intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công cộng: Kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công cộng "Kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội" được nghiên cứu với mục tiêu: Thích ứng bộ công cụ khảo sát năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và lo âu của Anthony F Jorm đối với giáo viên trung học phổ thông công lập năm 2023; Đánh giá một số kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông công lập quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội năm 2024.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công cộng: Kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN XUÂN BÁCH KẾT QUẢ NÂNG CAO NĂNG LỰC SỨC KHỎE TÂM THẦN VỀ TRẦM CẢM, LO ÂU CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9.72.07.01 Hà Nội, năm 2024
  2. ii Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Y tế công cộng Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bích 2. TS.BS. Đặng Hoàng Anh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: vào hồi giờ phút, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu thêm tại:
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2019 (GBD), các vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật. Cùng với sự phát triển của xã hội, và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, gánh nặng bệnh tâm thần ngày càng gia tăng và nổi cộm ở hai vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nâng cao năng lực STTT là một yếu tố quan trọng quyết định đối với SKTT và có khả năng cải thiện SKTT của cá nhân và cộng đồng. Năng lực SKTT được định nghĩa là kiến thức và niềm tin về các vấn đề SKTT giúp mỗi cá nhân nhận biết, quản lý hoặc phòng ngừa vấn đề SKTT. Một số nghiên cứu đã cho thấy chương trình nâng cao năng lực SKTT do giáo viên thực hiện có tác động tích cực đến năng lực SKTT của học sinh, và trường học là môi trường tốt nhất để cung cấp chương trình nâng cao năng lực SKTT một cách lâu dài và hiệu quả. Trong khi đó, theo một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng năng lực SKTT của giáo viên còn hạn chế và chưa tự tin trong việc giúp đỡ học sinh có vấn đề về SKTT. Những lý do trên cho thấy cần nâng cao năng lực SKTT của giáo viên. Các giải pháp nâng cao năng lực SKTT đối với giáo viên trung học phổ thông (THPT) tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng còn chưa có nhiều báo cáo. Câu hỏi nghiên được đặt ra là: Thực trạng năng lực SKTT của giáo viên THPT ở khu vực ra sao? Can thiệp có hiệu quả trong việc nâng cao năng lực SKTT về RLTC và RLLA của giáo viên THPT ở khu vực không? Để giải quyết câu hỏi nghiên cứu trên, nghiên cứu: “Kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của
  4. 2 giáo viên trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” được tiến hành. MỤC TIÊU (1) Thích ứng bộ công cụ khảo sát năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và lo âu của Anthony F Jorm đối với giáo viên trung học phổ thông công lập năm 2023. (2) Mô tả năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông công lập quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội năm 2024. (3) Đánh giá một số kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông công lập quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội năm 2024. NHỮNG ĐIỂM MỚI/ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu đã thích ứng bộ công cụ đánh giá năng lực SKTT về RLTC và RLLA đối với giáo viên THPT từ bộ công cụ của tác giả Jorm. Bộ công cụ có tiềm năng để sử dụng cho giáo viên tại Việt Nam. Nghiên cứu đã xây dựng được biện pháp can thiệp ứng dụng trên nền tảng internet với nội dung dựa trên tài liệu của Hiệp hội tâm thần Canada. Đây là một trong số ít nghiên cứu đi đầu về đánh giá và can thiệp năng lực SKTT đối với giáo viên THPT tại thành phố Hà Nội, Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu đóng góp vào y văn thông tin về thực trạng năng lực SKTT của giáo viên THPT công lập quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Nghiên cứu đã thử nghiệm thành công phương pháp can thiệp nâng cao năng lực SKTT của giáo viên dựa trên nền tảng internet. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 1.1.1. Sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm thần “Sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là tình trạng không bệnh tật hoặc đau yếu”
  5. 3 “SKTT là trạng thái tinh thần khỏe mạnh giúp con người có thể đương đầu với những áp lực trong cuộc sống, nhận ra khả năng của bản thân, học tập tốt và lao động tốt, cống hiến cho cộng đồng.” “Rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi sự xáo trộn đáng kể về mặt lâm sàng trong nhận thức, điều chỉnh cảm xúc hoặc hành vi của một cá nhân. Nó thường liên quan đến tình trạng đau khổ hoặc suy giảm chức năng trong các lĩnh vực hoạt động quan trọng. Có nhiều dạng rối loạn tâm thần khác nhau. Rối loạn tâm thần cũng có thể được gọi là tình trạng sức khỏe tâm thần” 1.1.2. Năng lực sức khỏe tâm thần Năng lực SKTT theo Jorm (1997) là: "kiến thức và niềm tin về các rối loạn tâm thần giúp họ nhận biết, quản lý hoặc phòng ngừa". Theo Stan Kutcher (2016) đã định nghĩa lại khái niệm năng lực SKTT là: “hiểu cách có được và duy trì sức khỏe tinh thần tích cực; hiểu các rối loạn tâm thần và các phương pháp điều trị của chúng; giảm kỳ thị liên quan đến rối loạn tâm thần; và, nâng cao hiệu quả của việc tìm kiếm sự giúp đỡ”. Theo Hiệp hội sử dụng dược chất và SKTT tại trường học Canada đã đưa ra một khái niệm mô tả năng lực SKTT ở trường học là: “kiến thức, kỹ năng và niềm tin giúp nhân viên nhà trường: tạo điều kiện cung cấp dịch vụ SKTT ở trường một cách hiệu quả; giảm kỳ thị; thúc đẩy SKTT tích cực trong lớp học; xác định các yếu tố rủi ro và dấu hiệu của vấn đề SKTT và sử dụng dược chất; ngăn ngừa các vấn đề về SKTT và sử dụng dược chất; hỗ trợ học sinh trong quá trình chăm sóc bản thân”. Từ những khái niệm trên, nghiên cứu đã lựa chọn 2 khía cạnh đặc trưng cho ĐTNC là giáo viên, là “nhận biết dấu hiệu” và “dự định hỗ trợ”, để xác định năng lực SKTT của đối ĐTNC.
  6. 4 1.1.3. Rối loạn trầm cảm (Depression disoder) Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Rối loạn trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến. Nó được đặc trưng bởi nỗi buồn dai dẳng và không có hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động bổ ích hoặc thú vị trước đó. Nó cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ và cảm giác thèm ăn. Tình trạng mệt mỏi và kém tập trung là phổ biến” 1.1.4. Rối loạn lo âu (Anxiety disoder) RLLA là một nhóm các rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi cảm giác lo lắng và sợ hãi quá mức và không thể kiểm soát được. Một số chứng RLLA phổ biến như: RLLA lan toả, Rối loạn hoảng sợ, Chứng ám sợ, Chứng sợ đám đông, RLLA xã hội (trước đây được gọi là ám ảnh xã hội), RLLA chia ly. 1.1.5 Ý nghĩa của năng lực SKTT với sức khỏe và SKTT Trong trường học, giáo viên càng đóng vai trò quan trọng đối với SKTT của học sinh. Giáo viên có thể giới thiệu những kiến thức cơ bản về SKTT cho học sinh. Ngoài ra, với người giáo viên có năng lực SKTT, họ có thể xác định kịp thời những học sinh có vấn đề SKTT và đưa những sự trợ giúp cần thiết đối với học sinh đó. 1.2. Công cụ đo lường năng lực SKTT của giáo viên 1.2.1. Bộ công cụ có cấu trúc thang đo Bộ công cụ dạng thang đo (scale) là bộ công cụ dùng thang điểm để đánh giá các thuật ngữ định tính như thái độ, quan điểm, niềm tin, ấn tượng, cảm nhận, ý định. Bộ công cụ MHLS có cấu trúc thang đo đánh giá cho nhiều vấn đề SKTT, phù hợp với đánh giá chung năng lực SKTT, không thiên về một vấn đề SKTT nên thường được chọn để đánh giá năng lực SKTT nói chung. Trong khi nghiên cứu của Luận án đánh giá hai vấn đề SKTT là RLTC và
  7. 5 RLLA. Do đó bộ công cụ MHLS chưa phù hợp để sử dụng cho nghiên cứu này. 1.2.2. Bộ công cụ có cấu trúc mô tả tình huống Bộ công cụ cấu trúc mô tả tình huống (vignette) là cách thức tiếp cận được sử dụng rộng rãi nhất cho đến hiện nay. Bộ công cụ cấu trúc mô tả tình huống đánh giá cụ thể từng vấn đề SKTT, thuận lợi cho thiết kế phương án can thiệp với từng vấn đề SKTT. Trong khuôn khổ nghiên cứu của Luận án, với đối tượng nghiên cứu là giáo viên có độ tuổi đa dạng, và nghiên cứu tập trung vào hai vấn đề sức khỏe là RLTC và RLLA, nhóm nghiên cứu lựa chọn bộ công cụ cấu trúc mô tả tình huống của tác giả Jorm thực hiện điều tra tại Úc năm 2011 trên đối tượng từ 15 tuổi trở lên (17). Bộ công cụ gốc đã được tác giả Jorm đồng ý cho điều chỉnh để phù hợp với văn hóa địa phương và sử dụng để đánh giá năng lực SKTT của giáo viên trong nghiên cứu này. 1.2.3 Thích ứng bộ công cụ Quá trình thích ứng bộ công cụ thông thường được thực hiện theo 5 bước: 1-Dịch xuôi sang ngôn ngữ đích, 2-Tổng hợp các bản dịch, 3-Dịch ngược lại ngôn ngữ ban đầu, 4-Hội đồng chuyên gia đánh giá về mặt ngôn ngữ của bản dịch, 5-Thử nghiệm với ĐTNC 1.2.4. Xác nhận tính giá trị và tin cậy của bộ công cụ Để xác nhận một bộ công cụ các nghiên cứu thông thường dựa vào hai chỉ số chính là tính giá trị và độ tin cậy. Tính giá trị là khả năng đo đúng biến số cần đo của bộ công cụ. Độ tin cậy đánh giá sự nhất quán của bộ công cụ khi đo các biến số. Tính giá trị của một bộ công cụ được đánh giá bằng phương pháp định tính và/hoặc định lượng. Với phương pháp định tính có thể đánh giá tính giá trị bề mặt (face validity), tính giá trị nội dung (content validity), và tính
  8. 6 giá trị cấu trúc (contruct validity) thông qua phỏng vấn chuyên gia hoặc thảo luận nhóm. Với phương pháp định lượng có thể đánh giá tính giá trị nội dung bằng hội đồng chuyên gia dựa trên hai chỉ số CVI và CVR. Độ tin cậy của một thang đo là mối tương quan của thang đo với nội dung cần đo, hay một cách khác là thang đo đó có đo được đúng cái cần đo hay không. Trong khuôn khổ luận án, độ tin cậy nhất quán nội bộ và độ tin cậy kiểm định lại được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo sự kỳ thị. 1.3. Thực trạng năng lực SKTT về RLTC, RLLA trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới Các nghiên cứu chú ý đến ba khía cạnh của năng lực SKTT là sự hiểu biết, thái độ/sự kỳ thị và tìm kiếm sự giúp đỡ và trên nhiều đối tượng khác nhau. Các vấn đề SKTT được đề cập đến trong các nghiên cứu từ trước đến nay là RLTC, RLLA, tâm thần phân liệt, rối loạn tăng động giảm chú ý, và phần nhiều công bố về RLTC. 1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Các nghiên cứu tại Việt Nam về năng lực SKTT đã bước đầu được xác nhận trên các đối tượng là Sinh viên đại học, giáo viên phổ thông và tập trung chính vào khía cạnh sự hiểu biết, khả năng nhận thức đúng dấu hiệu SKTT mà chưa đi sâu vào các khía cạnh khác như thái độ hay tìm kiếm sự giúp đỡ và số lượng các công bố còn hạn chế. 1.4. Tổng quan các can thiệp nâng cao năng lực SKTT của giáo viên 1.4.1. Tổng quan các hướng dẫn can thiệp nâng cao năng lực SKTT Các hướng dẫn can thiệp về năng lực SKTT trên giáo viên đến thời điểm hiện tại chưa có nhiều, ngoài Tổ chức y tế thế giới còn có một số tổ
  9. 7 chức khác cũng đã phát triển, như Hiệp hội tâm thần Canada, Mạng lưới Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Sức khỏe Tâm thần hợp tác với Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Trường học Quốc gia tại Trường Y thuộc Đại học Maryland xây dựng. 1.4.2. Tổng quan các nghiên cứu can thiệp nâng cao năng lực SKTT Cho đến hiện nay, một số hướng dẫn về nội dung về nâng cao năng lực SKTT đã được phát triển và chứng minh là có hiệu quả trong các thử nghiệm nghiên cứu, tuy nhiên cách thức để triển khai vào thực tế để đem lại hiệu quả tối ưu là một vấn đề cần được quan tâm. Một số cách thức triển khai chính như sau: (1) Chương trình can thiệp thông qua hội thảo với các bài giảng và thảo luận nhóm. (2) Chương trình can thiệp dựa trên web. (3) Chương trình can thiệp dựa trên phương tiện truyền thông như áp phích, tạp chí trên mạng internet và truyền hình. 1.4.3. Tính khả thi, tính bền vững của các can thiệp nâng cao năng lực SKTT Với các biện pháp can thiệp tính khả thi xem xét sự phù hợp của biện pháp can thiệp với đối tượng được can thiệp. Tính bền vững xem xét khả năng duy trì của các biện pháp can thiệp trong tương lai. 1.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu Quận Thanh Xuân có 4 trường THPT công lập với tổng số 311 giáo viên. Quận Hai Bà Trưng có 3 trường THPT công lập với tổng số 247 giáo viên. Trường THPT Hoàng Cầu là trường cấp ba công lập thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội có tổng số 67 giáo viên. 1.8. Khung lý thuyết của nghiên cứu Khung lý thuyết dựa trên lý thuyết hành động hợp lý và hành vi có dự định của Glanz là cơ sở để xây dựng khung lý thuyết của nghiên cứu.
  10. 8 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 1: giáo viên trường THPT Hoàng Cầu, thành phố Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 2, 3: giáo viên THPT trường công lập quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tiêu chuẩn lựa chọn: Là giáo viên đang ký hợp đồng tại các trường được chọn nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: Giáo viên trong giai đoạn nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội (thai, sản, bệnh). 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2024. Thời gian thu thập số liệu cho mục tiêu 1: từ tháng 4/2023 đến 11/2023. Thời gian thu thập số liệu và tiến hành can thiệp mục tiêu 2, 3: từ tháng 12/2023 đến tháng 03/2024. Địa điểm nghiên cứu mục tiêu 1: Trường THPT Hoàng Cầu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Địa điểm nghiên cứu mục tiêu 2, 3: Bẩy (07)
  11. 9 trường THPT công lập tại quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 2.3. Thiết kế Mục tiêu 1: đánh giá tính giá trị nội dung bằng phương pháp hội đồng chuyên gia; đánh giá độ tin cậy bằng nghiên cứu cắt ngang tại thời điểm 1 và đánh giá độ tin cậy kiểm định lại bằng nghiên cứu cắt ngang thời điểm 2 sau thời điểm một 15 ngày (kết hợp với nghiên cứu cắt ngang thời điểm 1). Mục tiêu 3: Nghiên cứu phỏng thực nghiệm so sánh trước sau đo lường lặp lại có nhóm chứng. 2.4. Cỡ mẫu Mục tiêu 1: Đánh giá tính giá trị nội dung: Hội đồng 6 chuyên gia. Đánh giá độ tin cậy: Nghiên cứu có cỡ mẫu 47 giáo viên. Mục tiêu 2, 3: Nghiên cứu định lượng: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu kiểm định 2 tỷ lệ có 2 mẫu ghép cặp (McNemar): n: cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm; Mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 (độ tin cậy = 95%); Lực mẫu: 1- β = 90%; a = tỷ lệ giáo viên chuyển từ có năng lực SKTT sang không có năng lực SKTT, với trường can thiệp chọn bằng 0,15; với trường không can thiệp chọn bằng 0,15. b = tỷ lệ giáo viên chuyển từ không có năng lực SKTT sang có năng lực SKTT, với trường can thiệp chọn bằng 0,4; với trường không can thiệp chọn bằng 0,3. OR = a / b, PD =a+b Cỡ mẫu tối thiểu là n = 69 giáo viên quận Thanh Xuân; và n = 164 giáo viên quận Hai Bà Trưng. Nghiên cứu uớc tính tỷ lệ không tham gia
  12. 10 khảo sát, phiếu điều tra không đạt yêu cầu là 5%, cỡ mẫu là 72 giáo viên quận Thanh Xuân; 172 giáo viên quận Hai Ba Trưng. Thực tế cỡ mẫu thu thập được trước can thiệp là: 458 giáo viên (Quận Thanh Xuân: 257; Quận Hai Bà Trưng: 201). Số ĐTNC điều tra sau can thiệp là: 386 (Quận Thanh Xuân: 197; Quận Hai Bà Trưng: 189). Sau khi ghép số liệu điều tra trước can thiệp và sau can thiệp trên cùng một ĐTNC thu được cỡ mẫu: 361 cặp (Quận Thanh Xuân: 186; Quận Hai Bà Trưng: 175). Sau khi ghép số liệu lần 1 và lần 2 thu được: 361 (Quận Thanh Xuân: 186; Quận Hai Bà Trưng: 175). Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu 4 Lãnh đạo Trường can thiệp và thảo luận nhóm 7 giáo viên của trường can thiệp. 2.5. Phương pháp chọn mẫu Mục tiêu 1: Đánh giá tính giá trị nội dung: chọn mẫu có chủ đích với 6 chuyên gia SKTT. Đánh giá độ tin cậy: chọn mẫu toàn bộ Trường THPT Hoàng Cầu, tổng số ĐTNC tham gia nghiên cứu là 47 giáo viên. Mục tiêu 2, 3: nghiên cứu đã chọn mẫu toàn bộ giáo viên đang dạy tại các trường công lập tại quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng để tiến hành điều tra khảo sát và can thiệp. Đối với nghiên cứu định tính: Nghiên cứu chọn 04 hiệu trưởng của 04 trường THPT quận Thanh Xuân để thực hiện phỏng vấn sâu. Cuộc thảo luận nhóm được thực hiện tại trường THPT Khương Đình với 07 giáo viên tổ môn Hóa. 2.6. Phương pháp thu thập số liệu 2.6.1. Thích ứng bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu: Bước 1. Dịch bộ công cụ; Bước 2. Đánh giá bằng Hội đồng chuyên gia; Bước 3. Thử nghiệm bộ công cụ với ĐTNC; Bước 4. Điều chỉnh cấu
  13. 11 trúc và hoàn thiện bộ công cụ; Bước 5: Đánh giá độ tin cậy và độ tin cậy kiểm định lại. 1.6.2. Thiết kế nội dung can thiệp: Biện pháp can thiệp được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, các nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và bền vững. Nội dung can thiệp được sự đồng ý và biên dịch từ hướng dẫn của Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Canada và đăng tải trên website mhlvietnam.com được phát triển dành cho nghiên cứu. 2.7. Các biến số nghiên cứu/chủ đề nghiên cứu Chi tiết bảng biến số trong Phụ lục 4. 2.8. Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu Nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn của các công bố trước đây làm căn cứ đánh giá kết quả của nghiên cứu. 2.9. Phương pháp phân tích số liệu Nghiên cứu định lượng: Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20. (Mức ý nghĩa thống kê p
  14. 12 3.1.1. Mô tả quá trình thích ứng bộ công cụ Bước 1. Bộ công cụ được chuyển ngữ và điều chỉnh từ bộ công cụ gốc. Bước 2. Chuyên gia SKTT đánh giá tính giá trị bề mặt, nội dung, cấu trúc. Bước 3. Đối tượng nghiên cứu đánh giá tính giá trị bề mặt, nội dung. Bước 4. Hoàn thiện bộ công cụ. Bước 5. Đánh giá độ tin cậy và độ tin cậy kiểm định lại của thang đo sự kỳ thị. 3.1.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy bằng chỉ số Cronbach’s alpha Đánh giá độ tin cậy của thang đo sự kỳ thị cho kết quả chỉ số Cronbach’s alpha lần lượt là: 0,845; 0,905; 0,936; 0,943. Thang đo có độ tin cậy tốt. 3.1.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy kiểm định lại bằng chỉ số ICC Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua chỉ số Cronbach’s alpha, thang đo được đánh giá độ tin cậy kiểm định lại cho kết quả chỉ số ICC từ 0,70-0,88 chứng tỏ thang đo có độ tin cậy tốt. 3.1.4. Kết quả đánh giá sự tương đồng của thang đo Đánh giá sự tương đồng bằng kiểm định Wilcoxon của kết quả khảo sát lần 1 và lần 2 trên cùng một đối tượng cho thấy có sự tương đồng. 3.2. Thực trạng năng lực SKTT về RLTC và RLLA 3.2.1. Đặc điểm của ĐTNC trước can thiệp Phân bố ĐTNC tại các trường thuộc quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng tương đối đồng đều nhau. Độ tuổi trung bình của 186 giáo viên quận Thanh Xuân là 39,95, trong khi độ tuổi trung bình ở 175 giáo viên quận Hai Bà Trưng là 43,98. Các giáo viên đa phần là nữ, dân tộc kinh, không theo tôn giáo, đã kết hôn, ở các quận của Hà Nội, và có học vấn gần tương đương nhau giữa đại học và trên đại học. Kết quả kiểm định χ2 cho thấy sự đồng nhất có ý nghĩa thống kê của giáo viên THPT công lập giữa hai quận
  15. 13 về giới, dân tộc, tôn giáo, học vấn, với p ≥0,05. Một số yếu tố về tuổi, hôn nhân, nơi ở có sự khác biệt có ý nghĩa giữa ĐTNC hai quận, với p
  16. 14 Ở quận Thanh Xuân, số giáo viên có năng lực về SKTT về RLTC là 26 người chiếm 14,0%; trong khi đó ở quận Hai Bà Trưng, tỷ lệ này cao hơn quận Thanh Xuân, với 16,6% tương ứng với 29 giáo viên. Ngược lại, tỷ lệ giáo viên có năng lực SKTT về RLLA ở quận Thanh Xuân cao hơn quận Hai Bà Trưng, tương ứng là 7,5% (14 giáo viên) và 4,6% (8 giáo viên). 3.3. Kết quả can thiệp trên ĐTNC 3.3.1. Kết quả giám sát biện pháp can thiệp Kết quả giám sát can thiệp tại 4 trường THPT công lập quận Thanh Xuân (nhóm can thiệp) trong 8 tuần cho thấy ĐTNC đã thực hiện 289 lượt người truy cập trang web mhlvietnam.com. Tỷ lệ ĐTNC được tiếp cận với biện pháp can thiệp ít nhất một lần đạt 92,93% (289/311 giáo viên). Kết quả số lượt tải về cho 5 tài liệu trên trang web là 1583, đạt tỷ lệ ĐTNC được tiếp xúc với 5 tài liệu ít nhất một lần là 102% (1583/311/5 giáo viên). Về tỷ lệ phản hồi của Lãnh đạo và cán bộ công đoàn 4 trường THPT công lập quận Thanh Xuân là 100% với các tin nhắn thông báo về số lượt truy cập, số lượt tải tài liệu, về giải đáp nội dung biện pháp can thiệp đối với giáo viên. 3.3.2. Sự thay đổi kiến thức về hỗ trợ vấn đề SKTT Có sự thay đổi về kiến thức về hỗ trợ vấn đề SKTT ở một số hoạt động (p
  17. 15 can thiệp. Can thiệp không có hiệu quả lên có dự định hỗ trợ vấn đề RLLA ở nhóm can thiệp. Can thiệp có hiệu quả lên năng lực SKTT về RLTC/RLLA ở nhóm can thiệp. 3.3.5. Sự thay đổi năng lực SKTT của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp GEE để đánh giá kết quả can thiệp đến nhận biết dấu hiệu, dự định hỗ trợ, và năng lực SKTT. Mô hình hồi quy logistic đa biến được sử dụng để thực hiện phân tích GEE. Khả năng nhận biết dấu hiệu RLTC của ĐTNC sau can thiệp bằng 0,45 lần so với trước can thiệp (p
  18. 16 4.1. Bàn luận về thích ứng bộ công cụ Nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu thích ứng bộ công cụ khảo sát năng lực sức khỏe tâm thần về RLTC và RLLA của Anthony F Jorm đối với giáo viên THPT tại Hà Nội, Việt Nam. Tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ đã được đánh giá và cho kết quả khả quan. Bộ công cụ sau khi đánh giá có 82 mục, phân bổ trong 13 chủ đề, và được nhóm vào 4 khía cạnh. Bộ công cụ có tiềm năng ứng dụng khảo sát năng lực SKTT của giáo viên THPT tại Việt Nam. 4.2. Bàn luận về thực trạng năng lực SKTT của ĐTNC 4.2.1. Đặc điểm của ĐTNC Đối tượng nghiên cứu của Luận án là giáo viên THPT trường công lập quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng. Sự lựa chọn các trường THPT công lập tại hai quận này là có chủ đích. Hai quận được chọn có sự tương đồng về dân số, diện tích, cũng như phân bố một số trường đại học lớn tại Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ với tổng số giáo viên của 7 trường công lập quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng là 558 giáo viên. Số liệu khảo sát thu được 361 ĐTNC trả lời qua hai lần khảo sát trước và sau can thiệp đạt tỷ lệ phản hồi 64,70%, trong đó, trường can thiệp có 186 ĐTNC, trường chứng có 175 ĐTNC. 4.2.2. Bàn luận về thực trạng năng lực SKTT của ĐTNC Về nhận biết đúng dấu hiệu RLTC Tỷ lệ nhận biết đúng dấu hiệu RLTC trong nhóm can thiệp là 17,7%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm chứng là 16,6%. Kết quả của nghiên cứu có sự tương đồng với một số công bố trước đây. Nghiên cứu năm 2018 đối với giáo viên tại châu Phi của tác giả Deborah Oyine Aluh và cộng sự ở đông nam Nigeria cho thấy có 16,3% giáo viên nhận biết đúng dấu hiệu của
  19. 17 RLTC trên bộ câu hỏi dạng mô tả tình huống. Những kết quả về nhận biết đúng dấu hiệu RLTC của nghiên cứu này cho thấy mức độ quan tâm đến các vấn đề SKTT của giáo viên trường THPT công lập tại quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội còn thấp. Sự ít quan tâm này thể hiện ở kiến thức nhận biết dấu hiệu vấn đề SKTT còn khá khiêm tốn. Về khả năng nhận biết đúng dấu hiệu RLLA: Kết quả của nghiên cứu cho biết tỷ lệ nhận biết đúng dấu hiệu RLLA trong trường can thiệp là 8,6%, trong khi tỷ lệ này ở trường chứng là 4,6%. Đây có lẽ là một tỷ lệ rất thấp so với các công bố trước đây. Các con số về tỷ lệ nhận biết đúng dấu hiệu RLLA trong các nhóm giáo viên khác nhau có khác nhau, tuy nhiên vẫn thấp hơn các kết quả đã được công bố. Nghiên cứu của Yu Yu cùng cộng sự năm 2016 tại nông thôn Trung Quốc cho thấy tỷ lệ nhận biết đúng dấu hiệu RLLA là 15,5% Những con số đáng báo động về tỷ lệ nhận biết dấu hiệu RLLA của ĐTNC cần được quan tâm của các cấp, các ngành, và của cộng đồng để nâng cao kiến thức về SKTT cho giáo viên. Có dự định hỗ trợ vấn đề RLTC và RLLA Kết quả có sự tương đồng với nghiên cứu năm 2021 của tác giả Chi trên đối tượng sinh viên, với tỷ lệ có dự định hỗ trợ RLTC là 90,9%, và cao hơn kết quả công bố của tác giả Lawrence T Lam thực hiện năm 2014 cũng trên đối tượng sinh viên tại Trung Quốc về có dự định hỗ trợ RLTC là 68%. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tiềm năng triển khai các chương trình can thiệp SKTT học đường khi cải thiện được năng lực SKTT của giáo viên. Tỷ lệ dự định hỗ trợ RLLA có sự tương đồng với kết quả công bố về tỷ lệ có dự định hỗ trợ vấn đề RLLA (90,5%) trong nghiên cứu năm 2021 của tác giả Chi (32). Kết quả tương đồng này cho thấy sự sẵn sàng giúp đỡ, hỗ
  20. 18 trợ đối với người có vấn đề SKTT của ĐTNC trong các nghiên cứu tại Việt Nam, mặc dù kiến thức về vấn đề SKTT của ĐTNC trong nghiên cứu này còn hạn chế. Về năng lực SKTT về RLTC Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với kết quả của tác giả Deborah Oyine Aluh đã công bố năm 2018 trên 120 giáo viên tại Nigieria cho thấy năng lực SKTT về RLTC của ĐTNC còn thấp, ở mức 16,3%. Tuy nhiên sự khác biệt thấy rõ đối với năng lực SKTT về RLTC của giáo viên Nhật Bản trong công bố năm 2021 của tác giả Satoshi Yamaguchi cùng cộng sự, nghiên cứu đã cho thấy năng lực SKTT về RLTC của giáo viên là 54,1%. Lý do cho sự khác biệt này có thể nhận thấy rõ ràng do Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế xếp hạng thứ 4 trên thế giới tính theo GDP, trong khi Việt Nam xếp hạng 36 theo GDP. Sự chênh lệch về kinh tế là một trong những yếu tố quyết định đến sự đầu tư vào y tế, giáo dục của mỗi đất nước, dẫn đến sự quan tâm đến những vấn đề sức khỏe, trong đó có vấn đề RLTC cũng khác nhau. Những tỷ lệ trên cho thấy các mức độ có năng lực SKTT khác nhau trong các phân nhóm đặc điểm khác nhau, đây là điểm cần cân nhắc cho các chương trình truyền thông can thiệp nâng cao năng lực SKTT cho ĐTNC. Về năng lực SKTT RLLA Những công bố về năng lực SKTT về RLTC của giáo viên còn rất hạn chế, các nghiên cứu này tập trung vào kiến thức nhận biết đúng dấu hiệu RLLA là phần nhiều. Những kết quả đã được công bố về tỷ lệ nhận biết đúng dấu hiệu RLLA trong khoảng từ 15,5% đến 18,2%. Một nghiên cứu tại Việt Nam trên đối tượng sinh viên của tác giả Chi công bố năm 2018 là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2