intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Đề án ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực, từ thực tiễn hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án "Thực hiện pháp luật về chứng thực, từ thực tiễn hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về chứng thực từ thực tiễn hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Đề án ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực, từ thực tiễn hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNHQUỐC GIA NGUYỄN NGỌC BẢO DUY THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC, TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. BÙI THỊ HẢI Phản biện 1: PGS. TS TRẦN THỊ DIỆU OANH Phản biện 2: TS. NGUYỄN THANH BÌNH Đề án này được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá đề án thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 204, Nhà B – Hội trường bảo vệ đề án thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Tp. Hồ Chí Minh Số: 10 đường 3/2, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 13 giờ 00 ngày 16 tháng 03 năm 2024 Có tể tìm hiểu đề án tại: Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Để quản lý dân cư, đảm bảo quyền cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội, nhà nước cấp nhiều loại giấy tờ cho công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, như: Căn cước công dân, bằng lái xe, bằng đại học, chứng chỉ, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất… Vì về nguyên tắc các loại giấy tờ trên chỉ cấp một bản duy nhất (thậm chí có những loại giấy tờ chỉ cấp một lần, không cấp lại như bằng đại học, cao đẳng...). Trong khi đó, người dân luôn có nhu cầu sử dụng giấy tờ vào các mục đích khác nhau nên phải sao bản chính ra thành các bản sao. Để tạo uy tín với chủ thể nhận giấy tờ bản sao và đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng giả mạo giấy tờ, pháp luật đã có những quy định về chứng thực giấy tờ. Người thực hiện chứng thực phải kiểm tra, đối chiếu kỹ bản chính, giấy tờ văn bản làm cơ sở chứng thực bản sao. Trường hợp có dấu hiệu về tính hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản thì yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết xác minh. Với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhu cầu chứng thực giấy tờ của con người ngày càng nhiều thì vai trò của hoạt động chứng thực ngày càng được khẳng định. Ủy ban nhân dân cấp huyện vừa có thẩm quyền chứng thực giấy tờ, vừa trách nhiệm thực hiện một số các hoạt động khác liên quan đến chứng thực. Hàng năm Ủy ban nhân dân quận ban hành kế hoạch về kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kế hoạch chuyên đề công tác công tác chứng thực, hộ tịch, hòa giải cơ sở và
  4. 2 công tác tư pháp tại Ủy ban nhân dân các phường; thông qua kết quả kiểm tra để đề ra các kết quả đạt được, một số thiếu sót để từ đó đưa ra những kiến nghị và chỉ đạo Chủ tịch UBND phường phát huy những những kết quả đạt được, kịp thời chấn chỉnh và khắc phục hạn chế. Do đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong thực hiện pháp luật về chứng thực. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì NĐ số 23 ngày 16/02/2015 vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, Nghị định số 23 ngày 16/02/2015 quy định, khi tiến hành chứng thực bản sao từ bản chính sẽ không phải lưu trữ. Hiện nay, tình trạng giả mạo giấy tờ, giả mạo người khác thực hiện các thủ tục công chứng, chứng thực đang là vấn đề nghiêm trọng xảy ra ở thành phố HCM và ở các tỉnh, thành phố khác với thủ đoạn thực hiện tinh vi, phức tạp. Theo dữ liệu thì từ năm 2016 đến năm 2021, các Phòng Tư pháp quận, huyện, thành phố và UBND phường, xã, thị trấn đã phát hiện hơn 176 vụ việc giả mạo giấy tờ, người yêu cầu chứng thực. Chính vì những khó khăn đó làm cho việc thực hiện pháp luật về chứng thực nói chung, của Ủy ban nhân dân cấp huyện nói riêng gặp phải một số khó khăn. Đứng trước bối cảnh đó, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực là cần thiết, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Cùng với các quận, huyện khác của thành phố Hồ Chí Minh, quận Gò Vấp là địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hàng đầu cả nước, số lượng dân cư sinh sống trên địa bàn rất lớn. Nhu cầu chứng thực giấy tờ ở đây vì thế mà cũng rất nhiều. Hơn nữa,
  5. 3 dân cư trên địa bàn quận Gò Vấp có nhiều người dân di cư từ các tỉnh thành khác về sinh sống do đó việc chứng thực các loại giấy tờ cho họ cần phải thận trọng hơn, thực hiện nhiều thủ tục. Việc nâng cao hiệu quả công tác chứng thực có ý nghĩa quan trọng giúp quận Gò Vấp giải quyết được khó khăn, vướng mắc trong công tác này. Vì tất cả những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về chứng thực, từ thực tiễn hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề án tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Qua một số đề tài nghiên cứu kể trên và các bài đăng điển hình trên các tạp chí uy tín trong nước thì vấn đề chứng thực hiện nay đang là đề tài “nóng” và “nhạy cảm” trong bối cảnh hiện nay. Hình thức của những công trình đó tương đối đa dạng bao gồm cả sách chuyên khảo, bài tạp chí, đề án… Tuy nhiên, hướng nghiên cứu hoặc phạm vi nghiên cứu của những công trình nêu trên có nhiều điểm khác biệt so với đề tài của tôi. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu về áp dụng pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, đề tài mà tôi lựa chọn: “Thực hiện pháp luật về chứng thực, từ thực tiễn hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh” có tính cấp thiết, thời sự mà không trùng lặp với những công trình nghiên cứu trước đây. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu
  6. 4 Đề án này nghiên cứu thực hiện pháp luật về chứng thực, từ thực tiễn hoạt động của UBND quận Gò Vấp, Thành phố HCM. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2014 đến nay, nhưng tập trung chủ yếu vào các năm 2020, 2021, 2022, 2023. - Phạm vị nội dung: thực hiện pháp luật về chứng thực của UBND quận Gò Vấp 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án 4.1. Mục tiêu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về chứng thực từ thực tiễn hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện nói chung, của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 4.2. Nhiệm vụ: - Xác định khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Xác định vai trò và các yếu tố bảo đảm của thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
  7. 5 - Xác định các yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện nói chung, của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. - Đề xuất một số giải nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp huyện nói chung, của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu *Phương pháp luận: Phép DVBC và phép DVLS của CN Mác – Lê nin *Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp phân tích, đánh giá - Phương pháp thống kê, tổng hợp tài liệu. - Phương pháp so sánh - Phương pháp tổng kết thực tiễn. 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn - Kết quả được thể hiện trong các đề án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc cho các học viên tiếp theo đi sâu hơn, học tập, giảng dạy chuyên về nội dung thực hiện pháp luật về chứng thực. - Cung cấp hệ thống cơ sở khoa học lý luận về thực hiện pháp luật chứng thực của UBND cấp huyện. - Kết quả nghiên cứu của đề án là cơ sở cho việc điều chỉnh và triển khai hoạt động thực hiện pháp luật về chứng thực trong hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. - Từ thực tiễn khi thực hiện đề án này để đánh giá được công
  8. 6 tác chứng thực thực hiện tại UBND quận Gò Vấp và từ đó đề ra những đề xuất, kiến nghị trên cơ sở khó khắn, vướng mắc đối với các cơ quan cấp trên. 7. Kết cấu đề án Đề án được kết cấu thành 03 Chương được trình bày như sau: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp lý thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về chứng thực từ thực tiễn hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, thành phố HCM. - Chương 3: Giải pháp và lộ trình bảo đảm thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, thành phố HCM. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀPHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1 Pháp luật về chứng thực 1.1.1. Khái niệm về chứng thực và thực hiện pháp luật về chứng thực 1.1.1.1. Khái niệm chứng thực Theo khái niệm về pháp lý, NĐ 23 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch là văn bản quy định trực tiếp về chứng thực nhưng trong nội dung không thể hiện riêng định nghĩa hai từ “chứng thực”. Từ những sự phân tích nói trên, chúng ta có thể hiểu: Chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một sự
  9. 7 việc là có thật, là đúng đắn hoặc một văn bản, tài liệu là chính xác để phục vụ đời sống xã hội. 1.1.1.2. Thực hiện pháp luật về chứng thực Tóm lại, thực hiện pháp luật là giai đoạn không thể thiếu của quá trình quản lý nhà nước. Thực hiện pháp luật không chỉ có ý nghĩa đối với nhà nước mà còn có ý nghĩa với mọi cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Bởi thực hiện pháp luật luôn là hành vi hợp pháp của các chủ thể và thông qua đó quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội được bảo đảm. 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về chứng thực 1.1.2.1. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về chứng thực Là một hình thức thực thi pháp luật trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Do đó, Ngoài những đặc điểm chung của pháp luật, hoạt động thực hiện pháp luật về chứng thực có những đặc điểm riêng. 1.1.2.2. Vai trò của thực hiện pháp luật về chứng thực Thứ nhất, chứng thực đúng quy định pháp luật giấy tờ giúp bảo vệ quyền lợi cá nhân, tổ chức khi sử dụng trong quan hệ pháp lý khác nhau. Thứ hai, mối quan hệ tương hỗ giữa thực hiện pháp luật về chứng thực và sự phát triển kinh tế - xã hội. Thứ ba, trong một đất nước, công dân phải tuân theo pháp luật.
  10. 8 Thứ tư, hoạt động chứng thực góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là luật chứng thực. Thứ năm, hoạt động chứng thực góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là luật chứng thực. Thứ sáu, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng nhu cầu chứng thực. 1.1.3. Nguyên tắc, chủ thể, đối tượng, các trường hợp thực hiện pháp luật về chứng thực 1.1.3.1. Nguyên tắc thực hiện pháp luật về chứng thực Thứ nhất, nguyên tắc khách quan trong thực hiện chứng thực Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng trong thực hiện chứng thực Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế trong thực hiện chứng thực Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo bí mật trong thực hiện chứng thực 1.1.3.2. Chủ thể thực hiện pháp luật về chứng thực Chủ thể chủ yếu thực hiện pháp luật về chứng thực gồm cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chứng thực và cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng thực. Hai nhóm chủ thể này quyền lợi vừa đối lập, vừa thống nhất với nhau. Mỗi bên chủ thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình để đảm bảo, tôn trọng quyền của chủ thể phía bên kia. 1.1.3.3. Đối tượng thực hiện pháp luật chứng thực
  11. 9 Đối tượng của hoạt động thực hiện pháp luật về chứng thực là những văn bản, tài liệu trong phạm vi luật định có giá trị chứng minh những yêu cầu của cá nhân, tổ chức là có thật, là đúng đắn. Việc xác định đối tượng của thực hiện pháp luật về chứng thực vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Xét theo phương diện khách quan, đối tượng của hoạt động chứng thực phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Theo đó, pháp luật có quy định xác định những đối tượng nào được chứng thực nhưng mỗi cá nhân, tổ chức ở những thời điểm khác nhau có nhu cầu chứng thực những đối tượng khác nhau. 1.1.3.4. Các trường hợp thực hiện pháp luật về chứng thực Thứ nhất, chứng thực bản sao từ bản chính Thứ hai, chứng thực chữ ký Thứ ba, chứng thực hợp đồng, giao dịch 1.2 Thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện 1.2.1. Khái niệm Thực hiện pháp luật chứng thực là quá trình bao gồm nhiều hoạt động vừa độc lập vừa có sự liên kết lẫn nhau. Mỗi hoạt động trong quá trình đó có ý nghĩa, vai trò nhất định với kết quả cuối cùng của chứng thực. Việc xác định các bước thực hiện các hoạt động đó theo tuần tự trước sau rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chứng thực. Nếu không xác định hoặc không thực hiện đúng thứ
  12. 10 tự đó có thể dẫn đến tình trạng tốn kém thời gian, công sức để đi xử lý tài liệu chứng thực. 1.2.2. Cơ sở pháp lý của thực hiện pháp luật về chứng thực 1.2.2.1. Văn bản pháp luật về chứng thực của các cơ quan nhà nước trung ương 1.2.2.2. Văn bản chỉ đạo về chứng thực của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 1.2.2.3. Nội dung thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp Với sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Phòng Tư pháp quận Gò Vấp có nhiều văn bản triển khai thực hiện pháp luật về chứng thực. Bảng 1.1 Bảng thống kê số cuộc tuyên truyền của UBND quận Gò Vấp có lồng ghép nội dung pháp luật chứng thực
  13. 11 Nguồn: Báo cáo Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp Trong giai đoạn này, số lượng các cuộc tuyên truyền pháp luật có lồng ghép pháp luật chứng thực có xu hướng tăng. Tuy nhiên, tỉ lệ các cuộc tuyên truyền pháp luật có lồng ghép còn thấp (năm 2015 là 14,38%; năm 2016 là 29,41% và năm 2017 là 31,25%). Tuy nhiên, điều này cũng dễ lí giải vì Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp với tư cách là cơ quan có thẩm quyền quản lý chung ở địa phương có nhiều chức năng, nhiệm vụ quản lý. Trong đó, chứng thực chỉ là một trong những nội dung quản lý của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp do đó Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp cũng chỉ tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật chứng thực được với số lần nhất định, không thể tổ chức thường xuyên, liên tục. Mỗi năm, Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp lồng ghép nội dung pháp luật chứng thực trong 4-5 lần tuyên truyền cũng chứng tỏ sự quan tâm triển khai thực hiện pháp luật về chứng thực của chủ thể này đến rộng rãi từng người dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn của quận. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng thực hiện pháp luật chứng thực Thứ nhất, hệ thống pháp luật về chứng thực Thứ hai, trình độ, nhận thức của người về pháp luật chứng thực, thực hiện pháp luật về chứng thực Thứ ba, sự phối hợp giữa các chủ thể có thẩm quyền trong chứng thực Thứ tư, năng lực của cán bộ có thẩm quyền chứng thực
  14. 12 Thứ năm, cơ sở vật chất cho hoạt động thực hiện pháp luật chứng thực Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Thực trạng về chứng thực của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội Quận Gò Vấp thuộc khu vực nội thành của thành phố Hồ Chí Minh: tiếp giáp các quận 12, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình. Nhìn chung quận Gò Vấp có vị trí chiến lược của Thành phố, có tiềm lực về đất đai, thuận tiện về giao thông. 2.1.2. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật chứng thực Với những điều kiện tự nhiên, ví trí địa lý có nhiều thuận lợi, điều kiện kinh tế thuộc khu vực phát triển hàng đầu cả nước, quận Gò Vấp đã có nhiều điểm nột bật trong phát triển kinh tế những năm qua. Với những thuận lợi trên đã và đang tác động đến thực hiện pháp luật chứng thực theo các hướng như sau: - Thứ nhất, nhu cầu chứng thực trên địa bàn quận Gò Vấp tương đối lớn. - Thứ hai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quan tâm tới hoạt động chứng thực nhằm đảm bảo cho hoạt động này diễn ra trong
  15. 13 một trật tự hợp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. - Thứ ba, cá nhân, tổ chức có nhu cầu về chứng thực bắt buộc phải tìm hiểu những quy định về chứng thực để đảm bảo thực hiện đúng và hiệu quả. Bởi vì, nếu không hiểu hết các quy định pháp luật về chứng thực thì các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện không đúng giới hạn quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Ngoài ra, sự thiếu hiểu biết pháp luật cũng có thể làm cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng thực tốn kém thời gian, công sức để thực hiện các nghĩa vụ trong chứng thực. 2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật chứng thực của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp Việc bố trí nguồn nhân lực nhằm tiếp nhận hồ sơ chứng thực tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp giống như những Ủy ban nhân dân khác. Theo đó, có một công chức được bố trí ở bộ phận hành chính một cửa của Phòng Tư pháp để nhận hồ sơ chứng thực. Trường hợp nhận hồ sơ không hợp lệ thì công chức có thẩm quyền thực hiện thủ tục phải viện dẫn các quy định của pháp luật đến người yêu cầu chứng thực một cách chính xác nhất. Phòng Tư pháp sẽ có Thông báo chức năng nhiệm vụ của Trưởng phòng và hai Phó phòng trong đó có nhiệm vụ chứng thực hồ sơ tại Bộ phận một cửa của UBND quận. Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện nhập liệu số chứng
  16. 14 thực lưu trữ những thông tin đã được chứng thực bản sao từ bản chính vào biểu mẫu thể hiện trong máy vi tính. Hiện nay, khi trả kết quả chứng thực, cơ quan nhà nước không giữ lại một bản giấy (đã chứng thực) như trước đây. Chế độ lưu trữ hồ được thực hiện theo quy định. Với những điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất như trên, Phòng Tư pháp quận Gò Vấp đã và đang thực hiện tốt chức năng chứng thực của mình. Phòng Tư pháp quận đã thực hiện các số lượng việc với mức thu lệ phí cụ thể trong giai đoạn 2014 đến 2017 như sau: Bảng 2.1 Bảng thống kê số việc chứng thực, số lệ phí chứng thực được thực hiện tại UBND Gò Vấp giai đoạn 2014-2017 Số việc chứng thực/ Lệ phí 2014 2015 2016 2017 Bản Số việc 47.296 66.996 42.939 39.957 sao từ bản Lệ phí 129.782. 430.296.000 201.402.000 135.044.000 chính (đồng) 000 Số việc (chữ ký trong các Chữ giấy tờ, 11.462 7.688 369 887 ký văn bản)
  17. 15 Số việc (chữ ký 149 369 9.386 11.817 người dịch) Lệ phí 127.040. 117.170.000 80.570.000 97.550.000 (đồng) 000 Nguồn: Báo cáo Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp từ năm 2014 đến năm 2017 Như vậy, ở giai đoạn 2014-2017, lượng công việc chứng thực được thực hiện bởi Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp tương đối nhiều. Mỗi năm, số lượng đầu việc cần chứng thực đều duy trì khoảng 40.000 - 60.000 việc. Tương ứng với đó là khoản lệ phí thu được tương đối lớn cho ngân sách nhà nước ngoài các nguồn thu khác. Bảng 2.2 Bảng thống kê số việc chứng thực tại Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp giai đoạn 2020-2023 Chứng Chứng thực chữ Chứng thực Chứng thực thực ký trong giấy tờ, chữ ký người hợp đồng, Ghi Năm bản sao văn bản dịch giao dịch chú (Bản) (Việc) (Việc) (Việc)
  18. 16 2020 35,029 1,820 4,249 0 2021 28887 1129 2333 0 2022 49,170 1,372 11,147 0 6 tháng đầu 16,993 423 5,480 0 năm 2023 Nguồn: Báo cáo của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp Trong thời gian qua, việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký được UBND quận Gò Vấp thực hiện đúng theo quy định của NĐ số 23 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tư pháp, CT 17… cho thấy số lượng bản sao từ bản chính do Phòng Tư pháp thực hiện rất lớn. 2.3 Đánh giá chung về thực hiện pháp luật chứng thực của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp 2.3.1. Ưu điểm Tổng hợp những phân tích phía trên cho thấy, hoạt động thực hiện pháp luật chứng thực của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp trong những năm qua đã thu nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Điều đó thể hiện sự nỗ lực của cán bộ chứng thực của Phòng Tư pháp quận Gò
  19. 17 Vấp. Những thành tựu đó thể hiện dưới các khía cạnh sau đây: - Phòng Tư pháp quận đã chủ động ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện công tác chứng thực tại UBND quận và UBND 16 phường, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn, báo cáo chuyên đề về chứng thực, qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăm, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. 2.3.2. Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu kể trên, tổng hợp đánh giá thực tiễn, chúng ta thấy hoạt động thực hiện pháp luật tại Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp còn một số khó khăn, vướng mắc như sau: - Vẫn còn xảy ra một số trường hợp sai sót về trong thực hiện thực hiện pháp luật chứng thực. Sai sót này chủ yếu do Ủy ban nhân dân một số phường trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp. Tức là Ủy ban nhân dân các phường chứng thực sai thẩm quyền (đáng lẽ loại giấy tờ đó phải do Phòng Tư pháp của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp chứng thực theo hướng dẫn tại Công văn số 1352/HTQTCT-CT ngày 10/3/2015 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực về việc triển khai thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP). 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế - Khó khăn trong quá trình triển khai công tác. Cụ thể: + Hiện nay một số cơ quan, tổ chức chưa chấp hành nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi
  20. 18 thực hiện thủ tục hành chính; như cơ quan, tổ chức vẫn yêu cầu phải nộp giấy tờ bản sao có chứng thực, bộ phận tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính do tâm lý ngại đối chiếu, sợ trách nhiệm nên đã yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp bản sao chứng thực. Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Phương hướng bảo đảm thực hiện pháp luật chứng thực của Ủy ban nhân quận Gò Vấp Thứ nhất, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật chứng thực nhằm thể chế quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách thủ tục hành chính. Thứ hai, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật chứng thực phải giúp kích thích phát triển kinh tế - xã hội Thứ ba, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật chứng thực phải gắn với quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Thứ tư, thực hiện pháp luật về chứng thực phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa với thực hiện lĩnh vực pháp luật khác Thứ năm, thực hiện pháp luật về chứng thực phải công khai, minh bạch, có thể giám sát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2