intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Ma | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

70
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng phó với biến đổi khí hậu và lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN DE CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 HÀ NỘI - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Đinh Ngọc Giang Phản biện 1: ............................................................ ............................................................ Phản biện 2: ............................................................ ............................................................ Phản biện 3: ............................................................ ............................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20..... Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI. Sự tác động của biến đổi khí hậu đang hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi toàn diện sâu sắc hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng an ninh môi trường. Một mặt tạo cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn vì trách nhiệm chung đối với một thế giới bền vững, mặt khác nó cũng tạo ra những sự chia rẽ về chính sách giữa các nước khi không tuân thủ những quy định chung về ứng phó với BĐKH. Để chủ động ứng phó với BĐKH gây ra, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW Khóa XI về "Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường". Nghị quyết xác định: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải chịu những tác động và những thách thức không nhỏ do BĐKH và mực nước biển dâng. Trong quá trình lãnh đạo ứng phó với BĐKH, bên cạnh những ưu điểm, các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL vẫn còn những yếu kém và bất cập: tổ chức triển khai thực hiện một số chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước về ứng phó với BĐKH chưa kịp thời; chậm ban hành văn bản để lãnh đạo. Chậm đổi mới phương thức lãnh đạo (PTLĐ) ứng phó với BĐKH... Những thách thức của BĐKH hiện nay và trong tương lai đã và đang tác động rất lớn đối với sự lãnh đạo của cấp ủy, yêu cầu các cấp ủy phải đổi mới nội dung và PTLĐ cho phù hợp với điều kiện hiện nay là yêu cầu cấp thiết rất cần được đầu tư nghiên cứu thỏa đáng, thực sự là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Để góp phần luận giải vấn đề nghiên cứu cấp thiết nêu trên, tác giả chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh, thành uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn hiện nay”.
  4. 2 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng phó với BĐKH và lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến ứng phó với BĐKH và lãnh đạo ứng phó với BĐKH. - Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn ứng phó với BĐKH; tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với BĐKH. - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng ứng phó với BĐKH và các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH từ năm 2010 đến nay, chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những kinh nghiệm. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đến năm 2030 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Thời gian: Giai đoạn hiên nay mà luận án xác định là mốc thời gian từ năm 2010 đến nay, đề xuất giải pháp đến năm 2030. - Không gian: Luận án nghiên cứu ở 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL gồm: Thành phố Cần Thơ, Long An, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau. Trong đó tập trung khảo sát điểm ở: Thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang và Cà Mau. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng ta về phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là môi trường, bảo vệ môi trường, Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội.
  5. 3 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là hoạt động ứng phó với BĐKH và hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy đảng, đặc biệt là các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL. Luận án tập trung vào nghiên cứu các nghị quyết, chương trình hành động của các tỉnh, thành ủy về ứng phó với BĐKH. Các báo cáo sơ, tổng kết của cấp ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về hoạt động ứng phó với BĐKH từ 2010 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, lịch sử kết hợp với lôgíc; phân tích kết hợp với tổng hợp; điều tra xã hội học, khảo sát, tổng kết thực tiễn… 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, làm rõ quan niệm các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH; nội dung và PTLĐ ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL. Hai là, Rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đối với ứng phó với BĐKH. Ba là, Hai giải pháp mang tính đột phá nhằm tăng cường hiệu quả lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đến năm 2030: đổi mới một số nội dung phương thức lãnh đạo của tỉnh, thành ủy đối với ứng phó BĐKH; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy, chính quyền tỉnh, thành phố ở ĐBSCL trong lãnh đạo ứng phó với BĐKH. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về sự lãnh đạo của tỉnh, thành ủy đối với các lĩnh vực, cụ thể là ứng phó với BĐKH. Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở đồng ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH đến năm 2030. Luận án có thể đưa vào các trường Đại học, Cao đẳng phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học về công tác Xây dựng Đảng, có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, ở các trường chính trị tỉnh, thành phố thuộc ĐBSCL. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và 4 chương, 9 tiết.
  6. 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo của Đảng Có các công trình tiêu biểu của các tác giả sau: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới” của Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt; “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới” của Trần Khắc Việt, Nguyễn Văn Giang và Phạm Tất Thắng; “Đảng Cộng sản cầm quyền - nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng” của Nguyễn Văn Huyên; “Đảng lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Văn Vĩnh; “Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” của Phạm Ngọc Quang; “Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta” của Lê Văn Lý; “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay” của Ngô Huy Tiếp; “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân” của Hoàng Chí Bảo; “Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới” của Nguyễn Trung Thanh… 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu Có các công trình tiêu biểu của các tác giả sau: “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và ngập lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long” của Trần Hồng Thái; “Chính sách tăng trưởng xanh ở một số nước ASEAN trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu” của Nguyễn Huy Hoàng; “Kinh tế xanh cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu” của Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; “Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng” của Trần Hồng Hà; “Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam” của Nguyễn Thị Liễu; “Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của người dân ven biển huyện Tiền hải, tỉnh Thái Bình” của Nguyễn Thị Thúy Mai.
  7. 5 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản cầm quyền * Các công trình khoa học ở Trung Quốc Có các công trình tiêu biểu của các tác giả sau: “Kiên trì và hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng” của Tô Tu Nghệ, Lý Luyện Chung; “Bàn về công tác xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng” của Lưu Chấn Hoa; “Nghiên cứu quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc” của Lưu Tôn Hoàng; “Cầm quyền khoa học” của Hoàng Văn Hổ. * Các công trình khoa học ở Lào Có các công trình sau: “Đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” của Xỏm Nức - Xổm Vi Chít; “Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay” của Bun-Thoong Chit-Ma-Ni; “Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay” của Thoong Băn Seng Aphone. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu Có các công trình nghiên cứu sau đây: “Có phải suy thoái môi trường là hệ quả tất yếu của tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thông qua đường cong Kuzets môi trường-EKC” của Mohan Munasinghe; “Tăng trưởng kinh tế, sức chống đỡ và môi trường” của Kenneth Arrow, Bert Bolin, Robert Costanza, Partha Dasgupta, Carl Folke, C.S.Holling, Bengt-Owe Jansson, Simon Levin, Karl- Goran Maler, Charles Perrings, David Pimentel; “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tăng trưởng bền vững ở Trung Quốc” của Wang Xiaolu, Fan Gang and Liu Peng; “Agriculture and Green Growth” của Candice Stevens... 1.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án - Đối với các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực: Một là, nhiều công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực, các công trình nêu ra khái niệm Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; Hai là, các công trình đưa ra các nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng;
  8. 6 Ba là, tổng kết thực tiễn lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực và chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần khắc phục; Bốn là, các công trình đã tập trung vào các nhiệm vụ giải pháp như: giải pháp về công tác tư tưởng, tuyên truyền vận động, giải pháp nâng cao chất lượng cấp ủy viên, đổi mới công tác cán bộ… - Đối với các công trình nghiên cứu về ứng phó với biến đổi khí hậu: Góp phần làm rõ quan niệm về ứng phó với BĐKH, kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế bền vững với ứng phó với BĐKH. Các công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều về sự lãnh đạo của Đảng, nghiên cứu BĐKH, ứng phó với BĐKH, nhưng chưa nghiên cứu về sự lãnh đạo của các cấp ủy nói chung, các tỉnh uỷ, thành ủy ở ĐBSCL nói riêng đối với việc ứng phó với BĐKH trong giai đoạn hiện nay. Luận án trân trọng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả của các nghiên cứu trước để thực hiện luận án. 1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Thứ nhất, luận giải và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH. Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH trong những năm qua, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH. Thứ ba, đề xuất các giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH trong những năm tới. Chương 2 CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1.1. Khái quát các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long 2.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng rộng lớn, đa dạng về sinh thái, có vùng phù sa phì nhiêu, có núi, có rừng, có sông rạch chằng
  9. 7 chịt. Ranh giới của vùng đồng bằng được phân định bởi: phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Campuchia, phía đông giáp sông Vàm Cỏ, thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Đây là phần cuối cùng của lưu vực sông Mê Công và là vùng cực nam của nước Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Hậu Giang. Các đơn vị trực thuộc tỉnh, thành phố được phân loại: 14 thành phố (thuộc tỉnh), có 5 quận, 13 thị xã, 102 huyện và 1.624 xã, phường, thị trấn. Trong đó thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế văn hóa của vùng này. 2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long - Dân số và lao động: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số ở ĐBSCL hiện nay khoảng 16,2 triệu người, chiếm 23% dân số cả nước Trong đó có 82% dân số sống ở nông thôn, 18% dân số ở thành thị. Dân số trong độ tuổi lao động trung bình một hộ nông dân ở ĐBSCL cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 0,5 nhân khẩu/hộ. - Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL theo hướng nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ, có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Thời gian qua, cơ cấu kinh tế trong toàn vùng tuy có chuyển biến nhưng vẫn phản ánh hiện trạng kinh tế với nông nghiệp là cơ bản, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, xu hướng tăng chậm. - Đặc điểm văn hóa - xã hội: Các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL là nơi quần cư của nhiều dân tộc, trong đó có 4 dân tộc chính là: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Nên văn hóa nơi đây vừa mang bản sắc văn hóa Việt Nam vừa đa dạng, phong phú trong sự giao lưu với nhiều nền văn hóa từ các nước ngoài tác động vào vùng đất và con người nơi đây. Nơi đây có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Hồi giáo. Trong lịch sử, các tín đồ tôn giáo nơi đây đã từng tham gia đóng góp vào cho đấu tranh giành độc lập, thống nhất tổ quốc.
  10. 8 Môi trường tự nhiên, hệ sinh thái của vùng ĐBSCL mang những nét đặc trưng riêng, cư dân nơi đây đã thích ứng và tác động để tạo dựng cho mình có một môi trường sống thích nghi hơn. - Đặc điểm về an ninh - quốc phòng: Các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền giáp Campuchia với chiều dài gần 400km, có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh của đất nước. Do có vị trí chiến lược quan trọng nên ĐBSCL là một trong những trọng điểm tấn công phá hoại chế độ ta của các thế lực thù địch, bọn chúng thường lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc và lịch sử hình thành của vùng đất Nam Bộ để kích động gây thù hằn dân tộc nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc trong nước. 2.1.2. Ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long - quan niệm, nội dung 2.1.2.1. Quan niệm biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long * Quan niệm biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long Biến đổi khí hậu ở ĐBSCL là sự biến đổi trạng thái và dao động của khí hậu so với trung bình trong khoảng thời gian vài thập kỷ (có thể dài hơn) ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó sự gia tăng nhiệt độ trung bình và mực nước biển dâng trong khu vực là biểu hiện chính của biến đổi khí hậu mà nguyên nhân do các tác động bên ngoài và tác động của con người trong khu vực. * Ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của tổ chức và cá nhân lựa chọn những biện pháp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu để giảm khả năng thiệt hại do biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm gây ra. 2.1.2.2. Nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long Một là, công tác dự báo, cảnh báo thiên tai do BĐKH gây ra. Hai là, thực hiện các biện pháp chủ động thích ứng với BĐKH. Ba là, triển khai các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của BĐKH. Bốn là, công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ứng phó với BĐKH của vùng ĐBSCL. Năm là, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các tỉnh theo hướng phát triển xanh và bền vững. Sáu là, hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước Tiểu vùng sông Mê Công.
  11. 9 2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC TỈNH, THÀNH ỦY LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.2.1. Quan niệm, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu 2.2.1.1. Quan niệm tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu Các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của các tỉnh, thành ủy ĐBSCL xác định những mục tiêu, chủ trương giải pháp ứng phó với BĐKH; lãnh đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện chủ trương đó; đảm bảo thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần vào phát triển bền vững ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ quan niệm các tỉnh, thành ủy ở vùng ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH chứa những nội hàm như sau: Một là, chủ thể lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu ở các địa phương là các tỉnh ủy, thành ủy, trong đó trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy, ban thường vụ thành ủy. Hai là, đối tượng lãnh đạo của tỉnh ủy, thành ủy đối với ứng phó với BĐKH là tất cả các tổ chức đảng và đảng viên trong toàn đảng bộ của tỉnh, thành phố; chính quyền địa phương; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế và nhân dân ở địa phương. Những tổ chức và nhân dân ở các địa phương vừa là đối tượng lãnh đạo của tỉnh, thành ủy vừa là lực lượng tham gia vào quá trình ứng phó với BĐKH. Ba là, mục tiêu lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy đối với ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL là bảo đảm cho đường lối, chủ trương của Đảng về ứng phó BĐKH được thực hiện hiệu quả, phát huy tính tích cực của chính quyền địa phương và người dân thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường cho cả khu vực ĐBSCL.
  12. 10 Bốn là, nhiệm vụ lãnh đạo ứng phó với BĐKH của tỉnh ủy, thành ủy là ban hành chủ trương, nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, chiến lược, ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nghị quyết của tỉnh, thành ủy; kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên trong thực hiện nghị quyết, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. 2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long Chức năng của tỉnh, thành ủy: Một là, tỉnh ủy, thành ủy thực hiện chức năng xây dựng Đảng và xây dựng đảng bộ tỉnh, thành phố. Hai là, tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo hệ thống chính trị (HTCT) và các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố. Ba là, tỉnh ủy, thành ủy góp phần xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của Trung ương đối với địa phương. Nhiệm vụ của tỉnh, thành ủy: Một là, quán triệt đầy đủ và cụ thể hóa các chủ trương, Nghị quyết của Trung ương và nghị quyết của đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố để xác định nhiệm vụ cụ thể của đảng bộ tỉnh, thành phố trong từng thời gian nhất định. Hai là, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nghị quyết của cấp ủy cấp tỉnh. Ba là, định hướng hoặc quyết định theo thẩm quyền những vấn đề về xây dựng Đảng, công tác tổ chức và cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng. Bốn là, lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Năm là, lãnh đạo công tác dân vận, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và đại diện của nhân dân Sáu là, quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; xem xét, cho ý kiến về công tác tài chính đảng hằng năm và cuối nhiệm kỳ. Lãnh đạo hoạt động kinh tế đảng (nếu có).
  13. 11 Bảy là, xem xét, cho ý kiến về những công việc ban thường vụ cấp ủy đã giải quyết giữa hai kỳ hội nghị cấp ủy cấp tỉnh; quyết định những vấn đề quan trọng do ban thường vụ cấp ủy trình. Tám là, thực hiện các nhiệm vụ khác do Trung ương giao. 2.2.1.3. Mối quan hệ công tác của của các tỉnh ủy, thành ủy đồng bằng sông Cửu Long Đối với cơ quan lãnh đạo cấp trên (Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư) các tỉnh, thành ủy phải: Chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan trực thuộc Trung ương; với đảng ủy quân khu, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, các tỉnh, thành ủy phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan trực thuộc Trung ương, với Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và thực hiện các nhiệm vụ liên quan theo quy định. Phối hợp thường xuyên và thực hiện sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, các tỉnh, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Kịp thời giải quyết những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đột xuất phát sinh theo thẩm quyền. Đối với với các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc, các tỉnh, thành ủy thực hiện theo quy định của Ban Bí thư về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy với các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc. 2.2.2. Vai trò, đặc điểm lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long 2.2.2.1. Vai trò của các tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với BĐKH Thứ nhất, bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở từng tỉnh, thành phố; phát triển kinh tế - xã hội, phải có khả năng ứng phó với BĐKH để phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên các địa bàn tỉnh, thành phố.
  14. 12 Thứ hai, tỉnh ủy, thành ủy giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thông suốt về chủ trương, đường lối ứng phó với BĐKH giữa Trung ương với cấp ủy các cấp. Thứ ba, tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo ứng phó với BĐKH không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, chịu trách nhiệm cao nhất về những thiệt hại do BĐKH gây ra làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, thành phố. Thứ tư, các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSCL thể hiện vai trò trong công tác xây dựng Đảng, củng cố các tổ chức đảng, giáo dục đảng viên đáp ứng yêu cầu ứng phó với BĐKH. 2.2.2.2. Đặc điểm các tỉnh ủy, thành ủy đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu Một là, đặc điểm về cơ cấu của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL. Cơ cấu độ tuổi trung bình của các tỉnh ủy ở ĐBSCL hai nhiệm kỳ 2010 - 2015 và 2015-2020 có sự trẻ hóa. Cơ cấu của cấp ủy chưa hợp lý, số lượng nữ tham gia vào tỉnh, thành ủy còn khiêm tốn; tỉnh ủy viên là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất thấp, nhiều tỉnh không có tỉnh ủy viên là người dân tộc thiểu số. Hai là, đặc điểm về chất lượng tỉnh ủy viên, thành ủy viên. Đa số có tinh thần đoàn kết, kế thừa truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất, có ý chí vươn lên khắc phục khó khăn trong công việc và cuộc sống. Tính năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, đất nước. Ba là, đặc điểm về nội dung lãnh đạo Tập trung vào lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh tự động hóa. Các tỉnh tập trung lãnh đạo xây dựng nông thôn mới theo những mô hình linh hoạt của từng tỉnh; tăng cường lãnh đạo phát triển kinh tế theo hướng bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh gắn với du lịch sinh thái, đã tạo khí thế mới trong phát triển kinh tế. Bốn là, đặc điểm về phương thức lãnh đạo Đều tuân theo những nguyên tắc hoạt động của Đảng, đảm bảo thực hiện đầy đủ các phương thức lãnh đạo của Đảng: lãnh đạo bằng nghị quyết, chủ trương, bằng các chương trình hành động, lãnh đạo bằng tuyên truyền, thuyết phục, bằng kiểm tra, giám sát, bằng công tác cán bộ...; có phương thức lãnh đạo trực tiếp bằng chỉ đạo của cán bộ, gần gủi với nhân dân,
  15. 13 không thích sử dụng hành chính mà chỉ tập trung vào chất lượng công việc; lãnh đạo bằng tấm gương của người đứng đầu, nêu gương cho bên dưới được chú trọng phát huy. 2.2.3. Nội dung lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long Một là, xác định quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để ứng phó với BĐKH. Hai là, lãnh đạo chính quyền cùng cấp thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về ứng phó với BĐKH Ba là, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển kinh tế đảm bảo ứng phó với BĐKH bền vững, hiệu quả. Bốn là, lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực khoa học, công nghệ tham gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện ứng phó với BĐKH. Năm là, lãnh đạo phối hợp hoạt động giữa chính quyền địa phương với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội trong tỉnh, thành phố tham gia ứng phó với BĐKH. Sáu là, lãnh đạo tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế góp phần ứng phó có hiệu quả đối với các vấn đề về BĐKH. 2.2.4. Phương thức lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long Một là, lãnh đạo ứng phó với BĐKH bằng nghị quyết, chủ trương, định hướng lớn, cho ý kiến chỉ đạo. Hai là, lãnh đạo ứng phó với BĐKH bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động đội ngũ đảng viên và nhân dân. Ba là, lãnh đạo ứng phó với BĐKH thông qua chính quyền tỉnh, thành phố. Bốn là, lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ứng phó với BĐKH. Năm là, lãnh đạo thông qua Đảng đoàn, Ban cán sự đảng, các cấp ủy và vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên trong toàn đảng bộ tỉnh, thành phố. Sáu là, lãnh đạo phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia ứng phó với BĐKH ở ĐBSCL. Bảy là, lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên trong toàn đảng bộ.
  16. 14 Chương 3 ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 3.1. THỰC TRẠNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1.1. Ưu điểm 3.1.1.1. Công tác dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu Một là, năng lực dự báo của chính quyền tỉnh, thành phố ngày càng nâng cao. Hai là, công tác chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai thích ứng với BĐKH được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL đặc biệt quan tâm. 3.1.1.2. Các tỉnh, thành phố trong khu vực thực hiện các biện pháp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu Các tỉnh sớm xác định được những cơ hội mà BĐKH sẽ mang lại, từ đó tận dụng những cơ hội này đẩ phát triển kinh tế, phát triển công nghệ thân thiện với môi trường. 3.1.1.3. Triển khai các biện pháp phòng chống và hạn chế tác động của biến đổi khí hậu Một là, thực hiện các biện pháp phòng chống triều cường, ngập lụt. Thục hiện các giải pháp công trình và phi công trình để ứng phó với triều cường và ngập lụt. Hai là, các biện pháp hạn chế xâm nhập mặn do nước biển dâng Chủ động tu sửa và hoàn chỉnh hệ thống cống/bọng và bờ bao ngăn mặn, chủ động tích nước sớm khi gặp năm khô hạn. Ba là, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên Phát huy sáng kiến cải tiến dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ, ít sử dụng nguyên liệu hóa thạch, giảm tối đa sự phát thải khí nhà kính.
  17. 15 3.1.1.4. Công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu của vùng đồng bằng sông Cửu Long Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. 3.1.1.5. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các tỉnh theo hướng phát triển xanh và bền vững Chú ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ theo hướng phát triển hàng hóa bền vững. Các địa phương tiến hành áp dụng quy trình sản xuất lúa theo VietGAP, hạn chế sử dụng chất hóa học có hại vào trong quá trình sản xuất, tạo vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm. 3.1.1.6. Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tăng cường hợp tác quốc tế nhằm học tập kinh nghiệm ứng phó với BĐKH của các nước bạn. Nhận tài trợ các dự án từ các tổ chức và các quốc gia. 3.1.2. Hạn chế, khuyết điểm Thứ nhất, năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL còn nhiều bất cập. Thứ hai, thực hiện các biện pháp chủ động thích ứng còn chậm, thiếu đồng bộ. Thứ ba, thiếu các biện pháp phòng chống và hạn chế tác động của BĐKH. Thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao và công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu ứng phó với BĐKH của vùng ĐBSCL Thứ năm, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các tỉnh theo hướng phát triển xanh và bền vững còn nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ. 3.2. CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM 3.2.1. Thực trạng lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu 3.2.1.1. Ưu điểm * Trong thực hiện nội dung lãnh đạo Một là, các tỉnh, thành ủy đã xác định được quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để ứng phó với BĐKH.
  18. 16 Hai là, tỉnh, thành ủy đã lãnh đạo chính quyền tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về ứng phó với BĐKH Ba là, tỉnh ủy, thành ủy đã lãnh đạo các tổ chức cơ quan ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển kinh tế đảm bảo ứng phó với BĐKH bền vững, hiệu quả. Bốn là, các tỉnh, thành ủy đã quan tâm lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực có trình độ khoa học, kỹ thuật tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH. Năm là, các tỉnh ủy, thành ủy đã lãnh đạo đạt kết quả việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước với MTTQ, các đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia vào ứng phó với BĐKH. Sáu là, đã tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế góp phần ứng phó có hiệu quả các vấn đề về biến đổi khí hậu. * Trong thực hiện phương thức lãnh đạo Một là, các tỉnh ủy, thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, ban hành các nghị quyết, chủ trương và định hướng lớn của tỉnh ủy, thành ủy về ứng phó với BĐKH. Hai là, tỉnh, thành ủy lãnh đạo ứng phó với BĐKH bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động đội ngũ đảng viên và quần chúng nhân dân. Ba là, các tỉnh ủy, thành ủy đã coi trọng phát huy vai trò của chính quyền các cấp trong lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh, thành ủy về ứng phó với BĐKH. Bốn là, các tỉnh ủy, thành ủy đã coi trọng ứng phó với BĐKH bằng công tác tổ chức cán bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của các tổ chức, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Năm là, các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSCL đã coi trọng lãnh đạo ứng phó với BĐKH thông qua Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên của Đảng hoạt động trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Sáu là, lãnh đạo phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia ứng phó với BĐKH ở ĐBSCL. Bảy là, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy, thành ủy về ứng phó với BĐKH được coi trọng và tăng cường.
  19. 17 3.2.1.2. Hạn chế, khuyết điểm * Trong thực hiện nội dung lãnh đạo Một là, lãnh đạo xác định quan điểm, mục tiêu, phương hướng,… chưa phù hợp với thực tế địa phương, thiếu nhiệm vụ và giải pháp mang tính đột phá. Hai là, lãnh đạo chính quyền tỉnh, thành phố thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về ứng phó với BĐKH chưa được quan tâm thường xuyên và coi trọng đúng mức. Ba là, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển kinh tế đảm bảo ứng phó với BĐKH bền vững, hiệu quả. Bốn là, lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực có trình độ khoa học, công nghệ tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH. Năm là, lãnh đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước với MTTQ, các đoàn thể nhân dân, tham gia vào ứng phó với BĐKH còn lúng túng, chưa phát huy hết vai trò của các thành phần kinh tế. Sáu là, trong quá trình hội nhập quốc tế góp phần ứng phó với BĐKH. Thiếu chủ động trong tăng cường hợp tác quốc tế, còn trông chờ vào các dự án quốc tế mà Trung ương mời gọi vào địa phương. * Trong thực hiện phương thức lãnh đạo: Thứ nhất, chủ trương và định hướng lớn về chủ động ứng phó với BĐKH còn hạn chế. Nhiều tỉnh, thành phố thiếu giải pháp mang tính đột phá ứng phó với BĐKH. Thứ hai, công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tập hợp quần chúng nhân dân chưa được coi trọng đúng mức và thường xuyên. Thứ ba, lãnh đạo chính quyền tỉnh, thành phố và kiện toàn bộ máy thực hiện ứng phó với BĐKH chưa thật sự tốt. Thứ tư, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng và đảng viên trong thực hiện các nghị quyết của tỉnh, thành ủy về ứng phó với BĐKH chưa được chú trọng. Thứ năm, hạn chế trong lãnh đạo thông qua Đảng đoàn, Ban cán sự đảng và vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên. Thứ sáu, lãnh đạo phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia ứng phó với BĐKH ở ĐBSCL. Thứ bảy, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của một số tỉnh, thành ủy về ứng phó với BĐKH còn hạn chế, yếu kém, chất lượng thấp.
  20. 18 3.2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm 3.2.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm, khuyết điểm * Nguyên nhân của những ưu điểm Một là, các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL nhận thức đúng đắn, quán triệt và vận dụng sáng tạo các quan điểm, đường lối của Đảng về chủ động ứng phó với BĐKH. Hai là, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ trương, chính sách đúng đắn về ứng phó với BĐKH; sự hỗ trợ của các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương. Ba là, sự mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác, giao lưu kinh tế khu vực và quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL. Bốn là, tính cách và tinh thần của người dân vùng ĐBSCL. Năm là, sự chủ động, tích cực của chính quyền các cấp trong tỉnh, thành phố, góp phần xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện tốt các nghị quyết, chương trình hành động của tỉnh, thành ủy về ứng phó với BĐKH. * Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm Một là, một số tỉnh ủy viên, thành ủy viên chưa có nhận thức thật sự sâu sắc về tầm quan trọng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về ứng phó với BĐKH. Hai là, tổ chức bộ máy, cán bộ và chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu giúp việc cho tỉnh, thành ủy chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Ba là, trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện và cán bộ chủ chốt cấp xã đối với ứng phó với BĐKH chưa đáp ứng. 3.2.2.2. Những kinh nghiệm Một là, nhận thức đúng đắn về chủ động ứng phó với BĐKH là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo hiệu quả của các tỉnh, thành ủy. Hai là, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo sẽ quyết định đến chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy. Ba là, các tỉnh, thành ủy càng chủ động lãnh đạo chuyển đổi phát triển kinh tế theo hướng bền vững càng đạt hiệu quả cao hơn trong lãnh đạo thích ứng với BĐKH. Bốn là, sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh ủy, thành ủy trong vùng và cả nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lãnh đạo ứng phó với BĐKH. Năm là, các tỉnh, thành ủy lãnh đạo nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát đối với ứng phó BĐKH là nhân tố quyết định đến năng lực lãnh đạo của tỉnh, thành ủy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2