh sống chủ yếu ở quận 5 - nơi còn bảo tồn nguyên vẹn các giá trị văn hóa, kiến trúc và tôn giáo của hàng trăm năm trước nên được mệnh danh là “China town” của Sài Gòn. Họ thường tập trung buôn bán vừa và nhỏ, chủ yếu kinh doanh các lĩnh vực về hàng tiêu dùng, kim khí điện máy, vàng, vải... và đặc biệt là lĩnh vực ăn uống. Ngoài việc góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển chung của thành phố, những giá trị văn hóa của cộng đồng người Hoa đã làm cho kho tàng văn hóa TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung thêm đa dạng, phong phú. Đồng thời, đây cũng là đầu mối quan trọng trong việc hợp tác, đầu tư và phát triển kinh tế giữa TPHCM với Trung Quốc, Đài Loan và các quốc gia, lãnh thổ khác.. 10
  12. Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHINA TOWN TẠI QUẬN 5 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 2.1 Vị trí địa lí. Quận 5 là một trong 24 quận và huyện trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nằm gần trung tâm thành phố - khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, là điều kiện thuận lợi để thu hút và hấp dẫn du khách. Nằm hoàn toàn trong vùng chí tuyến nên khí hậu thời tiết ổn định, có thể phát triển du lịch quanh năm. Tạo nền văn hóa đặc sắc đa dạng với các yếu tố truyền thống lịch sử văn hóa; kiến trúc độc đáo; lối văn hóa ẩm thực đặc trưng; tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội hấp dẫn để phát triển và quảng bá hình ảnh. Người dân thân thiện, cởi mở, tâm lý, khôn khéo trong giao tiếp, trọng chữ tín, trọng cộng đồng, có ý thức giữ gìn các nét văn hóa truyền thống dân tộc. Nằm ở đất nước có chế độ chính trị ổn định, an ninh được đảm bảo, là điểm đến an toàn cho mọi du khách. 2.2 Tài nguyên du lịch Khu vực Chợ Lớn (ở đây chỉ tạm gọi là quận 5) với một diện tích chỉ vỏn vẹn 4,27km2 nhưng mật độ các công trình bảo tồn rất dày đặc với 22 ngôi chùa, ba ngôi đình, chín di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên tổng số 43 di tích toàn thành phố, sáu công trình kiến trúc nghệ thuật được công nhận trên 19 công trình toàn thành phố. 11
  13. 2.2.1.Văn hóa Người Hoa Từ nền cảnh lịch sử đó, người Hoa và văn hóa người Hoa được bảo tồn, phát triển và hoà nhập vào văn hóa vùng Nam Bộ (trong đó có Sài Gòn - Chợ Lớn) đã đóng góp cho sự phát triển văn hóa ở vùng đất mới, tạo nên đặc trưng văn hóa vùng ở đây. Dấu ấn văn hóa người Hoa khá đậm nét trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, nghệ thuật. 2.2.1.1Về văn hóa cảnh quan: Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, nơi người Hoa tập trung sinh sống, họ đã tạo nên một trung tâm đô thị sầm uất, một China town như cách gọi báo chí nước ngoài trước năm 1975. Khu vực Chợ Lớn với những đường giao thông thuỷ bộ thuận lợi, nối liền khu trung tâm buôn bán qua kênh Bến Nghé đến Cảng Nhà Rồng, trung tâm của TP. Hồ Chí Minh và từ đó toả đi các tỉnh tây Nam Bộ. Những dãy phố, chợ búa, cửa hàng, cửa hiệu và cơ sở sản xuất, buôn bán tấp nập - đó là công sức tạo dựng của người Hoa. 2.2.1.2 Về văn hóa sản xuất: Các ngành nghề cổ truyền, những tri thức về sản xuất, kinh doanh của người Hoa đã mang vào Sài Gòn - Chợ Lớn. Những người thợ thủ công tài hoa khi di cư vào nước ta đã chuyển tải các ngành sản xuất gốm xứ, gạch ngói, dệt vải, dệt lụa, thuộc da, làm giấy, bút mực và nghề in, lúc đầu họ giữ bí quyết nghề nghiệp, nhưng sau do yêu cầu của sản xuất, họ đã chuyển giao công nghệ. Đến nay nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở TP. Hồ Chí Minh và vùng Nam Bộ đã trở thành sản phẩm của sự giao thoa văn hóa Hoa - Việt. Các nhà buôn người Hoa cũng như những người thợ thủ công đã đem đến mảnh đất Sài Gòn - Chợ Lớn sự nhanh nhạy, khôn ngoan trong việc kinh doanh buôn bán, không chỉ góp phần thúc đẩy sản xuất ở đây mà còn truyền lan phương thức kinh doanh đến một bộ phận cư dân người Việt. 12
  14. 2.2.1.3 Về văn hóa cộng đồng: Do điều kiện sinh sống của người Hoa ở vùng đất mới, nên ý thức cộng đồng luôn luôn được đề cao, được củng cố. Tinh thần cố kết cộng đồng: gia đình, họ tộc, đồng hương, đồng nghiệp đặc biệt được quan tâm giữ gìn như một giá trị thiêng. Lòng biết ơn, tinh thần nghĩa hiệp đùm bọc lẫn nhau và ý chí quyết lập nghiệp là những giá trị được cộng đồng người Hoa hết sức nâng niu, trân trọng. Chính nhờ các giá trị văn hóa, ý thức cộng đồng đã giúp cho người Hoa tồn tại như một nhóm xã hội đặc thù, vừa hoà nhập với các cộng đồng khác, vừa giữ được những đặc điểm riêng có tính ưu trội của mình. 2.2.1.4 Về văn hóa tinh thần: Người Hoa đến vùng Sài Gòn - Chợ Lớn mang theo một nền văn hóa đã phát triển phong phú, đa dạng và đặc sắc. Trước hết là văn hóa tín ngưỡng, tâm linh với việc thờ cúng rất nhiều nhân thần và nhiên thần, hai hệ thống thần linh đã ăn sâu vào tâm thức của họ. Về nhân thần có những thánh nhân được tôn thờ và truyền tụng trong đời sống tinh thần của cộng đồng như Quan Công, Bao Công, Bổn Đầu Công, Bà Thiên Hậu, Quan Âm Bồ Tát… Về nhiên thần cũng có rất nhiều biểu tượng thiêng liêng được tôn thờ như Ngọc Hoàng - Thượng Đế, Thổ Công - Táo Quân, Thần Tài, Phật Di Lạc… Các công trình kiến trúc tôn giáo, tâm linh uy nghi được dựng lên: Miếu Thiên Hậu (Hội quán Tuệ Thành), Chùa Ông (Hội quán Nghĩa An), Nhị Phủ Miếu (Chùa Ông Bổn), Quỳnh Phủ Hội quán, Hội quán Sùng Chính và Chùa Quan Âm (Hội quán Ôn Lăng). Cùng với các nghi lễ trong những ngày tết: Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Thanh Minh, Hàn Thực, Đoan Ngọ, Trung Nguyên, Thượng Nguyên… làm cho đời sống tâm linh của người Hoa vừa thiêng liêng vừa huyền ảo nhưng vẫn gắn với đời sống nhân sinh của con người. Có người cho rằng: Thông qua hệ thống tín ngưỡng, tâm linh và các tục lệ, lễ thức nhân cách và tâm lý người Hoa 13
  15. được hình thành, góp phần củng cố các quan hệ gia đình, ý thức cộng đồng hướng tới những ước vọng về một cuộc sống an sinh, bền vững. 2.2.1.5 Văn hóa nghệ thuật của người Hoa Hết sức phong phú các loại hình dân ca, dân vũ và các loại nhạc cụ đặc sắc. Dân ca có các làn điệu hát Quảng, hát Tiều, dân vũ có múa lân - sư - rồng và dàn nhạc có nhạc Xã… làm tăng thêm tính đa dạng văn hóa Nam Bộ và Sài Gòn - Chợ Lớn. 2.2.2 Các Di tích văn hóa - lịch sử Khu phố người Hoa tập trung nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, tạo nét cổ kính và hiện đại trong kiến trúc hiện tại của khu phố này.. Trong số 9 di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia thì nổi tiếng nhất và đã được đưa vào sử dụng trong du lịch là Chùa Bà (Miếu Thiên Hậu, Tuệ Thành Hội quán). Các công trình kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia: 2.2.2.1 Chùa Bà ( Miếu Thiên Hậu, Tuệ Thành Hội Quán). Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc huyện Tuệ Thành (Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này. Chùa Bà Thiên Hậu hiện tọa lạc tại 710 đuờng Nguyễn Trãi, Quận 5, thành phố Hồ chí Minh. Kiến trúc Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ "khẩu" hoặc chữ "quốc". Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương. 14
  16. Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, biển tự thường là màu đỏ, vàng tạo sự ấm áp, tin tưởng. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi liên hoàn, các con vật thuộc "tứ linh". Chùa có gắn các tượng tròn, phù điêu bằng gốm dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường... Thờ cúng Tiền điện là hai trang thờ hai bên: Phúc Đức Chánh thần (phải) và Môn Quan Vương Tả (trái). Tại đây có bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và các bức tranh lớn vẽ cảnh bà đang hiển linh trên sóng nước. Trung điện đặt bộ lư có năm món (ngũ sự) đúc năm Quang Tự thứ 12 (1886). Chính điện, được gọi là Thiên hậu Cung, gian giữa thờ Bà Thiên Hậu, hai bên thờ bà Kim Hoa Nương Nương (phía phải) và Long Mẫu Nương Nương (phía trái). Cổ vật quí Bộ lư lớn niên hiệu Quang Tự thứ 12 (1886). Ngoài ra, chùa còn khoảng 400 đồ cổ, trong đó có 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 2 chuông nhỏ, 4 lư hương đồng, 1 lư hương đá, 10 bức hoành phi, 23 câu đối và 41 tranh nổi... Tất cả những cổ vật này đều được chế tác rất công phu, tỉ mỉ với những đường nét tinh tế. Chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 07 tháng 01 năm 1993. 2.2.2.2 Chùa Ông Bổn (miếu Nhị Phủ). Miếu Nhị Phủ, một trong nhiều chùa miếu do người Hoa sang định cư, rồi xây dựng trên đất Đề Ngạn (nay là vùng Chợ Lớn) vào mấy thế kỷ trước. Hiện ngôi miếu tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. 15
  17. Kiến trúc Phần sân chiếm gần phân nửa diện tích, phần còn lại dùng để xây dựng bao gồm các điện thờ và trụ sở hội quán. Miếu có kiến trúc tổng thể theo hình chữ khẩu, gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh. Mỗi dãy nhà đều có một lớp mái, riêng tiền điện có hai tầng mái. Tất cả mái đều lợp ngói ống, diềm mái là hàng ngói men xanh. Mái có hình thuyền, trên các đầu đao có gắn tượng cá hoá rồng, còn ở các đầu kìm là những tựợng rồng, thân dựng thẳng, đuôi xoè lên cao, chầu hai bên mặt trời. Dọc theo đường bờ nóc và tàu đao là phù điêu rồng, phượng, mai, lan, cúc, trúc... được ghép bằng mảnh gốm nhiều màu sắc. Nhìn chung, miếu Nhị Phủ là một công trình kiến trúc độc đáo, kết hợp điêu khắc gỗ, đá và gạch ngói, như những vòm cửa bằng đá, những hàng cột gỗ to, có cột cao đến 7m, chân cột kê trên các chân đế bằng đá chạm trổ mỹ thuật... Hiện vật quí Trong miếu hiện còn lưu giữ một số hiện vật quí, như chuông cổ được đúc vào năm 1825, chuông bằng gang làm năm 1875, tượng kỳ lân bằng đá, các bao lam, bình phong... có niên đại từ giữa đến cuối thế kỷ 19. Miếu có tất cả 14 câu đối và 30 hoành phi. Các hoành phi, câu đối được chạm viền xung quanh, bên trong chạm nổi các chữ Hán trên nền hoa văn rồng, mây, sóng nước... ngoài ý nghĩa ca ngợi thần thánh còn có giá trị nghệ thuật thư pháp và nghệ thuật chạm gỗ. Các vị thánh, thần được tạo tác tinh tế bằng gỗ hoặc thạch cao. Và tất cả đều được đặt trong những khám thờ, được trang trí bằng nhiều họa tiết sinh động, đẹp đẽ. 16
  18. Ngày 31/8/1998, miếu Nhị Phủ đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo quyết định số 1811/1998/QĐ- BVHTT. Hội quán Nhị phủ đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng III năm 2006. 2.2.2.3 Miếu Quan Đế (chùa Ông, Nghĩa An hội quán) Miếu Quan Đế (Nghĩa An hội quán), tức chùa Ông, tọa lạc tại số 678 đường Kiến trúc Như phần lớn các đền miếu của người Hoa, miếu có kiến trúc tổng thể hình chữ "quốc". Sân miếu khá rộng; phần còn lại gồm tiền điện, sân thiên tỉnh, nhà hương, chính điện và văn phòng hội quán dọc hai bên các điện thờ. Kiến trúc và trang trí ở miếu thể hiện rõ nét phong cách Trung Hoa qua thiết kế, qua các tượng, phù điêu bằng gốm trên mái ngói hay các bông hoa chạm ngược, tượng kỳ lân, diềm gỗ... trên bộ vì kèo sơn màu đỏ thắm...Mái chia gồm 3 cấp: cấp mái chính cao ở giữa, 2 cấp mái phụ thấp hơn ở 2 bên. Ngói lợp mái màu xanh lục.. Thờ cúng Chính điện miếu, giữa có gian thờ Quan Thánh đế quân trang trí bao lam lưỡng long tranh châu. Tượng Quan Đế cao 300cm, mặc áo gấm xanh, ngồi trên ngai, đặt trong khám thờ chạm viền nhiều lớp tùng - hạc, mai - điểu, mẫu đơn - trĩ, Bát tiên giao chiến thủy quái... Đứng hầu hai bên trước bệ thờ là tượng Quan Bình và Châu Xương cao gần 200cm, đặt trong tủ kính. Hai bên tả hữu có gian thờ Thiên Hậu nguyên quân và Tài Bạch tinh quân (Thần Tài) bài trí giống nhau với bao lam phụng hoàng và khám thờ chạm cảnh 17
  19. vinh qui bái tổ, đánh cờ, chèo thuyền, giăng lưới, mục đồng cưỡi trâu, mai điểu, trúc điểu, Sát hai bên góc tường đặt hai bộ chuông trống đối xứng nhau. Chuông bên trái bằng gang, đúc ở Phật Trấn - Quảng Đông vào năm Canh Tuất (1850). Chuông còn lại làm bằng hợp kim, có chạm nổi hàng chữ "Gia Định tỉnh, Minh Hương xã, Tân Trường Châu, Nghĩa An hội quán..." (chuông do Tân Trường Châu cúng, được đúc trong khoảng năm 1836 đến 1867). Ngoài gian thờ ở chính điện, còn có bàn thờ Quan Đế ở trung điện, đặt trước bàn thờ Văn Xương đế quân tức Khổng Tử, người đứng đầu Nho giáo. Là 1 di tích đánh dấu sự hiện diện của người Hoa gốc Triều Châu, có giá trị về nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật chạm đá và nghệ thuật chạm gỗ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, miếu Quan Đế thu hút đông đảo người Hoa và cả người Việt đến chiêm bái. Ngày 7/1/1993, Bộ văn hóa có quyết định số 42 VH/QĐ quyết định công nhận miếu quan đế là một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. 2.2.2.4. Chùa bà Hải Nam ( Hội quán Quỳnh Phủ) Miếu bà Hải Nam (Quỳnh Phủ Hội Quán, Hội quán Hải Nam), toạ lạc số 276 đường Trần Hưng Đạo B, phường 11 quận 5, là một kiến trúc nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hoá dân gian vùng Nam Hải (Trung quốc). Tuy xây dựng cách nay gần 200 năm, nhưng các hiện vật có giá trị nghệ thuật và tính văn hoá cao trong chùa hầu như được bảo tồn nguyên vẹn. Đặc biệt có bức tranh sơn mài Lục Vân Tiên cùng các sắc chiếu của vua Duy Tân… Quỳnh Phủ Hội Quán - Miếu Bà Hải Nam thành phố Hồ Chí Minh đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng chứng nhận “Di tích lịch sử - văn hoá” cấp quốc gia bằng Quyết định số 52/2001/QĐ/BVHTT cấp ngày 28/12/2001. 18
  20. 2.2.2.5 Hội Quán Hà Chương Di tích có tên chữ Hán là "Hà Chương hội quán". Tên gọi này được chạm trên bia đá ghi lại việc trùng tu lập năm 1848, còn lúc mới xây dựng hội quán có tên là Chương Châu vì được xây dựng bởi những di dân người Hoa gốc ở phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Vì thờ Thiên Hậu thánh mẫu nên người ta còn gọi di tích là chùa Bà Hà Chương. Di tích tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh; cách Bưu điện Chợ Lớn 500 mét về hướng Tây Bắc. Kiến trúc Mặt bằng kiến trúc gồm 3 ba tòa nhà ba gian nằm ngang tạo thành tiền điện, chính điện và hậu điện. Hai bên ba điện thờ này là hai dãy nhà nằm dọc, vuông góc và nối từ tiền điện đến hậu điện tạo thành một công trình khép kín như hình chữ khẩu. Đây là tả điện, hữu điện và văn phòng làm việc của hội; giữa các tòa nhà là sân thiên tỉnh hoặc hành lang thông hương. Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa. Vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, đá, gạch, ngói. Kỹ thuật tạo dáng mái và trang trí mang nét đặc trưng của nhóm người Hoa Phúc Kiến. Ngoài Thiên Hậu Thánh Mẫu nơi đây còn thờ Chúa Sinh Nương Nương ( tức Kim Hoa Nương Nương hay Bà Chúa Thai Sinh, Mẹ Thai Sinh ), Phúc Đức Chính Thần ( tức Bổn Đầu Công hay Thổ Thần ), Quan Âm Bồ Tát, Quan Thánh Đế Quân, Ngọc Hoàng Đại Đế. Trước các gian thờ bày 2 bộ bát bửu bằng đồng và 3 hươnng án để cúng kiến. Nơi đây còn có 2 cột bằngđá chạm rồng và Bát Tiên, các vật tứ linh, … 28 tháng 12 năm 2001, Hội quán Hà Chương được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, theo Quyết định số 52/2001/QĐ-BVHTT. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2