intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và số thu ngân sách từ hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và số thu ngân sách từ hoạt động xuất khẩu nhập khẩu" gồm có 3 nội dung chính sau: Kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2023; Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu; Triển khai các giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu 6 tháng cuối năm và đảm bảo số thu ngân sách từ hoạt động XNK.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và số thu ngân sách từ hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ SỐ THU NGÂN SÁCH TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU ThS. Nguyễn Anh Tuấn Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải quan, Tổng cục Hải quan ThS. Nguyễn Bình Minh Trưởng phòng Hành chính Tài vụ, Viện nghiên cứu Hải quan, Tổng cục Hải quan ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2023 là một năm có nhiều biến động về kinh tế và địa chính trị trên thế giới. ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia, khu vực trên phạm vi toàn cầu, nhất là: hậu quả của dịch Covid-19 kéo dài; xung đột ở Ukraine, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài dẫn đến suy giảm tăng trưởng, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng Ở trong nước nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, có độ mở lớn, quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao nên chịu tác động mạnh từ bên ngoài trên nhiều lĩnh vực, nhất là về xuất khẩu, thương mại, đầu tư, tài chính, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất; các chuỗi cung ứng bị đứt gãy; thu hút FDI bị ảnh hưởng do đầu tư toàn cầu sụt giảm; cạnh tranh trên thị trường quốc tế gia tăng… Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo xuyên suốt, kịp thời của Đảng; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ và Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ… Nhờ đó, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy. Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội do Tổng cục Thống kê công bố, 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 12,1%; nhập khẩu giảm 18,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023 xuất siêu 12,25 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,81 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 22,06 tỷ USD. 1. Kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2023 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2023 ước 164,45 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,41 tỷ 45
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” USD, giảm 11,9%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 121,04 tỷ USD, giảm 12,2%, chiếm 73,6%. Trong 6 tháng đầu năm 2023 có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%). Xuất nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 144,82 tỷ USD, chiếm 88,1%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 13,4 tỷ USD, chiếm 8,1%; nhóm hàng thủy sản đạt 4,13 tỷ USD, chiếm 2,5%. Riêng tháng 6/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước. Đây là tháng thứ 2 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có xu hướng tăng trưởng sau thời gian dài giảm sâu nhờ tác động của hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 6 tháng ước đạt 152,2 tỷ USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 53,22 tỷ USD, giảm 19%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98,98 tỷ USD, giảm 17,8%. Trong 6 tháng đầu năm 2023 có 28 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 84,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 38,1%). Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 142,66 tỷ USD, chiếm 93,7%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 49,7%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng đạt 9,54 tỷ USD, chiếm 6,3%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2023 tiếp tục là gam màu sáng trong bức tranh xuất nhập khẩu, ước đạt 26,71 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,41 tỷ USD, tăng 1,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,30 tỷ USD, tăng 3,1%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 46
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 6 giảm 16,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 19,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 15,2%. Về thj trường xuất khẩu, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 44,2 tỷ USD, chiếm 20,2%, giảm 32,9%. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 21,4%, tăng 7,7%, xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 7,7%, giảm 5,3%. Bảy địa phương đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 7 tỉnh (tăng 1 tỉnh), thành phố có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 10 tỷ USD trở lên là TP.HCM, Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng, Đồng Nai và Bắc Giang. Tỉnh vừa đạt được quy mô kim ngạch này là Bắc Giang với kim ngạch đạt 11,5 tỷ USD, tăng tới 60% (tương đương hơn 4,4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, kim ngạch xuất của 6 địa phương (trừ Bắc Giang) không có sự tăng trưởng đáng kể, thậm chí nhiều tỉnh, thành phố sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm cũng được đánh giá là điểm sáng trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Đồng thời cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam đạt 12,3 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm gần đây, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, do lạm phát tăng cao tại một số thị trường nhập khẩu lớn dẫn đến nhu cầu tiêu dùng thắt chặt hơn đã ảnh hưởng đến cơ hội xuất khẩu và khai thác thị trường của các doanh nghiệp trong nước. Theo báo cáo của Tradingeconomics cập nhật đến tháng 4/2023 cho 16 nền kinh tế lớn trên thế giới, thì có đến 13/16 quốc gia (chiếm 81,3%) có tốc độ sụt giảm xuất khẩu; 12/16 quốc gia (chiếm 75%) cũng có tốc độ sụt giảm nhập khẩu trong tháng 4. Hiện tại, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với áp lực kép khi chi phí đầu vào tăng, các đơn hàng có xu hướng sụt giảm, trong khi đó là những khó khăn về tiếp cận nguồn vốn, tỷ giá ngoại tệ biến động tăng... Đây là những thách thức không nhỏ đối với phát triển kinh tế trong năm nay, trong đó có lĩnh vực xuất, nhập khẩu. 2. Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 12/01/2023 của Ban cán sự đảng Bộ Tài chính về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2023, 47
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” ngày 06/02/2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị số 479/CT- TCHQ. Kết quả 6 tháng đầu năm các đơn vị đã đạt được một số kết quả như sau: Năm 2023, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu NSNN theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 là 425.000 tỷ đồng. Trong đó: Thuế xuất khẩu: 9.200 tỷ đồng; Thuế nhập khẩu: 67.292 tỷ đồng; Thuế TTĐB: 32.200 tỷ đồng; Thuế BVMT: 824 tỷ đồng; Thuế GTGT: 315.400 tỷ đồng, Thu khác 84 tỷ đồng. Dự toán 2023 được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng GDP 6-6,5%; giá dầu thô 70$/thùng; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 8-9%, kim ngạch nhập khẩu tăng từ 7-8%. Thu NSNN toàn ngành 6 tháng đầu năm 2023 đến ngày 30/6/2023, tổng thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 183.744 tỷ đồng, bằng 43,2% dự toán, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu NSNN từ hoạt động XNK từ 01/01-30/6/2023 đạt 183.744 tỷ đồng, đạt 43,2% dự toán, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả thu NSNN 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022 Nguồn: Tổng cục Hải quan Công tác thu hồi nợ thuế Nợ thuế đến ngày 30/6/2023 là 5.394,30 tỷ đồng, giảm 459,04 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2022 (tương đương với 7,84%). 6 tháng đầu năm 2023 số nợ đã thu hồi và xử lý đạt 747,5 tỷ đồng. Trong đó, một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố có kết quả thu hồi nợ thuế tốt như: TP. Hồ Chí Minh 624 tỷ đồng; Hà Nội 62 tỷ đồng; Bình Dương 19 tỷ đồng. Một số Cục Hải quan có số thu hồi thấp như: Kiên Giang, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Lào Cai, Điện Biên. 48
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Công tác quản lý thuế Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý trị giá hải quan, ngày 10/02/2023 Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 167/QĐ-TCHQ phê duyệt Đề án cải cách quản lý trị giá hải quan giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu tiếp tục phát triển hệ thống quản lý trị giá hải quan phù hợp với chuẩn mực quốc tế bảo đảm hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Phê duyệt Đề án thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhằm phát triển và gia tăng tiện ích cho người nộp thuế; Đa dạng hóa phương thức nộp thuế điện tử đáp ứng Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, giảm thời gian nộp thuế, góp phần rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với Cổng thanh toán điện tử hải quan. Ban hành: Quyết định số 186A/QĐ-TCHQ kèm theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu rủi ro về trị giá sửa đổi, bổ sung Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1769/QĐ-TCHQ ngày 11/8/2022; Quyết định số 77/QĐ-TCHQ ngày 17/01/2023 kèm theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu rủi ro về phân loại và áp dụng mức thuế. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung Danh mục quản lý rủi ro bảo đảm số lượng các dòng hàng, mức giá, mã số ngày càng sát thực tế hơn, tạo nguồn thông tin tin cậy để các địa phương làm cơ sở đánh dấu nghi vấn và đấu tranh với doanh nghiệp kê khai thấp trị giá, áp mã chưa đúng, góp phần tăng cường công tác quản lý mã giá có hiệu quả, kịp thời thu đúng, thu đủ cho Ngân sách nhà nước. Triển khai Điều 10 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). Ngày 06/3/2023, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 919/TCHQ-TXNK chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố nghiên cứu và phổ biến các nội dung sửa đổi nêu trên đến người khai hải quan/người nộp thuế để thực hiện đúng quy định của pháp luật. Giao chỉ tiêu tối thiểu thu hồi và xử lý nợ thuế quá hạn năm 2023 cho từng đơn vị cụ thể tại Quyết định số 592/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2023 để đảm bảo công tác thu hồi và xử lý nợ thuế của toàn Ngành đáp ứng theo đúng yêu cầu đặt ra. Tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến, tập huấn các quy trình nghiệp vụ quản lý nợ thuế theo Quyết định 2317/QĐ- TCHQ ngày 24/10/2022 để các đơn vị trong Ngành hiểu rõ, thống nhất các nội dung hướng dẫn tại quy trình. 49
  6. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Tổ chức rà soát trên Hệ thống GTT02 để kịp thời chỉ đạo các trường hợp thực hiện chưa đúng quy định về trị giá hải quan. Ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ nhằm tháo gỡ vướng mắc của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp. Phối hợp với Vụ Chính sách thuế: (i) Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật: Luật thuế XNK, Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế bảo vệ môi trường; (ii) Xây dựng Thông tư sửa đổi Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 về hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam; (iii) Đánh giá việc thực hiện giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội và đánh giá tác động số thu thuế GTGT và tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Tham mưu Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2023/NĐ- CP ngày 30/6/2023 về chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 101/2023/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Công tác quản lý thuế XNK trong 6 tháng đầu năm 2023 được thực hiện hiệu quả đã góp phần thu đúng, đủ và chống thất thu NSNN, khắc phục kịp thời hạn chế trong thực tiễn quản lý thuế; giải quyết khó khăn vướng mắc và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các vướng mắc về chính sách thuế vẫn còn phát sinh nhiều, phần lớn các vướng mắc phức tạp, có nhiều quan điểm xử lý khác nhau, cần phải lấy ý kiến nhiều đơn vị trong, ngoài ngành để đánh giá, tổng hợp, nhiều trường hợp vượt thẩm quyền phải báo cáo Bộ, Chính phủ nên thời gian xử lý đôi khi còn bị kéo dài. Kết quả thu NSNN của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố Tính đến 30/06/2023, số thu NSNN của 10 Cục Hải quan tỉnh, thành phố dưới đây đạt 162.042 tỷ đồng, bằng 43,5 % dự toán được giao, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2023, trị giá XNK hàng hóa tập trung ở các Cục Hải quan như Cục Hải quan: Bắc Ninh cao nhất cả nước, với 72 tỷ USD, giảm 18,4%; Tp. Hồ Chí Minh với 57,67 tỷ USD, giảm 19,4%; Tp. Hải Phòng với 46,47 tỷ USD, giảm 10,4%; Hà Nội với 28,07 tỷ USD, giảm 11,5%; Bình Dương với 21,64 tỷ USD, giảm 18,7%; Đồng Nai với 16,96 tỷ USD, giảm 22,7%; Bà rịa Vũng Tàu với 9,8 tỷ USD, giảm 15,6%; Hà Nam Ninh với 9,67 tỷ USD, tăng 8,5%; Long An với 7,75 tỷ USD, giảm 9,8%; Quảng Ninh với 6,92 tỷ USD, giảm nhẹ 2,8% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số lượng tờ khai XNK trong 6 tháng đầu năm 2023 là 7,09 triệu tờ khai, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, số tờ khai xuất khẩu là 3,69 triệu tờ khai, giảm 6,5% và nhập khẩu là 3,40 triệu tờ khai, giảm 4,6%. Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2023 là 83,4 nghìn doanh nghiệp, tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ năm 2022. 50
  7. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Dự toán thu của 10 Cục Hải quan tỉnh, thành phố sau chiếm 87% dự toán thu của toàn ngành. Đơn vị tính: tỷ đồng STT Tên đơn vị Dự toán Số thu từ Số thu So với So với thu đầu năm cùng kỳ dự toán cùng kỳ NSNN đến ngày năm (%) năm năm 2023 30/6/2023 trước trước (%) 1 Cục HQ TP Hồ Chí 145.800 63.271 70.908 43,40 - 10,77 Minh 2 Cục HQ TP Hải 79.900 33.251 38.593 41,62 - 13,84 phòng 3 Cục HQ Hà Nội 33.160 14.223 16.829 42,89 - 15,48 4 Cục HQ Bà rịa Vũng 21.700 8.418 11.141 38,79 - 24,44 Tàu 5 Cục HQ Đồng Nai 22.850 9.217 13.288 40,34 - 30,64 6 Cục HQ Bình Dương 20.200 7.773 10.800 38,48 - 28,03 7 Cục HQ Thanh Hóa 13.500 8.545 10.259 63,29 - 16,71 8 Cục HQ Bắc Ninh 12.800 5.234 6.546 - 20,04 40,89 9 Cục HQ Quảng Ninh 11.500 7.822 7.374 68,02 6,08 10 Cục HQ Hà Tĩnh 10.968 4.287 6.040 39,09 - 29,01 Tổng 372.378 162.042 191.776 43,52 - 15,50 Nguồn: Tổng cục Hải quan Một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố có số thu giảm mạnh như Cục Hải quan: TP. Hà Nội giảm 15,48%; Bà Rịa Vũng Tàu giảm 24,44%; Đồng Nai giảm 30,64%; Bình Dương giảm 28,03%; Bắc Ninh giảm 20,04%; Hà Tĩnh giảm 29,01%. 51
  8. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Nguyên nhân giảm thu là do kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng nguyên liệu, máy móc thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất như than, sản phẩm hóa chất, chất dẻo giảm từ 20%-50% so với cùng kỳ năm trước. Ước thu NSNN năm 2023 Ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2023/NĐ-CP về chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 101/2023/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, theo đó ước hụt thu NSNN năm 2023 khoảng 8.490 tỷ đồng (trung bình số thu mỗi tháng sẽ giảm 1.415 tỷ đồng). Bên cạnh đó, dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2023, thực hiện hoàn thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô theo điều 7a, 7b Nghị định 101/2021/NĐ-CP khoảng 6.000 tỷ đồng. Số thu 6 tháng đầu năm đạt 183.744 tỷ đồng, trung bình mỗi ngày thu đạt 1.519 tỷ đồng, giảm 377 tỷ đồng/ngày so với 6 tháng đầu năm 2022. Nếu với tốc độ này giữ nguyên, ước thu cả năm 2023 đạt 367.800 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản ước giảm thu như đã phân tích ở trên thì dự kiến thu NSNN năm 2023 đạt 367.800 - 8.490 - 6.000 = 353.000 tỷ đồng, bằng 83% dự toán được giao, giảm 19% (tương đương giảm 84.350 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân thu NSNN 6 tháng đầu năm 2023 thấp hơn so với cùng kỳ năm trước Trong 06 tháng đầu năm 2023, chiến sự tại Nga - Ukraine diễn biến phức tạp khiến nền kinh tế thế giới phục hồi chậm cùng với sự thắt chặt chính sách tiền tệ dẫn đến xu hướng mua sắm của người tiêu dùng trên thế giới giảm mạnh. Đồng thời, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục đứng trước nguy cơ bị gián đoạn, đứt gãy, dẫn tới nhiều hệ lụy cho hoạt động xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế. Các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU giảm chỉ tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm, đặc biệt là đối với các ngành như dệt may, da giày, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế, sản xuất kim loại. Trong khi đó, giá xăng dầu liên tục biến động. Từ những yếu tố trên, dẫn đến tổng trị giá xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong 6 tháng đầu năm giảm 21,3%. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu chịu thuế đạt 58,4 tỷ USD, giảm 21% và kim ngạch xuất khẩu chịu thuế đạt 3,5 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu có thuế giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước: (i) Nhóm các mặt hàng nhập khập nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng nhập khẩu phục vụ sản xuất như: than, hóa chất và sản phẩm hóa chất, chất dẻo, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô… chiếm 47,2% tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế, giảm 26,7% so với cùng kỳ, làm giảm thu ngân sách khoảng 21.400 tỷ đồng 52
  9. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” so với cùng kỳ năm 2022; (ii) Nhóm xăng dầu nhập khẩu đạt 4,2 triệu tấn, trị giá đạt 3,3 tỷ USD, tăng 11% về lượng nhưng giảm 16% về trị giá, làm giảm thu khoảng 2.600 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, ngược lại, trong 6 tháng đầu năm 2023 một số nhóm hàng cũng có kết quả thu NSNN khá khả quan, nổi bật trong đó là nhóm hàng ô tô nguyên chiếc các loại. Kim ngạch nhập khẩu có thuế đạt 70.792 nghìn chiếc, trị giá đạt 1,63 tỷ USD tăng 11,4% về lượng và tăng 4,7% về trị giá, làm tăng thu 5.100 tỷ đồng; mặt hàng dầu thô đạt 5,9 triệu tấn, trị giá đạt 3,6 tỷ USD, tăng 41% về lượng và tăng 10% về trị giá, làm tăng thu 570 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. 3. Triển khai các giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu 6 tháng cuối năm và đảm bảo số thu ngân sách từ hoạt động XNK 3.1. Các giải pháp chung Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với lạm phát trong những tháng cuối năm, tác động tới các doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu; thực trạng suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới; xung đột địa chính trị… dẫn tới nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy giảm (yếu tố này rất khó đoán định trong thời gian tới), điều này sẽ tác động bất lợi đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong các tháng cuối năm 2023. Thứ nhất, tiếp tục triển khai mạnh các giải pháp xúc tiến thương mại Các giải pháp xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả nhất định nhờ vào kết quả tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian qua. Để xuất nhập khẩu đạt được kỳ vọng trong 6 tháng cuối năm cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ như đẩy mạnh đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu… và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan (ASEAN). Cụ thể, quyết liệt đột phá vào các thị trường mới, nơi có tầng lớp trung lưu gia tăng như các thị trường mới nổi E7 (Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Mêxico và Indonesia; thị trường Halal (Trung Đông, Malaysia, Brunei) Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng rất quan tâm để đa dạng hóa nguồn thông tin thị trường cho doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn tin từ các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài. Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới, cần tiếp tục tận dụng tốt các Hiệp định thương mại (đặc biệt là các FTA đã ký kết) và nỗ lực các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngành hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường và ngành hàng truyền thống, cụ thể các thị trường Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ Latin... 53
  10. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Đồng thời, theo dõi sát diễn biến của kinh tế thế giới, đặc biệt chính sách của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản… có ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp có các phản ứng kịp thời. Ngoài ra, cũng cần nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ; đồng thời thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu. Trung Quốc là thị trường có thương mại 2 chiều lớn nhất với Việt Nam đã thật sự mở cửa nền kinh tế cũng sẽ là yếu tố tích cực cho xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, đặc biệt là đối với những nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản. Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường để giải quyết kịp thời các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản; chủ động dự báo, tranh thủ cơ hội từ FTAs để thúc đẩy xuất khẩu. Đồng thời, nắm bắt tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thúc đẩy lưu thông, thương mại biên giới, triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, nhất là đối với các nông sản vào vụ thu hoạch. Thứ hai, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc khai thác các FTA vẫn sẽ mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp bởi số lượng FTA hiện nay đã bao trùm hầu khắp các thị trường lớn và vẫn còn dư địa tăng trưởng rất tốt. Để khai thác thị trường có FTA cần phải đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ. Cần thay đổi về nguồn nguyên liệu sản xuất, thay đổi dây chuyền để có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng. Hiện nay, còn nhiều doanh nghiệp bước đầu chưa hiểu rõ về quy tắc xuất xứ và chưa nắm được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ nên việc thay đổi cơ cấu đầu tư cũng như gia tăng hàm lượng nguyên liệu nội khối trong sản phẩm bằng cách hợp tác với các nước trong khuôn khổ các FTA còn hạn chế, cho nên Bộ Công Thương cần thúc đẩy phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp hiểu rõ hơn các quy định này. Thứ ba, tạo thuận lợi hoá, tăng cường chuyển đổi số Hiện nay, trong các cam kết tại các FTA, yêu cầu cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử đặt ra cho Việt Nam cần phải số hóa các loại giấy tờ này, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA. 3.2. Giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN ngành Hải quan năm 2023 Với tình hình kinh tế xã hội trên thế giới cũng như trong nước dự báo sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, để hoàn thành nhiệm vụ NSNN trong năm 2023, Tổng cục Hải quan đã chủ động phân tích sự biến động của tình hình kinh tế chính trị trong nước và trên thế giới, đưa ra các giải pháp nhằm tăng thu Ngân sách nhà nước. 54
  11. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Tổng cục Hải quan kiến nghị một số giải pháp để đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước như sau: Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, công khai, thuận tiện và thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về hải quan, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, phương tiện vận tải. Mở rộng việc ký kết nộp thuế điện tử với các ngân hàng thương mại theo Đề án nộp thuế 24/7 và triển khai mở rộng Chương trình nộp thuế điện tử Doanh nghiệp nhờ thu; Ứng dụng có hiệu quả các hệ thống công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ thu thuế, miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa. Thứ hai, triển khai mạnh mẽ các giải pháp tăng thu NSNN theo Chỉ thị số 479/CT- TCHQ ngày 06/02/2023 về việc thực hiện đồng bộ quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, chống thất thu năm 2023; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, thực hiện nghiêm túc công văn số 356/TCHQ-TXNK ngày 18/1/2023 chấn chỉnh công tác quản lý thuế, trong đó tập trung vào công tác miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa. Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Tiếp tục áp dụng các chuẩn mực quốc tế, quy trình quản lý hải quan hiện đại nhằm tạo thuận lợi tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo giám sát, quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật; Đẩy mạnh công tác thu thập, phân tích thông tin phục vụ xây dựng Danh mục rủi ro về phân loại và áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thứ tư, tăng cường chống thất thu qua công tác kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ. Đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; chủ động rà soát, phân loại, thu hồi và xử lý nợ thuế phát sinh trước ngày 01/01/2023 đồng thời không để phát sinh nợ mới trong năm 2023 qua công tác thanh tra, kiểm tra…; Tăng cường công tác chống thất thu về giá, phân tích dữ liệu giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Hệ thống GTT02; Tính đến ngày 31/05/2023 tổng số tiền thuế điều chỉnh tăng thu thêm sau tham vấn là 80 tỷ đồng; Thứ năm, thực hiện rà soát, phân loại, thu hồi và xử lý các khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 01/01/2023 theo 04 nhóm: (i) nhóm nợ khó thu; (ii) nhóm nợ chờ xử lý; (iii) nhóm nợ được khoanh; (iv) nhóm nợ có khả năng thu hồi, đồng thời áp dụng các giải pháp 55
  12. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” phù hợp theo quy định của pháp luật đối với từng nhóm nợ theo đúng hướng dẫn tại quy trình quản lý nợ thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo quyết định số 2317/QĐ-TCHQ ngày 24/10/2022 của Tổng cục Hải quan. KẾT LUẬN Dù còn nhiều khó khăn song kim ngạch xuất khẩu phục hồi đang là tín hiệu tích cực cho xuất nhập khẩu hàng hoá. Các dự báo cho thấy hoạt động xuất khẩu sẽ phục hồi dần trong 6 tháng cuối năm. Khó khăn phía trước đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đòi hỏi các doanh nghiệp, ngành hàng phải đặc biệt quan tâm để có thể tiếp cận thị trường trong thời gian tới. Các cơ quan chức năng cần tập trung các nguồn lực phát triển dịch vụ logistics, qua đó giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, nâng cao tốc độ thông quan hàng hoá. 56
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2