Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Đặc điểm bệnh lý bệnh còi xương ở chó và biện pháp điều trị
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xác định được một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh còi xương. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc chẩn đoán phát hiện bệnh dựa vào biểu hiện lâm sàng. Bên cạnh đó, cũng xác định được hiệu quả phác đồ điều trị bệnh còi xương ở chó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Đặc điểm bệnh lý bệnh còi xương ở chó và biện pháp điều trị
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ LAN HƯƠNG ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ BỆNH CÒI XƯƠNG Ở CHÓ VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã số: 9.64.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
- Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh 2. PGS.TS. Chu Đức Thắng Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên Phản biện 2: PGS.TS. Tô Long Thành Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương Phản biện 3: TS. Hồ Thị Thu Hà Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc thú y Trung ương 1 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chó là một giống vật nuôi được con người thuần hóa từ rất sớm (cách đây khoảng 15000 năm vào cuối Kỷ băng hà) (Brewer et al., 2002) và là một trong những động vật được nuôi phổ biến ở trên thế giới. Với đặc tính nhanh nhẹn, thông minh, tình cảm, trung thành,… loài chó đã chiếm được một vị trí quan trọng trong đời sống của con người và được con người sử dụng vào nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng có thể thay con người thực hiện từ những công việc bình thường như giữ nhà, bắt chuột, chăn dắt gia súc, kéo xe,… đến các công việc phức tạp như: dùng để phát hiện ma túy, bom mìn, truy tìm tội phạm,… Ngày nay, những con chó đang ngày càng được sử dụng với những mục đích xã hội như hướng dẫn cho người mù và tàn tật. Thậm chí chó còn được sử dụng trong các nhà dưỡng lão và bệnh viện để giúp bệnh nhân hồi phục. Vì vậy, chó được coi như người bạn tốt của con người. Ở Việt Nam, việc nuôi chó đã và đang phát triển rộng rãi tại các thành phố cũng như các vùng nông thôn. Khi số lượng chó tăng lên thì đồng nghĩa với việc dịch bệnh ở chó xảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn. Trong các bệnh thường xảy ra trên chó thì phải kể đến các bệnh về hệ hô hấp như viêm phổi, các bệnh về hệ tiêu hóa như viêm ruột tiêu chảy, các bệnh truyền nhiễm như care…Ngoài các bệnh trên, bệnh còi xương cũng là một trong những bệnh thường xuyên xuất hiện trên đàn chó. Còi xương là bệnh của gia súc non đang trong thời kỳ phát triển nói chung và chó nói riêng. Bệnh có liên quan mật thiết đến rối loạn quá trình chuyển hóa Ca, P và vitamin D. (Ettinger et al., 2000). Bệnh thường gặp ở chó từ 2 - 6 tháng tuổi, đây là giai đoạn mà hệ xương phát triển mạnh. Nguyên nhân gây còi xương ở chó thường là do thiếu vitamin D và chế độ ăn thiếu Ca, P. Vitamin D giúp tăng cường hấp thu Ca. Khi thiếu vitamin D làm cho cơ thể không hấp thu đủ lượng Ca ở ruột và dẫn đến thiếu Ca trong máu. Bệnh còi xương làm cho sự cốt hóa ở các đầu xương kém và hậu quả làm xương bị biến dạng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của chó (Đào Trọng Đạt, 2004 và Phạm Ngọc Thạch và cs., 2006). Bên cạnh đó, bệnh còi xương còn làm giảm hiệu quả thậm chí làm mất khả năng làm việc của chó, đặc biệt là làm mất đi tính cân đối thân hình, mất đi vẻ đẹp đáng yêu và làm giảm giá trị của chó. Ở nước ta, bệnh còi xương ở chó chưa được quan tâm, hơn nữa khi chó mắc bệnh nếu không được chẩn đoán sớm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về bệnh còi xương trên chó hầu như rất ít. Xuất phát từ thực tế trên, trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh còi xương, đồng thời tiến hành điều trị thử nghiệm bệnh còi xương trên chó. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng cung cấp dữ liệu khoa học hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh dựa vào đặc điểm bệnh lý đặc trưng của bệnh và lựa chọn được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh còi xương gây ra cho đàn chó nuôi ở trong nước. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Xác định được một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh còi xương. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc chẩn đoán phát hiện bệnh dựa vào biểu hiện lâm sàng. Bên cạnh đó, cũng xác định được hiệu quả phác đồ điều trị bệnh còi xương ở 1
- chó, từ đó làm cơ sở cho việc áp dụng phác đồ điều trị này vào trong thực tiễn sản xuất để làm giảm thiểu tác hại của bệnh gây ra. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên bốn giống chó (H’mông cộc, Phú Quốc, Bergie, Rottweiler) ở độ tuổi từ 1 đến 9 tháng tuổi mắc bệnh còi xương. Các giống chó được nghiên cứu trong đề tài đều được kiểm tra bằng các phương pháp thường quy và tiên tiến để loại bỏ các bệnh về ký sinh trùng (giun, sán) và các bệnh truyền nhiễm (care, pavovirus, xoắn khuẩn). 1.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Các nghiên cứu được thực hiện từ 2014-2017, tại các địa điểm: - Phòng khám Thú y cộng đồng, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Một số phòng khám tại Hà Nội (Phòng khám Vietvet 89 Nghi Tàm, Phòng khám 240 Âu Cơ, Phòng khám Hanvet). - Các hộ chăn nuôi gia đình tại một số tỉnh miền Bắc (Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh). - Phòng thí nghiệm bộ môn Nội- Chẩn- Dược- Độc chất, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Bệnh viện đa khoa Medlatec, 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Kết quả của luận án cho thấy các biểu hiện lâm sàng (sự biến đổi về xương) và sự thay đổi các chỉ tiêu huyết học (đặc biệt là hàm lượng Ca, P và vitamin D) ở 4 giống chó H’mông cộc, Phú Quốc, Bergie, Rottweiler (1 - 9 tháng tuổi) mắc bệnh còi xương thu thập từ 7 tỉnh phía Bắc Việt Nam (Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bên cạnh đó, điểm mới trong nghiên cứu này là ứng dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh để thấy được sự biến đổi của khớp xương khi bệnh ở giai đoạn sớm. Từ đó giúp cho việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm, làm giảm những ảnh hưởng mà bệnh gây ra và giúp cho việc điều trị bệnh có hiệu quả cao. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo dùng trong giảng dạy và nghiên cứu về bệnh còi xương ở chó trong các trường, viện nghiên cứu chuyên ngành thú y. Đây cũng là tư liệu khoa học quý báu và cần thiết cho những người làm công tác thú y cơ sở về bệnh còi xương. Đồng thời các kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo về bệnh còi xương ở chó, đồng thời đóng góp tư liệu tham khảo dùng trong giảng dạy ngành thú y. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc chẩn đoán, phát hiện bệnh dựa vào các biểu hiện lâm sàng và những biến đổi về chỉ tiêu huyết học. Bên cạnh đó, các hình ảnh về sự biến đổi của xương, khớp xương qua phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp cho 2
- việc chẩn đoán sớm bệnh còi xương từ đó tạo cơ sở cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao và góp phần giảm bớt những thiệt hại do bệnh gây ra. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHÓ Chó là động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa cách đây 15.000 năm vào cuối Kỷ băng hà (Brewer, 2002). Tổ tiên của chó bao gồm cả cáo và chó sói, là một loại động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Con người đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà. 2.2. VAI TRÒ VÀ SỰ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CHẤT KHOÁNG Có khoảng 40 chất khoáng tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể động vật. Trong tự nhiên, ít nhất 22 chất khoáng mà cơ thể động vật cần tới. Khoáng được chia làm 2 nhóm căn cứ vào hàm lượng trong cơ thể và nhu cầu của động vật: nhóm khoáng đa lượng và khoáng vi lượng, tùy theo hàm lượng trong cơ thể. Khoáng chất có vai trò quan trọng trong đời sống vật nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi tập trung. Mặc dù chất khoáng không có giá trị năng lượng nhưng nó có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, sinh sản và sản xuất. Khi thiếu hụt chất khoáng so với nhu cầu, vật nuôi bị ảnh hưởng xấu trước tiên là sức khỏe, sau đó là năng suất và phẩm chất vật nuôi. 2.3. CHUYỂN HÓA, HẤP THU VITAMIN D Các công trình nghiên cứu về vitamin D bắt đầu từ năm 1916. Tới năm 1931 người ta đã tổng hợp thành công vitamin D. Đây là một nhóm hóa chất bao gồm một số dạng có cấu trúc gần nhau như vitamin D2, D3, D4, D5, D6…trong đó về phương diện dinh dưỡng có hai chất quan trọng là Ecgocanxiferon (vitamin D2) và Cholecanxiferon (vitamin D3) (Holick, 2006). Sau khi vitamin D được hấp thụ ở ruột hoặc được tổng hợp từ da, nó nhanh chóng được dự trữ vào mỡ hoặc được chuyển hóa tại gan. Dự trữ vitamin D trong mỡ được sử dụng vào mùa đông. Bước đầu tiên trong quá trình hoạt hóa chuyển hóa vitamin D là phản ứng hydroxyl hóa (hydroxylation) của carbon tại vị trí 25 và quá trình này xảy ra chủ yếu tại gan. Ở đó nó được men 25-hydroxylase của tế bào gan biến thành 25 hydroxy vitamin D (25-OH-D). 25(OH)D là dạng lưu hành chính trong tuần hoàn của vitamin D (Institute of medicine, food and nutrition board, 2010). Bước thứ 2 trong quá trình hoạt hóa vitamin D là sự hình thành 1α, 25- dihydroxyvitamin D (1,25[OH]2D bởi enzym 1a-hydroxylase có chủ yếu ở thận. Hoạt tính của 1a-hydroxylase tại thận được điều hòa ở một mức độ cao và có chức năng duy trì nồng độ Ca trong giới hạn bình thường. Nồng độ Ca trong huyết tương thấp sẽ kích thích enzym này bằng điều hoà chức năng của hormon cận giáp (PTH) 2.4. BỆNH CÒI XƯƠNG 2.4.1. Định nghĩa về bệnh còi xương Còi xương là một bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D làm rối loạn chuyển hóa Ca hoặc P trong cơ thể gây nên những tổn thương xương. Còi xương làm 3
- xương mềm và yếu và thường gặp ở những gia súc non đang trong giai đoạn phát triển (đặc biệt là sau giai đoạn cai sữa). 2.4.2. Tình hình nghiên cứu bệnh còi xương trên thế giới và ở Việt Nam 2.4.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh còi xương trên thế giới Đến thế kỉ 17, bệnh còi xương mới được chú ý, đặc biệt là sau công trình của Glisson. Có thể chia lịch sử nghiên cứu bệnh còi xương làm hai giai đoạn. - Giai đoạn đầu là trước khi tìm ra vitamin D (từ đầu thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20): giai đoạn này có các công trình nghiên cứu về lâm sàng của Glimo (1609), Whistler (1645) mô tả các biến dạng ở hệ xương. Bệnh còi xương được gọi là “bệnh nước Anh” vì thời đó là một bệnh phổ biến của trẻ em nước Anh. Năm 1650, Glisson-nhà giải phẫu và chỉnh hình người Anh đã xuất bản một cuốn sách nhan đề “De Rachitide Sive Morbo Puerili” mô tả về lâm sàng và giải phẫu bệnh lý còi xương và lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Rachitide”, mà hiện nay đang được gọi là bệnh còi xương. - Giai đoạn sau khi tìm ra vitamin D: Windaus (1927 - 1937) phát hiện ra vitamin D2 khi chiếu tia cực tím vào Ergosterol. Sau đó, nhiều tác giả đã tìm ra cấu trúc hóa học của các loại vitamin D (Bills, 1937 có 11 loại vitamin D). Các công trình nghiên cứu về chuyển hóa vitamin D của Delucac et al. (1969) phân lập và tổng hợp được 25 - OH - D. Holick M. F. et al. (1971) đã phát hiện được 1,25 - (OH)2 - D ở thận và sau đó Deluca (1972) đã tổng hợp được chúng. Kodicek (1973) đã tổng hợp được 1α - (OH)2 - D. Các công trình nghiên cứu về chuyển hóa vitamin D đã giúp hiểu biết về sinh lí bệnh các bệnh còi xương. 2.4.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh còi xương ở Việt Nam Các biểu hiện lâm sàng của bệnh còi xương trên chó được nghiên cứu bởi các tác giả: Đào Trọng Đạt (2004), Phạm Ngọc Thạch và cs. (2006). Các tác giả cho rằng bệnh còi xương tiến triển qua ba thời kỳ. Thời kỳ đầu của bệnh, con vật thường giảm ăn, tiêu hoá kém thích nằm, có hiện tượng đau các khớp. Khi bệnh tiến triển, con vật hay ăn bậy (gặm tường, ăn đất đá, ăn các chất độn chuồng…), mọc răng và thay răng chậm. Một số trường hợp còn có triệu chứng co giật từng cơn. Cuối thời kỳ bệnh, xương biến dạng, các khớp sưng to, cong các xương dài vùng chi, sống lưng cong lên hay vặn vẹo, lồng ngực và xương chậu hẹp, xương ức lồi,…Con vật gầy yếu hay kế phát các bệnh khác. Nếu không kế phát các bệnh khác thì trong suốt quá trình bệnh con vật không sốt. PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Phòng khám Thú y cộng đồng, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Một số phòng khám tại Hà Nội (Phòng khám Vietvet 89 Nghi Tàm, Phòng khám 240 Âu Cơ, Phòng khám Hanvet). - Các hộ chăn nuôi chó tại một số tỉnh miền Bắc (Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh). - Phòng thí nghiệm bộ môn Nội- Chẩn- Dược- Độc chất, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Bệnh viện đa khoa Medlatec, 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. 4
- - Phòng khám và chăm sóc thú cưng Gaia, 38 Đường 1, F361, An Dương, Tây Hồ, Hà Nội 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Các nghiên cứu được thực hiện từ năm 2014-2017 3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên bốn giống chó (H’mông cộc, Phú Quốc, Bergie, Rottweiler) ở độ tuổi từ 1 đến 9 tháng tuổi mắc bệnh còi xương. Các giống chó được nghiên cứu trong đề tài đều được kiểm tra để loại bỏ các bệnh về ký sinh trùng (giun, sán) và các bệnh truyền nhiễm (care, pavovirus). Đối với các bệnh truyền nhiễm (care, pavovirus): tất cả các chó nghiên cứu đều đã được tiêm phòng vacxin Vanguards Plus 5/CV-L và dùng tets thử chẩn đoán bệnh. Đối với bệnh ký sinh trùng (giun, sán): chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân và dùng phương pháp Fullerborn để kiểm tra. 3.3.2. Vật liệu nghiên cứu - Mẫu máu lấy từ chó được chẩn đoán mắc bệnh còi xương qua các biểu hiện lâm sàng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. - Dụng cụ, trang thiết bị: + Dụng cụ: xilanh, kim tiêm, nhiệt kế điện tử, ống nghe, bông cồn, ống đựng máu, ống tách huyết thanh, găng tay, đá lạnh, bình quản bảo máu. + Trang thiết bị: máy huyết học 18 chỉ tiêu (Hema Screen-18), máy xét nghiệm hóa sinh tự động AU 5800, máy chụp X- quang. - Hóa chất dùng trong nghiên cứu: + Hóa chất sử dụng để định lượng hàm lượng Canxi trong huyết thanh: dung dịch chuẩn Canxi 2,5 mmol/l, dung dịch lên màu: Phosphate buffer pH 7,5: 50 mmol/l; 8. hydroquiline-5-sulfonic acid: 5 mmol/l ; Arsennozo III: 120 mol/l ; Detergents. + Hóa chất sử dụng để định lượng hàm lượng Photpho trong huyết thanh: Thuốc thử 1: Sulfuric acid: 0.36 mol/L; detergent, Thuốc thử 2: Ammonium molybdate: 3.5 mmol/L; Sulfuric acid: 0.36 mol/L; Sodium chloride: 150 mmol/L, dung dịch QC (quality control). + Hóa chất sử dụng để định lượng hàm lượng vitamin D trong huyết thanh: bộ đệm dung dịch hexane lỏng, methanol 50%. 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.4.1. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý ở chó mắc bệnh còi xương - Xác định một số biểu hiện lâm sàng ở chó mắc bệnh còi xương - Xác định một số chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc bệnh còi xương - Xác định sự thay đổi về chỉ tiêu máu ở chó mắc bệnh còi xương - Xác định sự thay đổi về hàm lượng Ca, P, vitamin D trong huyết thanh ở chó mắc bệnh còi xương. 3.4.2. Xác định sự biến đổi về xương và khớp xương ở chó mắc bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh 5
- - Xác định sự biến đổi về xương (xương dài vùng chi) ở chó mắc bệnh còi xương - Xác định sự biến đổi của khớp xương ở chó mắc bệnh còi xương 3.4.3. Điều tra tỷ lệ chó mắc bệnh còi xương - Điều tra tỷ lệ chó mắc bệnh còi xương theo độ tuổi - Điều tra tỷ lệ chó mắc bệnh còi xương theo giống 3.4.4. Phác đồ điều trị thử nghiệm bệnh còi xương - Xây dựng 02 phác đồ điều trị thử nghiệm bệnh còi xương - Đánh giá hiệu quả điều trị của 02 phác đồ 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp khám lâm sàng Biểu hiện lâm sàng ở chó mắc bệnh còi xương được chúng tôi tiến hành theo dõi, quan sát tại các phòng khám trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh (Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh). Sau đó ghi chép các triệu chứng lâm sàng của chó nghi mắc bệnh còi xương. Xác định chó mắc bệnh còi xương dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình: hạ bàn chân, sưng khớp chân, các xương ở chi có hiện tương cong và biến dạng,… (Theo Đào Trọng Đạt, 2004, Phạm Ngọc Thạch và cs., 2006). Các chỉ tiêu lâm sàng bao gồm: thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch được chúng tôi sử dụng các phương pháp thường quy - Xác định tần số hô hấp (lần/phút): thông qua việc quan sát sự hoạt động của thành ngực, thành bụng kết hợp với dùng ống nghe đếm trực tiếp số lần hoạt động của phổi. - Xác định tần số tim mạch (lần/ phút): bằng phương pháp sử dụng ống nghe nghe trực tiếp hoạt động của tim. - Xác định thân nhiệt (0C): bằng nhiệt kế điện tử của hãng Omron model MC-240 đo trực tiếp ở trực tràng vào sáng sớm. 3.5.2. Phương pháp xét nghiệm một số chỉ tiêu huyết học ở chó mắc bệnh còi xương - Lấy máu vào buổi sáng sớm khi chó chưa được cho ăn. Lấy máu ở tĩnh mạch khoeo hoặc tĩnh mạch bàn. - Lấy 2ml máu/con, đưa vào ống bảo quản có chứa chất chống đông, sau đó phân tích các chỉ tiêu máu bằng máy đếm huyết học Hema Screen-18 3.5.3. Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng Canxi, Photpho, hàm lượng vitamin D trong huyết thanh ở chó mắc bệnh còi xương 3.5.3.1. Phương pháp định lượng hàm lượng Canxi trong huyết thanh Sử dụng máy xét nghiệm hóa sinh tự động AU 5800. - Lấy mẫu bệnh phẩm: Cho máu vào ống nghiệm chuyên dùng (nắp đỏ) đậy nắp. Trộn ống nghiệm nhẹ nhàng lên xuống nhiều lần (mạng lưới fibrin tế bào nhanh chóng bao phủ các hạt silica micronised tạo thành cục máu đông). Huyết thanh được tách rất nhanh trong vài phút sau khi lấy máu thay vì phải chờ tiến trình đông máu bình thường. Sau khi ly tâm, các hạt silica micronised ngăn cách riêng biệt: huyết thanh ở phía trên và cục máu đông ở phía dưới giúp ngăn chặn sự trao đổi chất giữa các tế bào 6
- máu và huyết thanh, giữ các thành phần hóa học của huyết thanh không thay đổi trong thời gian dài. - Chuẩn máy bằng dung dịch chuẩn (một hoặc nhiều chuẩn =multical) Phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt tiến hành phân tích mẫu. - Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm - Lựa chọn test và máy sẽ tự động phân tích mẫu bệnh phẩm. - Đọc ở bước sóng 546 nm 3.5.3.2. Phương pháp định lượng Canxi ion hóa Sử dụng phương pháp điện cực chọn lọc. + Các bước tiến hành: - Lấy mẫu bệnh phẩm: Cho máu vào tube tách huyết thanh (nắp đỏ) đậy nắp. Trộn ống nghiệm nhẹ nhàng lên xuống nhiều lần (mạng lưới fibrin tế bào nhanh chóng bao phủ các hạt silica micronised tạo thành cục máu đông). Huyết thanh được tách rất nhanh trong vài phút sau khi lấy máu thay vì phải chờ tiến trình đông máu bình thường. Sau khi ly tâm, các hạt silica micronised ngăn cách riêng biệt: huyết thanh ở phía trên và cục máu đông ở phía dưới giúp ngăn chặn sự trao đổi chất giữa các tế bào máu và huyết thanh, giữ các thành phần hóa học của huyết thanh không thay đổi trong thời gian dài. - Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Ca++ . Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Ca++ đạt yêu cầu. - Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích - Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm. - Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy. 3.5.3.3. Phương pháp định lượng hàm lượng Photpho trong huyết thanh Sử dụng máy xét nghiệm hóa sinh tự động AU 5800. + Các bước tiến hành: - Lấy mẫu bệnh phẩm: Cho máu vào tube tách huyết thanh (nắp đỏ) đậy nắp. Trộn ống nghiệm nhẹ nhàng lên xuống nhiều lần (mạng lưới fibrin tế bào nhanh chóng bao phủ các hạt silica micronised tạo thành cục máu đông). Huyết thanh được tách rất nhanh trong vài phút sau khi lấy máu thay vì phải chờ tiến trình đông máu bình thường. Sau khi ly tâm, các hạt silica micronised ngăn cách riêng biệt: huyết thanh ở phía trên và cục máu đông ở phía dưới giúp ngăn chặn sự trao đổi chất giữa các tế bào máu và huyết thanh, giữ các thành phần hóa học của huyết thanh không thay đổi trong thời gian dài. - Chuẩn máy bằng dung dịch chuẩn (một hoặc nhiều chuẩn =multical) Phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt tiến hành phân tích mẫu. - Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm - Lựa chọn test và máy sẽ tự động phân tích mẫu bệnh phẩm. 3.5.3.4. Phương pháp định lượng vitamin D (dạng 25 - OH - D3 và 1,25 - (OH)2 - D3) Máu thu được bằng cách lấy máu từ tĩnh mạch có sử dụng chất chống đông máu. Sau đó đem ly tâm để lấy huyết thanh. Huyết thanh được thả lên trên giấy lọc và để khô, có 6 miếng giấy lọc tròn nhỏ. Từ 6 mẫu nhỏ đó, mẫu được lấy ra bằng cách sử dụng một bộ đệm dung dịch hexane lỏng. Sau khi bay hơi của hexane và phục hồi 7
- trong methanol 50%, 20μL dung dịch mẫu được đưa vào một hệ thống HPLC/MS để đo vitamin D. Xét nghiệm máu tại chỗ bằng cách sử dụng HPLC/MS là một phương pháp đáng tin cậy và thuận tiện để đánh giá tình trạng vitamin D. Sử dụng phép đo phổ khối cho phép phân tích định lượng của cả hai dạng Vitamin D (25 - OH - D3 và 1,25 - (OH)2 -D3). 3.5.4. Điều tra tỷ lệ chó mắc bệnh còi xương Chúng tôi tập hợp và thống kê hồ sơ, bệnh án của phòng khám cùng với việc theo dõi trực tiếp và hỏi chủ nuôi chó. Điều tra tỷ lệ mắc bệnh theo độ tuổi và giống chó. Thông tin được tổng hợp dựa vào các hồ sơ bệnh án (mẫu ở phụ lục 1). 3.5.5. Phương pháp chụp X - quang xương và khớp xương vùng chi - Cho chó nằm trên bàn X - quang, chân cần chụp duỗi thẳng - Phim 30x40cm, đặt dọc dưới xương cẳng chân, chỉnh cẳng chân vào trung tâm phim, khu trú chùm tia hoặc che lá chắn chì theo chiều dọc. - Tia trung tâm: chiếu thẳng từ trên xuống vuông góc với phim, khu trú vào điểm giữa xương cẳng chân. - Hằng số chụp: 50 kV, 20 mAs, 1m, không dùng lưới lọc. 3.5.6. Phác đồ điều trị thử nghiệm bệnh còi xương Thử nghiệm điều trị bệnh còi xương bằng 02 phác đồ khác nhau, thời gian điều trị tối đa là 15 ngày. Đánh giá hiệu quả của từng phác đồ điều trị thông qua tỷ lệ khỏi bệnh. Tiến hành điều trị thử nghiệm trên 36 chó mắc bệnh còi xương bằng hai phác đồ. Để đánh giá, so sánh hiệu quả điều trị giữa hai phác đồ, 36 chó điều trị thực nghiệm được chia làm 2 lô mỗi lô 18 con ở độ tuổi từ 2 - 4 tháng, có cùng mức độ bệnh (chó bệnh được đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như chó có hiện tượng hạ bàn, sưng các khớp). Ngoài việc dùng thuốc điều trị theo 2 phác đồ trên cả 2 lô đều được chăm sóc và hộ lý như nhau. Hộ lý: - Xoa dầu nóng đối với các khớp xương bị sưng. - Cho chó đi vận động, tắm nắng, thời gian sáng từ 7h-9h, chiều từ 3h-5h, ngoài ra chúng tôi còn cho chó tập chạy để tăng khả năng vận động. Chế độ ăn: - Cải thiện khẩu phần ăn cho chó, tăng khẩu phần giàu protein. - Bổ sung Ca, P và vitamin D trong khẩu phần thức ăn hàng ngày bằng chế phẩm premix Phác đồ 1: - Bổ sung canxi bằng chế phẩm calcium gluconate 10 %. Tiêm bắp với liều 2-5 ml/con/ngày. - Tiêm bắp với chế phẩm VIT ADE với liều 1-3 ml/con/ngày. - Tiêm bắp B - complex liều 1ml/10kg, ngày 1 lần. Phác đồ 2: - Bổ sung canxi bằng chế phẩm calcium cloride 10%. Tiêm chậm vào tĩnh mạch với liều 0,1 ml/kg, ngày 1 lần. - Tiêm bắp với chế phẩm VIT ADE với liều 1-3 ml/con/ngày. - Dùng thuốc tăng cường trương lực cơ, kích thích tiêu hoá và bồi bổ thần kinh: 8
- Strychnine sulfate 0,1% với liều 0,001- 0,002g/kg, tiêm bắp ngày 1 lần. - Tiêm bắp B - complex liều 1ml/10kg, ngày 1 lần. 3.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU Các số liệu thu thập được gồm thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim, các chỉ tiêu máu, tỷ lệ chó mắc bệnh còi xương theo địa phương, độ tuổi và giống được tính toán các giá trị trung bình (Mean) và sai số chuẩn (SE) bằng phần mềm Minitab version 16.2.4. Sử dụng phương pháp thống kê phân tích phương sai (ANOVA/One Way) với phương pháp Tukey của phần mềm Minitab version 16.2.4 nhằm chỉ ra sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê của các số liệu thu thập được. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ Ở CHÓ MẮC BỆNH CÒI XƯƠNG 4.1.1. Biểu hiện lâm sàng ở chó mắc bệnh còi xương Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.1 chúng tôi thấy chó mắc bệnh còi xương có những biểu hiện lâm sàng như giảm ăn, nằm nhiều, hay ăn bậy, cong các xương dài vùng chi (hình 4.2), hạ bàn chân (hình 4.1). Trong đó, các triệu chứng xuất hiện với tỷ lệ cao như hạ bàn chân (94,73%), cong các xương dài vùng chi (88,88%), ăn bậy (85,38%), sau đó là các triệu chứng như rối loạn tiêu hoá, sưng khớp vùng chi, giảm ăn và nằm nhiều với tỷ lệ lần lượt là 35,08%; 33,33%; 19,88% và 17,54%. Kết quả nghiên cứu về biểu hiện lâm sàng của 171 chó trong nghiên cứu của chúng tôi ở bốn giống chó (H Mông cộc, Bergie, Phú Quốc, Rottweiler) nhận thấy biểu hiện lâm sàng có sự tương đồng giữa các giống chó nội và chó ngoại. Điều này cho thấy chó ở các giống khác nhau đều có thể mắc bệnh còi xương với biểu hiện triệu chứng tương đối giống nhau. Một số hình ảnh về triệu chứng lâm sàng ở chó mắc bệnh còi xương Hình 4.1. Biểu hiện hạ bàn chân ở chó Hình 4.2. Biểu hiện cong xương dài Bergie mắcbệnh còi xương vùng chi (chân trước) ở chó mắc bệnh 4.1.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc bệnh còi xương Sau khi quan sát biểu hiện lâm sàng trên 171 chó mắc bệnh còi xương, chúng tôi tiến hành xác định một số chỉ tiêu lâm sàng trên các chó bệnh và so sánh với chó khoẻ mạnh. Kết quả theo dõi được chúng tôi trình bày ở các bảng 4.2 và 4.3 đã cho thấy không có sự thay đổi về chỉ tiêu lâm sàng giữa chó mắc bệnh còi xương và chó khoẻ mạnh. Cụ thể: 9
- Thân nhiệt ở chó khỏe lần lượt là (38,16 0,07oC; 38,45 ± 0,1 oC). Ở chó mắc bệnh còi xương có thân nhiệt là (38,80 0,15oC; 38,22 ± 0,2 oC). Tần số hô hấp ở chó khỏe là (38,90 1,69 lần/phút; 39,05 ± 0,60 lần/phút). Tần số hô hấp ở chó mắc bệnh còi xương là (38,95 1,50 lần/phút; 39,45 ± 0,50 lần/phút). Tần số tim mạch ở chó khoẻ là (95,30 1,23 lần/phút; 95,30 ± 0,3 lần/phút) và chó mắc bệnh còi xương là (97,63 0,54 lần/ phút; 96,13 ± 0,5 lần/ phút). 4.1.3. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về máu ở chó mắc bệnh còi xương Bên cạnh việc theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc bệnh còi xương chúng tôi đồng thời tiến hành lấy máu để kiểm tra một số chỉ tiêu huyết học ở chó mắc bệnh còi xương để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với cơ thể nói chung và một số chỉ tiêu máu nói riêng. Từ đó có cơ sở cho việc đưa ra biện pháp phòng trị thích hợp với hiệu quả cao. 4.1.3.1. Chỉ tiêu về hồng cầu Kết quả ở bảng 4.4; 4.5 cho thấy: Số lượng hồng cầu trung bình của giống chó nội và giống chó ngoại khỏe mạnh lần lượt là 5,83 ± 0,30 (106 /µl); 6,16 ± 0,08 (106 /µl). Ở chó mắc bệnh còi xương số lượng hồng cầu giảm so với chó khoẻ 4,51 ± 0,25 (106 /µl); 4,95 ± 0,13 (106 /µl) (P< 0,05). Theo chúng tôi số lượng hồng cầu ở chó bệnh giảm là do khi chó mắc bệnh còi xương, xương bị biến dạng từ đó ảnh hưởng tới quá trình sản sinh hồng cầu của tủy xương. Mặt khác trong quá trình bệnh do chó giảm ăn và rối loạn tiêu hóa từ đó làm cho số lượng hồng cầu giảm. Tỷ khối huyết cầu trung bình ở chó khỏe là (25,42 ± 0,13 %; 26,17 ± 0,50 %), trong khi đó tỷ khối huyết cầu ở chó mắc bệnh còi xương giảm còn (20,06 ± 0,76 %; 20,44 ± 0,25 %). Nguyên nhân của sự giảm này theo chúng tôi do số lượng hồng cầu giảm, dẫn đến thể tích khối hồng cầu so với thể tích máu toàn phần giảm nên tỷ khối huyết cầu giảm. Thể tích trung bình của hồng cầu ở chó khỏe và chó mắc bệnh còi xương chúng tôi thấy: ở chó khỏe thể tích bình quân của hồng cầu trung bình là (41,48 ± 0,72 fl; 43,62 ± 0,78 fl). Khi chó mắc bệnh còi xương, thể tích bình quân của hồng cầu trung bình là (38,63 ± 0,54 fl; 37,21 ± 0,54 fl). Như vậy thể tích trung bình của hồng cầu ở chó mắc bệnh còi xương giảm so với sinh lý bình thường (P
- pg; 20,87 ± 0,18 pg) giảm xuống còn (15,31 ± 0,45 pg; 17,43 ± 0,24 pg). Như vậy, qua kết quả nghiên cứu từ bảng 4.4 đến 4.7 chúng tôi nhận thấy các chỉ tiêu về hồng cầu và các chỉ tiêu về hàm lượng huyết sắc tố ở chó mắc bệnh còi xương đều giảm so với chó khoẻ. 11
- Bảng 4.1. Biểu hiện lâm sàng ở chó mắc bệnh còi xương Cong xương Rối loạn tiêu Sưng khớp Biểu hiện Giảm ăn Nằm nhiều Hay ăn bậy Hạ bàn chân dài vùng chi hóa vùng chi Giống chó Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ SL SL SL SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) H Mông cộc (n=25) 7 28,00 5 20,00 20 80,00 17 68,00 20 80,00 11 44,00 12 48,00 Bergie (n=57) 6 10,52 9 15,78 51 89,47 54 94,73 56 98,24 16 28,07 18 31,57 11 Phú Quốc (n=31) 8 25,80 8 25,80 23 74,19 26 83,87 29 93,54 14 45,16 10 32,25 Rottweiler (n=58) 9 15,51 12 20,68 52 89,65 55 94,82 57 98,27 19 32,75 17 29,31 Tổng hợp 30 17,54 34 19,88 146 85,38 152 88,88 162 94,73 60 35,08 57 33,33 11
- Bảng 4.2. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch ở giống chó nội mắc bệnh còi xương Thân nhiệt Tần số hô hấp Tần số tim mạch Chỉ tiêu Số (0C) (lần/phút) (lần/phút) theo Phạm vi dõi Phạm vi Phạm vi X mx X mx dao X mx Đối tượng (con) dao động dao động động Chó khỏe n=20 38,16±0,07a 38,20-39,20 38,90±1,69b 30-40 95,30±1,23c 90-100 Chó mắc bệnh còi n=56 38,80±0,15a 38,10-39,0 38,95±1,50b 31-39 97,63±0,54c 85-102 xương P > 0,05 > 0,05 > 0,05 Chú thích: chữ cái a, b,c trong cùng một cột khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P 0,05 > 0,05 > 0,05 Chú thích: chữ cái a, b,c trong cùng một cột khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P
- Bảng 4.5. Số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình của hồng cầu ở giống chó ngoại mắc bệnh còi xương Chỉ tiêu Số Số lượng hồng cầu Tỷ khối huyết cầu Thể tích trung bình hồng theo (106 /µl) (%) cầu (fl) dõi Phạm vi Phạm vi Phạm vi X mx X mx X mx Đối tượng (con) dao động dao động dao động Chó khỏe n=20 6,16±0,08a 5,93-6,56 26,17±0,50a 23,75-29,47 43,62±0,78a 40,76-45,28 Chó mắc bệnh còi n=115 4,95±0,13b 4,8-5,58 20,44±0,25b 19,21-22,09 37,21±0,54b 36,12-40,01 xương P < 0,05 < 0,05 < 0,05 Chú thích: chữ cái a, b trong cùng một cột khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P
- 4.1.3.3. Chỉ tiêu về bạch cầu Theo dõi số lượng bạch cầu ở chó khỏe và chó mắc bệnh còi xương trên máy huyết học 18 chỉ tiêu Hama Screen - 18 (bảng 4.8 và 4.9), chúng tôi thấy ở chó khỏe có số lượng bạch cầu trung bình là 12,25 0,34 (103/ml) ; 14,74 0,64 (103/ml). Ở chó mắc bệnh còi xương có số lượng bạch cầu thấp hơn chó khoẻ là 10,07 0,40 (103/ml); 11,21 0,62 (103/ml). Theo dõi sự thay đổi công thức bạch cầu ở chó khỏe và chó mắc bệnh còi xương (bảng 4.8 và 4.9), chúng tôi thấy: Tỷ lệ bạch cầu ái toan ở chó khỏe là (4,50 0,07%; 4,67 0,39%), ở chó mắc bệnh còi xương tỷ lệ bạch cầu ái toan là (4,65 0,21 %; 4,86 0,35%) không có sự sai khác thống kế (P>0,05). Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm ở chó khỏe trung bình là (0,74 0,03%; 0,76 0,17%), ở chó mắc bệnh còi xương bạch cầu ái kiềm có xu hướng tăng nhưng không đáng kể là (0,82 0,05%; 0,87 0,13%). Ở chó khỏe tỷ lệ bạch cầu trung tính là (69,13 0,38%; 70,51 0,87 %). Khi chó mắc bệnh còi xương thì tỷ lệ bạch cầu trung tính giảm xuống còn (58,21 0,93%; 59,35 0,56%). Tỷ lệ lympho bào ở chó khỏe là (23,43 0,43%; 25,83 0,98%). Ở chó mắc bệnh còi xương tỷ lệ lympho bào tăng lên (23,71 0,93%, 26,01 0,94%). Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn trung bình ở chó khỏe là (3,68 0,12%; 3,78 0,53%), trong khi đó ở chó mắc bệnh còi xương tỷ lệ này tăng lên (4,04 0,16%; 4,24 0,48%) Kết quả trên cho thấy ở chó mắc bệnh còi xương có số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu có sự thay đổi so với chó khoẻ. Số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu trung tính ở chó mắc bệnh còi xương giảm so với chó khỏe, trong khi đó các loại bạch cầu ái toan, ái kiềm, Lympho bào và bạch cầu đơn nhân lớn trong công thức bạch cầu ở chó mắc bệnh còi xương lại có xu hướng tăng so với chó khỏe. Hiện tượng số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính ở chó mắc bệnh còi xương giảm, theo chúng tôi là do hàm lượng Ca trong cơ thể chó mắc bệnh còi xương giảm nên làm cho chức năng miễn dịch mất cân bằng. Như chúng ta đã biết Ca đóng vai trò chỉ huy quá trình phản ứng miễn dịch trong khi đó bạch cầu là thành viên quan trọng nhất trong hệ miễn dịch. Khi vi khuẩn, độc tố, dị vật và vật chất dị thường ngoài cơ thể xâm nhập vào bên trong cơ thể, thông tin đó truyền cho tế bào bạch cầu, tế bào bạch cầu lập tức di chuyển đến những bộ phận nhiễm bệnh, bao vây và tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh. Ca chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể vì Ca giữ vai trò sứ giả thông tin thứ hai. Ca còn giữ vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn và độc tố gây bệnh của tế bào bạch cầu. 14
- Bảng 4.8. Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu ở giống chó nội mắc bệnh còi xương Công thức bạch cầu (%) Chỉ tiêu nghiên Số lượng bạch Đối tượng Bạch cầu Bạch cầu Bạch cầu cứu cầu (103/ml) Lympho bào Đơn nhân lớn ái toan ái kiềm rung tính X mx 12,25 0,34a 4,50 0,07a 0,74 0,03a 69,13 0,38a 23,43 0,43a 3,68 0,12a Chó khỏe (n=20) Phạm vi 11,2-14, 05 4,25-5,46 0,50-0,84 67,34-70,23 21,56-25,23 2,45-4,67 dao động X mx 10,07 0,40b 4,65 0,21a 0,82 0,05a 58,21 0,93b 23,71 0,93a 4,04 0,16a Chó mắc bệnh còi xương (n=56) Phạm vi 9,87-11,02 5,00-6,45 0,79-0,94 57,45-61,56 22,65-26,31 3,97-5,94 dao động P < 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 > 0,05 < 0,05 Chú thích: chữ cái a, b trong cùng một cột khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 Chú thích: chữ cái a, b trong cùng một cột khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P
- 4.1.4. Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng Ca, P, vitamin D trong huyết thanh ở chó mắc bệnh còi xương 4.1.4.1. Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng Ca, P trong huyết thanh ở chó mắc bệnh còi xương Xét nghiệm hàm lượng Ca, P ở chó khỏe mạnh và chó mắc bệnh còi xương (bảng 4.10 tới 4.11) cho thấy: Hàm lượng Ca tổng số ở chó khỏe dao động 2,2 -2,58 mmol/L( tương đương với 10,2 - 10,4 mg/dL). Theo Justine (2016) nồng độ Ca trong huyết thanh chó khỏe từ 8 - 11mg/dL. Kết quả xác định nồng độ Ca trong máu chó khỏe ở nghiên cứu này nằm trong khoảng biến động trên. Chỉ tiêu này ở chó mắc bệnh còi xương giảm xuống còn 1,60 - 1,93 mmol/L. Hàm lượng Ca ion ở chó khỏe dao động trong khoảng 1,15 - 1,55 mmol/L. Ở chó mắc bệnh còi xương hàm lượng Ca ion giảm xuống, dao động trong khoảng 0,86 - 1,13 mmol/L. Bảng 4.10. Hàm lượng Ca, P trong huyết thanh ở giống chó nội mắc bệnh còi xương Chó khỏe (n=20) Chó bệnh (n=56) Chỉ tiêu theo dõi X mx X mx Hàm lượng Ca tổng số (mmol/L) 2,2 0,15a 1,60 0,12b Hàm lượng Ca++ (mmol/L) 1,15 0,02a 0,86 0,03b Hàm lượng P (mmol/L) 1,13 0,04a 0,83 0,01b Chú thích: chữ cái a, b trong cùng một hàng khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 96 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn