intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

100
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nhằm mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán (TTCK) và quản lý nhà nước (QLNN) đối với TTCK, hệ thống hoá và xác định rõ các nội dung, tiêu chí QLNN đối với TTCKC chỉ rõ yêu cầu đặt ra và những nhân tố tác động tới QLNN đối với TTCK trong HNQT. Giải pháp tăng cường QLNN đối với TTCK Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (xét đến năm 2020) đảm bảo tính ổn định, hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI KIM THANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG  CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
  2. HÀ NỘI ­ 2015
  3. Công trình được hoàn thành tại  Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học:  1. PGS. TS Trần Minh Tuấn 2. TS Ngô Hoài Anh Phản biện 1:  ………………………………………………. ………………………………………………. Phản biện 2:  ………………………………………………. ………………………………………………. Phản biện 3:  ………………………………………………. ………………………………………………. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi     giờ ngày     tháng     năm 2015
  4. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về  mặt lý luận cũng như  thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK) đã chứng minh: giữa   TTCK và tăng trưởng, phát triển kinh tế ­ xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác   động qua lại lẫn nhau, trong đó sự  phát triển bền vững, hiệu quả của TTCK  tạo cơ  sở  để  thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế  ­ xã hội và ngược lại.  Cùng với các thị  trường khác như  thị  trường tín dụng ngân hàng… TTCK là  thành tố quan trọng của hệ thống tài chính; là một thể  chế  bậc cao và không  thể  thiếu của kinh tế  thị  trường hiện đại. Sự  phát triển và hoàn thiện của  TTCK sẽ góp phần tạo nên một thị trường tài chính hoàn chỉnh, phục vụ hiệu   quả các hoạt động kinh tế ­ xã hội của nền kinh tế quốc dân.  Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, Chính phủ nước ta đã tiến hành hàng loạt  các bước chuẩn bị  và đến tháng 7/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán  (TTGDCK) ở nước ta đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động, mở ra thời kỳ  mới ­ thời kỳ hình thành và phát triển TTCK ở Việt Nam. Đây cũng là sự kiện   ghi nhận bước phát triển quan trọng trong quá trình đổi mới cơ  chế  kinh tế  và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đến nay, sau 15 năm hoạt  động, quy mô thị  trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng   bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích  cực cho sự  nghiệp công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa đất nước. Song từ  sau   năm 2008 đến nay, TTCK Việt Nam diễn biến khá phức tạp và có nhiều tác  động bất lợi đối với đời sống kinh tế  ­ xã hội của đất nước. Bất chấp các  biện pháp "giải cứu" của Nhà nước cũng như  các tín hiệu tích cực khác,  TTCK vẫn tiếp tục đà lao dốc với những diễn biến bất thường, khó kiểm   soát: năm 2009, mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18%; năm  2011, TTCK chứng kiến mức đáy sâu nhất trong lịch sử  của HNX­Index tại   mức 56 điểm (27­12­2011), giảm 50% so với m ức đỉnh trong năm và VN­ Index cũng chính thức ghi nhận mức đáy 347 điểm. Cùng với những chuyển biến của TTCK Việt Nam thời gian qua, công tác  QLNN đối với thị trường này cũng có những bước tiến đáng kể, trong đó phải  kể  đến những động thái hoàn thiện khuôn khổ  pháp luật, tạo lập hành lang  pháp lý, tạo hàng hóa cho thị  trường, xây dựng và chuyển đổi mô hình hoạt   động của UBCKNN với Sở  Giao dịch chứng khoán tại Thành phố  Hồ  Chí  Minh (HOSE) và Sở  Giao dịch chứng khoán tại Hà Nội (HNX), thành lập  
  6. 2 Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK) v.v… Tuy nhiên, bên cạnh những   đóng góp quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt  Nam, đặc biệt kể từ  sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thì hoạt động QLNN  đối với TTCKVN vẫn còn có những yếu kém nhất định, chưa theo kịp với  những động thái trên thị  trường, tổ  chức bộ  máy quản lý TTCK đã tỏ  rõ   những bất cập, khung pháp lý chưa đồng bộ, giám sát hoạt động chưa hiệu   quả, thiếu minh bạch, mua bán chứng khoán thông qua các thông tin nội gián   còn nhiều, nguyên tắc công khai chưa được tuân thủ một cách triệt để… Tất   cả những tồn tại đó đã làm chậm tiến trình phát triển của TTCK Việt Nam và  có nguyên nhân đặc biệt quan trọng từ vai trò quản lý của Nhà nước.  Xuất phát từ  thực tế  đó và với mong muốn góp phần khắc phục những   hạn chế  trên, tôi đã chọn vấn đề  "Quản lý nhà nước đối với thị  trường   chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế" làm đề tài nghiên cứu của  mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về  QLNN đối với TTCK; k hảo sát, phân tích thực trạng QLNN đối với TTCK   Việt Nam giai đoạn 2000­2015 (đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO   đến nay), từ  đó đề  xuất giải pháp tăng cường QLNN đối với TTCK Việt  Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (xét đến năm 2020) đảm bảo  tính ổn định, hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu làm rõ những vấn đề  lý luận cơ  bản về  TTCK và QLNN   đối với TTCK, hệ thống hoá và xác định rõ các nội dung, tiêu chí QLNN đối   với TTCK; Chỉ rõ yêu cầu đặt ra và những nhân tố tác động tới QLNN đối với  TTCK trong HNQT. + Trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong QLNN đối  với TTCK của một số  quốc gia trên thế  giới (chú trọng nghiên cứu một số  trường hợp điển hình và các nước có điều kiện tương đồng như  Việt Nam),  Luận án rút ra những bài học có thể tham khảo đối với Việt Nam;  + Thông qua nghiên cứu thực tiễn phát triển TTCK Việt Nam thời gian   qua, đánh giá tác động của HNQT đến QLNN đối với TTCK cũng như  qua   việc đánh giá thực trạng QLNN đối với TTCK ở nước ta giai đoạn 2000­2015,   Luận án rút ra những thành công, hạn chế  và yếu kém trong QLNN đối với   TTCK Việt Nam làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp trong chương 4;
  7. 3 + Trên cơ sở cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển của TTCK Việt   Nam trong HNQT, Luận án đề  xuất giải pháp tăng cường QLNN đối với   TTCK Việt Nam tới năm 2020.  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu của đề  tài là nội   dung, chính sách, tô ch̉ ưc qu ́ ản lý của nhà nước đối với TTCK Việt Nam thời  gian qua xét trên phương diện các chủ  thể  tham gia trên TTCK, chú trọng đi   sâu phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với TTCK kể  từ  khi Việt Nam   trở thành thành viên WTO. 3.2. Phạm vi nghiên cứu:  ­ Về mặt thời gian: nghiên cứu QLNN đối với TTCK Việt Nam kể từ khi  TTCK chính thức được thành lập (năm 2000) tới năm 2015, đặc biệt chú trọng   thời điểm từ khi Việt Nam gia nhập WTO (tháng 11/2006) đên nay. ́ ­ Về  mặt không gian: nghiên cứu QLNN đối với thị  trường chứng khoán  Việt Nam, được giới hạn ở Sàn Giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh và Sàn  Giao dịch chứng khoán Hà Nội. ­ Về mặt nội dung: + Thứ nhất, nghiên cứu QLNN đối với TTCK dưới góc độ quản lý chủ thể  gồm: quản lý các tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán,  nhà đầu tư, các tổ chức có liên quan trên TTCK (đơn vị quản lý và tổ chức phụ  trợ)… không nghiên cứu QLNN theo các nghiệp vụ  của TTCK và chức năng  quản lý của nhà nước. + Thứ  hai, TTCK được nghiên cứu trong luận án chỉ  gồm thị  trường giao  dịch cổ phiếu tập trung, không đề cập đến thị trường trái phiếu hay TTCK phi   tập trung, thị trường giao dịch tương lai… 4. Phương pháp nghiên cứu: Nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn   trong   từng   phần   của   nội   dung   nghiên   cứu,   luận   án   sử   dụng   kết   hợp   các  phương  pháp  khác   nhau  và   trong  từng giai   đoạn  nghiên  cứu  sẽ  vận  dụng  phương pháp thích hợp nhất, có kế  thừa các công trình nghiên cứu trong và   ngoài   nước   làm   cơ   sở   cho   việc   lý   luận.   Cụ   thể   gồm   các   phương   pháp:  Phương pháp thu thập, thống kê và xử lý số liệu; Phương pháp phân tích tổng   hợp; Phương pháp khảo sát điều tra; Phương pháp so sánh. 5. Đóng góp mới của luận án: ­ Một là, góp phần hệ thống hóa, hoàn thiện cơ  sở  lý luận về  TTCK và   QLNN đối với TTCK (tiệm cận dưới góc độ QLNN đối với chủ thể tham gia   trên TTCK), đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; chỉ ra các tác   động của HNQT tới QLNN đối với TTCK Việt Nam. ­ Hai là, trên cơ  sở  phân tích kinh nghiệm của quốc tế  trong QLNN đối 
  8. 4 với TTCK (qua điển hình Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan), luận án rút ra 04 bài  học kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam trong quản lý TTCK trong bối cảnh   hội nhập quốc tế. ­ Ba là, cung cấp một cách nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về  QLNN đối  với TTCK Việt Nam thời gian qua (đặc biệt là kể  từ  tháng 11/2006 ­ thời   điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO) trên các bình diện: tổ chức bộ máy   quản lý, tạo lập môi trường pháp lý cho tới việc tổ chức, điều hành và giám   sát hoạt động của các chủ  thể  trên TTCK trên các phương diện: QLNN đối   với tổ chức phát hành, tổ chức trung gian thị trường, quản lý NĐT và QLNN  đối với thị trường thứ cấp. ­ Bốn là, trên cơ sở nhận định cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển  TTCK Việt Nam trong HNQT (chú trọng phân tích từ mốc thời gian Việt Nam   gia nhập WTO đến nay), Luận án đề  xuất các giải pháp tăng cường công tác  QLNN đối với TTCK Việt Nam tới năm 2020.  6. Kết cấu của đề  tài:  ngoài mục lục và tài liệu tham khảo, luận án  gồm 4 chương và 12 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU  LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ QUẢN  LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN  Nghiên cứu lý thuyết về  QLNN đối với TTCK luôn là chủ  đề  thu hút sự  quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế trong đó có một  số  nghiên cứu tiêu biểu như:  The regulation of non­bank financial institutions:   The   United   States,   the   European   Union,   and   Other   Countries  (Quy   định   của  những thể chế tài chính phi ngân hàng: Mỹ, Liên minh châu Âu và các quốc gia  khác), Tài liệu thảo luận số  362 của Ngân hàng Thế  giới, tháng 6/1997, chủ  biên:   Anjali   Kumar;    The   Dual   Role   of   the   government:   securities   market   regulation in China 1980­2007 (Vai trò kép của Chính phủ: Quy định thị trường  chứng khoán Trung Quốc từ  1980 đến 2007), tác giả: Jingyun Ma, Fengming   Song, Zhishu Yang ­ Trường Quản lý và Kinh tế, Đại học Thanh Hoa, Trung  Quốc, 17/3/2009, Tạp chí Thực hành và điều chỉnh tài chính, Anh; The Chinese   stock market: pitfalls of a policy­driven market  (Thị  trường chứng khoán Trung  Quốc: Cạm bẫy của 1 thị trường được điều chỉnh bởi chính sách) của giáo sư  Sebastian Heilmann, Trung tâm nghiên cứu Đông Á và Thái Bình Dương, Đại  
  9. 5 học Trier, Đức ­ Phân tích Trung Quốc số  15, tháng 9/2002; Debt Management   and government securities markets in the 21st Century (Quản lý nợ và thị trường  công trái trong thế kỷ 21), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD chủ biên  và xuất bản, 5/9/2002;  Primary Dealers in government securities: Policy issues   and selected countries experience (Những người buôn bán sơ  cấp công trái nhà  nước: Các vấn đề  chính sách và kinh nghiệm  ở  một số  nước), IMF Working   paper, Marco Arnone và George Iden, 2003; Tác giả  Hamid Mohtadi và Sumit  Agarwal trong tác phẩm  Sự  phát triển TTCK và tăng trưởng kinh tế: Bằng   chứng từ các nước đang phát triển và tác giả Salvatore Capasso với công trình ­  Sự phát triển TTCK và tăng trưởng kinh tế (2006)… Kế hoạch cấp cao cho thị   trường vốn Malaysia… 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC VỀ QUẢN  LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.2.1. Các công trình nghiên cứu dưới dạng đề tài, luận án tiến sỹ  ­ Đề  cập đến vấn đề  xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ  pháp luật cho  TTCK Việt Nam, có một số luận án tiêu biểu như Luận án: "Xây dựng và hoàn   thiện khung pháp luật thị  trường chứng khoán ở  Việt Nam" (2002) của tác giả  Phạm Thị Giang Thu; Luận án: "Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán   trên thị trường giao dịch tập trung" (2008) của tác giả Tạ Thanh Bình; Luận án:  "Hoàn  thiện pháp luật về các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên thị trường   chứng khoán tập trung  ở  Việt Nam"  (2009) ­ Nguyễn Thị  Thuận; Luận án:  "Pháp luật về  bảo vệ  quyền và lợi ích của nhà đầu tư  trên thị  trường chứng   khoán tập trung ở Việt nam" (2008) ­ Hoàng Thị Quỳnh Chi; Đề tài "Hoàn thiện   khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của các tổ chức kinh doanh trên thị   trường   chứng   khoán   Việt   Nam"  do   Bùi   Thị   Thanh   Hương   làm   chủ   nhiệm,  UBCKNN chủ trì.  ­ Liên quan đến chủ đề hoàn thiện và phát triển TTCK Việt Nam trong giai  đoạn hội nhập quốc tế, có một số  luận án tiêu biểu sau: Luận án  "Quá trình  hình thành và quản lý thị  trường chứng khoán  ở  một số  nước và bài học kinh   nghiệm đối với Việt Nam" (2005) ­ Nguyễn Hải Thập; Luận án "Quản lý nhà   nước đối với thị  trường chứng khoán  ở  một số  nước châu Á và bài học kinh   nghiệm cho Việt Nam"  (2012) ­ Bùi Thị  Thùy Nhi; Luận án  "Phát triển thị   trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hội nhập đến năm 2010" (2007) ­  Trần Thị Thùy Linh. ­ Đề cập đến một trong những nội dung của QLNN đối với TTCK có một   số luận án tiêu biểu như: Luận án "Cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động   của thị trường chứng khoán ở Việt Nam" (2002) tác giả Trần Văn Quang; Luận  án: "Giải pháp tài chính phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam"  
  10. 6 (2013) ­ Nguyễn Thùy Linh; Luận án:  "Giám sát giao dịch chứng khoán trên   TTCK Việt Nam" (2010) ­ Lê Trung Thành; Luận án: "Minh bạch hóa thông tin   trên thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc   tế" (2013) ­ Nguyễn Thúy Anh.  ­ Quản lý và vai trò quản lý của nhà nước đối với TTCK, lưu ý là Luận án  Một số  giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với thị  trường chứng   khoán tập trung ở Việt Nam hiện nay  của Vũ Xuân Dũng (2007); Luận án Hoàn  thiện quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam  của Nguyễn Thị  Thanh Hiếu  (2011); Luận án "Quản lý nhà nước về pháp luật đối với công ty niêm yết trên thị   trường chứng khoán Việt Nam" (2011) ­ Vũ Thị Thúy Ngà; Đề tài "Tái cấu trúc thị   trường chứng khoán Việt Nam"  (2013) do Nguyễn Thành Long làm chủ  nhiệm,  UBCKNN chủ trì; Đề tài "Chính sách và giải pháp phát triển bền vững TTCK Việt   Nam đến năm 2020" ở phạm vi cấp Nhà nước nằm trong Chương trình nghiên cứu   "Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020"; 1.2.2. Các công trình dưới dạng sách, báo, tạp chí và các công bố khác  Cuốn chuyên khảo Phát triển bền vững TTCK Việt Nam (2009) Đinh Văn  Sơn; bài Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát TTCK   Việt Nam (2001) của Hoàng Đức Long; Sự hình thành và phát triển TTSGDCK   Hà Nội (2001) của Hoàng Trung Trực;  10 năm hoạt động TTCK Việt Nam và   định hướng chiến lược giai đoạn 2010­2020 của tác giả Nguyễn Sơn (Tạp chí  Kinh tế và Dự báo, số 6/2010); Hội nhập kinh tế   quốc tế trong lĩnh vực chứng   khoán ­ các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam,  số 10+11/2008; Thị trường "ảo", khủng hoảng "thực" của tác giả Nguyễn Nhâm  (Tạp chí Cộng sản, số 148/2008)… 1.3.   NHỮNG   GIÁ   TRỊ   CỦA   CÁC   CÔNG   TRÌNH   LUẬN   ÁN   CẦN   THAM KHẢO VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Thứ  nhất, cần hệ  thống hóa và làm rõ thêm những khái niệm về  TTCK,   QLNN đối với TTCK trong HNQT, sự cần thiết và nội hàm của QLNN đối với  TTCK xét theo phương diện chủ thể tham gia trên TTCK. Thứ hai, cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản   lý, phát triển TTCK để  rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, phục vụ tốt   định hướng nghiên cứu của Luận án.  Thứ ba, cần làm rõ thực trạng và những nhân tố tác động tới công tác quản   lý (từ  phía nhà nước) đối với hoạt động của TTCK Việt Nam trong hội nhập   quốc tế. Thứ  tư, cần nhận diện và phân tích rõ thời cơ, thách thức tác động tới   TTCK và công tác quản lý TTCK Việt Nam trong hội nhập quốc tế. 
  11. 7 Thứ năm, cần đưa ra hệ giải pháp đổi mới công tác QLNN đối với TTCK   Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Chương 2  CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC  ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN  2.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của thị trường chứng khoán 2.1.1.1. Khái niệm, phân loại chứng khoán và thị trường chứng khoán * Khái niệm:  ­ Về chứng khoán: Theo cách hiểu chung nhất CK là bằng chứng xác nhận  quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của   tổ chức PHCK.  ­ Về thị trường chứng khoán (TTCK): Theo hướng nghiên cứu của Luận án,  tác giả cho rằng, TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng   khoán  giữa các chủ  thể  tham gia, việc mua bán trao đổi này được thực hiện   theo những quy định của Nhà nước và của các tổ chức tự quản trên thị trường.  * Phân loại thị trường chứng khoán 2.1.1.2. Bản chất, đặc điểm và vai trò của thị trường chứng khoán * Bản chất của TTCK * TTCK có những đặc điểm chủ yếu sau:  ­ Thứ nhất, TTCK được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp; ­ Thứ  hai, TTCK gần với thị  trường cạnh tranh hoàn hảo. Tất cả  mọi cá  nhân đều được tự do tham gia vào thị trường nếu có nhu cầu và đáp ứng được  các điều kiện, thủ tục của thị trường.  ­ Thứ ba, TTCK về cơ bản là thị trường liên tục, sau khi các CK được phát   hành trên thị  trường sơ  cấp, nó có thể  được mua đi bán lại nhiều lần trên thị  trường thứ cấp.  ­ Thứ tư, phương thức giao dịch trên TTCK cũng khá đặc thù. Ngoài một số  giao dịch thỏa thuận giữa các định chế tài chính lớn, đa phần các giao dịch của   NĐT cá nhân đều phải thực hiện thông qua các công ty môi giới.  ­Thứ năm, một đặc điểm cố hữu nữa của thị trường tài chính, đặc biệt rõ  nét trong TTCK là bất đối xứng về  thông tin (đây là một trường hợp đặc biệt  của tình trạng thông tin không đầy đủ). 
  12. 8 * Vai trò của TTCK 2.1.2. Các chủ thể tham gia và các hoạt động cơ bản của thị trường  chứng khoán 2.1.2.1.  Các chủ  thể  tham gia hoạt động trên thị  trường chứng khoán:  Tham gia TTCK bao gồm nhiều chủ thể khác nhau, song về cơ bản có: Tổ chức  phát hành chứng khoán; Nhà ĐTCK; Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ CK; Các tổ  chức liên quan đến thị trường chứng khoán (các đơn vị quản lý TTCK và tổ chức   phụ trợ) như: Cơ quan quản lý nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán.. 2.1.2.2.  Một số  hoạt động cơ  bản trên  thị  trường chứng khoán:  Trên  TTCK diễn ra nhiều hoạt động khác nhau, song về  cơ  bản gồm một số  hoạt  động chủ  yếu sau: Phát hành chứng khoán; Niêm yết chứng khoán; Giao dịch   chứng khoán; Công bố thông tin; Thanh toán bù trừ, lưu ký và đăng ký CK. 2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2.2.1.   Khái   niệm,   sự   cần   thiết   của  quản   lý   nhà   nước  đối   với  thị  trường chứng khoán 2.2.1.1.  Khái niệm:  QLNN đối với TTCK trong HNQT là việc nhà nước   thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách, nguyên tắc, quy định và các biện   pháp cần thiết để tiến hành quản lý, giám sát hoạt động của các chủ thể tham  gia TTCK nhằm đảm bảo TTCK phát triển bền vững, hiệu quả, phục vụ mục  tiêu nhất định của nền kinh tế quốc dân và phù hợp với cam kết hội nhập".  2.2.1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà đối với thị trường chứng khoán ­ Thứ nhất, QLNN xuất phát từ đòi hỏi của nền KTTT.  ­ Thứ hai, ra đời trong một nền kinh tế thị trường phát triển bậc cao, TTCK  có đặc trưng là thị trường của thông tin và niềm tin, phát triển không ổn định, mà  có sự dao động rất mạnh và khó dự đoán, do đó, đòi hỏi phải có sự quản lý của   nhà nước. Thứ ba, quản lý và giám sát thị trường chứng khoán nhằm hạn chế những   gian lận phát sinh gây tác động xấu đến thị trường và các hoạt động kinh tế ­ xã   hội.  Thứ  tư, quản lý và giám sát thị trường chứng khoán để bảo vệ quyền lợi   chính đáng và hợp pháp của nhà đầu tư, dung hoà lợi ích của các chủ thể tham  gia trên thị trường, đảm bảo tính ổn định tương đối của thị trường. Thứ  năm,  trong quá trình triển khai luận án, nghiên cứu sinh tiến hành   điều tra xã hội học, với việc phát phiếu thăm dò ý kiến về  một số  nội dung  cụ thể của luận án. 
  13. 9 2.2.2. Chủ  thể, mục tiêu và nội dung  quản lý nhà nước  đối với  thị  trường chứng khoán 2.2.2.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán 2.2.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với: phát triển thị trường; bảo vệ  nhà đầu tư,  ổn định thị  trường và giảm thiểu rủi ro; đảm bảo tính công bằng,  minh bạch và hiệu quả của thị trường; 2.2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán  Theo đó cần quản lý các tổ chức phát hành; các tổ chức và NĐT tham gia   trên TTCK; các tổ chức kinh doanh dịch vụ và các tổ chức có liên quan (SGDCK,   Trung tâm lưu ký chứng khoán, công ty định mức tín nhiệm). ­ Quản lý nhà nước đối với tổ chức PHCK trên thị trường; ­ Quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ trên TTCK.  ­ Quản lý nhà nước đối với cac tô ch ́ ̉ ưc co liên quan trên TTCK (đ ́ ́ ơn vi quan ̣ ̉   ́ ̀ ̉ ưc phu tr ly va tô ch ́ ̣ ợ).  ­ QLNN đối với nhà đầu tư 2.2.2.4. Tiêu chí đánh giá nội dung quản lý nhà nước đối với  thị trường   chứng khoán ­ Tiêu chí đánh giá tổ chức phát hành ­ Tiêu chí đánh giá Tổ chức trung gian thị trường ­ Tiêu chí đánh giá quỹ đầu tư chứng khoán ­ Tiêu chí đánh giá thị trường thứ cấp 2.2.3. Các nhân tố tác động tới quản lý nhà nước đối với thị  trường  chứng khoán trong hội nhập Nhóm nhân tố về thể chế quản lý kinh tế, nhóm nhân tố  về  đặc điểm và  trình độ phát triển của TTCK, nhóm nhân tố thuộc về khung pháp lý, nhóm nhân   tố  thuộc về  năng lực của chủ  thể  quản lý, hóm nhân tố  thuộc về  môi trường  quốc tế. 2.2.4. Hội nhập quốc tế  và những yêu cầu đặt ra trong quản lý nhà  nước đối với thị trường chứng khoán 2.3.   QUẢN   LÝ   NHÀ   NƯỚC   ĐỐI   VỚI   THỊ   TRƯỜNG   CHỨNG  KHOÁN Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán  ở một số nước trên thế giới  2.3.1.1. Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Mỹ 2.3.1.2. Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc 2.3.1.3. Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng  khoán Thái Lan 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
  14. 10 2.3.2.1. Cần thống nhất quản lý thị trường chứng khoán 2.3.2.2. Nâng cao vị thế của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng   khoán 2.3.2.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức tự quản trên  thị trường chứng   khoán, nhưng không được buông lỏng vai trò quản lý của nhà nước 2.3.2.4. Về  phát hành, giám sát và xử  lý vi phạm trên thị  trường chứng   khoán Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG  CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ  HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ HỘI  NHẬP CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1.1. Đặc điểm hình thành  thị  trường chứng khoán  Việt Nam trong  hội nhập quốc tế 3.1.2. Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam  trong hội nhập  ­ Giai đoạn chuẩn bị hình thành TTCK ở Việt Nam;  ­ Giai đoạn khởi đầu của TTCK Việt Nam (2000­2005);  ­ Giai đoạn phát triển vượt bậc của TTCK Việt Nam (2006­2007);  ­ Giai đoạn thoái trào của TTCK Việt Nam (2008­2011);  ­ Giai đoạn tái cấu trúc thị trường (2012­nay). 3.2. HỘI NHẬP QUỐC TẾ  VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẶT RA ĐỐI  VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3.2.1. Nội dung hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán 3.2.2. Tác động của hội nhập quốc tế tới quản lý nhà nước đối với thị  trường chứng khioán Việt Nam Một là, phải thực hiện các cam kết và nghĩa vụ trong hội nhập.  Hai là, phải bảo đảm minh bạch hóa chính sách của Chính phủ và cơ quan  quản lý.  Ba là, phải cải tiến thủ tục hành chính  trong QLNN để tạo mọi thuận  lợi   cho hoạt động đầu tư  và KDCK.  Bốn là, đảm bảo phối hợp hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả  giữa các cấp,  các cơ quan  QLNN đối với TTCK.  Năm là, tham gia các cuộc đàm phán về thương mại dịch vụ của WTO. 
  15. 11 3.3.   THỰC   TRẠNG   QUẢN   LÝ   NHÀ   NƯỚC   ĐỐI   VỚI   THỊ  TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.3.1. Khung pháp lý và mô hình quản lý nhà nước đối với thị trường  chứng khoán 3.3.1.1. Mô hình quản lý: Ngày 19­02­2004, Chính phủ  đã ban hành Nghị  định số  66/2004/NЭCP về  việc chuyển UBCKNN  vào trực thuộc Bộ  Tài  chính. Mặc dù vị  trí thay đổi song cư  cấu tổ  chức của  Ủy ban này hầu như  vẫn đuợc giữ nguyên. Hiện, chức năng, nhiệm vụ của UBCKNN căn cứ  theo  Quyết định số 112/2009/QЭTTg ngày 11/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy QLNN đối với TTCK Việt Nam Chính phủ Bộ Tài chính UBCKNN 3.2.1.2. Khung pháp lý: Trải qua 15 năm phát triển, hệ thống văn bản pháp  lý điều hành, quản lý hoạt động của TTCK cũng từng bước được điều chỉnh,  hoàn thiện nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường và tăng cường  hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan QLNN. ­ Giai đoạn 2000­2005 (trước khi ban hành Luật Chứng khoán): Tính đến  30/12/2005 đã có 81 văn bản pháp luật về CK&TTCK (trong đó có 04 Nghị định,  08 thông tư, 69 Quyết định).  ­ Giai đoạn 2006 ­ nay: Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày  29­6­2006 và có hiệu lực thi hành kể ngày ngày 01­01­2007.   3.3.2. Quản lý các tổ chức tự quản trên thị trường chứng khoán Việt  Nam: Hiện nay, cấu trúc thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam gồm 02   SGDCK ở Tp. Hồ Chí Minh (Hose) và Hà Nội (HNX), và một Trung tâm LKCK. Sơ đồ 3.2: Mô hình quản lý các tổ chức tự quản trên TTCK Việt Nam
  16. 12 3.3.3. Quản lý tổ chức phát hành chứng khoán: Trên thế giới, có hai mô  hình quản lý phổ biến đối với hoạt động chào bán chứng khoán, đó là quản lý   trên cơ sở xem xét các điều kiện, tiêu chuẩn của tổ chức phát hành (còn gọi là  quản lý theo chất lượng); và quản lý trên cơ sở công bố thông tin đầy đủ, không   có điều kiện cụ  thể. Ở  Việt Nam, quản lý tổ  chức phát hành là quản lý việc   chấp hành các yêu cầu phát hành, yêu cầu về công bố  thông tin và yêu cầu về   quản trị công ty trong quá trình niêm yết trên TTCK.  Để quản lý, giám sát việc chấp hành nghiêm các quy định, chuẩn mực công   bố thông tin của các tổ chức phát hành, ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua  Luật Chứng khoán số 70/QH 11 áp dụng từ 1­1­ 2007 bao gồm 11 chương, 136  điều quy định toàn diện các hoạt động trên TTCK. Vấn đề  công bố  thông tin   được quy định tại chương VIII bao gồm 8 điều từ điều 100 đến điều 107 Luật   Chứng khoán năm 2006 và được phân chia nghĩa vụ công bố thông tin theo các tổ  chức.  Bảng 3.2: Quy mô số lượng công ty niêm yết của thị trường chứng khoán  Việt Nam giai đoạn 2006­2013 Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước (truy cập ngày 27/7/2013) Mặc dù cơ  quan QLNN đã có những nỗ  lực trong tạo nguồn cung hàng  hóa có chất lượng cho thị  trường, trong bảo vệc quyền và lợi ích hợp pháp  của NĐT,  nhưng một một thực tế trên TTCK Việt Nam hiện nay là tính minh  bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết vẫn chưa được cao, vẫn còn đó  rất nhiêu hạn chế trong khâu công bố thông tin của các doanh nghiệp này. Cụ  thể: xét trên khía cạnh  Về  khả  năng tiếp cận thông tin của nhà đầu tư; Về  tính thích hợp; Về tính kịp thời; Về tính tin cậy; Về quản trị công ty. 3.3.4. Quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán Về  mô hình hoạt động của các CTCK, CTQLQ : Mô hình tổ  chức, hoạt  động của CTCK Việt Nam là theo mô hình chuyên doanh hoặc đa năng một   phần. UBCKNN là cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm cấp giấy phép  thành lập và hoạt động cho CTCK, công ty quản lý quỹ, giấy phép cũng đồng   thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  Đến nay, có  105 CTCK và 48  công ty QLQ hoạt động trênTTCK Việt Nam. 
  17. 13 Về giám sát chỉ tiêu an toàn tài chính của các CTCK trong quá trình hoạt   động: Để  có chỉ  tiêu cảnh báo hữu hiệu hơn, ngày 30­12­2010, Bộ  Tài chính   ban hành Thông tư 226/2010/TT­BTC hướng dẫn các chỉ tiêu an toàn tài chính  và biện pháp xử  lý đối với các tổ  chức kinh doanh chứng khoán không đáp  ứng chỉ  tiêu an toàn tài chính, Thông tư  165/2012­TT­BTC sửa đổi Thông tư  226. Theo đó, CTCK phải lượng hóa các rủi ro cơ  bản trong hoạt động kinh  doanh của mình bao gồm rủi ro hoạt  động, rủi ro thanh toán và rủi ro thị  trường. Trên cơ sở đó, UBCKNN cũng đã ban hành các quy chế quản lý, giám  sát theo bộ tiêu chí CAMEL, đồng thời cũng ban hành hướng dẫn các tổ chức   này cách thức thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro.  Với các tổ chức KDCK nước ngoài, CTQLQ nước ngoài tại Việt Nam, kể  từ  ngày 1­11­2013, việc đăng ký thành lập, tổ  chức và hoạt động văn phòng  đại   diện   tại   Việt   Nam   phải   tuân   thủ   theo   quy   định   tại  Thông   tư   số  91/2013/TT­BTC của Bộ Tài chính.  Về quản trị công ty và người hành nghề KDCK: Theo Quy chế tổ chức và  hoạt động CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ­BTC của Bộ  Tài chính, CTCK có nghĩa vụ  quản trị  công ty theo Điều lệ  mẫu, được soạn  thảo theo thông lệ  quốc tế  do Tổ chức tài chính quốc tế  (IFC) khuyến nghị;   trường hợp CTCK niêm yết thì điều lệ  công ty thực hiện theo Điều lệ  mẫu   của CTNY.  3.3.5. Quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư Đối với các NĐT hiện nay nói chung khi tham gia các hoạt động đầu tư  trên TTCK thì phải tuân thủ  theo các quy định liên quan đến giao dịch chứng  khoán: Luật Doanh nghiệp năm 2005 (thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999);  Luật   Chứng  khoán;   Luật   sửa   đổi,   bổ   sung   một   số   điều   của   Luật   Chứng  khoán, Quy chế  quản trị  công ty niêm yết (ban hành kèm theo Quyết định  12/2007/QĐ­BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài Chính) và Điều lệ mẫu áp dụng   cho công ty niêm yết (ban hành kèm theo Quyết định 15/2007/QĐ­BTC ngày  19/3/2007 của Bộ Tài Chính), Thông tư số 74/2011/TT­BTC) và các nội dung   liên quan đến công bố  thông tin (Thông tư  số  52/2012/TT­BTC) tạo ra bước   tiến lớn tạo ra sự  thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện pháp luật về  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong các công ty niêm yết. Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì còn phải tuân thủ quy định giới hạn tỉ  lệ  sở  hữu nhà đầu tư  nước ngoài  ở  một số  ngành và lĩnh vực theo biểu cam  kết gia nhập WTO. Thông tư số 212/2012/TT­BTC ngày 5/12/2012 hướng dẫn   về  thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ  (CTQLQ) đã có  
  18. 14 những hướng dẫn khá chi tiết đối với nhà đầu tư  nước ngoài tham gia lĩnh  vực cung cấp dịch vụ quản lý quỹ trên TTCK Việt Nam. Theo đó, nhà đầu tư  nước ngoài được mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu tới 49% vốn điều lệ  của CTQLQ đang hoạt động tại Việt Nam và được phép mua để sở hữu 100%  vốn điều lệ  của CTQLQ đang hoạt động, hoặc được thành lập mới CTQLQ   100% vốn nước ngoài nếu thỏa mãn các điều kiện đã được quy định tại Nghị  định 58/2012/NĐ­CP. Tới cuối năm 2012, có gần 15000 NĐTNN đăng ký mã  số giao dịch, trong đó NĐTNN là tổ chức chiếm khoảng 10% và nắm giữ  tới   99% tổng danh mục đầu tư. Đối với NĐT trong nước, các chính sách quản lý  của nhà nước còn thiếu một cơ chế kích cầu, thu hút NĐT, kể cả tổ chức lẫn  cá nhân tham gia TTCK.  3.3.6. Công tác điều hành, giám sát trên thị  trường chứng khoán Việt  Nam Giám sát và điều hành hoạt động trên TTCK là tổng thể  hoạt động của  cơ quan QLNN nhằm phát  hiện  kịp thời những sai sót, ách tắc, đổ vỡ, những  khó khăn vướng mắc để  bảo đảm hoạt động của TTCK theo đúng mục tiêu  và kế  hoạch đề  ra một cách hiệu quả. Nội dung giám sát và điều hành hoạt  động của TTCK gồm: ­ Giám sát việc phát triển TTCK theo định hướng, mục tiêu đề ra ­ Giám sát việc thực hiện các chủ  trương, chính sách, công cụ  và pháp  luật của các chủ thể trên TTCK. ­ Điều hành hoạt động TTCK theo định hướng, mục tiêu đã định. 3.3.6.1. Mô hình quản lý giám sát trên  thị  trường chứng khoán  Việt   Nam Hiện nay, trên cơ sở phân cấp của Bộ Tài chính, hệ thống giám sát TTCK  tại Việt Nam được xây dựng theo mô hình giám sát hai cấp phổ biến trên thế  giới, theo đó, UBCKNN và các  SGDCK  tạo nên bộ  máy vận hành hệ  thống  giám sát thị trường với sự phân cấp như sau: ­ Cấp giám sát thứ  nhất: Đây là hoạt động giám sát của các tổ  chức tự  quản trên TTCK (SGDCK, TTLKCK), tập trung vào các đối tượng sau: CTCK  và thành viên lưu ký.  Cấp giám sát thứ hai: UBCKNN giám sát sự tuân thủ của mọi thành viên  thị trường đối với Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật. Phạm   vi giám sát của UBCKNN được thực hiện tập trung vào các mảng chủ  yếu   sau:
  19. 15 ­ Giám sát tuân thủ  các tổ  chức trung gian thị  trường (CTCK; công ty   quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán; …) ­ Giám sát tuân thủ các tổ chức phát hành, công ty niêm yết  ­ Giám sát tuân thủ các tổ chức tự quản (SGDCK, TTLKCK) ­ Giám sát giao dịch trên TTCK ­ Thanh tra thực hiện chức năng cưỡng chế thực thi. Phương thức giám sát giao dịch chứng khoán của UBCKNN dựa trên hoạt   động giám sát giao dịch tại các SGDCK và thực hiện kiểm tra tại các công ty  chứng khoán và  các tổ  chức, cá nhân liên quan  để  xác  định giao dịch bất  thường   liên   quan   đến   vi   phạm   như   thao   túng   giá,   giao   dịch   nội   gián,   lừa  đảo..v..v. UBCKNN cũng thực hiện những đợt kiểm tra định kỳ  và theo chủ  đề  đối với việc mở tài khoản, đặt lệnh, giao dịch của nhà đầu tư  tại công ty  chứng khoán. 3.3.6.2. Hoạt động giám sát, xử phạt trên thị  trường chứng khoán Việt   Nam  * Giám sát tuân thủ: Hoạt động giám sát tuân thủ được thực hiện trên cơ  sở  Thông tư  193/2013/TT­BTC theo đó UBCKNN thực hiện việc kiểm tra,   giám sát sự  tuân thủ  các quy định pháp luật của các đối tượng quản lý bao   gồm: Giám sát phát hành, công bố  thông tin và quản trị  công ty của công ty   niêm yết và công ty đại chúng; Giám sát tuân thủ của các định chế trung gian   thị trường và Giám sát tuân thủ của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu  ký chứng khoán. * Giám sát giao dịch: Hoạt động giám sát giao dịch được thực hiện theo   hướng dẫn tại Thông tư  13/2013/TT­BTC, theo đó, hoạt động giám sát giao  dịch trên TTCK được phân theo 02 tuyến: tuyến giám sát của UBCKNN và  tuyến giám sát của SGDCK (Theo quy định tại Quyết định 689/QĐ­UBCK  ngày 31/8/2012 thì các SGDCK là tuyến giám sát các giao dịch thứ  nhất và  UBCKNN là tuyến giám sát giao dịch thứ  hai đối với các giao dịch chứng  khoán diễn ra trên thị trường có tổ chức.  * Giám sát rủi ro: Nội dung giám sát rủi ro là giám sát sức khỏe tài chính   của các tổ  chức trung gian thị trường mà cụ  thể  ở  đây là giám sát chỉ  tiêu an   toàn   tài   chính   của   các   tổ   chức   KDCK   dựa   trên   cơ   sở   Thông   tư   số  226/2010/TT­BTC quy định chỉ  tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử  lý đối   với các tổ  chức KDCK không đáp  ứng chỉ  tiêu an toàn tài chính và Thông tư  165/2012/TT­BTC  Sửa   đổi,   bổ   sung   một   số   điều   của   Thông   tư   số 
  20. 16 226/2010/TT­BTC.  * Thanh tra, xử lý vi phạm: Từ  năm 2006 đến tháng 6/2009, căn cứ  vào  kết quả thanh tra, kiểm tra trực tiếp và kết quả giám sát, UBCKNN đã xử phạt  hơn 200 trường hợp vi phạm pháp luật về CK & TTCK với tổng số tiền phạt   nộp vào ngân sách nhà nước là gần 7 tỷ đồng. Điểm nổi bật của công tác thanh  tra, cưỡng chế thực thi trong thời gian qua là đã ngăn chặn được về cơ bản các   hành vi vi phạm trên thị trường, đặc biệt là các vi phạm trong hoạt động chào  bán CK ra công   chúng. Qua tổng hợp, thống kê các trường hợp vi phạm cho  thấy các vi phạm về CK & TTCK chủ yếu tập trung vào hoạt động chào bán CK  ra công chúng. 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ  QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ  TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 3.4.1. Thành tựu Thứ  nhất, xác lập được thể  chế  thị  trường chứng khoán với hệ  thống   pháp luật ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với trình độ phát triển của nền  kinh tế, từng bước tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.  Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý và vận hành thị trường an toàn, ổn định,   tăng trưởng cả về quy mô, thanh khoản và chất lượng; công tác giám sát ngày   càng được cải thiện, giúp nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động của  TTCK.  Thứ  ba, công tác quản lý, nâng cao chất lượng của tổ  chức phát hành   được từng bước nâng cao.  Thứ  tư, công tác tái cấu trúc các tổ  chức kinh doanh chứng khoán đạt   những thành quả nhất định.  Thứ  năm, công tác hội nhập đã đạt được những bước tiến lớn  khi Việt  Nam chính thức trở  thành thành viên ký kết đầy đủ  của MMOU IOSCO, ký  kết phụ  lục A, Biên bản ghi nhớ  đa phương của IOSCO­ Tổ  chức quốc tế  Các Ủy ban Chứng khoán (tháng 9/2013).  3.4.2. Một số hạn chế, tồn tại Một là, bộ máy QLNN đối với TTCK Việt Nam được thành lập trước khi  thị trường chính thức ra đời. Ðiều này đặt ra một khó khăn và thách thức là mô   hình tổ  chức bộ  máy quản lý và mô hình tổ  chức thị  trường có thể  không   tương thích với đòi hỏi của thực tiễn. Việc chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ  Tài chính đã làm giảm tính độc lập và làm hạn chế  quyền của UBCKNN   trong thực hiện chức năng QLNN đối với TTCK, làm giảm tính chủ động của 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2