Tiểu luận: Xung đột văn hóa ngoại lai – văn hóa bản địa
lượt xem 9
download
Xung đột:theo nghĩa chung nhất của từ này được hiểu như quan hệ không tương thích giữa các yếu tố trong một hệ thống dẫn đến sự vận hành trục trặc hoặc sự sụp đổ của một hệ thống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Xung đột văn hóa ngoại lai – văn hóa bản địa
- Tiểu luận Xung đột văn hóa ngoại lai – văn hóa bản địa 1
- Một số khái niệm. - Xung đột:theo nghĩa chung nhất của từ này được hiểu như quan hệ không tương thích giữa các yếu tố trong một hệ thống dẫn đến sự vận hành trục trặc hoặc sự sụp đổ của một hệ thống. - Văn hóa: là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua các quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. - Xung đột văn hóa: dùng đểchỉ những đặc thù và khác biệt của các cộng đồng truyền thống là sự đối lập, gạt bỏ, phủ định lẫn nhau giữa các nền văn hóa khác nhau. Thực chất là sự đụng độ giữa các đặc tính khác nhau của loài người. Chúng ta có thể hiểu về văn hóa bản địa chính là nền văn hóa mà do một cộng đồng dân tộc ấy tạo nên. Còn về văn hóa ngoại lai chính là nền văn hóa mà không phải cộng đồng dân tộc ấy tạo nên mà chính là do trong quá trình giao lưu tiếp xúc, quá trình phát triển của xã hội thì nó có thể du nhập vào cộng đồng dân tộc qua nhiều hình thức khác nhau. 2. Nguyên nhân:Xung đột giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai Các nền văn hóa giống như những dòng sông ngầm chảy suốt chiều dài đời sống con người. Nó có tác dụng định hình quan hệ, nhận thức, cá tính, sự phán xét và ý niệm về bản thân cũng như về người khác.Mỗi dân tộc có những nền văn hóa bản sắc riêng, vì vậy có các quan niệm riêng về giá trị của cuộc sống sẽ dẫn đến các cách nhìn nhận sự việc dựa trên bản sắc văn hóa của họ.Đây là lý do khiến họ bảo vệ nền văn hóa bản địa. Trên thực tế, ta thấy mỗi người chúng ta đều thuộc về một nền văn hóa nào đó mà từ đấy, chúng ta nhận được các thông điệp về các chuẩn mực đạo đức khác nhau để 2
- đánh giá và phán đoán sự vật như: có thể biểu hiện văn hoá của nước này hữu ích với cuộc sống hàng ngày của họ, song khi tiếp cận với văn hóa bản địa của nước khác lại không được ưa chuộng. Đó là một trong những nguyên nhân để xung đột văn hóa nảy sinh. Một nguyên nhân khác không kém quan trọng là thái độ tôn sùng văn hóa. Thái độ này cũng góp phần đẩy “khác biệt” văn hóa trở thành “xung đột”. Một số người mang trong mình chủ nghĩa tôn sùng văn hóa luôn cho rằng, văn hoá của mình là có giá trị hay nhất, đúng nhất. Do đó, không tôn trọng nền văn hoá bản địa của một dân tộc hoặc của văn hóa các nước khác đến. Điều này sẽ dẫn đến những phản ứng và đẩy quan hệ giữa các nền văn hóa đến nguy cơ xung đột. Đây cũng là tình huống thường gặp trên thực tế và là nguyên nhân trực tiếp của những xung đột nhuốm màu sắc văn hóa như: văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai. Ngoài ra, sự khác nhau về quan niệm xã hội như quyền riêng tư, nạo thai, trào lưu đồng tính luyến ái, sự kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng, việc sử dụng các chất gây nghiện... của các nền văn hóa bên ngoài khi va chạm vào nền văn hóa bản địa cũng tạo thành xung đột văn hóa. Sự khác nhau về tôn giáo cũng là một yếu tố gây nên xung đột giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai.Các cuộc xung đột tôn giáo diễn ra phức tạp và khó giải quyết, do liên quan đến các chuẩn mực giá trị, đạo đức của các cộng đồng dân tộc. Thường thì những người thuộc về cộng đồng văn hóa chiếm đa số sẽ ít để ý các thông điệp phát ra từ cộng đồng của mình, vì họ mặc định các thông điệp ấy là “tự nhiên”, “bình thường”, là “phải như vậy”; họ sẽ chỉ lưu ý đến ảnh hưởng của những thông điệp được đến từ những cộng đồng văn hóa được xem là “khác”, “ngoại lai” hay “xa lạ” với họ. Trong bối cảnh như vậy, một chiều cạnh bản sắc 3
- của một cộng đồng nào đó có thể bị hiểu sai do những cộng đồng văn hóa khác coi những cái đó là “không quan trọng”. Điều này sẽ dẫn đến những phản ứng và đẩy quan hệ giữa các nền văn hóa đến nguy cơ xung đột.Đây cũng là tình huống thường gặp trên thực tế và là nguyên nhân trực tiếp của những xung đột nhuốm màu sắc văn hóa. Ngoài đời sống kinh tế và chính trị, đời sống văn hóa các dân tộc cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình toàn cầu hóa. Các giá trị văn hóa phương Tây tràn ngập ở Việt Nam, lối sống hưởng thụ, sự đòi hỏi giải phóng các quyền cá nhân, sự xuất hiện không thể dập tắt của chủ nghĩa tôn trọng nhân cách cá nhân đang là chủ đề lớn ở Việt Nam. Giữ lấy quốc túy, quốc hồn – mà người ta kêu gọi là giữ lấy bản sắc dân tộc – đang là một mơ ước không dễ thực hiện đối với các dân tộc yếu, thiếu cá tính. Việt Nam là một quốc gia với gần 60 tộc người, đôi khi khá khác nhau về nhân chủng, có nhiều vấn đề riêng về chính sách văn hóa, song trên hết sẽ là những chính sách hòa hợp văn hóa dân tộc, tôn trọng sự khác biệt và khuyến khích các cộng đồng người chung sống trong sự đa dạng về văn hóa. Ngoài ra, giữ gìn những gì thuần Việt trong sự hối thúc liên tục của văn hóa ngoại lai cũng sẽ là những chủ đề lớn. Khác với các quốc đảo như Nhật Bản hay Anh Quốc, người Việt Nam dường như quen với sự pha tạp văn hóa. Mặc dù có nhiều triều đại đã tìm cách giam dân tộc cách biệt với thế giới bên ngoài, song về cơ bản, cởi mở, quen với thế giới bên ngoài, dễ hòa đồng và cũng dễ có nguy cơ tan biến bản sắc có vẻ như là một đặc trưng của người Việt. Như vậy, ta thấy văn hóa bản địa và văn hoá ngoại lai xung đột là do sự khác biệt về quan niệm sống, đạo đức, phong tục, tập quán, tín ngưỡng. . . Vì vậy,mỗi dân tộc thường có khuynh hướng bảo vệ nền văn hóa lâu đời của mình, chống lại sự xâm nhập của các yếu tố văn hóa ngoại lai. 4
- 3. Thực trạng xung đột văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai. Có thể nói toàn cầu hóa và khu vực hóa mang lại cho chúng ta rất nhiều thuận lợi mà trước đây mỗi quốc gia chúng ta chưa có được. Tuy nhiên nó không chỉ mang lại những thứ vô cùng tốt đẹp mà sau lung quá trình toàn cầu hóa là vô số vấn đề cần giải quyết. Một trong những vẫn đề mà xã hội và nhà nước đang quan tâm chính là sự xung đột văn hóa bản địa và văn hóa du nhập từ nơi khác (văn hóa ngoại lai). Đối với các dân tộc trong một quốc gia như Việt Nam, sự xung đột mâu thuẫn là hiếm gặp, có thể xem là một ngoại lệ nếu có. Mâu thuẫn này có chăng là xuất phát từ quá trình tiếp cận với văn hoá mới của những thành phần sắc tộc khác khi đến đất nước ta, như văn hoá Hán thời bắc thuộc, văn hoá Pháp và Mỹ thời hiện đại, những xung đột xảy ra mạnh mẽ thời kì đầu, sau thì chuyển hoá dần những thành tựu đáng để học hỏi và loại trừ những mặt hạn chế. Gần đây, Dường như Nhà nước chưa có chính sách thỏa đáng nào nhằm đối phó với sức cuốn hút của văn hóa ngoại lai. Điển hình là số lượng phim ảnh của truyền hình nhà nước chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung Hoa. Người ta bảo trẻ con đôi khi thuộc sử Trung Quốc hơn cả sử Việt, đây là những cảnh báo hết sức nghiêm trọng, không thể bỏ qua. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc và Nhật Bản trong giới trẻ Việt Nam là không thể chối cãi. Điều này có lý do từ sự chủ động khuếch trương văn hóa của các nhà nước Đại Hàn và Nhật Bản. Về điều ngược lại, dường như chính sách văn hóa của Việt Nam mang nặng tính thụ động, chống đỡ, mà chưa vươn tới khuếch tán, hoan nghênh tinh thần Việt ở nước ngoài. Ví dụ, Nhà nước Việt Nam dường như chưa có cố gắng mở các nhà Việt Nam ở nước ngoài, ít có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích xuất khẩu các chương trình văn hóa, phim ảnh và nghệ thuật đặc sắc của tộc Việt ra hải ngoại. 5
- Cuộc gặp gỡ Đông – Tây đã diễn ra quyết liệt ở Việt Nam trong vài thế kỷ qua, song giao thoa văn hóa với phương Tây, được hiểu trước hết là văn hóa Âu – Mỹ vẫn tiếp diễn mạnh mẽ không ngừng. Chủ nghĩa tiêu dùng, tôn thờ tiền bạc, tự do tình dục, tự do cá nhân là những con sóng lớn ngày đêm vỗ trực tiếp vào văn hóa nông dân của người Việt Nam. Dường như chính sách Nhà nước chưa thật sự mạnh trong giới hạn tiêu dùng, khuếch trương tinh thần cộng đồng và thiện nguyện. Điển hình là sự thả lỏng quảng cáo trên tất cả các kênh truyền hình quốc doanh; khuếch trương tiêu dùng có thể nhìn thấy trong sự hỗn độn và lố nhố của rừng biển quảng cáo ở tất cả các đô thị Việt Nam. Đây là một chủ đề rất lớn có thể phải tranh luận thêm. Vì thế, có chăng trong thời gian này, đó là sự xung đột giữa những văn hoá truyền thống và những văn hoá ngoại lai khó chấp nhận được từ các nước khác trong khu vực và thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. - Về tôn giáo: Sự truyền bá tư tưởng tôn giáo từ nước này sang nước khác là một chuyện đã diễn ra từ thời xa xưa nhưng rất khó khăn.như ngày xưa đạo phật xuất phát từ Ấn Độ và truyền bá đến các nước lân cận,nó trải qua hàng trăm hàng nghìn năm,tuy nhiên không phải tôn giáo nào cũng truyền bá thuận lợi đến với các miền và khu vực khác.Nguyên nhân là do sự khác biệt về tư tưởng tôn giáo “ phương thức tu hành,quan niệm về tu hành,quan niêm về đời….” chẳng hạn như phật giáo và hindu giáo tại ấn độ ngay lúc khởi đầu thì phật giáo đã muốn xóa bỏ đi sự phân chia các đẳng cấp trong xã hội của Hindu giáo,chính vì thế mà có sư mâu thuẩn đối với 2 tôn giáo này. Ngày nay thì quá trình tôn giáo được truyền bá đi rất đễ nhưng không tránh khỏi những xung đột về tôn giáo, một trong những nguyên nhân cụ thể là do tư tưởng 6
- nhân rộng giáo đồ nên phần lớn tôn giáo nào cũng muốn tôn giáo mình được truyền bá rộng hơn, nhiều giáo đồ hơn. - Về xã hội: Việc du nhận các lối sống ứng sử của các quốc gia khác cũng tạo nên những xung đột văn hóa bản địa với văn hóa ngoại lai.ví du : như ngày xưa người Việt để tóc dài nhưng văn hóa phương tây du nhập qua nên nhiều người đã cắt tóc ngắn và bị dân tộc mình cho là ngoại lai nhưng dần về sau thì không còn nói nữa vì văn hóa đó không phải là một điều xấu.tuy nhiên không phải sự du nhập nào cũng tốt như lối sống tự do hóa phương tây trong quan hệ hôn nhân đã mang đến sự không chung thủy ờ phần lớn những gia đình. Quá trình du nhập này nó diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, sự kiểm soát nó ngày càng trở nên khó khăn. Do phương thức du nhập rất da dạng, thông quá sách báo, mạng internet,mạng điện thoại và phim ảnh… Sự xung đột văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày.từ những hoạt động nhỏ như tóc tay,đến những cách ứng sử,đi đứng…. Xung đột này nó diễn ra không chỉ ở một quốc gia, một vùng mà còn trên toàn thế giới.Do quá trình nhận thức và giao lưu văn hóa. - Xung đột văn hóa tại Việt Nam: + Xung đột tín ngưỡng tôn giáo: việc các tôn giáo có những tư tưởng khác nhau không thể hiện bằng những hoạt động gì mang tính kích động nhưng trong lòng các giáo dân cũng có,học luôn cho là những giáo lí của tôn giáo mình là đúng hơn… + Xung đột văn hóa tại đây ngày càng trở nên phức tạp hơn.Do thông tin truyền thông rất phát triển,cùng với nó là sự phát táng mạnh mẽ của những văn khóa ngoại lai dang phát triển mạnh. 7
- + Xung đột không chỉ diễn ra trong tín ngưỡng tôn giáo mà còn trong cả lối sống hằng ngày như hiện tượng thanh thiếu nên dang chạy theo trào lưu “hàn hóa”.lúc trước là “tây hóa”. + Xung đột không chỉ diễn ra ở vùng thành thị mà còn cả nông thôn. Tuy nhiên nói thế chỉ nhận xét về cái tác hại của xung đột của văn hóa mà ko nói về cái lợi của nó,vì từ những xung đột trên mới có nền tảng cho sự giải quết xung đột để những xung đột van hóa tên giảm đi và làm cho văn hóa của mỗi quan gia ngày trở nên da dạng và sâu sắc hơn,xóa bỏ các văn hóa không tốt,không phù hợp. 4. Đề xuất giải pháp giải quyết xung đột văn hoá. Trong thời đại hội nhập thì các giá trị văn hoá ngoại lai luôn luôn tác động và du nhập vào chính vì thế cần phải có một thái độ chủ động am hiểu trước khi tiếp nhận các giá trị này. Điều quan trọng là phải có sự kết hợp của giáo dục, với các phương tiện thông tin đại chúng và của cả cộng đồng xã hội. Giáo dục phải đưa việc giáo dục nhận thức cho học sinh, sinh viên ngay từ đầu vì đây là những thành phần rất dễ tiếp nhận và học tập những cái mới. Phải có nhận thức đúng đắn về việc tiếp nhận nên học hỏi những cái mới và kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp để nền văn hoá vừa tiến bộ, vừa có những giá trị đặc trưng không giống nhau làm nên bản sắc riêng của từng cộng đồng. Chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” không để xung đột rồi mới giải quyết điều quan trọng là phải biết dung hoà. Trên thực tế xảy ra xung đột hay không là do con người, chính vì thế con người cũng là chủ thể có thể giải quyết được thực trạng này. Nhà nước nên có những chính sách dung hoà các giá trị văn hoá khác nhau để tạo ra sự ổn định xã hội. Trong các tôn giáo, tín ngưỡng với nhau, để tránh những bất đồng về tư tưởng tôn giáo. 8
- Trên thực tế những năm qua, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chương trình khuyến khích văn hóa bản địa – thường được gọi là văn hóa các dân tộc – và đã có những kênh truyền hình, đài phát thanh, những chương trình dạy và học tiếng dân tộc, những chương trình khuyến khích duy trì ngôn ngữ, sắc phục, tập quán. Các dân tộc ít người có đại diện trong chính quyền các cấp, và dường như có tỷ lệ ấn định về chính sách cán bộ đối với các dân tộc ít người. Các chế độ đào tạo cán bộ, đào tạo nguồn, tuyển dụng nhân sự để có những chỉ tiêu khuyến khích sự tham gia của các tộc ít người trong bộ máy chính quyền và các đoàn thể xã hội làm vệ tinh cho Nhà nước. Trong âm nhạc, văn học, hội họa, ẩm thực… sự hòa quyện chung sống giữa các tộc người ở Việt Nam dường như rất tự nhiên. Mặc dù vậy, Nhà nước khuyến khích sự chung sống này bằng cách cấp kinh phí cho các sinh hoạt và giao lưu văn hóa. Đảm bảo và quan tâm đến cuộc sống của người dân đặc biệt là cư dân vùng biên giới vì đây là nơi nằm trong vùng chính trị nhạy cảm rất dễ bị dao động. Hiện nay khi đứng trước nguy cơ những bản sắc truyền thống đang dần mất đi thì cần phải tổ chức nhiều hoạt động nhằm khôi phục lại các giá trị đó và giáo dục cho thế hệ trẻ biết cách giữ gìn và phát huy các giá trị đó. Trong đó có các hoạt động như tổ chức trình diễn các giá trị văn hoá: chèo, quan họ, cải lương, múa rối nước…, tổ chức các buổi nói chuyện của các nghệ sĩ, nghệ nhân về văn hoá truyền thống. Hơn nữa nội dung này cũng cần được đưa vào phim ảnh chứ không phải chỉ đưa những giá trị mới; khuyến khích thể hệ trẻ tham gia hay chọn các lĩnh vực văn hoá truyền thống này để tăng thêm lực lượng lưu giữ loại hình văn hoá này. Đối với các giá trị vật thể có thể mở các bảo tàng lưu giữ để bảo vệ văn hoá truyền thống. 9
- Tuy nhiên cũng phải đề cập đến việc dung hoà các giá trị văn hoá truyền với các giá trị văn hoá ngoại lai điều quan trọng là phải biết chỗ cổ hủ, lạc hậu của các giá trị truyền thống và phải biết tiếp nhận các giá trị tiến bộ đó mới là nền văn hoá của thời đại hội nhập, phải biết cách tiếp nhận có chọn lọc. Trong quá trình tiếp nhận cần phải giới thiệu các giá trị dân tộc tốt đẹp cho bạn bè thế giới. Chính vì thế những lao động làm trong các lĩnh vực này cũng cần phải được trang bị kiến thức để làm được việc này. Chính vì thế công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục là nhưng công việc rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc ổn định về chính trị, an ninh cũng là một tiền đề quan trọng để ổn định và giảm những xung đột về văn hoá. Như vậy cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn về văn hoá đặc biệt là giới trẻ. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Xử lý xung đột giữa giáo viên và phụ huynh học sinh từ việc xử phạt học sinh
22 p | 1175 | 136
-
Thuyết trình: Lý thuyết xung đột của Lewis Coser
21 p | 434 | 43
-
Tiểu luận: Xung đột văn hóa truyền thống và hiện đại
18 p | 565 | 35
-
Tiểu luận: Xung đột văn hóa lịch sử truyền thống – hiện đại
10 p | 275 | 32
-
Thuyết minh: Xung đột văn hóa Đông Tây
10 p | 213 | 25
-
Tiểu luận: Xung đột hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
16 p | 186 | 23
-
Đề tài triết học " BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ VỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI "
19 p | 123 | 19
-
Bài tập nhóm: Xung đột văn hóa Đông Tây
10 p | 231 | 18
-
Tiểu luận: Xung đột văn hóa Đông Tây
16 p | 144 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khía cạnh tâm lý của xung đột văn hoá ở thanh niên Việt Nam hiện nay
217 p | 56 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh
154 p | 85 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị xung đột tại Công ty Điện lực Sài Gòn
122 p | 54 | 13
-
Bài tập nhóm: Xung đột văn hóa: Ngoại lai - bản địa
9 p | 154 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Áp dụng chính sách công nghệ để giải quyết xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ
25 p | 71 | 7
-
Tiểu luận: Xung đột văn hóa giữa công nghiêp và nông nghiễp
9 p | 125 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa sự xung đột trong công việc gia đình đến sự cam kết tổ chức của nhân viên trong các doanh nghiệp xây dựng tại Gia Lai
115 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu vai trò hòa giải xung đột của phong cách lãnh đạo chuyển dạng liên quan đến hiệu suất công việc và hành vi công dân tổ chức tại các trường Đại học TPHCM
105 p | 38 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn