intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông

Chia sẻ: Little Little | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

157
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1 - nghiên cứu, thống kê và đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông trong những năm qua; chương 2 - nghiên cứu xây dựng các nguyên tắc, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông; chương 3 - nghiên cứu đề xuất nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông

  1. 1. Tính cần thiết của đề tài Cuộc cách mạng thông tin cùng với quá trình toàn cầu hoá đang  ảnh   hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, ở đó   năng lực cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sáng tạo, thu thập, xử lý   và trao đổi thông tin. Nhiều nước trên thế  giới đã nắm bắt được cơ  hội  ứng   dụng công nghệ  thông tin, phát huy thế  mạnh, tạo ra những biến đổi vượt  bậc đưa đất nước tiến mạnh lên phía trước. Trong xu thế đó, Chính phủ Việt   Nam rất chú trọng đến chiến lược phát triển công nghệ  thông tin và truyền  thông. Cùng với việc xác định thông tin truyền thông là mũi nhọn của nền   kinh tế thì công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này cũng đặt ra nhiều vấn   đề cần giải quyết.   Nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ  thông  tin và truyền thông phục vụ công cuộc đổi mới, Trường đào tạo, Bồi dưỡng  cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông lựa chọn vấn đề: Nghiên cứu xây   dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước trên các lĩnh   vực thông tin và truyền thông  làm đề  tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ  năm  2011. Chương I NGHIÊN CỨU, THỐNG KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC  ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN  CÁC LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG  TRONG NHỮNG NĂM QUA 1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông. 1.1.1 Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước Có thể hiểu: Quản lý nhà nước là sự chỉ huy,điều hành để thực thi quyền   lực nhà nước, do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tiến  
  2. hành để tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hôi, và hành vi hoạt động của công   dân. 1.1.2.Quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông.  Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cũng như  bất kỳ  dạng quản lý công vụ  của bộ  máy hành pháp, mang tính quyền lực,   tính tổ  chức cao, được điều chỉnh bằng pháp luật, vừa mang tính phổ  biến,  vừa mang tính đặc thù quản lý ngành.  1.2. Khái quát chung về ngành thông tin và truyền thông. 1.2.1. Lịch sử hình thành, phát triển ngành thông tin và truyền thông Lịch sử ngành thông tin và truyền thông gắn liền với lịch sử cách mạng   Việt Nam. Tùy vào từng giai đoạn lịch sử, ngành có những đặc điểm riêng,  song bất cứ trong hoàn cảnh nào ngành cũng đảm bảo liên lạc luôn được giữ  vững.   .1.1.2.  Chức năng,  nhiệm  vụ,  quyền hạn  và  cơ  cấu  tổ   chức  của Bộ   Thông tin và Truyền thông. Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định   tại Nghị định số187/2007/NĐ­CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.  1.2.3. Vai trò của các lĩnh vực thông tin và truyền thông.  Mỗi lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông có một sức mạnh  riêng, có sự ảnh hưởng khác nhau đối với sự phát triển của kinh tế ­ xã hội. Góp  phần nâng cao năng lực  quản lý, sản xuất kinh doanh; xoá đói giảm nghèo; đảm  bảo an toàn, an ninh quốc gia; góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và  tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người   dân. 
  3. 1.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà  nước trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông trong những năm qua. 1.2.1. Thực trạng  đội ngũ cán bộ  quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực   thông tin và truyền thông. Tính đến tháng 12/2009 tổng số  cán bộ, viên chức trong các cơ  quan  hành chính nhà nước, Bộ  Thông tin và Truyền thông là 1867 cán bộ  cụ  thể  như sau: + Về trình độ đào tạo chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức, viên  chức của ngành tổng có 48 tiến sỹ, 262 thạc sỹ, 1182 đại học; Về  trình độ  đào tạo Quản lý Nhà nước, toàn Ngành có 424 lượt cán bộ  được đi đào tạo,  trong đó đào tạo Quản lý Nhà nước trình độ Đại học 06 lượt cán bộ, Chuyên  viên cao cấp 23 lượt cán bộ, chuyên viên chính 147 lượt cán bộ  và chương  trình chuyên viên có 248 lượt cán bộ. Trong đào tạo về Quản lý Nhà nước  1.2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà   nước trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông. Trong năm 2005, Bộ  cử  15 lượt cán bộ  tham gia các khóa bồi dưỡng  nghiệp vụ công tác tổ chức; Hành chính nhà nước, chiếm 24% trên tổng số cán  bộ. Cập nhật kiến thức ngành cho 15 lượt cán bộ. Năm 2006 Bộ  tổ  chức cho với 20 lượt cán bộ  tham gia khóa cập nhật  thông tin về Ngành, chiếm 25% trên tổng số cán bộ làm lãnh đạo, quản lý; 10  lượt cán bộ tham gia các khóa về Hành chính nhà nước. Năm 2007, Khóa bồi dưỡng cập nhật kiến thức của Ngành có 30 lượt  cán bộ tham dự, chiếm 30% Tỷ lệ trên tổng số cán bộ; Khóa về Hành chính  nhà nước, có 15 lượt cán bộ quản lý, chiếm 15% trong tổng số. Tháng 10 năm 2008, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Bộ có một   bước ngoặt lớn với sự  ra đời Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ  quản lý  
  4. Thông tin và Truyền thông. Trong năm 2009, Trường mở hai khóa bồi dưỡng  kiến thức quản lý nhà nước. Trong đó lớp chuyên viên chính có 106 cán bộ  tham gia, lớp chuyên viên có 71 cán bộ tham gia. Năm 2010, Trường bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước  chương  trình chuyên viên chính cho 53 cán bộ và chương trình chuyên viên cho 55 cán   bộ. Năm 2011, số  lượt cán bộ  được bồi dưỡng kiên thức quản lý nhà nươc   chương trình chuyên viên là 34, chuyên viên chính là 35. Chương II NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU,  NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC  QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN CÁC LĨNH VỰC  THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 2.1. Dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trên các lĩnh vực   thông tin và truyền thông giai đoạn 2012 – 2020 2.1.1. Định hướng phát triển các lĩnh vực thông tin và truyền thông giai  đoạn 2012 – 2020 Đảng và Nhà nước đã chỉ  rõ thông tin truyền thông là ngành kinh tế  mũi   nhọn, được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển và phát  triển công nghiệp nội dung thông tin, công nghiệp phần mềm, thúc đẩy mạnh mẽ  quá trình hình thành và phát triển xã hội thông tin là hướng ưu tiên quan trọng được   Nhà nước đặc biệt quan tâm. Với công nghệ thông tin và truyền thông làm nòng  cốt, Việt Nam chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế ­ xã hội trở  thành một nước có  trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan  trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2.1.2. Dự  báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ  quản lý trên các lĩnh  vực thông tin và truyền thông giai đoạn 2012 – 2020
  5. Quan điểm của Đảng và Nhà nước chỉ rõ1: “Kiện toàn bộ  máy quản lý  nhà nước về  công nghệ  thông tin và truyền thông  ở  các cấp Trung  ương và   địa phương đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc “Năng lực quản lý phải theo   kịp sự phát triển”. Xây dựng chức danh cán bộ quản lý thông tin, xây dựng và  bồi dưỡng đội ngũ cán bộ  quản lý công nghệ  thông tin và truyền thông các  cấp và có chế  độ  đãi ngộ  hợp lý. Nhanh chóng xây dựng hệ  thống quản lý  ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông”. Như vậy, công tác dự báo về  nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ  quản lý trên các lĩnh vực thông tin và  truyền thông là nhiệm vụ cấp bách nhưng đòi hỏi có sự phù hợp, bám sát thực   tế sẽ nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. 2.1.2.1. Cơ sở để dự báo Về cơ sở pháp lý, Quyết định số 1755/QĐ­TTg ngày 22/9/2010 của Thủ  tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh   về  công nghệ  thông tin và truyền thông”; Quyết định số  1374/QĐ­TTg ngày  12/8/2011 của Thủ  tướng về  việc phê duyệt kế  hoạch đào tạo, bồi dưỡng   cán bộ công chức giai đoạn 2011 – 2015. Về  cơ sở  thực tế, trong sự  nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá  trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và nhất là sự bùng nổ của thông tin  toàn cầu... đang đặt ra những yêu cầu mới về  kiến thức quản lý nhà nước   trong các lĩnh vực thông tin và truyền thông. 2.2. Nguyên tắc và yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức  quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông 2.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng cần bám sát, cập nhật và đổi mới nội dung  quản lý của Nhà nước Để khắc phục những tồn tại, những mặt yếu kém về công tác đào tạo,  bồi dưỡng về  nội dung quản lý của Nhà nước về  thông tin và truyền thông,  cần tập trung bám sát yêu cầu sau:  Điều 1 Quyết định 246/2005/QĐ­TTg. 1
  6. ­ Phải bảo đảm bám sát các văn bản luật có liên quan, nâng cao trách   nhiệm xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội tốt hơn. ­ Phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản   lý của nhà nước và trong khuôn khổ của pháp luật. ­ Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông phải đi đôi với quản lý  chặt chẽ, có hiệu quả toàn bộ hệ thống cũng như từng cơ quan.  ­ Quản lý nhà nước và pháp luật về  lĩnh vực thông tin và truyền thông  phải phù hợp với cơ chế vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường.  2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng quản lý chuyên  ngành Thứ nhất, cần xây dựng các quy định cụ  thể, rõ ràng nhằm điều chỉnh  tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, cơ  chế  phối hợp giữa Bộ  Thông tin và truyền   thông với các bộ, ngành có liên quan. Thứ  hai,  ở  địa phương, cần xây dựng các quy định mới và cụ  thể  hơn   để tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước cũng như để nâng cao vai trò của các  Sở Thông tin và truyền thông. Thứ ba, triển khai áp dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ quản lý  hiện đại vào hệ thống quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông 2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng trên cơ  sở  kết hợp giữa nội dung quản lý   trong nước với tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế Thứ nhất, nghiên cứu áp dụng các chuẩn mực quốc tế về đào tạo, bồi  dưỡng.  Thứ hai, tăng cường hợp tác với các nước trong lĩnh vực đào tạo, bồi  dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.  Thứ ba, thông qua hoạt động hợp tác quốc tế thu hút các nguồn tài trợ  cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
  7. Thứ tư, đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi  dưỡng cán bộ, công chức.  2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng trên cơ  sở  kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết  với thực tiễn quản lý từng lĩnh vực Gắn chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch với bồi dưỡng theo vị trí  việc làm phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và yêu cầu phát triển của công tác đào  tạo, bồi dưỡng cán bộ. Khuyến khích cán bộ, công chức học tập; cụ  thể  hóa quyền và trách  nhiệm của cán bộ, công chức trong việc lựa chọn chương trình, địa điểm và  thời gian tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với hoàn cảnh và vị trí  công tác. 2.3. Nhiệm vụ  của công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà  nước trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông 2.3.1. Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý  nhà nước trong các lĩnh vực thông tin và truyền thông Biên soạn mới các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn  ngạch bảo đảm không trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực  tiễn; kiến thức tiêu chuẩn ngạch với kỹ năng theo vị trí việc làm. Tổ  chức biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo   chức danh lãnh đạo, quản lý phù hợp với từng vị  trí chức danh; bảo đảm sự  gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Biên soạn các chương trình theo vị  trí việc làm. Thực hiện đánh giá  chất lượng, hiệu quả  đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ  sở  đào tạo, bồi dưỡng,  cơ quan quản lý và đơn vị sử dụng công chức. 2.3.2. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý
  8. Thứ nhất, xây dựng đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng với cơ cấu  hợp lý, có trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn.  Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, bồi dưỡng có đủ  năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng khoa  học Chương III NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG  KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN CÁC LĨNH VỰC  THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 3.1. Các nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng Trường đã thực  hiện từ năm 2009 đến nay Tính đến 30/6/2011, Trường đã mở được 32 khóa học với tổng số 1589   học viên theo hình thức đào tạo truyền thống. Các nội dung đào tạo bao gồm lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, kỹ  năng quản lý nhà nước; kiến thức, kỹ  năng chuyên môn nghiệp vụ; các kiến  thức bổ trợ… 3.2. Đánh giá chất lượng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ  quản lý thông tin và truyền thông của Nhà trường từ năm 2009 đến nay. Nhìn chung, các khóa học đã mở  đều được đánh giá đạt kết quả  tốt   (dựa trên ý kiến phản hồi trực tiếp của học viên và các phiếu thăm dò ý kiến  học viên  ở  các khóa học). Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được  nâng cao và có nhiều đổi mới.  Chương trình học vừa đảm bảo các kiến thức quản lý chung vừa đảm  bảo kiến thức quản lý chuyên ngành.  Căn cứ váo thời gian, đối tượng và nhu  cầu cụ thể, nội dung các chuyên đề đều được lựa chọn phù hợp và thiết thực.  Tài liệu học tập cho học viên được đầu tư xây dựng công phu. 
  9. 3.3. Đề xuất xây dựng chương trình khung nội dung đào tạo, bồi dưỡng  kiến thức quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông  giai đoạn 2012 – 2020   Tổng số tiết của chương trình: 22 tiết Chuyên đề 1:  Tổng quan về lĩnh vực thông tin và truyền thông  Chuyên đề 2: Quản lý nhà nước về lĩnh vực CNTT Chuyên đề 3: Quản lý nhà nước về lĩnh vực bưu chính, chuyển phát  Chuyên đề 4: Quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thông và Internet Chuyên đề 5: Quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất bản Chuyên đề 6: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí   Chuyên đề 7: Quản lý nhà nước về lĩnh vực phát thanh truyền hình   KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Quản lý nhà nước về  thông tin và truyền thông là một trong những nội   dung quan trọng được đưa vào chương trình triển khai công tác phổ  biến, giáo  dục pháp luật về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin của Bộ Thông tin  và Truyền thông, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng cao   vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác   Thông tin và truyền thông, đưa pháp luật chuyên ngành đến mọi tầng lớp nhân   dân. Nhằm đóng góp một phần trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý   thông tin và truyền thông nói chung, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trường nói   riêng, chúng tôi mạnh dạn xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến   thức quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông; Chương trình  khung này, sau khi được ban hành có thể áp dụng để biên soạn giáo trình hoặc tài  liệu để phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham   gia hoạt động trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông trong giai đoạn 2012­2020.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0