intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu hoạt tính sinh học của một số hợp chất chiết tách từ lá đu đủ (Carica papaya Linn)

Chia sẻ: Cogacoga Cogacoga | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

150
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu đề tài: phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất có hoạt tính sinh học và hợp chất mới có trong lá đu đủ; đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập làm cơ sở khoa học chứng minh cho việc người dân ở một số nước trên thế giới sử dụng lá đu đủ chữa trị một số loại bệnh trong đó có bệnh ung thư. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu hoạt tính sinh học của một số hợp chất chiết tách từ lá đu đủ (Carica papaya Linn)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br /> <br /> Hồ Thị Hà<br /> <br /> NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ HỢP<br /> CHẤT CHIẾT TÁCH TỪ LÁ ĐU ĐỦ (Carica papaya Linn)<br /> <br /> Chuyên ngành: Công nghệ sinh học<br /> Mã số: 62420201<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> PGS.TS. Đỗ Thị Hoa Viên<br /> TS. Lê Quang Hòa<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Anh<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Đình Hoàng<br /> Phản biện 3: PGS.TS. Hà Huy Kế<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường<br /> họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br /> <br /> Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội<br /> 2. Thư viện Quốc gia<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ<br /> <br /> 1. Do Thi Hoa Vien, Ho Thi Ha (2013). Research on anti-cancer<br /> activity of some extracts from Vietnamese carica papaya leaves.<br /> Proceeding of the 7th SEATUC Symposium, 4-6 March 2013,<br /> Bangdung, Indonesia, ISSN 2186 – 7631, OS4-4.<br /> 2. Hồ Thị Hà, Lê Quang Hòa, Phạm Văn Cường, Đoàn Thị Mai<br /> Hương, Nguyễn Thùy Linh, Châu Văn Minh, Đỗ Thị Hoa Viên<br /> (2013) Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học lá cây đu đủ<br /> carica papaya họ đu đủ (caricaceae). Tạp chí hóa học, T. 51<br /> (6ABC), ISSN 0866 - 7144, pp 59 – 63.<br /> 3. Hồ Thị Hà, Đỗ Thị Hoa Viên, Lê Quang Hòa (2014) Nghiên cứu<br /> hoạt tính sinh học của một số hợp chất chiết tách từ lá đu đủ<br /> (Carica papaya L.). Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam, bộ<br /> Khoa học và Công nghệ, số 2+3, ISSN 1859 – 4794, pp 119-122.<br /> 4. Hồ Thị Hà, Đỗ Thị Hoa Viên, Lê Quang Hòa, Phạm Văn Cường,<br /> Đoàn Thị Mai Hương, Nguyễn Thùy Linh, Châu Văn Minh (2014)<br /> Carpainone: alkaloid mới từ lá cây đu đủ. Tạp chí khoa học và<br /> công nghệ, viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tập<br /> 52, số 5, ISSN 0866708X, pp593 - 598.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Cây đu đủ (Carica papaya Linn) là một loại cây ăn quả được trồng ở<br /> các nước vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây đu đủ được trồng hầu hết ở các tỉnh<br /> miền Bắc và miền Nam. Lá đu đủ được chứng minh là có khả năng chống oxy<br /> hóa rất mạnh, có hoạt tính kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, lá đu đủ còn có khả<br /> năng kháng viêm, giảm đau. Đã có thông báo dịch chiết nước lá cây đu đủ có<br /> tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư người như ung thư dạ dày, ung<br /> thư phổi, ung thư máu. Ngoài ra, nước lá cây đu đủ còn có tác dụng điều hòa<br /> miễn dịch. Tuy nhiên, những công bố đều chỉ sơ lược ở dạng dịch chiết và<br /> chưa xác định được thành phần nào là hoạt chất. Vì vậy, việc chứng minh<br /> được thành phần hoạt chất cụ thể của lá đu đủ là một việc làm hết sức cần<br /> thiết, tạo cơ sở khoa học cho việc ứng dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt<br /> Nam làm thuốc điều trị bệnh ung thư. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên<br /> cứu hoạt tính sinh học của một số hợp chất chiết tách từ lá đu đủ (Carica<br /> papaya Linn”<br /> 2. Mục tiêu của đề tài<br /> - Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất có hoạt tính sinh học và hợp<br /> chất mới có trong lá đu đủ.<br /> - Đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập làm cơ sở khoa học<br /> chứng minh cho việc người dân ở một số nước trên thế giới sử dụng lá đu đủ<br /> chữa trị một số loại bệnh trong đó có bệnh ung thư.<br /> 3. Nội dung nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu phân lập một số hợp chất có trong lá đu đủ.<br /> - Xác định cấu trúc của một số hợp chất phân lập được.<br /> - Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn cặn chiết từ lá<br /> đu đủ.<br /> - Đánh giá khả năng gây độc tế bào của các hợp chất phân lập được.<br /> 1<br /> <br /> - Đánh giá khả năng kích hoạt enzyme caspase 3/7 của hợp chất carpaine và<br /> pseudocarpaine trên dòng tế bào ung thư phổi LU-1.<br /> - Đánh giá khả năng chống oxy hóa của các hợp chất phân lập từ lá đu đủ<br /> bằng các phương pháp: loại bỏ gốc tự do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl<br /> (DPPH), thử nghiệm malonyl dialdehyd (MDA), chống oxy hóa in vitro trên<br /> tế bào gan chuột phân lập.<br /> - Đánh giá khả năng kháng vi khuẩn và nấm của các hợp chất phân lập từ lá<br /> đu đủ.<br /> - Đánh giá khả năng kích thích miễn dịch của các hợp chất phân lập từ lá đu<br /> đủ.<br /> 4. Tính mới của đề tài<br /> Phân lập và xác định cấu trúc của một hợp chất mới từ lá đu đủ (Carica<br /> papaya Linn) được đặt tên là carpainone.<br /> Đã xác định hoạt tính gây độc lên một số dòng tế bào ung thư của các<br /> hợp chất phân lập từ lá đu đủ, trong đó hợp chất carpaine và pseudocarpaine<br /> thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư rõ rệt.<br /> Lần đầu tiên xác định được khả năng kích hoạt enzyme caspase 3/7 của<br /> hợp chất carpaine và pseudocarpaine trên tế bào ung thư phổi LU-1.<br /> Đánh giá được khả năng chống oxy hóa, kháng vi khuẩn, kháng nấm<br /> và khả năng kích thích miễn dịch của một số hợp chất phân lập từ lá đu đủ.<br /> 5. Bố cục của luận án<br /> Luận án gồm 113 trang: Đặt vấn đề (3 trang), chương 1: tổng quan (29<br /> trang). Chương 2: vật liệu và phương pháp nghiên cứu (12 trang). Chương 3:<br /> kết quả và thảo luận (56 trang với 6 bảng và 54 hình). Kết luận và kiến nghị<br /> (2 trang). Danh mục các công trình công bố (1 trang). Tài liệu tham khảo (10<br /> trang gồm 20 tài liệu tiếng Việt, 86 tài liệu tiếng Anh).<br /> <br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2