MỞ ĐẦU<br />
1.Tính cấp thiết đề tài<br />
Nông nghiệp Việt Nam được chia 8 vùng sinh thái: vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng<br />
sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Tây<br />
Nam bộ. Vùng núi Đông Bắc Việt Nam hay còn gọi là vùng núi Đông Bắc Bộ nằm trong vùng sinh thái<br />
nông nghiệp Đông Bắc Bộ. Nước ta có 3 vùng trồng lúa lớn là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển<br />
Miền Trung và đồng bằng Nam Bộ. Vùng núi Đông Bắc Bộ có diện tích trồng lúa tuy ít (664.200 ha)<br />
nhưng có ý nghĩa rất lớn đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường sinh thái. Vùng núi Đông Bắc<br />
Bộ có các dãy núi độ cao từ 1000 - 3000 m, phía tây giáp dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Đông giáp vịnh<br />
Bắc Bộ. Do địa hình bị chia cắt bởi dãy núi Tam Đảo và cánh cung Đông Triều nên vùng này được chia<br />
làm 2 vùng khí hậu vùng Đông Bắc Bộ và vùng Trung Nam Bắc Bộ<br />
Vùng núi Đông Bắc Bộ có các dãy núi hình quạt theo các hướng Đông Bắc - Tây Nam, Bắc-Nam<br />
và Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam chụm lại hướng về phía dãy núi Tam Đảo (cánh cung Đông Triều, Bắc<br />
Sơn, Ngân Sơn, sông Gâm) các dãy núi này tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thổi về<br />
mùa đông. Độ cao các dãy núi phân chia vùng núi Đông Bắc Bộ thành những tiểu vùng sinh thái trồng lúa<br />
khác nhau. Vùng có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất nằm giữa các cánh cung sông Ngân Sơn và Đông<br />
Triều, bao gồm phần đất của các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng và Quảng Ninh.<br />
Vùng có diện tích trồng lúa lớn thứ 2 nằm khu vực ở giữa dãy núi Hoàng Liên Sơn và cánh cung sông<br />
Gâm, bao gồm các tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ. Vùng có diện tích trồng<br />
lúa đứng thứ 3 nằm giữa cánh cung sông Ngâm và Ngân Sơn, bao gồm phần đất của tỉnh Bắc Kạn và một<br />
phần tỉnh Cao Bằng.<br />
Vùng núi Đông Bắc Bộ chủ yếu là trồng các giống lúa thuần, mà chủ lực là giống lúa Khang dân<br />
18, diện tích trồng lúa lai còn thấp. Trong những năm gần đây các giống lai được nhiều địa phương đưa<br />
vào gieo cấy, nhưng diện tích chỉ chiếm 15-20%. Năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần 15-20%, có nơi đạt<br />
trên 30%. Nhưng việc mở rộng diện tích gieo trồng lúa lai ở vùng núi Đông Bắc Bộ còn gặp nhiều hạn<br />
chế, do số lượng giống lúa lai phù hợp với vùng sinh thái này còn ít, giá giống cao và không ổn định, trình<br />
độ thâm canh lúa lai thương phẩm còn thấp và không đồng đều ở các địa phương.<br />
Năng suất lúa phụ thuộc rất lớn đến điều kiện thời tiết, đất đai và kỹ thuật canh tác của người dân.<br />
Mỗi giống lúa lai chỉ thích nghi với điều kiện vùng sinh thái nhất định. Chọn tạo giống lúa lai thích nghi<br />
điều kiện sinh thái đang là hướng đi cần thiết của các nhà chọn tạo giống lúa lai trong và ngoài nước hiện<br />
nay.<br />
Lúa lai có khả năng chống chịu điều kiện bất thuận về thời tiết (rét, nóng) đất đai (hạn) sâu bệnh<br />
hại. Lúa lai có khả năng thích nghi rộng với điều kiện đất đai, khí hậu khác nhau và khả năng chịu hạn tốt<br />
hơn lúa thuần. Thực tế gieo cấy lúa lai ở nước ta trong những năm qua ở nước ta cho thấy lúa lai cao hơn<br />
lúa thuần ở nhiều vùng sinh thái. Theo số liệu thống kê từ năm 1995-2010, năng suất bình quân lúa lai cả<br />
nước cao hơn lúa thuần từ 24,28% đến 66,39%.<br />
Do vậy, việc chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi Đông Bắc Bộ là hướng<br />
nghiên cứu cần thiết, hy vọng chọn tạo giống lúa lai thích nghi, góp phần tăng năng suất và sản lượng thóc<br />
cho vùng sinh thái còn nhiều khó khăn này.<br />
<br />
1<br />
<br />
2. Mục đích yêu cầu đề tài<br />
2.1. Mục đích<br />
+ Chọn lọc dòng mẹ TGMS và dòng bố cho phấn phục vụ phát triển giống lúa ưu thế lai thích nghi với<br />
vùng núi Đông Bắc Bộ.<br />
+ Chọn tạo được tổ hợp lúa lai mới triển vọng thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi Đông Bắc Bộ,<br />
góp phần phát triển sản xuất lúa lai vùng sinh thái này.<br />
2.2. Yêu cầu<br />
+ Chọn lọc dòng TGMS có đặc điểm nông sinh học phù hợp và có khả năng sử dụng làm vật liệu<br />
chọn tạo giống lúa lai.<br />
+ Chọn lọc dòng bố cho phấn có đặc điểm nông sinh học tốt, sử dụng làm dòng bố chọn tạo giống<br />
lúa lai hai dòng.<br />
+ Đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng TGMS ưu tú để chọn dòng có khả năng kết hợp chung cao.<br />
+ Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất một số tổ hợp lai F1 để chọn tổ hợp lai<br />
triển vọng.<br />
+ Khảo nghiệm các tổ hợp F1 lai triển vọng để lựa chọn tổ hợp lai có khả năng thích nghi điều kiện<br />
sinh thái vùng núi Đông Bắc Bộ.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài<br />
3.1. Những đóng góp mới của luận án<br />
- Đề tài chọn được 4 dòng TGMS và 22 dòng bố ưu tú làm vật liệu chọn tạo giống lúa ưu thế lai ở<br />
vùng núi Đông Bắc Bộ.<br />
- Chọn được giống Thái ưu2 có năng suất cao và ổn định, thích nghi điều kiện môi trường vùng núi<br />
Đông Bắc Bộ.<br />
3.2.Ý nghĩa khoa học<br />
+ Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ứng dụng các phương pháp chọn tạo lúa lai hai dòng để tạo<br />
giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi Đông Bắc Bộ.<br />
+ Kết quả đề tài bổ sung thêm cơ sở lý luận chọn lọc dòng bố mẹ và đánh giá con lai.<br />
+ Luận án đã khai thác thành công giống lúa Khang dân 18 làm dòng bố sản xuất lúa lai.<br />
3.3. Ý nghĩa thực tiễn<br />
+ Chọn lọc được 4 dòng TGMS và 22 dòng bố có đặc điểm nông sinh học tốt, phục vụ công tác<br />
chọn tạo giống lúa ưu thế lai trong nước.<br />
+ Kết quả đề tài đã thành công tạo giống Thái ưu2 mới, được Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống,<br />
sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia đánh giá là giống triển vọng.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu: gồm 7 dòng TGMS nhập từ Trung Quốc và 44 dòng, giống bố thu thập trong<br />
và ngoài nước.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đã sử dụng các dòng TGMS nhập nội từ Trung Quốc và các dòng bố thu<br />
thập trong và ngoài nước.<br />
4.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Đề tài thực hiện từ năm 2008- 2011, trên cơ sở kế thừa kết quả<br />
nghiên cứu từ năm 2005-2008.<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI<br />
<br />
2<br />
<br />
Theo Virmani ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 của hai bố mẹ khác nhau biểu hiện vượt trội bố mẹ<br />
của chúng về sức sống, năng suất, kích thước bông, số hạt trên bông về khả năng đẻ nhánh<br />
Có nhiều nước trên thế giới nghiên cứu ưu thế lai ở lúa, nhưng Trung Quốc được coi như là cái nôi<br />
lúa lai, đồng thời cũng là nước nghiên cứu và phát triển lúa lai mạnh nhất thế giới. Diện tích trồng lúa<br />
Trung Quốc chỉ chiếm 30% diện tích, nhưng cung cấp 40% sản lượng lương thực. Diện tích lúa lúa lai<br />
hàng năm khoảng 30 triệu ha, cho sản lượng 180 triệu tấn hạt gạo.<br />
Lúa lai chính thức được đưa về Việt Nam thử nghiệm từ năm 1991. Đến năm 2010, diện tích lúa lai<br />
đạt 709.816 ha (chiếm 9,54% diện tích lúa). Mặc dù chúng ta có nhiều cố gắng trong nghiên cứu chọn tạo<br />
giống lúa lai mới, nhập nội và sản xuất F1 các tổ hợp lai nước ngoài. Nhưng lượng hạt giống lúa lai sản<br />
xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Do vậy, việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai mới<br />
phù hợp với mỗi vùng sinh thái là cấp thiết.<br />
Chương 2<br />
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
* Dòng mẹ: gồm 7 dòng EGMS: TG11, TG5, TG10, TG20, TG21, TG27 và Peiải64S của Trường<br />
Đại học Nam Kinh - Trung Quốc, trong đó dòng Peiải64S thuộc loại PTGMS, các dòng còn lại thuộc loại<br />
TGMS có ngưỡng nhiệt độ chuyển hóa 240C.<br />
* Dòng bố: gồm 44 dòng thu thập trong và ngoài nước, dựa nguồn gốc thu thập có thể chia các dòng<br />
bố thành các nhóm sau:<br />
+ Nhóm giống thu thập ở các địa phương vùng núi Đông Bắc Bộ: Pbinh1, Pbinh2, Tthinh, Bthong1,<br />
KD (Khang dân 18), AK01, Bthong, Cdon và Cmoi.<br />
+ Nhóm giống nhập nội: E32(Trung Quốc), V5(IRRI) và AD(Ấn Độ)<br />
+ Nhóm giống chọn tạo trong nước: được chia làm 2 nhóm: Nhóm giống mới chọn tạo: D11, D12,<br />
D13, D14, D15, D22-5, D42-1, E321, NL2, NL3, NL4, NT, R11, R17-1, R17-7, R17-8, R17-9, R17Bto,<br />
R18, R19, R171, R171-1, R171-7, R171-10, R931, RC5, Tthinh, TN13 và T15. Nhóm giống thu thập các<br />
đơn vị nghiên cứu trong nước: HCOM (Hương cốm), DT46 và R26.<br />
* Tổ hợp lai F1: Được lai tạo từ 2 dòng mẹ TG10 và Peiaỉ64S với các dòng bố ưu tú. Giống lúa đối<br />
chứng: Việt lai 20, TH3-3 và Bồi tạp sơn thanh.<br />
2.2. Nội dung nghiên cứu<br />
1. Đánh giá và tuyển chọn dòng bố, mẹ phục vụ chọn tạo giống lúa lai thích nghi vùng núi Đông<br />
Bắc Bộ<br />
2. Thử khả năng kết hợp một số dòng TGMS ưu tú<br />
3. Đánh giá các tổ hợp lai F1<br />
4. Khảo nghiệm sinh thái các tổ hợp triển vọng<br />
5. Thiết lập quy trình nhân dòng mẹ TG10 và sản xuất hạt F1 giống Thái ưu 2<br />
2.3. Địa điểm nghiên cứu: Đánh giá các dòng vật liệu bố mẹ, lai tạo, đánh giá con lai, nhân dòng và sản<br />
xuất hạt F1 tại Thái Nguyên.<br />
2.4. Phương pháp nghiên cứu các nội dung<br />
2.4.1.Nội dung 1: Đánh giá và tuyển chọn dòng bố mẹ lúa lai tại Thái Nguyên<br />
Thí nghiệm 1: Đánh giá các dòng TGMS và dòng bố cho phấn<br />
<br />
3<br />
<br />
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu đặc điểm chuyển đổi tính dục các dòng TGMS ưu tú ở vụ Xuân và vụ mùa tại<br />
Thái Nguyên.<br />
2.4.2.Nội dung 2: Thử khả năng kết hợp một số dòng TGMS ưu tú tại Thái Nguyên<br />
Thí nghiệm 3: Đánh giá KNKH các dòng TGMS ưu tú<br />
2.4.3. Nội dung 3: Đánh giá các tổ hợp lai F1 tại Thái Nguyên<br />
Thí nghiệm 4: Khảo sát các tổ hợp lai<br />
Thí nghiệm 5: So sánh sơ bộ các tổ hợp lai<br />
Thí nghiệm 6: So sánh chính quy các tổ hợp lai ưu tú<br />
2.4.4. Nội dung 4: Khảo nghiệm sinh thái tổ hợp lai triển vọng ở các vùng sinh thái<br />
Thí nghiệm 7: Khảo nghiệm sinh thái giống Thái ưu1 và Thái ưu 2 ở vụ xuân và vụ mùa 2010<br />
2.4.5.Nội dung 5: Thiết lập quy trình nhân dòng mẹ và sản xuất hạt F1 giống Thái ưu2 tại Thái Nguyên<br />
Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến năng suất nhân dòng TG10 tại<br />
Thái Nguyên<br />
Thí nghiệm 9: Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ hàng cấy dòng bố : mẹ và liều lượng GA3 đến năng suất hạt F1<br />
giống Thái ưu2 tại Thái Nguyên<br />
2.5. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu: Đánh giá các đặc điểm nông sinh học và biểu hiện sâu bệnh hại<br />
theo quy phạm VCU. Mưu tả các đặc điểm hình thái theo quy phạm DUS. Đánh giá đặc điểm bất dục theo<br />
tiêu chuẩn hệ thống đánh giá cây lúa IRRI.<br />
2.6. Phương pháp xử lý số liệu<br />
2.6.1. Một số phần mềm thống kê sinh học thông dụng sử phân tích số liệu trong luận án<br />
- Chọn lọc dòng theo chỉ số trên phần mềm chương trình Selection Index 1.0 của Nguyễn Đình<br />
Hiền (1996).<br />
- Phân tích quan hệ di truyền bằng phần mềm NTSYSpc 2.10q<br />
- Phân tích biến động thí nghiệm khảo sát theo phương pháp IRRI<br />
- Phân tích mối tương quan bằng hàm thống kê trong Excell<br />
- Phân nhóm môi trường bằng phần mềm CropStat 7.2<br />
- Phân tích biến động thí nghiệm trên phần mềm IRRISTAT 5.0<br />
2.6.3. Một số phương pháp mới phân tích số liệu trong luận án<br />
2.6.3.1. Đánh giá khả năng kết hợp các dòng bố mẹ lúa lai: theo mô hình Kempthorme (1957) của IRRI do<br />
Virmani giới thiệu.<br />
2.6.3.2. Phương pháp phân tích chỉ số thích nghi và tính ổn định của giống cây trồng: theo mô hình AMMI<br />
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Kết quả đánh giá và tuyển chọn dòng bố mẹ lúa lai<br />
3.1.1. Kết quả đánh giá và tuyển chọn dòng TGMS tại Thái Nguyên<br />
3.1.1.1. Đánh giá đặc điểm NSH các dòng TGMS ở vụ Mùa 2005 tại Thái Nguyên<br />
Để tạo giống lúa lai cần có dòng bất dục đực làm mẹ. Mỗi dòng bất dục đực thích nghi điều kiện<br />
sinh thái nhất định, khi di chuyển sang vùng sinh thái khác phải đánh giá lại mới sử dụng làm vật liệu<br />
chọn giống. Qua bảng 3.1 cho thấy dòng TG21 có độ thuần đồng ruộng (98,2%) thấp hơn 4 dòng (TG5,<br />
TG10, TG27 và Peiải64S), nhưng cao hơn 2 dòng TG21 (97,2%) và dòng TG11 (96,2%). Dòng TG21 có<br />
tỷ lệ hạt phấn bất dục (98,4%) cao hơn 2 dòng TG21 (96,1%) và dòng TG11(95,2%) và thấp hơn 4 dòng còn<br />
lại.<br />
Bảng 3.1. Một số đặc điểm nông sinh học các dòng TGMS<br />
<br />
ở vụ Mùa 2005 tại Thái Nguyên<br />
<br />
4<br />
<br />
Tên vật liệu<br />
<br />
Độ thuần đồng<br />
ruộng (%)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
hạt phấn<br />
bất dục<br />
(%)<br />
<br />
Khả năng<br />
nhận phấn<br />
ngoài (%)<br />
<br />
Số hoa<br />
/bông<br />
<br />
K.lượng<br />
1000<br />
hạt<br />
(g)<br />
<br />
Số bông<br />
/cây<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
hoa thò vòi<br />
nhụy (%)<br />
<br />
TG5<br />
<br />
100,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
52,4<br />
<br />
116,2<br />
<br />
22,4<br />
<br />
6,4<br />
<br />
76,4<br />
<br />
TG10<br />
<br />
100,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
58,2<br />
<br />
126,3<br />
<br />
22,3<br />
<br />
6,3<br />
<br />
78,4<br />
<br />
TG11<br />
<br />
96,2<br />
<br />
95,2<br />
<br />
47,4<br />
<br />
116,4<br />
<br />
22,2<br />
<br />
6,3<br />
<br />
72,2<br />
<br />
TG20<br />
<br />
97,4<br />
<br />
98,4<br />
<br />
44,1<br />
<br />
119,4<br />
<br />
22,4<br />
<br />
6,4<br />
<br />
77,4<br />
<br />
TG21<br />
<br />
98,2<br />
<br />
96,1<br />
<br />
47,2<br />
<br />
125,4<br />
<br />
23,4<br />
<br />
6,3<br />
<br />
74,4<br />
<br />
TG27<br />
<br />
100,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
54,6<br />
<br />
122,4<br />
<br />
21,5<br />
<br />
6,4<br />
<br />
75,5<br />
<br />
Peiai64S<br />
<br />
100,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
41,4<br />
<br />
101,2<br />
<br />
19,2<br />
<br />
6,4<br />
<br />
70,1<br />
<br />
3.1.1.2. Đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh các dòng TGMS ở vụ Mùa 2005 tại Thái Nguyên<br />
Mức độ sâu bệnh hại của các dòng TGMS biểu hiện mức độ thấp, các dòng TGMS: TG5, TG10,<br />
TG11, TG20, TG21, TG27 và Peiai64S hiện hiện bệnh đạo ôn, bạc lá và khô vằn thấp (điểm 1).<br />
Qua đánh giá độ thuần đồng ruộng, tỷ lệ hạt phấn bất dục đực và khả năng chống chịu sâu bệnh hại<br />
của 7 dòng TGMS chọn được 4 dòng TGMS ưu tú: TG5, TG10, TG27 dùng để làm vật liệu lai tạo giống<br />
và đánh giá khả năng kết hợp.<br />
3.1.1.2. Kết quả đánh giá các dòng TGMS ưu tú<br />
3.1.1.2.1. Đặc điểm nông sinh học của các dòng TGMS ưu tú<br />
Thời gian từ gieo đến trỗ của 4 dòng TGMS ưu tú (bảng 3.2) ở vụ Xuân dài hơn ở vụ Mùa, vụ Xuân<br />
dao động từ 131 ngày (Peiai64S) đến 138 ngày (TG5), vụ Mùa dao động từ 58 ngày (Peiai64S) đến 62<br />
ngày (TG5, TG10, TG27 và Peiai64S). Mức độ thò vòi nhụy của dòng: TG5, TG10, TG27 và Peiai64S<br />
biểu hiện cao (điểm 1) ở cả 2 vụ Xuân và vụ Mùa. Mức độ mở vỏ trấu của các dòng biểu hiện mức trung<br />
bình (điểm 5). Trong vụ Mùa, các dòng TGMS ưu tú có khả năng nhận hạt phấn ngoài mức độ cao (điểm<br />
1).<br />
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các dòng TGMS ưu tú ở vụ Mùa 2005 và vụ Xuân 2006 tại<br />
Thái Nguyên<br />
Vật liệu<br />
TG5<br />
TG10<br />
TG27<br />
Peiai64S<br />
<br />
Vật liệu<br />
TG5<br />
TG10<br />
TG27<br />
Peiai64S<br />
<br />
Mùa vụ<br />
<br />
Ngày gieo<br />
<br />
Ngày trỗ<br />
<br />
Vụ Xuân<br />
Vụ Mùa<br />
Vụ Xuân<br />
Vụ Mùa<br />
Vụ Xuân<br />
Vụ Mùa<br />
Vụ Xuân<br />
Vụ Mùa<br />
<br />
22/12/2005<br />
03/07/2005<br />
22/12/2005<br />
03/07/2005<br />
22/12/2005<br />
03/07/2005<br />
22/12/2005<br />
3/72005<br />
<br />
9/5/2006<br />
4/9/2006<br />
5/5/2006<br />
2/9/2006<br />
7/5/2006<br />
4/9/2006<br />
1/52006<br />
30/82006<br />
<br />
Mùa vụ<br />
Vụ Xuân<br />
Vụ Mùa<br />
Vụ Xuân<br />
Vụ Mùa<br />
Vụ Xuân<br />
Vụ Mùa<br />
Vụ Xuân<br />
Vụ Mùa<br />
<br />
T.G gieo đến<br />
trỗ<br />
(ngày)<br />
138<br />
63<br />
134<br />
61<br />
136<br />
63<br />
131<br />
58<br />
<br />
Độ dài GĐ Độ thuần ĐR<br />
trỗ (điểm)<br />
(điểm)<br />
5<br />
9<br />
5<br />
9<br />
5<br />
9<br />
5<br />
9<br />
<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Bảng 3.3: Đặc điểm nở hoa của các dòng TGMS ưu tú vụ<br />
ở Mùa 2005 và Xuân 2006 tại Thái Nguyên<br />
Đơn vị: điểm<br />
Mức độ<br />
Mức độ<br />
Mức độ<br />
Độ mở<br />
thò vòi<br />
nhận phấn<br />
trỗ thoát<br />
vỏ trấu<br />
nhụy<br />
ngoài<br />
3<br />
3<br />
5<br />
5<br />
3<br />
5<br />
1<br />
1<br />
3<br />
5<br />
5<br />
3<br />
5<br />
1<br />
3<br />
3<br />
5<br />
5<br />
3<br />
5<br />
1<br />
3<br />
3<br />
5<br />
7<br />
3<br />
5<br />
1<br />
<br />
5<br />
<br />