Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
TÌNH HÌNH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BƯỚU <br />
TUYẾN THƯỢNG THẬN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TRONG NĂM 2012 <br />
Thái Kinh Luân*, Ngô Xuân Thái*, Trần Ngọc Sinh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Đánh giá tình hình chẩn đoán và điều trị bướu tuyến thượng thận (TTT) tại bệnh viện Chợ Rẫy<br />
trong năm 2012.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả tất cả các trường hợp (TH) được chẩn<br />
đoán bướu TTT tại bệnh viện Chợ Rẫy trong năm 2012.<br />
Kết quả: Nghiên cứu có 103 TH chia 2 nhóm: 32 TH không được mổ và 71 TH được mổ. Nhóm không<br />
được mổ: 24 TH bệnh nội khoa nặng, 05 TH bướu được phát hiện tình cờ, 03 TH chưa đồng ý mổ. Nhóm được<br />
mổ: tuổi trung bình 44,3 (17‐76), tỷ lệ nam/nữ: 1/1,8; thay đổi nội tiết tố 51/71, kích thước bướu 51,2 mm, bướu<br />
bên phải 41/71, bên trái 30/71; mổ nội soi sau phúc mạc 46/71, mổ mở 25/71, thời gian mổ 102,1 phút, lượng<br />
máu mất 56,4 mL. Biến chứng: rách màng phổi 1/71, tổn thương lách 1/71, chuyển mổ mở 3/46; không có TH<br />
phải truyền máu và tử vong. Giải phẫu bệnh: bướu sắc bào tủy thượng thận (pheochromocytoma) 28/71<br />
(39,4%), bướu lành tính vỏ TTT 21/71 (29,6%), carcinoma vỏ TTT 6/71 (8,5%), carcinoma tủy TTT 1/71<br />
(1,4%) và các loại khác 15/71 (21,1%).<br />
Kết luận: Chẩn đoán chính xác bướu TTT cần phải hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm nội tiết tố.<br />
Xét nghiệm nội tiết tố TTT có thể dự đoán được một phần kết quả giải phẫu bệnh. Phẫu thuật cắt bỏ bướu TTT<br />
chủ yếu dựa vào kích thước bướu và những bệnh lý, hội chứng gây ra do bướu TTT.<br />
Từ khoá: bướu tuyến thượng thận, pheochromocytoma, phẫu thuật nội soi, nội tiết tố.<br />
<br />
ABSTRACT <br />
DIAGNOSIS AND TREATMENT OF ADRENAL GLAND TUMOR<br />
AT CHO RAY HOSPITAL IN 2012 <br />
Thai Kinh Luan, Ngo Xuan Thai, Tran Ngoc Sinh. <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 – 2014: 62 ‐ 66 <br />
Objective: To evaluate the diagnosis and treatment of adrenal gland tumor at Cho Ray Hospital in 2012.<br />
Materials and Methods: Retrospective study analyses all case of adrenal gland tumors diagnosed at Cho<br />
Ray Hospital in 2012.<br />
Results: Total of 103 cases divided 2 groups: no surgery and adrenalectomy group. No surgery group: 24<br />
severe internal medical diseases, 05 incidentaloma and 03 not agree for surgery. Adrenalectomy group: mean age<br />
44.3 yo, ratio of male female 1/1,8, hormonal changes 51/71, mean tumor size 51.2 mm, right tumor 41/71, left<br />
tumor 30/71, retroperitoneal laparoscopic adrenalectomy 46/71, open adrenalectomy 25/71, mean operative time<br />
102.1 minutes, mean estimated blood loss 56.4 mL. Complications: pleural injury 1/71, spleen injury 1/71,<br />
converting open surgery 3/46, no case for blood transfusion and mortality. Pathology: pheochromocytoma 28/71<br />
(39.4%), adrenocortical adenoma 21/71 (29.6%), adrenocortical carcinoma 6/71 (8.5%), malignant<br />
pheochromocytoma 1/71 (1.4%), and others 15/71 (21,1%).<br />
* Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: BS. Thái Kinh Luân<br />
<br />
62<br />
<br />
ĐT: 0908424344 Email: thaikinhluan@gmail.com <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions: Accurate diagnosis of adrenal gland tumor need to take a history, physical examination and<br />
hormone test. Hormone tests can predict a part of pathology result. Indications for adrenalectomy based on tumor<br />
size, kind of diseases, syndromes caused by adrenal gland tumor.<br />
Keywords: adrenal gland tumor, pheochromocytoma, laparoscopic surgery, hormone test.<br />
trung bình 23,2 mm (từ 17 – 28 mm), 03 TH có <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ. <br />
chỉ định mổ nhưng bệnh nhân chưa đồng ý và <br />
Sự tăng tiết các nội tiết tố do bướu TTT gây <br />
24 TH có bệnh nội khoa nặng kèm theo và hoặc <br />
ra nhiều hội chứng và bệnh lý khác nhau(4,8). <br />
có ung thư cơ quan khác đang được điều trị, <br />
Biểu hiện lâm sàng của bướu TTT rất khác <br />
những bệnh nhân này điều trị ở nhiều khoa: <br />
nhau khi có sự thay đổi nội tiết tố của TTT, <br />
Ngoại Tiết Niệu, Giảm Đau, Tim Mạch, Nội Tiết, <br />
ngay cả khi có sự thay đổi nội tiết tố thì kết <br />
Hô Hấp... (bảng 1). <br />
quả giải phẫu bệnh lý cũng rất đa dạng(1,8). <br />
Bảng 1: Bệnh lý của 24/32 TH nhóm không được mổ.<br />
Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả <br />
Bệnh lý nội khoa<br />
Số TH<br />
như: bệnh Conn (cường aldosterone nguyên <br />
Viêm phổi nặng<br />
2<br />
phát) do bướu TTT, hội chứng Cushing do <br />
Bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính nặng<br />
3<br />
bướu TTT, bướu sắc bào tủy TTT <br />
Ung thư phổi di căn nhiều cơ quan<br />
3<br />
(pheochromocytoma) và các loại ung thư <br />
Ung thư gan di căn nhiều cơ quan<br />
4<br />
Áp xe gan đang điều trị<br />
2<br />
TTT(1,4,5,2). <br />
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa <br />
hạng đặc biệt, tiếp nhận và điều trị nhiều loại <br />
bệnh lý nội ngoại khoa kết hợp. Chúng tôi tiến <br />
hành nghiên cứu này để đánh giá tình hình chẩn <br />
đoán và điều trị bướu TTT của tất cả bệnh nhân <br />
điều trị nội trú được chẩn đoán bướu TTT tại <br />
bệnh viện Chợ Rẫy trong năm 2012. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Nghiên cứu hồi cứu tất cả các trường™ hợp <br />
(TH) bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện <br />
Chợ Rẫy được chẩn đoán bướu TTT trong thời <br />
gian từ 01/01/2012 đến 31/12/2012. Tất cả các TH <br />
này được chia làm 02 nhóm: <br />
Nhóm không được mổ: phân tích nguyên <br />
nhân không được mổ. <br />
Nhóm được mổ: phân tích đặc điểm của <br />
mẫu nghiên cứu và kết quả mổ. <br />
<br />
KẾTQUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Trong thời gian 01 năm từ tháng 01/01/2012 <br />
đến 31/12/2012, Bệnh viện Chợ Rẫy có 103 TH <br />
được chẩn đoán bướu TTT, chia làm 2 nhóm: <br />
nhóm không được mổ (32TH) và nhóm được <br />
mổ (71TH). <br />
Nhóm không được mổ (32TH): có 05 TH <br />
phát hiện tình cờ, không chức năng, kích thước <br />
<br />
Niệu Khoa <br />
<br />
Xơ gan, rối loạn đông máu<br />
Già – suy kiệt<br />
Suy thận mạn giai đoạn cuối<br />
Nang thận xuất huyết<br />
Bướu thận<br />
Tổng cộng<br />
<br />
3<br />
3<br />
2<br />
1<br />
1<br />
24<br />
<br />
Nhóm được mổ (71TH): có 46 TH nữ và 25 <br />
TH nam, tỷ lệ nam/nữ: 1/1,8. Tuổi từ 17‐76 <br />
(trung bình 44,3), 41 TH bướu bên phải và 30 TH <br />
bướu bên trái, kích thước bướu 11–120 mm <br />
(trung bình 51,2 ± 28,7) (bảng 2). <br />
Bảng 2: Đặc điểm của 71 TH nhóm được mổ<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
25<br />
<br />
Nữ<br />
46<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Bên có<br />
bướu<br />
44,3 Phải Trái<br />
(17 - 76) 41<br />
30<br />
<br />
Kích thước bướu<br />
(mm)<br />
51,2 ± 28,7<br />
(11 – 120)<br />
<br />
Xét nghiệm nội tiết tố: tăng aldosterone <br />
chiếm 22,8%, tăng cortisol 19,1%, tăng <br />
catecholamine 40,8%, tăng catecholamine và <br />
tăng hoặc aldosterone hoặc cortisol 8,5% (bảng <br />
3). <br />
Bảng 3: Thay đổi nội tiết tố trong nhóm được mổ<br />
Nội tiết tố tăng<br />
Aldosterone<br />
Cortisol<br />
Catecholamine<br />
Hormone vỏ và tủy TT*<br />
<br />
Số TH<br />
20<br />
14<br />
29<br />
06<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
28,2<br />
19,7<br />
40,8<br />
8,5<br />
<br />
Ghi chú: (*) tăng catecholamine và tăng hoặc aldosterone<br />
<br />
63<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
(tăng catecholamine), Vỏ và Tủy (tăng catecholamine và<br />
tăng hoặc aldosterone hoặc cortisol).<br />
<br />
hoặc cortisol.<br />
<br />
Chẩn đoán trước mổ (bảng 4).<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
<br />
Bảng 4: Chẩn đoán trước mổ<br />
Chẩn đoán trước mổ<br />
Số TH Tỷ lệ (%)<br />
Bệnh Conn do bướu tuyến lành tính vỏ<br />
15,5<br />
TTT<br />
11<br />
Hội chứng Cushing do bướu tuyến lành<br />
9,9<br />
tính vỏ TTT*<br />
07<br />
Bướu sắc bào tủy TTT<br />
23<br />
32,4<br />
Bướu tuyến lành tính không tiết<br />
20<br />
28,2<br />
Bướu ác vỏ TTT (tăng Aldosterone và<br />
5,6<br />
Cortisol)<br />
04<br />
Bướu ác TTT (tăng hormone vỏ và tủy<br />
8,5<br />
TTT)<br />
06<br />
Tổng cộng<br />
71<br />
100<br />
<br />
Ghi chú: (*) 02 TH biểu hiện hội chứng Cushing rõ trên<br />
lâm sàng.<br />
<br />
Thời gian mổ: 102,1 ± 30,4 phút, lượng máu <br />
mất 56,4 ± 46,6 mL. Trong 71 TH được mổ: 46 <br />
TH mổ nội soi sau phúc mạc (NSSPM) và 25 TH <br />
mổ mở. Biến chứng: rách màng phổi 01 TH và <br />
tổn thương lách 01 TH trong nhóm mổ mở, <br />
chuyển từ mổ NSSPM sang mổ mở có 03 TH do <br />
bướu dính, không có TH nào phải truyền máu <br />
và tử vong. Kết quả so sánh giữa mổ NSSPM và <br />
mổ mở (bảng 5). <br />
Bảng 5: So sánh giữa mổ NSSPM và mổ mở<br />
Biến số<br />
Tuổi trung bình<br />
Kích thước bướu (mm)<br />
Thời gian mổ (phút)<br />
Lượng máu mất (mL)<br />
Biến chứng (TH)<br />
<br />
Mổ<br />
NSSPM<br />
43,5<br />
35,6<br />
94,1<br />
39,2<br />
3/45<br />
<br />
Mổ<br />
mở<br />
45,6<br />
79,8<br />
116<br />
88,1<br />
2/25<br />
<br />
Giá trị<br />
P<br />
0,542<br />